Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
bác Vi cho cháu hỏi cháu dùg vôi rải trực tiếp vào chậu ko bik có hại cho cây ko ah ?
 
Xem ra mấy cái máy đa năng...dễ bị đa lỗi..máy chuyên dụng cho 1 thứ thôi..chính xác hơn

Máy đo pH & độ ẩm đất Takemura DM-15
Hãng: TAKEMURA
Model DM-15
Xuất xứ:Nhật Bản


Thông số kỹ thuật:


- Khoảng đo pH: 3 – 8 pH / Độ phân giải: ±0.2 pH


- Khoảng đo độ ẩm: 10 – 80% / Độ phân giải: ±5%


- Không dùng điện


Hướng dẫn sử dụng Máy Đo pH & Độ ẩm đất DM-15
Nên đo độ ẩm trước khi đo pH
1. Đo Độ ẩm đất:
Cắm đầu đo xuống đất sao cho 3 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất, nhấn nút trắng. Đọc chỉ số đo độ ẩm theo kim chỉ trên màn hình (thang đo bên dưới tương ứng từ 10 - 80% độ ẩm)
2. Đo pH:
Cắm đầu đo xuống đất tương tự như đo độ ẩm (không nhấn nút trắng). Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình(thang đo trên tương ứng từ 3 - 8 pH)
Lưu ý:
+ Khi đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nước.
+ Sau khi đo, nên lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố. Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch.
IMG_31401.jpg







--------

bác Vi cho cháu hỏi cháu dùg vôi rải trực tiếp vào chậu ko bik có hại cho cây ko ah ?

vôi tả ( vôi chết) bón trực tiếp vào chậu, không có hại gì cả
 
Last edited by a moderator:
Chắc con yêu cầu công Ty đổi cho con máy DM-13 quá, máy DM-15 này đo mỗi ngày 1 số chênh lệch nhau cả 1 độ PH, nhức đầu quá bác Vi.
Bác cho con hỏi độ PH có thay đổi nhanh không bác? 2 ngày liền mà máy này đo cà giựt quá, chênh nhau 1 độ PH lận. Thậm chí sau khi bón vôi (con pha vôi vào nước rồi tưới) độ PH lại giảm hơn so với ngày hôm trước. Có cách nào để kiểm tra máy đo PH này hoạt động chính xác để khi con có đổi máy thì con kiểm tra không bác Vi?
 
Thậm chí sau khi bón vôi (con pha vôi vào nước rồi tưới) độ PH lại giảm hơn so với ngày hôm trước. ..

Máy này..hư rồi

Có cách nào để kiểm tra máy đo PH này hoạt động chính xác để khi con có đổi máy thì con kiểm tra không bác Vi?

Người bán đàng hoàng , luôn có cách kiểm tra..

người không đàng hoàng...luôn có cách để đổ lỗi

Thôi thì bác chịu khó đem 1 bọc đất ẩm...đến để ...2 cái khác nhau cùng đo
 
các bác ơi! mình cám ơn các bác nhiều về chuyện cây dư nước.
nhưng cây của mình hôm qua bị khô nước, lá quéo lại, mình tưới thì cây cũng tĩnh dậy nhưng lá bị cháy khô 1 phần. không biết có ành hưởng gì lớn không, có cần phun thuốc gì để cây đỡ bị suy không. mong các bác quang tâm!!!!
 
các bác ơi! mình cám ơn các bác nhiều về chuyện cây dư nước.
nhưng cây của mình hôm qua bị khô nước, lá quéo lại, mình tưới thì cây cũng tĩnh dậy nhưng lá bị cháy khô 1 phần. không biết có ành hưởng gì lớn không, có cần phun thuốc gì để cây đỡ bị suy không. mong các bác quang tâm!!!!

