Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
gUgCnn.jpg

zpK7gbq.jpg

twlynv.jpg

81IpUC.jpg








Mời cả nhà thư giãn chút xíu với mấy e mai nha ! Hi hi !!!
 
....mà theo em ai không tốt thì cứ kệ họ, tự họ cắn rứt lương tâm của mình. Có tầm mà không có tâm thì xã hội cũng nhìn nhận người đấy thôi

Câu chuyện này thật tế nhị..và rất khó nói..

bác sỹ khi sắp ra trường phải thề rằng : tôi thề trước thần linh (Thần Hippocrates) tôi sẽ truyền dạy lại cho thế hệ mai sau...những kiến thức mà tôi học được của thày tôi..v.v

ở đây nhận thấy 2 điều :
1- thề rằng : dạy lại cho thế hệ mai sau... không phải là dạy lại cho bạn bè hoặc bất kì ai

2- dạy lại cho thế hệ mai sau cái kiến thức đã học của thày và không phải là dạy lại cái mà tôi đã ngiên cứu tìm ra

do đó các bạn trẻ có quyền cân nhắc..chỉ dẫn cho ai và không chỉ dẫn cho ai
chỉ dẫn điều gì và không chỉ dẫn điều gì

Người già là buông bỏ...tuổi trẻ là thu về và học tập

Không thể đánh đồng ..câu chuyện của người già và trẻ được
người già không buông bỏ chỉ giữ khư khư chết mang theo...thì xã hội chỉ có thụt lùi về thời...tăm tối

vàng bạc kim cương..còn dấu trong lòng đất..để mất đi khi con cháu vẫn còn đói ngèo
các kiến thức mình tìm ra trong suốt cả cuộc đời...mà dấu diếm đi thì uổng biết là mấy mươi...con cháu lại phải tìm tòi...trả giá để bắt đầu... từ ...đầu

là có tội đấy
 
Last edited:
bác sangpham làm nghề cơ khí gì vậy,tôi cũng làm cơ khí tôi chuyên bánh răng,ren,... bắt đầu từ bánh răng đồng hồ đeo tay đến các loại hộp số ,giảm tốc có công suất từ 10 HP trở xuống, thân bác!!
Thưa Bác Mục ,các anh em.Xin cho hỏi Kali đơn khi bón vào đất chậu cây mai có hấp thụ được ngay không hay phải có thời gian để vi sinh phân hóa kali đó.Xin cảm ơn!
 
bác sangpham làm nghề cơ khí gì vậy,tôi cũng làm cơ khí tôi chuyên bánh răng,ren,... bắt đầu từ bánh răng đồng hồ đeo tay đến các loại hộp số ,giảm tốc có công suất từ 10 HP trở xuống, thân bác!!
Thưa Bác Mục ,các anh em.Xin cho hỏi Kali đơn khi bón vào đất chậu cây mai có hấp thụ được ngay không hay phải có thời gian để vi sinh phân hóa kali đó.Xin cảm ơn!
À ! mình thiết kế về máy nông nghiệp như suốt lúa , bắp...kết hợp có máy phục vụ nhà nông theo thời vụ và thu mua chuyên chở nông sản luôn cho bà con . Dạng như hai lúa ấy mà !!!
Về phân kali đơn bác phải nhớ đúng liều lượng (10gr trong 10 lit nước) , đúng thời điểm (mưa dầm , lạnh giá) và tối đa 1 tháng 1 lần nếu nhiều mà dư lá cây vàng là thua luôn ! Bón kali cay hấp thụ trực tiếp đấy bác nhé !!!
 
