Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Tự bao giờ Mùa Xuân Đất Việt đã luôn gắn liền với hình ảnh của những đóa hoa mai vàng rực rỡ. Và cũng không biết tự bao giờ những cánh hoa đầy thiêng liêng vàng rực, e ấp kia đã in sâu vào lòng người dân đất Việt với tất cả những tinh túy cô đọng và diệu kỳ của Mùa Xuân.
Tết này, xin giới thiệu với bạn đọc vài món ngon Đất Quảng. Một món rượu và một món nhấm đặc sắc của vùng quê này mà không phải ai cũng có cái duyên may được nhấm thử nếu không ít nhất một lần về thăm quê xứ...

1. RƯỢU HƯƠNG MAI – HƯƠNG VỊ CỦA ĐẤT TRỜI VÀO XUÂN
Để có được một bầu rượu hương mai đặc sắc chúc Tết, ngay từ đầu năm bạn phải chọn cho được vài cây mai đọt xanh cổ thụ ra hoa đều và chắc để “nuôi”. Đó là cây mai vàng, đọt xanh, có hoa 5 cánh và có hương thơm (loài mai vàng đặc trưng của xứ lạnh miền trung). Sau đó trong suốt một năm trời nuôi dưỡng, tuyệt đối bạn không được dùng bất cứ loại thuốc hóa học nào cho cây. Trong trượng hợp nguy cấp, cần phải cứu cây thì bạn cũng chỉ được phép dùng các chế phẩm sinh học vốn hiền lành với con người mà thôi. Nhưng chỉ là để cứu cây chứ vẫn không nên dùng hoa của cây này điều chế rượu. Sau quá trình nuôi dưỡng, có được một cây mai hương đọt xanh khỏe mạnh rồi thì bạn phải dùng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để cây mai này trổ hoa sớm mà không phải lặt lá, trước Tết khoảng một tháng là vừa.
Đến cỡ đầu tháng chạp âm lịch, trong không khí rộn ràng phải chuẩn bị nhiều thứ cho một cái tết, bạn phải canh chừng ngày mai nỡ để điều chế Rượu Hương mai. Trước ngày mai nỡ, ngoài chuyện chăm sóc bình thường bạn phải lưu ý thường xuyên tưới tắm để giữ cho cây thật sạch. Đến ngày mai nỡ, bạn phải thức dậy từ 4 giờ sáng, trước giờ lũ ong đi kiếm mật để hái những bông hoa mai vừa mới nỡ, khi sương mai còn đọng. Những đoá mai hàm tiếu xinh xinh vừa mới hé nhuỵ được cho ngay vào bầu rượu trắng tinh khiết và chính hiệu. Thường đó là rượu Voka Hà Nội, loại chai lớn hoặc rượu Bàu đá (Bình định) chính hiệu thì mới đủ độ tinh và đô mạnh nhằm vừa có thể lấy hết được hương hoa, vừa giữ được sự tinh khiết của mùi hương quý.
Sau khoảng 30 ngày, cũng là lúc đất trời vào xuân, là thời điểm thiêng liêng nhất để bạn mở bầu rượu Hương mai đón tết. Giọt rượu Hương mai vàng lánh, sóng sánh, trong vắt tuyệt vời. Nhưng càng tuyệt vời hơn thế là một hương vị rất quen mà rất lạ của hương mai. Bạn sẽ cảm nhận được tất thảy những giá trị sâu sắc của hoa mai. Không chỉ là một khí tiết anh hùng đang trào dâng trong bạn, không chỉ là cảm xúc về quy luật đất trời, thời gian đang vận động, không chỉ là cả một mùa xuân huyền diệu, đẫm, thoảng, tan, bay… qua làn hương huyền ảo, thoáng hiện từ ly rượu Hương mai Tết.

