Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Chào Bác Mục Tử.
Trước tiên, cháu cám ơn những câu trả lời của Bác, mấy ngày đi công tác ở Đồng Tháp cháu được nhìn thấy cây mai của nhiều nhà rất đẹp và xanh tươi về nhìn lại cây mai của mình thì thấy lá vàng rất nhiều và cũng rụng rất nhiều, thấy mà thêm buồn, Cháu không biết khác phục làm sau nữa.
Cháu cũng phun thuốc anvil + Coc85 mỗi tuần, cách tuần cháu phun NPK 30-10-10 loãng, bón gốc: phân dơi( một ít)+kali(1 muỗng cà phê)+Dynamic(10g) cứ 15ngày/1 lần. Bác xem thử cách chăm sóc của cháu có ổn không?
Chào bác, chúc bác buổi tối vui vẻ
Chào bác, có chút góp ý với bác:
Bác đã xịt Alvil còn thêm Coc 85 làm chi nữa? 2 loại này đều là thuốc trừ nấm bệnh phổ rộng mà? Sao không thấy thuốc trừ nhện đỏ?
Cây bác lá đã già rồi, còn định kỳ thêm kali 15 ngày 1 lần nữa thì càng già thêm. Vấn đề nữa là 1 muỗng cà phê kali của bác không biết được là bao nhiêu mg? và bác pha ra nước tưới hay cho trực tiếp vào gốc luôn? Theo tôi phải tùy tình hình lá và nụ mà thêm kali đơn vì trong dynamic và phân dơi cũng đã có kali rồi, thêm vào thêm nữa rất bất lợi.
 
Kính gửi: Bác Mục Tử,
Cháu ra cửa hàng hỏi phân bón để lá mai mau già, kết nụ nhiều và nụ mau lớn; bà chủ tiệm giới thiệu ba loại phân bón sau:
1. KNO3 hàm lượng 13-0-46;
2. MKP hàm lượng 0-52-34;
3. NPK hàm lượng 10-60-10.
Cháu đọc công dụng của từng loại thì tất cả đều có tác dụng là kích thích cho nụ va hoa. Riêng loại 10-60-10 còn có tác dụng phân hoá mầm hoa. Cháu không hiểu được tại sao một loại phân không có P, một loại P rất cao và một loại không có N lại có cùng công dụng là kích nụ. Bác vui lòng giải thích giúp cháu, với cây mai lá còn non và nụ nhỏ như đầu tăm nhọn thì sử dụng phân bón nào là hợp lý nhất. Cảm ơn Bác nhiều. 

Chào bác, bác nhìn lại 3 loại phân trên thì N đều có chỉ số nhỏ hơn K hay P, điều này thể hiện cây cần nhiều P và K hơn trong giai đoạn sinh sản (phân hóa mầm,làm nụ, nở hoa, tạo quả). Chính vì thế người ta để công dụng kích nụ là vậy.
Loại 10-60-10 bác thấy lân rất cao so với N và K (gấp 6 lần), loại này phù hợp cho giai đoạn cành lá đã trưởng thành (N và K ở mức thấp) và cần thúc ép để cây tạo mầm hoa đúng giai đoạn người trồng mong muốn (P rất cao). Công dụng P là làm cây phát triển rễ, giúp cây phân nhánh tốt, lá dày, đối với cây vào giai đoạn trưởng thành thì kích phân hóa mầm hoa.
Loại 0-52-34 hoàn toàn không có N, còn P và K khá cao, trường hợp này người ta muốn xiết cây không sinh trưởng nữa (đưa N về 0) để cây toàn tâm nuôi nụ to và chắc khỏe (phù hợp với cây đã hình thành nụ nhưng nụ còn nhỏ)
Loại KNO3 13-0-46 hoàn toàn không có P mà K lại cao nhất. Phù hợp với cây chuẩn bị bung nụ (giai đoạn cuối). Bởi lẽ các giai đoạn trước bác bón những loại kia có hàm lượng P đã rất cao và cây vẫn còn tích trữ nội lực, khi cây gần bung nụ thì cũng cần một ít đạm để có sức bung, và K cần rất nhiều để hoa bung thật khỏe, cứng cánh, màu đậm và thơm. Trên thực tế có năm em xiết N quá mức so với P và K vào cuối năm, mặc dù cây có nội lực, lúc đầu cây bung khỏe, hoa to, đậm màu, nhưng dần dần hoa bung có vẻ đuối và nhỏ dần tuy màu đậm, lộc ra cũng èo uột theo. Loại KNO3 này em đã dùng rồi, rất hiệu quả trong việc làm hoa bung to khỏe màu đậm, em phun 2-3 lần trước khi lặt lá, cách nhau 6 ngày /lần.
Mặc dù nhà sản xuất quảng cáo chung chung nhưng cụ thể ra không đơn giản như vậy. Mong nhận góp ý của các bác để em học hỏi thêm.
 