Last edited by a moderator:
Câu chuyện này thật tế nhị..và rất khó nói..

bác sỹ khi sắp ra trường phải thề rằng : tôi thề trước thần linh (Thần Hippocrates) tôi sẽ truyền dạy lại cho thế hệ mai sau...những kiến thức mà tôi học được của thày tôi..v.v

ở đây nhận thấy 2 điều :
1- thề rằng : dạy lại cho thế hệ mai sau... không phải là dạy lại cho bạn bè hoặc bất kì ai

2- dạy lại cho thế hệ mai sau cái kiến thức đã học của thày và không phải là dạy lại cái mà tôi đã ngiên cứu tìm ra

do đó các bạn trẻ có quyền cân nhắc..chỉ dẫn cho ai và không chỉ dẫn cho ai
chỉ dẫn điều gì và không chỉ dẫn điều gì

Người già là buông bỏ...tuổi trẻ là thu về và học tập

Không thể đánh đồng ..câu chuyện của người già và trẻ được
người già không buông bỏ chỉ giữ khư khư chết mang theo...thì xã hội chỉ có thụt lùi về thời...tăm tối

vàng bạc kim cương..còn dấu trong lòng đất..để mất đi khi con cháu vẫn còn đói ngèo
các kiến thức mình tìm ra trong suốt cả cuộc đời...mà dấu diếm đi thì uổng biết là mấy mươi...con cháu lại phải tìm tòi...trả giá để bắt đầu... từ ...đầu

là có tội đấy
Dạ, Bác dạy con xin nghe. Bác cho con xin phép hỏi về vấn đề siết nước: siết nước là mình ngưng tưới đến khi nào lá rũ xuống rồi mình tưới hay mình vẫn tưới nhưng ít hơn mọi ngày? sau bao nhiêu ngày mưa con ngưng tưới nhưng có lẽ ba ngày nắng nên chiều tối khi đi làm về con thấy lá rũ xuống bèn xách nước đem tưới thì lá lại tươi ngay. Điều con thích nhất là mặc dù ở sg nắng gắt cỡ nào mà chăm sóc theo cách của Bác lá vẫn xanh tươi mỡ màng
 
Last edited by a moderator:
Câu chuyện này thật tế nhị..và rất khó nói..

bác sỹ khi sắp ra trường phải thề rằng : tôi thề trước thần linh (Thần Hippocrates) tôi sẽ truyền dạy lại cho thế hệ mai sau...những kiến thức mà tôi học được của thày tôi..v.v

ở đây nhận thấy 2 điều :
1- thề rằng : dạy lại cho thế hệ mai sau... không phải là dạy lại cho bạn bè hoặc bất kì ai

2- dạy lại cho thế hệ mai sau cái kiến thức đã học của thày và không phải là dạy lại cái mà tôi đã ngiên cứu tìm ra

do đó các bạn trẻ có quyền cân nhắc..chỉ dẫn cho ai và không chỉ dẫn cho ai
chỉ dẫn điều gì và không chỉ dẫn điều gì

Người già là buông bỏ...tuổi trẻ là thu về và học tập

Không thể đánh đồng ..câu chuyện của người già và trẻ được
người già không buông bỏ chỉ giữ khư khư chết mang theo...thì xã hội chỉ có thụt lùi về thời...tăm tối

vàng bạc kim cương..còn dấu trong lòng đất..để mất đi khi con cháu vẫn còn đói ngèo
các kiến thức mình tìm ra trong suốt cả cuộc đời...mà dấu diếm đi thì uổng biết là mấy mươi...con cháu lại phải tìm tòi...trả giá để bắt đầu... từ ...đầu

là có tội đấy
Ở chỗ mình còn làm nông nhiều ,những nguời qua tiếp xúc họ cũng thích mai , mà thích thì hay tìm tòi học hỏi nên khi họ hỏi mình luôn cho họ những gì mình đã biết . Co những người còn sáng kiến thêm để chăm cây của họ mà mình còn phải học hỏi . Cụ thể về cách làm nấm tươi hiệu quả hơn cách bác huttung đã hướng dẫn > Mà họ làm để ngừa bệnh cho cây chuối sứ (kinh tế hơn cả tiêu) hay bị bệnh chết thối cây . Nhưng có những nguời vẫn bảo thủ sử dung phân thuốc thât lãng phí và rất hại cho cay trồng .Thôi thì ai nhận thức được thì mình cứ chân tình giúp để họ thành công , còn ai cố chấp không thành công là tại họ khong tin sự chân tình của mình thôi Bác nhỉ ?
À , mới chia sẻ với họ về cái vụ nước tiểu chữa bệnh cho cây chanh ,ai cũng không tin ! Lại phải cho họ bài của Bác đăng để họ đọc và dẫn họ mục sở thị trực tiếp !!!
 