R1.jpg


Giọt rượu Hương mai vàng lánh, sóng sánh, trong vắt tuyệt vời…
Bảo đảm với bạn rằng rượu này hoàn toàn vô hại nếu không uống… quá nhiều, thậm chí rất tốt cho sức khoẻ. Theo lời một chuyên gia y tế trả lời người viết bài, tác dụng của rượu Hương mai cũng sẽ là tác dụng vốn vô cùng quý của phấn hoa rừng. Nhưng hơn cả những điều đó là một cảm xúc vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo như ta vừa được uống cả thiên nhiên đất trời, và xuân về sẽ len lõi vào trong từng tế bào, mao mạch của bạn bằng người dẫn đường bất hủ - Rượu Hương mai…
Thật là thú vị phải không bạn. Nào xin mời bạn…
Bác Tuấn Kiếm ơi !!! Mai hương lão đã là cực quý rồi ...! Bỏ 1 mùa hoa tết để làm rượu hương mai thì thật là cực quý nữa ! Rượu đó chắc đưa ra thị trường giá cực cao phải không bác ? Giá chắc tính bằng cc ...Bác có dám làm rượu nếu như bác có đủ điều kiện ???
Con đang chuẩn bị ngâm hai bình rượu Hoa Mai thập cẩm (đủ các loại mai trong vườn, nở đủ các ngày trong năm) bằng cách:
Mỗi sáng tinh mơ thức dậy, đi một vòng vườn mai hái tất cả các hoa mai chuẩn bị nở (cách ngày phun thuốc 5 ngày trở lên) cho vào bình rượu, sau đó bắt đầu công thường ngày.
Một bình để dùng và mời bạn bè cùng thưởng thức, một bình chưng trong tủ phòng khách để tri ân và luôn nhớ về một người thầy thích rượu đế nặng đô, thích chăm sóc và ngắm nhìn các nàng Mai.
Cái khoản này hơi tỷ mỷ nhưng làm được nếu có đam mê !!!Nhưng bác phải có rượu nặng độ để đến cuối năm đấy !hihi
Có 1 loại rượu tên là Hoàng mai Tửu..
Chế tạo như sau : lúc 4 hoặc 5 giờ sáng..khi các nụ hoa mai bắt đầu e ấp nở còn đang hàm tiếu và tỏa hương thơm...hái cho vào bình có rượu đậy kín...rồi ngâm .. rượu sẽ có màu vàng và hương thơm của hoa mai

Khi mặt trời bắt đầu mọc lên hoa mai mới nở sẽ không còn mùi thơm.. hái đem ngâm rượu chỉ có màu vàng ... không có mùi thơm
BÁC ơi !! Ngâm uống luôn hay phải đợi chờ thêm vậy BÁC ??? Rượu này con sẽ làm ! Cảm ơn BÁC ....1
Mình ở Bình Định nhờ Bác mục và các cao thủ
26351513291_2df8b8dc00_o.jpg

26144838250_afda0bd358_o.jpg

tư vấn giúp cây mai này
ngày 20/2 cắt cành và thay đất tưới b1 cây đâm chồi rất mạnh
17/3 pha phân 3 màu (mua ở tiệm nói là đạm cao) tưới
20/3 phun bọ trỉ khi này lá non đã ra đủ còn màu đỏ
28/3 bỏ thêm phân dynamic trên mặt lấp đất
7/4 phun và tưới 30.10.10 growmore
Bác có thể xem cây này già hay non phân mà từ 17/3 đến nay chỉ ra 1 đợt lá (như hình) rồi đứng yên luôn đến nay
Nhờ trợ giúp!!!
Bác kê thêm chất trồng và cách tưới nữa thì các cao thủ mới định bệnh được bác ạ!!! À còn chỗ bác đặt mai có nắng nhiều hay ít nữa !!!
 
Last edited by a moderator:
AE ơi!
Bọ trĩ không sợ, sâu ăn lá không có vấn đề gì, nắng to cũng không sao, sợ nhất là gió lớn làm lá non cháy, cành mới ra của cây phôi bay theo gió, ...

Thì ra là gió, bữa trước có hỏi Bác Vi vụ điên đầu vì bọ trĩ, lá non cứ bị cháy. Cà 2 tháng nay, gió trên sân thượng thổi nghiêng 2 cây Mai + 1 cây thần kỳ. Sân thượng nhà em thì trống 3 mặt, không thể che gió được. Nhìn lá non cháy mà xót ruột quá. Nhà em ở Gò Mây, Bình Tân.
 
..lá mọc lại sau Tết ..vàng và rụng hết ..mùa này thấy lá mai rụng ,nghĩ là chết cái chắc..!!

Mắt lá thưa vậy!!??xã tàn sâu hay dùng kích thích tố..!!???
Năm nay mình có phun 2 lần đầu trâu 501,thấy mắt lá thưa ko thích lắm !!!
Xả sâu bác ơi. k có dùng kich thích tố gì cả.
Mình ở Bình Định nhờ Bác mục và các cao thủ
26351513291_2df8b8dc00_o.jpg

26144838250_afda0bd358_o.jpg

tư vấn giúp cây mai này
ngày 20/2 cắt cành và thay đất tưới b1 cây đâm chồi rất mạnh
17/3 pha phân 3 màu (mua ở tiệm nói là đạm cao) tưới
20/3 phun bọ trỉ khi này lá non đã ra đủ còn màu đỏ
28/3 bỏ thêm phân dynamic trên mặt lấp đất
7/4 phun và tưới 30.10.10 growmore
Bác có thể xem cây này già hay non phân mà từ 17/3 đến nay chỉ ra 1 đợt lá (như hình) rồi đứng yên luôn đến nay
Nhờ trợ giúp!!!
K phải cao thủ nhưng xin góp ý bác như sau:
Theo bác miêu tả thì ngày 17/3 bác bón NPK 3 màu nhưng ngày 20/3 lá non mới ra đủ, vậy thì nguyên nhân là do bác bón phân quá sớm cây bị sốc phân rồi .Cây bác bón phân trong khi k có lá già nào cả làm sao cây hấp thụ phân.
 