Tháng này mà nếu có lỡ héo 1 chút..thì cũng tốt thôi…vì điều này sẽ làm mai kết nụ nhiều..
Vì "Siết nước" là 1 trong những biện pháp hiệu quả nhất..và rẻ tiền nhất để kích thích cây kết hoa trái

Với mai thì không nên vì héo sẽ làm lá già nhanh….sau tháng 10 mà mai bị héo lá thì khi tưới lại 2 ngày sau lá rụng sạch

Tưới như thế nào..hình như đã viết rồi…nhưng hôm nay đã đến trang thứ 81…mỗi trang trung bình 11 thảo luận…biết tìm ở chỗ nào ?!

Thôi túm lại như sau :

Từ sau tết đến tháng 10 al….tưới buổi sáng…không tưới chiều

Từ tháng 10 al đến ngày lặt lá…tưới cả sáng lẫn chiều…trời càng lạnh, càng phải tưới kĩ

Bây giờ là đang mùa mưa…nếu bạn phải đi làm…thì buổi sáng phải tưới nhiều…vì năm nay mưa ít quá…nắng nhiều hơn
Và cũng nên thêm 1 chút alaska vào thùng nước ( loãng gấp 10 lần so với liều thông dụng)
thí dụ : Liều bón thông dụng là 10 gram 8 lít….thì bấy giờ pha 10 gram cho 80 lít nước
Tưới hàng ngày tưới ướt cả lá…sẽ làm cho lá mai xanh hơn..dù nắng và nóng đang gay gắt
 
Last edited by a moderator:
cháu chào bác Vi, bác cho cháu hỏi là tháng này cháu rải Dynamic vào chậu mà rễ "rất"đặc nghẹt ko bik cháu có thể dùng bay để đào rãnh xung quanh và làm đứt rễ ko bik có hại gì cho cậy ko ạh? có làm cho cây yếu ko (do đứt rễ)? tại đợt trước cháu rải dynamic xong rồi cháu rải đất lên trên 1 lớp mà bây giờ ko còn chỗ đắp nữa, bác hướng dẫn giúp cháu. cháu cám ơn bác rất nhiều.
 
lấy tôn nhựa cũ quây cái chậu, cách mặt chậu khoản 1 tấc rồi rải 1 lớp đất mỏng sau đó rải dynamic, rồi rải tiếp 1 lớp đất lên trên rồi phun đẫm nước là ok, mình cũng thường làm vậy thấy cũng ổn!
 
cháu chào bác Vi, bác cho cháu hỏi là tháng này cháu rải Dynamic vào chậu mà rễ "rất"đặc nghẹt ko bik cháu có thể dùng bay để đào rãnh xung quanh và làm đứt rễ ko bik có hại gì cho cậy ko ạh? có làm cho cây yếu ko (do đứt rễ)? tại đợt trước cháu rải dynamic xong rồi cháu rải đất lên trên 1 lớp mà bây giờ ko còn chỗ đắp nữa, bác hướng dẫn giúp cháu. cháu cám ơn bác rất nhiều.

Đặc điểm của cây trong chậu là do giới hạn của vành chậu, do đó rễ không bò dài thêm được…vì thế sát vành chậu là chỗ tập trung Đầu rễ nên hấp thụ phân nhiều nhất

Đặc điểm mai chậu là…khi mùa mưa tới rễ sẽ mọc lên trên có khi lộ lên mặt đất rất nhiều do đó bón phân trên mặt chậu rồi phủ thêm đất..và bón sát vành chậu…sẽ có lợi nhiều

... cháu có thể dùng bay để đào rãnh xung quanh và làm đứt rễ ko bik có hại gì cho cậy ko ạh? có làm cho cây yếu ko (do đứt rễ)?

Bạn đừng đào…mà hãy dùng bay hoặc 1 thanh thép mỏng dài... lách sát vành chậu…rễ sẽ tróc ra.. dùng bay lách ngang để ép đất lại..tạo ra khoảng trống bạn bỏ phân vào
Hoặc quây tôn như bác Taoanh là dễ dàng nhất..
 