Last edited by a moderator:
..Kali đơn khi bón vào đất chậu cây mai có hấp thụ được ngay không hay phải có thời gian để vi sinh phân hóa kali đó.Xin cảm ơn!

Do kali tan được trong nước nên cây hấp thụ ngay 1 phần nhưng để cây hấp thụ tốt và trọn vẹn vẫn cần phải có vi sinh phân hủy

Do đó trong các phân vi sinh bán trên thị trường thí dụ Sông gianh....đều có ghi chú các thành phần trong đó : vi sinh phân hủy lân ..vi sinh phân hủy kali.. vi khuẩn cố định đạm v.v.và số lượng bao nhiêu con trong 1 đơn vị

Thị trường thông dụng nhất là clorua kali..
do clo là chất diệt rễ mạnh…nên cần ngâm vài ngày cho lo bốc hơi và để vi sinh có thời phân hủy kali thành dễ tiêu hơn
...Bác cho con xin phép hỏi về vấn đề siết nước: siết nước là mình ngưng tưới đến khi nào lá rũ xuống rồi mình tưới hay mình vẫn tưới nhưng ít hơn mọi ngày? sau bao nhiêu ngày mưa con ngưng tưới nhưng có lẽ ba ngày nắng nên chiều tối khi đi làm về con thấy lá rũ xuống bèn xách nước đem tưới thì lá lại tươi ngay.

Tháng 5 hoặc 6 người ta xiết nước mai vài lần..đồng thời giảm đạm để cây chuyển sang giai đoạn kết nụ

Xiết nước là ngưng tưới cho đến khi thấy lá héo héo thì tưới lại

Điều quan trọng nhất vẫn là chăm sóc bón phân tốt từ sau tết đến tháng 5..cây mạnh mẽ thì không cần xiết nước tháng 6 mai vẫn kết nụ

Chăm sóc không tốt..thiếu thốn èo uột thì bác xiết nước cỡ nào…mai cũng khó có nụ hoặc có rất ít
Mà lúc đó chuyện xiết nước chỉ làm cho cây…yếu đi thôi
 
Last edited:
Do kali tan được trong nước nên cây hấp thụ ngay 1 phần nhưng để cây hấp thụ tốt và trọn vẹn vẫn cần phải có vi sinh phân hủy

Do đó trong các phân vi sinh bán trên thị trường thí dụ Sông gianh....đều có ghi chú các thành phần trong đó : vi sinh phân hủy lân ..vi sinh phân hủy kali.. vi khuẩn cố định đạm v.v.và số lượng bao nhiêu con trong 1 đơn vị

Thị trường thông dụng nhất là clorua kali..
do clo là chất diệt rễ mạnh…nên cần ngâm vài ngày cho lo bốc hơi và để vi sinh có thời phân hủy kali thành dễ tiêu hơn


Tháng 5 hoặc 6 người ta xiết nước mai vài lần..đồng thời giảm đạm để cây chuyển sang giai đoạn kết nụ

Xiết nước là ngưng tưới cho đến khi thấy lá héo héo thì tưới lại

Điều quan trọng nhất vẫn là chăm sóc bón phân tốt từ sau tết đến tháng 5..cây mạnh mẽ thì không cần xiết nước tháng 6 mai vẫn kết nụ

Chăm sóc không tốt..thiếu thốn èo uột thì bác xiết nước cỡ nào…mai cũng khó có nụ hoặc có rất ít
Mà lúc đó chuyện xiết nước chỉ làm cho cây…yếu đi thôi
Dạ con cảm ơn Bác!
 
Xin hỏi Bác Mục về ý tưởng lấy nước tiểu thay chỗ cho phân dynamic trong công thức phân loãng của Bác có được không ạ ?
Kính mong Bác góp ý cho !Ý tưởng của hai lúa thích tìm hiểu !!!
 
Last edited by a moderator:
Công thức phân loãng của bác Mục mình nghĩ là tối ưu rồi, cây phát triển tốt, ổn định. Muốn tìm ra 1 công thức phân bón làm cho cây bốc mạnh và sống thọ lâu dài phải mất rất nhìu thời gian và cái giá phải trả ko hề nhỏ.