Bác Tuấn Kiếm ơi !!! Mai hương lão đã là cực quý rồi ...! Bỏ 1 mùa hoa tết để làm rượu hương mai thì thật là cực quý nữa ! Rượu đó chắc đưa ra thị trường giá cực cao phải không bác ? Giá chắc tính bằng cc ...Bác có dám làm rượu nếu như bác có đủ điều kiện ???

Cái khoản này hơi tỷ mỷ nhưng làm được nếu có đam mê !!!Nhưng bác phải có rượu nặng độ để đến cuối năm đấy !hihi

BÁC ơi !! Ngâm uống luôn hay phải đợi chờ thêm vậy BÁC ??? Rượu này con sẽ làm ! Cảm ơn BÁC ....1

Bác kê thêm chất trồng và cách tưới nữa thì các cao thủ mới định bệnh được bác ạ!!! À còn chỗ bác đặt mai có nắng nhiều hay ít nữa !!!
Về chất trồng là đất phù sa (70%) trộn phân bò, trấu hun, sơ dừa
tưới thì sáng, chiều như tưới sơ qua
nắng thì mai đặt ở sân ximăng nằng từ sáng đến 2 giờ chiều
hiện tượng lá nhỏ, ra sau thì vàng sơ và đen đầu của mầm
Xả sâu bác ơi. k có dùng kich thích tố gì cả.

K phải cao thủ nhưng xin góp ý bác như sau:
Theo bác miêu tả thì ngày 17/3 bác bón NPK 3 màu nhưng ngày 20/3 lá non mới ra đủ, vậy thì nguyên nhân là do bác bón phân quá sớm cây bị sốc phân rồi .Cây bác bón phân trong khi k có lá già nào cả làm sao cây hấp thụ phân.
Xả sâu bác ơi. k có dùng kich thích tố gì cả.

K phải cao thủ nhưng xin góp ý bác như sau:
Theo bác miêu tả thì ngày 17/3 bác bón NPK 3 màu nhưng ngày 20/3 lá non mới ra đủ, vậy thì nguyên nhân là do bác bón phân quá sớm cây bị sốc phân rồi .Cây bác bón phân trong khi k có lá già nào cả làm sao cây hấp thụ phân.
Mình mới bổ sung đất để vun gốc. Vậy làm thế nào để giảm bớt lượng phân trong chậu mà ko thay đất hả bác?
 
Về chất trồng là đất phù sa (70%) trộn phân bò, trấu hun, sơ dừa
tưới thì sáng, chiều như tưới sơ qua
nắng thì mai đặt ở sân ximăng nằng từ sáng đến 2 giờ chiều
hiện tượng lá nhỏ, ra sau thì vàng sơ và đen đầu của mầm


Mình mới bổ sung đất để vun gốc. Vậy làm thế nào để giảm bớt lượng phân trong chậu mà ko thay đất hả bác?
Chào bạn NhatDung,
Mình không phải cao thủ, nhưng có ít kiến thức (do theo Bác Mục vài năm) nên mình góp ý với bạn như sau:
+ Việc đầu tiên bạn nên kê chậu lên cao (để giúp cây thoát nước tốt, và khi tưới cũng thấy được nước chảy ra để điều chỉnh việc tưới nước, ngăn ngừa côn trùng chui vào....)
+ Theo bạn diễn tả việc việc bón phân 3 màu tưới ( thì bạn không nói rõ liều lượng bao nhiêu, việc bón dynamic bón vào chậu liều lượng bao nhiêu), phân bò bạn trộn vào chất trồng đã hoai chưa? => Bạn nên đọc lại các bài Tóm tắt Chăm sóc cây mai chậu từ đầu, hiểu thêm về cách tưới nước, ngâm phân loãng, phun bón lá.....để có thêm kiến thức để chăm sóc và đam mê với các em mai vàng.
+ Theo mình quan sát thì cây bị dư nước ( do cách tưới của bạn + việc trộn phân bò trong chất trồng giữ nước) vàng lá, đầu ngọn đen bị lạm phân.
+ Sau khi kê chậu lên cao, bạn nên tưới thật đẫm cho cây ( sau đó khi đất khô, thọt tay vào hoặc dùng cây thọt xem đất bên dưới khô chưa? bạn dùng kích rể root2 hoặc Net, Megagrow C pha theo liều hướng dẫn tưới và phun 7 ngày/lần, tuyệt đối không được bón bất kỳ phân gì vào lúc này, bón lá thì bạn có thể dùng B1 hoặc 501 phun 7-10 ngày lần=> Đợi cây phóng đọt đợt mới thì bạn phun thuốc bọ trĩ, sâu và chăm sóc theo quy trình và hướng dẫn của Bác Mục. chúc bạn thành công.
P/S: Bạn đợi xem Bác Mục và các anh em khác góp ý thêm nha.
 