Kính gửi: Bác Võ Minh Không
Thật lòng em bái phục kiến thức và tấm lòng của bác dành cho em. Bác viết rõ ràng đọc dễ hiểu. Cảm ơn bác nhiều nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Chào bác, có chút góp ý với bác:
Bác đã xịt Alvil còn thêm Coc 85 làm chi nữa? 2 loại này đều là thuốc trừ nấm bệnh phổ rộng mà? Sao không thấy thuốc trừ nhện đỏ?
Cây bác lá đã già rồi, còn định kỳ thêm kali 15 ngày 1 lần nữa thì càng già thêm. Vấn đề nữa là 1 muỗng cà phê kali của bác không biết được là bao nhiêu mg? và bác pha ra nước tưới hay cho trực tiếp vào gốc luôn? Theo tôi phải tùy tình hình lá và nụ mà thêm kali đơn vì trong dynamic và phân dơi cũng đã có kali rồi, thêm vào thêm nữa rất bất lợi.
Chào Anh.
Trước tiên em cám ơn Anh nhiều. Do em mới chơi mai trong năm nay thôi, và tham khảo trên wedsite này thôi nên em chưa có kinh nghiệm.còn 2 thuốc trên em dùng là do em ra ngoài tiệm cây người ta bán cho em thôi. Anh có thể cho em biết thuốc diệt nhện đỏ tên là gì được không?
Em cám ơn Anh trước.
 
Kính gửi: Bác Mục Tử,
Cháu ra cửa hàng hỏi phân bón để lá mai mau già, kết nụ nhiều và nụ mau lớn; bà chủ tiệm giới thiệu ba loại phân bón sau:
1. KNO3 hàm lượng 13-0-46;
2. MKP hàm lượng 0-52-34;
3. NPK hàm lượng 10-60-10.
Cháu đọc công dụng của từng loại thì tất cả đều có tác dụng là kích thích cho nụ va hoa. Riêng loại 10-60-10 còn có tác dụng phân hoá mầm hoa. Cháu không hiểu được tại sao một loại phân không có P, một loại P rất cao và một loại không có N lại có cùng công dụng là kích nụ. Bác vui lòng giải thích giúp cháu, với cây mai lá còn non và nụ nhỏ như đầu tăm nhọn thì sử dụng phân bón nào là hợp lý nhất. Cảm ơn Bác nhiều.

Cây mai đâu cần phân phức tạp thế để lá mau già . hoặc nụ mau to hả bác, chỉ cần bác chăm sóc bình thường…bây giờ đến tết còn 3 tháng….toàn bộ khối lá sẽ tự già..
2 tháng sau khi lá mọc ra từ 1 chồi non lá ấy đã bắt đầu già. Không có lí do gì để nó non mãi
và cũng chỉ cần 2 tháng sau khi nụ nhú ra...nụ ấy đã đủ khả năng để nở
Người ta còn sợ lá mai già nhanh sẽ rụng sớm, hoặc nụ to nhanh sẽ nở sớm

Các loại phân đặc biệt mà bác vừa giới thiệu trên hoàn toàn không có trong danh mục phân bón của tôi dùng cho mai vàng..cho sứ và cho cả bông giấy..v..v
Tôi ngĩ nó dùng cho các loại cây hoa ngắn ngày thời vụ
Tủ thuốc của tôi về phân bón lá chỉ có 30-10-10….20-20-20…rootplex Alaska..ngĩa là các loại thông dụng thôi…
Vậy mà cuối năm các cây mai kết nụ rất nhiều đến độ năm nào sau khi lảy lá tôi phải bỏ bớt khoảng 1/3 nụ

Mai là cây thân mộc đa niên…sinh hóa theo mùa, ngĩa là tùy vị trí trái đất trên đường hoàng đạo mà cây phát triển…mùa xuân ,hè cây đâm chồi tạo tàng lá, khi ngày dài đến cực đại trong mùa hè mai bắt đầu kết nụ…mùa thu nụ nổi lên rồi to dần ra….mùa đông lá già hoàn toàn, bắt đầu đi vào giai đoạn hoạt động chậm lại…sau đó là già hoàn toàn rồi rụng xuống..để nở hoa vào mùa xuân..