A e có muốn thử nghiệm công thức phân bón cho riêng mình thì tùy thích, chỉ cần cây phát triển tốt là được. Mình nghỉ bác MỤC ko có ý kiến gì nhìu cho việc lấy nước tiểu thay thế cho dynamic.

Cái công thức phân loãng của bác Mục có thể áp dụng cho tất cả các loại mai và nhìu vùng miền khác nhau. Còn a e nào muốn ít tốn kém, đơn giản hóa phân bón thì cứ vô tư nghiên cứu. ( Nhưng cẩn thận cái giá phải trả vì e nó là mai vàng đó nha )
 
Công thức phân loãng của bác Mục mình nghĩ là tối ưu rồi, cây phát triển tốt, ổn định. Muốn tìm ra 1 công thức phân bón làm cho cây bốc mạnh và sống thọ lâu dài phải mất rất nhìu thời gian và cái giá phải trả ko hề nhỏ.

A e có muốn thử nghiệm công thức phân bón cho riêng mình thì tùy thích, chỉ cần cây phát triển tốt là được. Mình nghỉ bác MỤC ko có ý kiến gì nhìu cho việc lấy nước tiểu thay thế cho dynamic.

Cái công thức phân loãng của bác Mục có thể áp dụng cho tất cả các loại mai và nhìu vùng miền khác nhau. Còn a e nào muốn ít tốn kém, đơn giản hóa phân bón thì cứ vô tư nghiên cứu. ( Nhưng cẩn thận cái giá phải trả vì e nó là mai vàng đó nha )
Mình sẽ thử nghiệm trên rau và mấy cây lộc vừng +chanh bưởi vì nước tiểu có nhiều vi sinh để giúp phân huỷ npk thành dễ tiêu cho cây ...Quan trong là tỷ lệ không quá 15 phần ngàn giữa NT và NPK ..
 
...Xin hỏi Bác Mục về ý tưởng lấy nước tiểu thay chỗ cho phân dynamic trong công thức phân loãng của Bác có được không ạ ?...
bác Sang Pham tính tới điều này :

Rễ cây chỉ chịu đựng tốt trong nồng độ tất cả muối khoáng có trong nước là 1,5 phần ngàn

Trong phân loãng có dynamic và NPK cộng chung là 1,5 phần ngàn…cây hưởng thụ đủ các dưỡng chất có trong phân loãng

Nếu bác muốn tăng thêm..thì chỉ có cách là rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần tưới phân xuống còn 10 ngày 1 lần…chứ không thể tăng thêm nồng độ NPK hoặc dynamic.. vì khi bị nồng độ quá ngưỡng chịu đựng.. rễ sẽ co lại gọi là lậm phân..rễ tơ bắt đầu chết


Trong nước tiểu có dưỡng chất nhưng cũng có nhiều muối mặn..do đó phải pha ra loãng 15 lần hơn với nước lã..thì rễ cây mới chịu nổi..như vậy hàm lượng duỡng chất còn ít..vì phải còn trừ hao cho muối mặn có trong đó

Như vậy nước tiểu pha loãng không thể bằng phân loãng được vì 1,5 phần ngàn trong phân loãng đó hoàn toàn là dưỡng chất cần thiết cho dinh dưỡng của cây

Khi tưới nước tiểu pha loãng..Cây hấp thụ dưỡng chất không hấp thụ muối..như vậy muối sẽ tồn đọng lại trong đất chậu..độ mặn sẽ ngày càng tăng cao..nếu bác không lâu lâu 1 lần tưới đẫm thừa mứa nước lã..cho muối mặn trôi đi..
 
Gửi Bác Mục
Bác cho con hỏi nếu con muốn thay đất cây mai lớn thì con đợi lá già và không ra rượt non mới thay đất.Trước khi thay đất con phải cắt cành tỉa lá trước rồi mới thay đất phải vậy không Bác.Và sau khi vô chậu mình tưới nước liền hay để hôm sao pha root2 rồi tưới vậy Bác.Cây này đã 4 năm rồi toàn là đất thịt.Con tính lấy phần đất sát vành chậu khoảng 1 tấc .Bác thấy con làm như vậy có đúng không Bác mong Bác chỉ làm.
Cảm ơn Bác .
 