Chỉ mới một lần phân loãng mà nhìn mát mắt vậy rồi các bác ơi
IMG_3157 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3159 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3163 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3165 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3166 by Nghia Mai Trong, trên Flickr

Cây này nằm trong góc vườn nhà, sau khi tưới phân loãng mà bung vàng cả cây
IMG_3162 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
Bông vậy chơi được không ạ?
IMG_3161 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
 
Con đang chuẩn bị ngâm hai bình rượu Hoa Mai thập cẩm (đủ các loại mai trong vườn, nở đủ các ngày trong năm) bằng cách:
Mỗi sáng tinh mơ thức dậy, đi một vòng vườn mai hái tất cả các hoa mai chuẩn bị nở (cách ngày phun thuốc 5 ngày trở lên) cho vào bình rượu, sau đó bắt đầu công thường ngày.
Một bình để dùng và mời bạn bè cùng thưởng thức, một bình chưng trong tủ phòng khách để tri ân và luôn nhớ về một người thầy thích rượu đế nặng đô, thích chăm sóc và ngắm nhìn các nàng Mai.

nói chuyện hoa mai làm thuốc

NGÀY 09 THÁNG 02, 2016 | 14:01
Cây thuốc quanh ta

Nói đến hoa xuân không thể không nói đến hoa mai. Theo dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt...
Nói đến hoa xuân không thể không nói đến hoa mai. Tết đến xuân về, dẫu tiết trời giá rét, hoa mai vẫn nở trắng một màu như tuyết. Ở vùng cao, mai mọc thành rừng, nên đến mùa hoa mai nở, từng mảng trắng xóa xen giữa màu xanh của rừng núi tạo nên cảnh sắc trông thật trữ tình. Thi nhân yêu hoa mai đã đành, người thầy thuốc cũng mến chuộng loài hoa này.

Hoa mai nói đến ở đây là hoa mai trắng (bạch mai hoa), ở ta chính là hoa của cây mơ, tên khoa học là Prunus armeniaca L., còn được gọi là lạp mai, bạch mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp, tuyết lý hoa... Cần phân biệt với cây mai vàng (Ochna integerrima Lour) thường được trồng làm cảnh. Cũng như đào và mận, mai có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Cây mai nhỏ, cao chừng 4 - 5m, hoa mọc đơn độc ở kẽ những lá đã rụng, có cuống ngắn, màu trắng và có mùi thơm, đài hình bánh xe, 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh mỏng, nhị nhiều xếp thành 2 vòng, bầu thượng, một ô.

Trong thành phần hóa học, hoa mai chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol... và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao...

hoa-mai-lam-thuoc.jpg
Hoa mai.

Theo dược học cổ truyền, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt... Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo nguyên thủy, Bách thảo kính, Bản thảo tái tân, Cương mục thập di, Thực vật nghi kỵ... đều đã ghi lại nhiều phương thuốc có dùng hoa mai với những kiến giải khá sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ví dụ cụ thể như sau:

- Trúng thử gây tâm phiền, đau dầu, chóng mặt: (1) Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.

- Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Mai hạch khí, đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Mai hạch khí là chứng cảm thấy trong họng có vật gì đó gây bế tắc, thổ không ra, nuốt không trôi nhưng không gây trở ngại cho việc ăn uống. Với chứng bệnh này người ta còn dùng hoa mai 12g, hoa quế 3g, trà 20g, ba thứ trộn đều, chia làm 3 lần hãm uống thay trà.

- Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.

- Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 - 6g với rượu nhạt.

- Nấc: Hoa mai 5g, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày.

- Nôn: Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.

- Viêm họng, viêm amydal cấp tính: (1) Hoa mai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc uống. (3) Hoa mai 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày.

- Viêm họng mạn tính: (1) Hoa mai 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang. (2) Hoa mai và hoa ngọc trâm lượng vừa đủ đem nấu với 60g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

- Ho dai dẳng: (1) Hoa mai 9g hãm uống thay trà trong ngày. (2) Hoa mai 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, tất cả đem ninh thành cháo, chế thêm một chút mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

- Mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.

- Chứng chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Tức ngực, khó thở: Hoa mai 10g, đan sâm 10g, qua lâu 15g, sắc uống trong ngày.