Phân bón là thực phẩm để mai sanh trưởng và hoàn tất nhiệm vụ tốt thôi..dùng cách chế phẩm đặc biệt để bắt cây theo ý mình…thì với mai là không nên…mà chỉ nên dùng cho các cây hoa ngắn ngày ( sau 3 tháng trồng là nở…nở xong….dục vào đống rác)

Nếu bác đã bón phân bình thường đầy đủ, mai sẽ tự kết nụ…đừng để ý đến nụ mà hãy lưu tâm đến lá..
Cái cây chính là cái…lá đấy

--------

nhatmy : với cây mai lá còn non và nụ nhỏ như đầu tăm nhọn thì sử dụng phân bón nào là hợp lý nhất.

Bón gốc Dynamic+npk
Bón lá 20-20-20
 
Last edited by a moderator:
chào các bác, tôi có mấy cây mai bonsai trồng trên chậu cạn vì bộ rễ nổi lên mặt chậu lên ko thể bới đất bón dynamic được
tôi tính thực hiện theo cách sau
cách1 tôi lấy máy xay sinh tố xay dynamic và npk rồi pha nước tưới
cách2 cũng xay như vậy rồi đổ vào 1 cái bình nhỏ ngâm khoảng 3-10 ngày rồi pha nước tưới
vậy theo các bác cách nào hiệu quả nhất?
tôi có thắc mắc nhỏ nữa là chúng ta ngâm phân hữu cơ (vd bánh dầu) 1 năm sau mới sử dụng được nếu ko xài các chế phẩm nhanh phân huỷ
vậy tưới dynamic theo cách trên có an toàn cho bộ rễ ko?
 
chào các bác, tôi có mấy cây mai bonsai trồng trên chậu cạn vì bộ rễ nổi lên mặt chậu lên ko thể bới đất bón dynamic được
tôi tính thực hiện theo cách sau
cách1 tôi lấy máy xay sinh tố xay dynamic và npk rồi pha nước tưới
cách2 cũng xay như vậy rồi đổ vào 1 cái bình nhỏ ngâm khoảng 3-10 ngày rồi pha nước tưới
vậy theo các bác cách nào hiệu quả nhất?
tôi có thắc mắc nhỏ nữa là chúng ta ngâm phân hữu cơ (vd bánh dầu) 1 năm sau mới sử dụng được nếu ko xài các chế phẩm nhanh phân huỷ
vậy tưới dynamic theo cách trên có an toàn cho bộ rễ ko?

Bác không cần bới đất lên để bón phân,không tốt .Bác ngâm dynamic+npk khoảng 10 ngày rồi tưới vào buổi sáng một ngày nắng tốt ,theo tỉ lệ 1/5 phần ngàn tức là, 1kg2dynamic+600g nkp+1000 lít nước .chia nhỏ lại dynamic 12gr+6gr npk +10 lít nước ,cách này là hiệu quả nhất rất an toàn cho bộ rễ ,còn bánh dầu Bác ngâm 1năm mới dùng cũng rất tốt, nhưng không nên dùng vào tháng mưa ,chào Bác .
 
Cây mai đâu cần phân phức tạp thế để lá mau già . hoặc nụ mau to hả bác, chỉ cần bác chăm sóc bình thường…bây giờ đến tết còn 3 tháng….toàn bộ khối lá sẽ tự già..
2 tháng sau khi lá mọc ra từ 1 chồi non lá ấy đã bắt đầu già. Không có lí do gì để nó non mãi
và cũng chỉ cần 2 tháng sau khi nụ nhú ra...nụ ấy đã đủ khả năng để nở
Người ta còn sợ lá mai già nhanh sẽ rụng sớm, hoặc nụ to nhanh sẽ nở sớm