Last edited by a moderator:
vâng cháu cám ơn bác rất nhiều về bài viết, cháu lại học thêm 1 kinh nghiệm rất bổ ích. Cháu cám ơn bác
chúc bác và gia đình dồi giàu sức khoẻ
ngocthanh.
 
bác cho cháu hỏi thêm là cháu mới mua Basudin để ngừa tuyến trùng 3 tháng 1 lần, cháu rải lên mặt chậu, nặng rọi trực tiếp vào ko bik có làm giảm tác dụng của thuốc ko bác, bác hướng dẫn cháu dùng như thế nào cho đúng ạh, cháu cám ơn ác.
 
bác cho cháu hỏi thêm là cháu mới mua Basudin để ngừa tuyến trùng 3 tháng 1 lần, cháu rải lên mặt chậu, nặng rọi trực tiếp vào ko bik có làm giảm tác dụng của thuốc ko bác, bác hướng dẫn cháu dùng như thế nào cho đúng ạh, cháu cám ơn ác.

Lấy cỏ phủ lên..tưới vài lần là hoạt chất thấm xuống đưới hết..vài ngày sau lấy cỏ bỏ đi..
Hoặc Dùng thuốc nước pha tưới. nhanh hơn
Mocap thì đặc trị tuyến trùng. diệt cả sâu đất …Basudin thì diệt tổng quát các loại sâu trong đất ..do có tính lưu dẫn..nên ngừa và trị được cả sâu đục thân
Nên dùng tối thiểu 2 loại trên luân phiên nhau sẽ có lợi hơn

2 loại trên có cả dạng nước lẫn dạng viên
dạng nươc dùng mùa nắng..dạng viên dùng mùa mưa
 
Bác Mục cho em hỏi:Bọ trĩ thì định kì 1tuần phun 1 lần (confidor và Regent luân phiên ) còn nhện đỏ em phun 2 lần cách nhau 1 tuần và đã trị được (bằng Alfamite ) nay có phải phun lại (định kỳ ) để phòng khg bác Mục ? mong tin bác, kính!
 
Bác Mục cho em hỏi:Bọ trĩ thì định kì 1tuần phun 1 lần (confidor và Regent luân phiên ) còn nhện đỏ em phun 2 lần cách nhau 1 tuần và đã trị được (bằng Alfamite ) nay có phải phun lại (định kỳ ) để phòng khg bác Mục ? mong tin bác, kính!

Với bọ trĩ thì khi cây đang ra đọt non…và cả khi lá còn non..phải phun khoảng 5 ngày 1 lần..thì mới “đảm bảo” an toàn…nhưng phải phun đúng cách
Bác chỉ có 2 loại thuốc..vẫn chưa an toàn tuyệt đối..mà cần phải thêm Actara nữa luân phiên mà dùng thì…chắc cú đấy

Với nhện đỏ thì…thú thật với bác…từ đầu năm tới giờ…tôi chưa hề dùng đến thuốc đặc trị nhện đỏ và cũng chưa 1 cây mai nào của tôi bị nhện đỏ…
Vì Regent hình như cũng có công dụng ngừa trị nhện đỏ rồi…

Với tôi, nhện đỏ tôi đặc biệt lưu ý khi mà mừa mưa bắt đầu chuyển sang chấm dứt (khoảng tháng 10 al)
Nhưng cũng phải quan sát lá..mà phun…hoặc dùng kính lúp để rà tìm thấy nó là phun dù lá chưa có dấu hiệu bị tàn phá

......còn nhện đỏ em phun 2 lần cách nhau 1 tuần và đã trị được (bằng Alfamite ) nay có phải phun lại (định kỳ ) để phòng khg bác Mục ?

Giai đoạn này mà Bác phun định kì !! uổng thuốc, uổng tiền mà chỉ thêm độc hại vào mình thôi
 
bác cho cháu hỏi zậy cháu fa Basudin với nước rồi tưới gốc đc ko ạh? bác chỉ cho cháu liều dùng luôn ạh. cháu cám ơn bác nhiều!!!!!!!!!!!!
 