- Đau khớp do phong thấp: Hoa mai 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đam ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 - 50ml.

- Viêm kết mạc cấp tính: Hoa mai 6g, cúc hoa 9g sắc kỹ rồi hòa thêm một chút mật ong uống.

- Tổn thương do trật đả: Hoa mai 9g, lá liễu 9g, quá sơn long 9g, đem ngâm với 250ml rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

- Vết thương chảy máu: Hoa mai 10g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.

- Viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào tổn thương.

- Loa lịch (lao hạch): Hoa mai lượng vừa đủ, trứng gà 1 quả. Dùng dao nhọn chích một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hoa mai vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn, mỗi ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình.

- Viêm da lở loét: Hoa mai 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào tổn thương mỗi ngày 2 lần.

- Bỏng: Hoa mai lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

Ngoài ra, trong ẩm thực cổ truyền, hoa mai còn được cổ nhân sử dụng như một loại thực phẩm để chế thành những món ăn có công dụng bổ dưỡng cường thân cùng với các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt dê, hải sâm, trứng gà, cá chép, nấm hương... Như vậy, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết của mình, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là một vị thuốc hay và một loại thực phẩm độc đáo.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

http://suckhoedoisong.vn/ngay-xuan-noi-chuyen-hoa-mai-lam-thuoc-n230.html
Bài thuốc chữa bệnh từ hoa mai trắng

Theo Đông y, mai trắng có tính mát, vị chua chát, không độc. Hoa mai trắng thường được dùng làm vị thuốc phổ biến hơn mai vàng.

Người ta sử dụng hoa mai trắng để chữa các bệnh như mất ngủ, chán ăn, phong bệnh sởi, thủy đậu..

chua-benh-bang-hoa-mai-trang.jpg

Hoa mai chữa mất ngủ hiệu quả.
- Chữa mất ngủ: hoa mai trắng 5g, hoa hợp hoan 10g, rượu cúc 50ml, cho hoa vào rượu chưng cách thủy cho nhừ hoa để ấm, uống sau bữa cơm tối 1 giờ.

- Chữa chán ăn: hoa mai trắng 6g, hoa đậu ván trắng 15g, quả sơn tra khô 20g, trộn đều 3 thứ rồi chia đều 3 phần để dùng làm 3 lần. Khi dùng lấy 1 phần cho vào ấm rót nước sôi già để cho nguội bớt, rót ra uống.

- Chữa viêm họng: hoa mai trắng 6g, hoa dành dành 5g, trà xanh 20g, gộp 3 thứ lại trộn đều chia ra 5 phần để dùng mỗi lần 1 phần, cho vào tách nước sôi già cho ngấm rồi uống.

- Phòng, chữa bệnh sởi, thủy đậu: hoa mai 100 bông hái vào sáng sớm khi còn đẫm sương của tháng 12 âm lịch. Đem số hoa đó ướp vào đường trắng, mỗi lần ăn 3 - 5 bông. Ngày ăn 3 lần.

http://phunutoday.vn/suc-khoe/cong-dung-chua-benh-than-ky-cua-hoa-dao-hoa-mai-66960.html
 
Chỉ mới một lần phân loãng mà nhìn mát mắt vậy rồi các bác ơi
IMG_3157 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3159 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3163 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3165 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
IMG_3166 by Nghia Mai Trong, trên Flickr

Cây này nằm trong góc vườn nhà, sau khi tưới phân loãng mà bung vàng cả cây
IMG_3162 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
Bông vậy chơi được không ạ?
IMG_3161 by Nghia Mai Trong, trên Flickr
Theo mình hoa nào mà cánh kín, không hở chân là oke dù ít hay nhiều cánh, mỗi loại đều có cái đẹp riêng. Tuy nhiên là nhà vườn lựa chọn giữa việc ghép hay không thì mình vẫn còn nhiều suy tư chưa quyết được nhiều vì: Cây phôi thường ra mầm không đúng vị trí, có cây cành vườn dài không mập mạp, cánh hoa mỏng và nhanh rụng; ghép dảo Thủ Đức cành mập, cánh hoa dày lâu rụng đúng thị hiếu khách hàng... Vậy cây chơi tàn thì để nguyên, những cây cắt phôi dù chưa biết hoa như thế nào thì cũng ghép ngay sau khi đợt mầm đầu tiên đã già đặc biệt là các cây làm Bonsai!?????

nói chuyện hoa mai làm thuốc
NGÀY 09 THÁNG 02, 2016 | 14:01
Cây thuốc quanh ta

Nói đến hoa xuân không thể không nói đến hoa mai. Theo dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt...
Nói đến hoa xuân không thể không nói đến hoa mai. Tết đến xuân về, dẫu tiết trời giá rét, hoa mai vẫn nở trắng một màu như tuyết. Ở vùng cao, mai mọc thành rừng, nên đến mùa hoa mai nở, từng mảng trắng xóa xen giữa màu xanh của rừng núi tạo nên cảnh sắc trông thật trữ tình. Thi nhân yêu hoa mai đã đành, người thầy thuốc cũng mến chuộng loài hoa này.