Chủ trương của tôi là giúp các bạn chăm sóc 1 cây mai mua từ chợ hoa xuân về..chăm sóc sao cho nó khỏe mạnh mãi
Nhưng mà tình hình của bạn là…cá biệt giải quyết vấn đề cá biệt
Hark :
...muốn thay đất cây mai lớn thì con đợi lá già ...cây này đã 4 năm rồi toàn là đất thịt.Con tính lấy phần đất sát vành chậu khoảng 1 tấc .Bác thấy con làm như vậy có đúng không Bác mong Bác chỉ làm


Không chỉ là đợi lá đã già…mà còn chờ đợi đúng thời gian

giai đoạn thay đất toàn phần chắc ăn nhất là đầu năm..nhưng đừng bị…lạnh

vào đầu 1 năm ấm áp.. bác nhổ cây ra khỏi chậu..sao cho tất cả bầu đất phải còn nguyên ( nếu khó quá thì đập vỡ chậu)

rồi ngâm nó trong nước..cho đất mềm ra
dùng vòi nước phun cho đất chung quanh rã ra hết...bảo vệ từng cái rễ đang có ( vì cây trồng đất thịt rất ít rễ)

trồng lại với chất trồng mới tơi xốp
sau đó là chờ đợi

tất cả còn lại là…may rủi..không phải là chờ vào hóa chất kích rễ đâu

Bác đừng có tin vào bất kì hóa chất nào của..quảng cáo
Như root2…acid humic…gib…B1.v.v
 
Last edited:
Cảm ơn Bác. Con đọc phần tóm tắt chăm sóc mai của Bác con chưa hiểu đoạn thay đất.Có nghĩa là mình có cần cắt bỏ bớt lá không Bác.
Chủ trương của tôi là giúp các bạn chăm sóc 1 cây mai mua từ chợ hoa xuân về..chăm sóc sao cho nó khỏe mạnh mãi
Nhưng mà tình hình của bạn là…cá biệt giải quyết vấn đề cá biệt
Hark :



Không chỉ là đợi lá đã già…mà còn chờ đợi đúng thời gian

giai đoạn thay đất toàn phần chắc ăn nhất là đầu năm..nhưng đừng bị…lạnh

vào đầu 1 năm ấm áp.. bác nhổ cây ra khỏi chậu..sao cho tất cả bầu đất phải còn nguyên ( nếu khó quá thì đập vỡ chậu)

rồi ngâm nó trong nước..cho đất mềm ra
dùng vòi nước phun cho đất chung quanh rã ra hết

cắt tỉa lại từng cái rễ sợi..mọc từ rễ ngang( không được cắt rễ ngang... là rễ mọc ra từ gốc) để cho …có chỗ trống mà vào chất trồng mới tơi xốp
sau đó là chờ đợi

tất cả còn lại là…may rủi..không phải là chờ vào hóa chất kích rễ đâu

Bác đừng có tin vào bất kì hóa chất nào của..quảng cáo
Như root2…acid humic…gib…B1.v.v

Cảm ơn Bác.Con cũng tính sang năm tháng giêng al thời tiết ổn con mới dám thay.Vì cây này trồng cũng gần 10 năm rồi không phân thuốc gì hết và cả nước.Chỉ có mưa mới uống được thôi.Nhưng hàng năm bông không nhiều nhưng mức độ nở bông chính xác là mùng 2 al qua mùng 3 thì tươi tắn.
Con đọc phần Bác viết con chưa hiểu đoạn thay đất.Có phải con cắt bớt lá bốc hơi không Bác.Vì thay đất làm sao không đứt rễ được.
Hôm ngày cũng dò hỏi nhiều chỗ mới kiếm được Trấu hun 100% nhờ người quen dưới quê đem lên dùm.Vì trên này hun không được khói nhiều quá.
Cảm ơn Bác vì con hỏi trước để qua tết thay đất không khỏi bộp chộp.Vì đọc Tóm tắt mai vàng của Bác con không hiểu con phải quay lại về trang đầu.Có đoạn thay đất còn lấn cấn quá.
Cảm ơn Bác .
 