Con chào Bác Vi
Con có vấn đề về tỉa cành cho mai trong giai đoạn này, nhờ bác tư vấn giúp con nhé. Hình các em nó đây ạ:
Cây 1:
y90x.jpg

zrc2.jpg

huvg.jpg

Cây 2:
kcw1.jpg

31wp.jpg

cv75.jpg

0sgw.jpg

obdt.jpg

2 em này trong mùa nắng vừa qua phát triển hơi chậm, ngày 19/5dl con tỉa cành, nhưng khi cành ra được khoảng 4, 5 lá con bấm đọt thì thấy phát triển tược hông cũng chậm lắm, hầu như không phát triển tược hông mà chựng lại sau đó thì nó phát triển tiếp ngay chỗ con bấm tược. Con thấy vậy thử để phát triển tự do xem sao thì 2 em nó lại như trên, tược hông phát triển cũng khá lắm bác. Nay con nhờ bác tư vấn giúp con xem tỉa cành như thế nào để em nó kết nụ dễ dàng. Con tính 2 cách thế này bác xem giúp con nhé:
1. Ngay bây giờ tại các cành đã dài ngoằn, con chỉ bấm đầu ngọn khi nó có dấu hiệu sinh trưởng tiếp tục để ngừng điểm sinh trưởng cho nó phát triển tược hông nhiều hơn. Đến tháng 7al con tỉa dáng lần nữa để cây phát triển nụ. Cách này em nó kết nụ nhiều không bác?
2. Tỉa hết các cành dài ngoằn này đi theo công thức chừa 4 đến 6 lá, sau đó bấm ngọn sau khi tược hông phát triển được 4 lá.
Theo bác con nên theo cách nào? Vì con thấy cây mới hồi phục sinh lực phần nào nên có phần nhát tay, chứ theo lực phát triển bình thường của cây thì lúc nào con cũng theo cách 2 hết bác ạ.
Con cám ơn bác nhiều.
 
Chúc mừng…ngề của bác là Kế Toán . làm văn phòng mà bác trồng cây mai trong chậu…… đạt như nhà vườn..
lần nữa xin chúc mừng…sau 2 năm bác sinh hoạt trên diễn dàn…đã không uổng công bác ….không uổng công lão mõ và lão Minh Cao

.... khi cành ra được khoảng 4, 5 lá con bấm đọt thì thấy phát triển tược hông cũng chậm lắm, hầu như không phát triển tược hông mà chựng lại sau đó thì nó phát triển tiếp ngay chỗ con bấm tược. Con thấy vậy thử để phát triển tự do xem sao thì 2 em nó lại như trên, tược hông phát triển cũng khá lắm bác. Nay con nhờ bác tư vấn giúp con xem tỉa cành như thế nào để em nó kết nụ dễ dàng.

Bấm đọt là 1 cách nói để có tác dụng khác nhau tùy giai đoạn
Sau tết sự bấm đọt khi đọt đang bung ra với các lá nhỏ xíu…sẽ làm các chồi nách phát triển thành 3 đọt mới
Nhưng nếu bấm đọt khi các lá dã thành lá thật và to thì sẽ chỉ làm cây chựng lại 15 ngày sau đó mọc ra 1 đọt thôi

Tháng này là tháng mai phát triển nụ…sự bấm tược làm đọt chựng lại…sẽ làm nụ mọc ra và to ra dễ dàng…do không phải tiêu hao năng lượng cho ra đọt
Nhất là những nách lá già bên trong thiếu ánh sáng cũng sẽ dễ dàng kết nụ

Sau tháng 9 vẫn bấm tược nếu thấy nụ nhỏ quá…vì sự bấm tược sẽ làm đọt chậm phun ra…năng lượng tồn lại sẽ nuôi nụ to nhanh

Sau tháng 9 nếu thấy nụ đã to thì không bấm đọt nữa mà thả cho đọt phát triển tự do….điều này sẽ làm tiêu hao năng lượng do phải ra lá ra đọt mà không còn lực tồn lại để làm nụ sở sớm

“Ngôn bất tận ý” thiệt khó nói sao cho hết ý…nhưng tôi tin là bác bác nhất định hiểu

Tháng này Không cần bấm đọt..chỉ cần quấn dây và uốn thôi…đọt cũng chậm phát triển…để cây kết nụ và nuôi nụ dễ dàng
 
Back
Top