Hoa mai nói đến ở đây là hoa mai trắng (bạch mai hoa), ở ta chính là hoa của cây mơ, tên khoa học là Prunus armeniaca L., còn được gọi là lạp mai, bạch mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp, tuyết lý hoa... Cần phân biệt với cây mai vàng (Ochna integerrima Lour) thường được trồng làm cảnh. Cũng như đào và mận, mai có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Cây mai nhỏ, cao chừng 4 - 5m, hoa mọc đơn độc ở kẽ những lá đã rụng, có cuống ngắn, màu trắng và có mùi thơm, đài hình bánh xe, 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh mỏng, nhị nhiều xếp thành 2 vòng, bầu thượng, một ô.

Trong thành phần hóa học, hoa mai chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol... và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao...

hoa-mai-lam-thuoc.jpg
Hoa mai.

Theo dược học cổ truyền, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt... Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo nguyên thủy, Bách thảo kính, Bản thảo tái tân, Cương mục thập di, Thực vật nghi kỵ... đều đã ghi lại nhiều phương thuốc có dùng hoa mai với những kiến giải khá sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ví dụ cụ thể như sau:

- Trúng thử gây tâm phiền, đau dầu, chóng mặt: (1) Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.

- Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Mai hạch khí, đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Mai hạch khí là chứng cảm thấy trong họng có vật gì đó gây bế tắc, thổ không ra, nuốt không trôi nhưng không gây trở ngại cho việc ăn uống. Với chứng bệnh này người ta còn dùng hoa mai 12g, hoa quế 3g, trà 20g, ba thứ trộn đều, chia làm 3 lần hãm uống thay trà.

- Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.

- Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 - 6g với rượu nhạt.

- Nấc: Hoa mai 5g, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày.

- Nôn: Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.

- Viêm họng, viêm amydal cấp tính: (1) Hoa mai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc uống. (3) Hoa mai 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày.

- Viêm họng mạn tính: (1) Hoa mai 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang. (2) Hoa mai và hoa ngọc trâm lượng vừa đủ đem nấu với 60g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

- Ho dai dẳng: (1) Hoa mai 9g hãm uống thay trà trong ngày. (2) Hoa mai 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, tất cả đem ninh thành cháo, chế thêm một chút mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

- Mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.

- Chứng chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Tức ngực, khó thở: Hoa mai 10g, đan sâm 10g, qua lâu 15g, sắc uống trong ngày.

- Đau khớp do phong thấp: Hoa mai 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đam ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 - 50ml.

- Viêm kết mạc cấp tính: Hoa mai 6g, cúc hoa 9g sắc kỹ rồi hòa thêm một chút mật ong uống.

- Tổn thương do trật đả: Hoa mai 9g, lá liễu 9g, quá sơn long 9g, đem ngâm với 250ml rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

- Vết thương chảy máu: Hoa mai 10g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.

- Viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào tổn thương.

- Loa lịch (lao hạch): Hoa mai lượng vừa đủ, trứng gà 1 quả. Dùng dao nhọn chích một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hoa mai vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn, mỗi ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình.

- Viêm da lở loét: Hoa mai 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào tổn thương mỗi ngày 2 lần.

- Bỏng: Hoa mai lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

Ngoài ra, trong ẩm thực cổ truyền, hoa mai còn được cổ nhân sử dụng như một loại thực phẩm để chế thành những món ăn có công dụng bổ dưỡng cường thân cùng với các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt dê, hải sâm, trứng gà, cá chép, nấm hương... Như vậy, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết của mình, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là một vị thuốc hay và một loại thực phẩm độc đáo.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

http://suckhoedoisong.vn/ngay-xuan-noi-chuyen-hoa-mai-lam-thuoc-n230.html
Bài thuốc chữa bệnh từ hoa mai trắng

Theo Đông y, mai trắng có tính mát, vị chua chát, không độc. Hoa mai trắng thường được dùng làm vị thuốc phổ biến hơn mai vàng.

Người ta sử dụng hoa mai trắng để chữa các bệnh như mất ngủ, chán ăn, phong bệnh sởi, thủy đậu..

chua-benh-bang-hoa-mai-trang.jpg

Hoa mai chữa mất ngủ hiệu quả.
- Chữa mất ngủ: hoa mai trắng 5g, hoa hợp hoan 10g, rượu cúc 50ml, cho hoa vào rượu chưng cách thủy cho nhừ hoa để ấm, uống sau bữa cơm tối 1 giờ.

