Mời AE tham khảo cho vui để có khi cần tới thì dùng.
Thuốc kích thích sinh trưởng Gibberellin
I. TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Theo FIFRA (Federal Insecticde, Fungicide, and Rodenticide Act – Đạo luật liên bang Mỹ về thuốc trừ côn trùng, nấm và bọn gậm nhấm) định nghĩa về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như sau: “Thuốc BVTV là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất thuốc được dùng để: ngăn ngừa, tiêu diệt, xua đuổi hoặc làm giảm bớt côn trùng, bọn gậm nhấm, tuyến trùng, nấm, cỏ dại hoặc các dạng sinh vật hại khác được xem như là dịch hại; kích thích tăng trưởng cây trồng, gây rụng hoặc làm khô lá”.
Thuốc BVTV là một vật tư kỹ thuật cần thiết để góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản. Hiện nay sử dụng thuốc BVTV cũng là một biện pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM – Integrated Pest Managernent).
Thuốc BVTV có nhiều cách phân loại:
- Phân loại theo đối tượng phòng trừ: sâu, bệnh, cỏ, chuột, nhện, ốc sên, điều tiết sinh trưởng cây trồng (kích thích sinh trưởng).
- Phân loại theo gốc hóa học
Chất điều hòa sinh trưởng cây trồng gồm các chất có tác dụng kích thích sinh trưởng (Auxin, Gibberelin, Cytokinin…) và các chất ức chế sinh trưởng (Paclobutatrazole…), các chất này có thể là chất tổng hợp hóa học, chất có nguồn gốc sinh học (Gibberellin…) hoặc chất chiết suất từ sinh vật (chất Oligo saccarit từ rong biển…).
II. LỊCH SỬ KHÁM PHÁ GIBBERELLIN
Gibberellin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ những nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm ký sinh ở cây lúaGibberella fujikuroi (nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn dinh dưỡng) gây nên.
Năm 1926, nhà nghiên cứu bệnh lý thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành công trong thí nghiệm gây “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô.
Yabuta (1934 – 1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa von gọi là gibberellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của chúng.
Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra acid gibberellic ở cây lúa bị bệnh lúa von và xác định được công thức hóa học của nó là C19H22O6.
Năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc cao và xác định rằng đây là phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây. Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 50 loại gibberellin và ký hiệu A1, A2, A3,... A52.
Trong đó gibberellin A3 (GA3) là acid gibberellic có tác dụng sinh lý mạnh nhất. Người ta đã tìm được gibberellin ở nhiều nguồn khác nhau như ở các loại nấm, ở thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Gibberellin được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang sinh trưởng khác như lá non, rễ non, quả non... và trong tế bào thì được tổng hợp mạnh ở trong lục lạp. Gibberellin vận chuyển không phân cực, có thể hướng ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng. Gibberellin được vận chuyển trong hệ thống mạch dẫn với vận tốc từ 5- 25 mm trong 12 giờ. Gibberellin ở trong cây cũng tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết như auxin, chúng có thể liên kết với glucose và protein.
III. VAI TRÒ CỦA GIBBERELLIN
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do gibberellin kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng
chiều cao rất mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2 – 3 lần).
Nó không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào. Gibberellin kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm. Trong trường hợp này gibberellin kích thích sự tổng hợp của các enzyme amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease, photphatase... và làm tăng hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó, nếu xử lý gibberellin ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu.
Trong nhiều trường hợp gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (Lang, 1956).
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực. Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin.
IV. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA GIBBERELLIN
Một trong những quá trình có liên quan đến cơ chế tác động của gibberellin được nghiên cứu khá kỹ là hoạt động của enzyme thủy phân trong các hạt họ lúa nảy mầm. Gibberellin gây nên sự giải ức chế gen chịu trách nhiệm tổng hợp các enzyme này mà trong hạt đang ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các protein histon. Gibberellin đóng vai trò như là chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protêin enzyme thủy phân hoạt động. Ngoài vai trò cảm ứng hình thành enzyme thì gibberellin còn có vai trò kích thích sự giải phóng các enzyme thủy phân vào nội nhũ xúc tiến quá trình thủy phân các polime thành các monome kích thích sự nảy mầm của các loại hạt.
Gibberellin xúc tiến hoạt động của auxin, hạn chế sự phân giải auxin do chúng có tác dụng kìm hãm hoạt tính xúc tác của enzyme phân giải auxin (auxinoxydase, flavinoxydase), khử tác nhân kìm hãm hoạt động của auxin.
Cơ chế kích thích giãn của tế bào bởi gibberellin cũng liên quan đến hoạt hóa bơm proton như auxin. Tuy nhiên các tế bào nhạy cảm với auxin và gibberellin khác nhau có những đặc trưng khác nhau. Ðiều đó liên quan đến sự có mặt các nhân tố tiếp nhận hormone khác nhau trong các kiểu tế bào khác nhau.
V. ĐỘC TÍNH CỦA GIBBERELLIN
Độc tính của một chất độc là khả năng gây độc của chất đó đối với cơ thể tính theo liều lượng sử dụng. Độ độc của một loại chất độc thay đổi tùy theo đối tượng bị gây độc thể hiện ở những liều lượng khác nhau. Liều lượng là chất độc cần có để gây một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật. Cách để xác định độ độc là cho các sinh vật thí nghiệm hấp thu một liều lượng nhất định chất độc và theo dõi diễn tiến kết quả.
Trong thực tế người ta thường đề cập liều lượng gây chết 50 % sinh vật thí nghiệm. Ký hiệu là LD50 (Lethal dose). Đơn vị của LD50 là mg ai/kg (mg chất độc hoạt động trên mỗi kg thể trọng của sinh vật thí nghiệm).