Con đọc phần tóm tắt chăm sóc mai của Bác con chưa hiểu đoạn thay đất.Có nghĩa là mình có cần cắt bỏ bớt lá không Bác.

Trong trường hợp cây của bác..khi thay đất toàn phần đầu năm
không phải là cắt bỏ bớt lá...mà là :
cắt không còn cái lá nào
cắt bỏ không còn cành.. và đầu cành nào còn non
thì có thể chắc ăn đấy
 
Bác Mục cho con hỏi:
Cây mai con xả tàn đầu năm đến nay tàn lá đã đủ nhưng một số nhánh mọc trong cậy bị chết khô trong khi nhánh bên ngoài vẫn bình thường. Hiện tượng này con mới gặp xin bác chỉ giúp.

Cám ơn bác.
 
À ! mình thiết kế về máy nông nghiệp như suốt lúa , bắp...kết hợp có máy phục vụ nhà nông theo thời vụ và thu mua chuyên chở nông sản luôn cho bà con . Dạng như hai lúa ấy mà !!!
Về phân kali đơn bác phải nhớ đúng liều lượng (10gr trong 10 lit nước) , đúng thời điểm (mưa dầm , lạnh giá) và tối đa 1 tháng 1 lần nếu nhiều mà dư lá cây vàng là thua luôn ! Bón kali cay hấp thụ trực tiếp đấy bác nhé !!!
Bác Sangpham vừa tài lại vừa giỏi.Thiết kế máy móc nông nghiệp,phục vụ nhà nông lại còn cả vận chuyển ,không có nhà nông nào ở khu vực thoát khỏi tay Bác,bác lại còn mày mò,thí nghiệm,chế biến phân thuốc cho cây trồng.Tôi không được như bác,tôi chỉ làm theo sách vở,chỉ bảo của những người lớn đi trước và cố gắng vận dụng cho thật chính xác là tôi đã mệt lắm rồi.Thân bác!
Do kali tan được trong nước nên cây hấp thụ ngay 1 phần nhưng để cây hấp thụ tốt và trọn vẹn vẫn cần phải có vi sinh phân hủy

Do đó trong các
phân vi sinh bán trên thị trường thí dụ Sông gianh....đều có ghi chú các thành phần trong đó : vi sinh phân hủy lân ..vi sinh phân hủy kali.. vi khuẩn cố định đạm v.v.và số lượng bao nhiêu con trong 1 đơn vị

Thị trường thông dụng nhất là clorua kali..
do clo là chất diệt rễ mạnh…nên cần ngâm vài ngày cho lo bốc hơi và để vi sinh có thời phân hủy kali thành dễ tiêu hơn

Con cảm ơn Bác Mục!
 
Bác Sangpham vừa tài lại vừa giỏi.Thiết kế máy móc nông nghiệp,phục vụ nhà nông lại còn cả vận chuyển ,không có nhà nông nào ở khu vực thoát khỏi tay Bác,bác lại còn mày mò,thí nghiệm,chế biến phân thuốc cho cây trồng.Tôi không được như bác,tôi chỉ làm theo sách vở,chỉ bảo của những người lớn đi trước và cố gắng vận dụng cho thật chính xác là tôi đã mệt lắm rồi.Thân bác!
Thú thật mình chẳng tài giỏi gì đâu .Mình tự nhận cũng giống như tụi tầu nhật lấy bản quyền của người khác rồi chế thêm cho hợp với địa phương mình sinh sống để được lợi ích cho mình và mọi người thôi . Tất cả là niềm vui cho mình và mọi người , những bạn nghề ở vùng khác đến học hỏi mình vẫn chia sẻ ,có người lấy mẫu mã kinh doanh hàng loạt mình cũng mừng cho họ .Thỉnh thoảng gặp lại nhau họ vẫn tôn trọng là quý rồi . Mê mai mình cũng muốn thử nghiệm như máy móc cho đầu óc nó hoạt động thêm ấy mà !!!
 
Back
Top