- Chữa chán ăn: hoa mai trắng 6g, hoa đậu ván trắng 15g, quả sơn tra khô 20g, trộn đều 3 thứ rồi chia đều 3 phần để dùng làm 3 lần. Khi dùng lấy 1 phần cho vào ấm rót nước sôi già để cho nguội bớt, rót ra uống.

- Chữa viêm họng: hoa mai trắng 6g, hoa dành dành 5g, trà xanh 20g, gộp 3 thứ lại trộn đều chia ra 5 phần để dùng mỗi lần 1 phần, cho vào tách nước sôi già cho ngấm rồi uống.

- Phòng, chữa bệnh sởi, thủy đậu: hoa mai 100 bông hái vào sáng sớm khi còn đẫm sương của tháng 12 âm lịch. Đem số hoa đó ướp vào đường trắng, mỗi lần ăn 3 - 5 bông. Ngày ăn 3 lần.

http://phunutoday.vn/suc-khoe/cong-dung-chua-benh-than-ky-cua-hoa-dao-hoa-mai-66960.html
Hoa mai thật tuyệt, đem lại cho ta niềm vui hằng ngày (đôi lúc cũng lắm suy tư và phiền muộn), sự háo hức, tự hào trong mùa xuân, là vị thuốc giúp ta mau khỏi bệnh và có gì đặc biệt hơn khi được mời người thân, bạn bè một chén rượu Hoa Mai Thập Cẩm.
Con cũng có vài cây ghép trắng xen với vàng nhưng thấy chưa ưng ý, định cắt bỏ cành trắng và chỉ ghép trắng riêng một cây trông thẩm mỹ hơn.?
 
Last edited by a moderator:
Bạn Nhất Dung thân .
Khi đi thăm các vườn mai , thì tôi thấy chỉ có 20 phần trăm cây ra lá đợt 2 còn bao nhiêu thì đứng yên . Các chủ vườn cho biết có thể do bị siết nước để mai không trỗ sớm cây bị yếu hoặc do hiện tượng thời tiết ngày nóng đêm lạnh . Cây của bạn chỉ cần giãm tưới và chờ đợi thôi .Cây của bạn lá nhiều rồi đi phân loảng thêm đạm như Bác Mục đã hướng dẫn
 
Bạn Nhất Dung thân .
Khi đi thăm các vườn mai , thì tôi thấy chỉ có 20 phần trăm cây ra lá đợt 2 còn bao nhiêu thì đứng yên . Các chủ vườn cho biết có thể do bị siết nước để mai không trỗ sớm cây bị yếu hoặc do hiện tượng thời tiết ngày nóng đêm lạnh . Cây của bạn chỉ cần giãm tưới và chờ đợi thôi .Cây của bạn lá nhiều rồi đi phân loảng thêm đạm như Bác Mục đã hướng dẫn
Đối với mai thì không nên non nóng, nó nằm yên kệ nó, đừng tìm mọi cách gọi nó dậy mà chỉ nên quạt nồng ấp lạnh thôi. Khi đã say giấc nồng nó tự dậy lúc đó ta mới cho nó ăn uống.... đó là suy nghĩ của mình còn đúng không thì không biết! Nhưng nhận thấy: Những cây (của mình và cả của người gửi) mà mình đã chăm sóc theo hướng dẫn của Bác Mục năm trước, những cây Bình Định khách mới mua năm đầu và gửi thì OK còn những cây khách tự chăm, đã gửi nhà vườn nào đó vài năm rồi thì chèn ăn!
 
Đối với mai thì không nên non nóng, nó nằm yên kệ nó, đừng tìm mọi cách gọi nó dậy mà chỉ nên quạt nồng ấp lạnh thôi. Khi đã say giấc nồng nó tự dậy lúc đó ta mới cho nó ăn uống.... đó là suy nghĩ của mình còn đúng không thì không biết! Nhưng nhận thấy: Những cây (của mình và cả của người gửi) mà mình đã chăm sóc theo hướng dẫn của Bác Mục năm trước, những cây Bình Định khách mới mua năm đầu và gửi thì OK còn những cây khách tự chăm, đã gửi nhà vườn nào đó vài năm rồi thì chèn ăn!

Rất đồng tình với lời nhắn nhủ của Tuankien <đối với mai thì không non nóng, nó nằm yên thì kệ nó đừng tìm mọi cách gọi nó dậy>
...điều này mình muốn tâm sự cùng ae dđ đả lâu nhất là ae mới gặp dđ hay vấp phải là khi đang vào dđ thấy ae đang tư vấn cho người này với cây mai này thì lấy đó áp dụng cho cây mai mình nhưng không biết nó đang thừa hoặc không đúng lúc
Mấy em mai của mình đến nay cũng chưa ra lá non đợt 2 mình chăm đúng theo chỉ dẩn của Bac Mục ,nhưng thấy cũng lo lo nhưng vào lớp thì phải nghe theo thầy.