Có thể chia độ độc của thuốc qua LD50 như sau:
- I: Đặc biệt độc LD50 < 1 mg/kg
- II: Rất độc LD50 = 1 – 50 mg/kg
- III: Độc cao LD50 = 50 – 100 mg/kg
- IV: Độc vừa LD50 = 100 – 500 mg/kg
- V: Độc ít LD50 = 500 – 5.000 mg/kg
- IV: Độc không đáng kể LD50 = 5.000 – 15.000 mg/kg
Acid gibberellic là chất ổn định, dễ bắt cháy và không tương thích với các acid và các chất ôxi hóa mạnh. Nó có thể có tác động như là một chất gây kích thích dị ứng đối với mắt (R36). Liều gây tử vong đối với 50% mẫu chuột cống thử nghiệm bằng đường miệng là LD50 = 6.300 mg/kg. Các chỉ dẫn về an toàn sức khỏe là S26: Nếu tiếp xúc với mắt, cần rửa mắt ngay lập tức bằng nhiều nước và tìm kiếm hỗ trợ y tế, S36: Sử dụng quần áo bảo hộ lao động thích hợp.
Về mức dư lương cho phép (MRL – Maximum Residue Level) của Gibberellin trên rau là 0,001 ppm.
VI. MỘT SỐ LOẠI THUỐC KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
1. Atonik 1,8 DD
- Hoạt chất: Hợp chất Nitro thơm
- Tổ chức xin đăng ký: Asahi chemical MFG Co., Ltd
- Nhà phân phối: Công ty Thuốc sát trùng Cần Thơ
- Mô tả: Chất kích thích sinh trưởng cây trồng trên lúa, cây ăn trái, rau màu, hoa kiểng.
- Liều lượng sử dụng: 10 ml/8 lít
2.ProGibb 10 SP
- Hoạt chất: Acid Gibberellic
- Tổ chức xin đăng ký: Valent BioSciences Corporation USA
- Nhà phân phối: Công ty Tân Qui
- Mô tả: ProGibb 10 SP chứa các Hormone cao cấp nhất giúp kích thích tăng trưởng, cải thiện phẩm chất, tăng năng suất trên cà chua…ProGibb là chất kích thích tăng trưởng sinh học nên hiệu quả cao, không độc cho ong, cá, gia súc, gia cầm, con người và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Liều lượng sử dụng: Dùng gói 1gr pha 20 - 40 Lít nước (phun thật đều và ước đều 2 mặt lá). Phun 1-2 lần cho 1 kỳ thu hoạch./.
Tài liệu tham khảo:
- Phạm văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Cẩm nang thuốc Bảo vệ thực vật.
- Bùi Cách Tuyến, Giáo trình thuốc bảo vệ thực vật, 2002.
- Trang web:
www.thuviensinhhoc.com
2.ProGibb 10 SP
- Hoạt chất: Acid Gibberellic
- Tổ chức xin đăng ký: Valent BioSciences Corporation USA
- Nhà phân phối: Công ty Tân Qui
- Mô tả: ProGibb 10 SP chứa các Hormone cao cấp nhất giúp kích thích tăng trưởng, cải thiện phẩm chất, tăng năng suất trên cà chua…ProGibb là chất kích thích tăng trưởng sinh học nên hiệu quả cao, không độc cho ong, cá, gia súc, gia cầm, con người và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Liều lượng sử dụng: Dùng gói 1gr pha 20 - 40 Lít nước (phun thật đều và ước đều 2 mặt lá). Phun 1-2 lần cho 1 kỳ thu hoạch./.
Tài liệu tham khảo:
- Phạm văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Cẩm nang thuốc Bảo vệ thực vật.
- Bùi Cách Tuyến, Giáo trình thuốc bảo vệ thực vật, 2002.
- Trang web:
www.thuviensinhhoc.com
Phòng Kỹ thuật (tổng hợp)
chào các bác , các bác cho em hỏi hiện giờ mới tháng giêng mà cây mai em nó đã ra lá già như vậy rồi , giờ em phải làm sao thưa các bác , em ịnh cắt xã bỏ hết lá cho nãy lại có được không các bác , xin các bác chỉ ùm em..
Hình như các cây này bạn mới bứng khoảng tháng 7, 8 năm trước thì phải.
Mình có lô 11 cây mai vườn mua và bứng lên tháng 10 dương lịch năm trước, trong đó 8 cây phát triển bình thường tàn lá sum sê còn có 3 cây cũng phát triển rất mạnh và đã kết nụ vào tháng 12, có một cây nụ bây giờ đã to cỡ hạt lúa. Theo mình nghĩ đó là chuyện bình thường vì cây mai đang phát triển theo chu kỳ bỗng dưng mình bứng lên nó bị rối loạn sinh trưởng và mỗi cây có mỗi phản ứng khác nhau nên có tình trạng như vậy, từ từ qua vài năm nó sẽ ổn định, và theo mình những cây phôi mới bứng khi lên mầm thì không nên uốn cành mà chỉ nên tỉa ngắn bớt các cành mạnh để nuôi các cành yếu cũng tạo điều kiện cho cây lên mầm đều ở các vị trí khác nhau.
về tới nay tôi vẫn để nguyên bầu đất và chỉ tưới nước và thấy chúng bắt đầu đâm tược
Theo nguyên tắc cây mai bứng lên sau khi xử lý cơ bản (thân, cành, rễ..) có thể để được 15 đến 30 ngày hoặc hơn nữa trong điều kiện thích hợp (ánh sáng, độ ẩm..) nhưng theo mình thì sả bớt bầu đất và trồng trước khi cây lên mầm thì tốt hơn (có thể khi thấy các vết cắt đã bắt đầu chạy nhựa)