Hôm nay mình mới thấy !!! Rể ngang cắt khi bứng đến nay 3 tháng kéo nhựa tạo mô rể đẹp thật

..sao hôm nay gởi hình kg được

26412343716_7b665fc55f_o.jpg
 
Last edited:
Mấy em mai của mình đến nay cũng chưa ra lá non đợt 2 mình chăm đúng theo chỉ dẩn của Bac Mục ,nhưng thấy cũng lo lo nhưng vào lớp thì phải nghe theo thầy.
..cây Mai Bình Định của em ra lá non đợt 2 rồi anh binhngoc dng ..!!!! chậu này để vị trí gió nhiều nên bị cháy lá ..!!! đang cho cây Hoa bông Bụt bên cạnh cao lên che chắn 1 phần gió cho cây Mai BĐ ,ko biết có kết quả ko !!??hi
năm ngoái tại vị trí gió này để cây Hoàng mai cũng bị cháy lá chịu ko nổi ,năm nay cho chậu BĐ (khỏe hơn) vào vị trí này vẫn bị !!!
 
Last edited:
tình hình em nó hôm nay thế nào rồi ? sao không thấy hồi âm !!!!
Chào Bác Mục và các Bác!
Sau 3 năm chờ đợi, sau 1 tuần hồi hộp, và kết quả ngày hôm nay:

26410715236_c63586f652_o.jpg


26370460271_7a98c12c7e_o.jpg


26436649865_274a465d97_o.jpg



Từ lúc bung nụ đến lúc nở là 8 ngày:

26370483971_1673110e1e_o.jpg


Mà sao bữa nay lá ra không còn cẩm thạch nữa? Không biết vì sao? Nhưng thôi, chuyện đó tính sau, trong lòng bây giờ lâng lâng niềm vui khó tả, muốn nói nhiều mà chẳng biết nói gì.
Cám ơn Bác Mục đã chỉ dạy!
 
..

loại này mai BĐ hay giảo !!?? dáng giống BĐ, lá thấy giống giảo !!?? hiii năm nay có trồng vài chậu giảo ,lá đẹp lắm !!!
Dạ nó là bình định, bác mục có nói mai bình định nở bông rất kì la, cham soc tốt bông nhiều cách và to con cham soc không tốt thì 5 cánh và nhỏ
 
Chào Bác Mục và các Bác!
Sau 3 năm chờ đợi, sau 1 tuần hồi hộp, và kết quả ngày hôm nay:

26410715236_c63586f652_o.jpg


26370460271_7a98c12c7e_o.jpg


26436649865_274a465d97_o.jpg



Từ lúc bung nụ đến lúc nở là 8 ngày:

26370483971_1673110e1e_o.jpg


Mà sao bữa nay lá ra không còn cẩm thạch nữa? Không biết vì sao? Nhưng thôi, chuyện đó tính sau, trong lòng bây giờ lâng lâng niềm vui khó tả, muốn nói nhiều mà chẳng biết nói gì.
Cám ơn Bác Mục đã chỉ dạy!
Vậy chúc mừng bác được toại nguyện xứng đáng với 3 năm chăm sóc chờ đợi
 
Do được Bác Vi hướng dẫn, cây Mai năm nay xanh tốt nhất trong 2 năm. Xin cảm ơn Bác Vi, có 1 số hình để các AE góp ý ạ.
26410988736_142caa7d02_o.jpg


25832080594_40e14f7288_o.jpg


25832076654_9418eb9c76_o.jpg

Bác Vũ Xuân Viên có tính để hoa ra hạt làm giống không? Nếu có cho em 1 số hạt nha. Vợ em tên Hoàng Mai, em vợ tên Bạch Mai, có 2 cây 2 màu thì hay quá, hi hi hi hi
 
Do được Bác Vi hướng dẫn, cây Mai năm nay xanh tốt nhất trong 2 năm. Xin cảm ơn Bác Vi, có 1 số hình để các AE góp ý ạ.
26410988736_142caa7d02_o.jpg


25832080594_40e14f7288_o.jpg


25832076654_9418eb9c76_o.jpg
mấy cây của bác trồng chậu sao không thu tàn lại cho gọn vừa dễ chăm sóc vừa tạo dáng đẹp hơn và cắt cành mới kích thích các mầm chồi mới phát triển mạnh mẽ cây mới sung mãn được, không biết mình nói vậy có đúng ko có gì anh em chém nhẹ tay
 
Back
Top