Các loại phân đặc biệt mà bác vừa giới thiệu trên hoàn toàn không có trong danh mục phân bón của tôi dùng cho mai vàng..cho sứ và cho cả bông giấy..v..v
Tôi ngĩ nó dùng cho các loại cây hoa ngắn ngày thời vụ
Tủ thuốc của tôi về phân bón lá chỉ có 30-10-10….20-20-20…rootplex Alaska..ngĩa là các loại thông dụng thôi…
Vậy mà cuối năm các cây mai kết nụ rất nhiều đến độ năm nào sau khi lảy lá tôi phải bỏ bớt khoảng 1/3 nụ

Mai là cây thân mộc đa niên…sinh hóa theo mùa, ngĩa là tùy vị trí trái đất trên đường hoàng đạo mà cây phát triển…mùa xuân ,hè cây đâm chồi tạo tàng lá, khi ngày dài đến cực đại trong mùa hè mai bắt đầu kết nụ…mùa thu nụ nổi lên rồi to dần ra….mùa đông lá già hoàn toàn, bắt đầu đi vào giai đoạn hoạt động chậm lại…sau đó là già hoàn toàn rồi rụng xuống..để nở hoa vào mùa xuân..

Phân bón là thực phẩm để mai sanh trưởng và hoàn tất nhiệm vụ tốt thôi..dùng cách chế phẩm đặc biệt để bắt cây theo ý mình…thì với mai là không nên…mà chỉ nên dùng cho các cây hoa ngắn ngày ( sau 3 tháng trồng là nở…nở xong….dục vào đống rác)

Nếu bác đã bón phân bình thường đầy đủ, mai sẽ tự kết nụ…đừng để ý đến nụ mà hãy lưu tâm đến lá..
Cái cây chính là cái…lá đấy

--------



Bón gốc Dynamic+npk
Bón lá 20-20-20

---------------------
Quá hợp lý bác ah, mấy loại này cháu thấy có ở cửa hàng nhưng chưa dùng, ngoài KNO3 cháu có dùng thử 1 năm. Cháu cũng theo quan điểm của bác, cái khó là làm sao 1 cây mai khỏe mà lại ko có nụ. Quan trọng cây mai thật khỏe, chỉ cần các thành phần NPK phân bón căn bản phù hợp theo từng mùa theo trạng thái từng cây thì lo gì mai không kết nụ. Nếu chúng ta bị sa nhiều vào hàng tá các loại phân bón rồi so đo thì khác nào vào 1 ngôi chùa nhìn 1 hàng nến rồi không phân biệt được cây nến nào sáng nhất. Thật ra cây mai không cần bón phân quá phức tạp qua chuyên biệt như vậy.

--------

Bác Mục Tử cho cháu hỏi trường hợp này: cháu có 1 cây mai loại 5 cánh miền Trung, bản chất cây này vốn ra cành lá xải dài và thưa, phát triển rất mạnh. Cháu ghép mai dảo toàn bộ được 3 năm, gốc mẹ tính tới nay cũng được 17 năm. Cây này có 1 đặc điểm là sau khi gép vẫn phát triển rất mạnh, ra chồi non liên tục mà nách lá trống trơn ít nụ được hình thành. Mặc dù khẩu phần phân cho em nó tương tự những cây khác, trong khi mấy cây kia cũng là cây ghép mới 1-2 năm thì ăn phân rất hiệu quả, đóng nụ tương đối tốt. Thấy thế trong khẩu phần của em nó cháu có tăng cường P và K cao hơn từ giữa tháng 6 âm lịch mà cũng không ăn thua. Chiều nay cháu kiểm tra lại thì thấy các lá được hình thành đầu tiên từ vết cắt tỉa tháng giêng vẫn còn xanh đậm và cháu vặt thử thì thấy rất chắc, chưa có dấu hiệu lão hóa. (cây cũng đủ nắng như những cây còn lại)
Cháu cảm nhận cây này thiên về sinh trưởng mạnh, ra cành lá liên tục, lá xanh óng ả mà làm búp thì rất kém. Bác có kinh nghiệm nào chinh phục những em như thế này thì giúp cháu với. Cháu tưởng tượng một này nào đó mà chuyển được năng lượng dồi dào của em nó vào việc kết nụ tốt thì chắc là cháu sẽ có 1 mùa hoa tung trời.
Cám ơn bác.
 
Last edited by a moderator:
Chào Anh.
...còn 2 thuốc trên em dùng là do em ra ngoài tiệm cây người ta bán cho em thôi. Anh có thể cho em biết thuốc diệt nhện đỏ tên là gì được không?
...
2 loại thuốc trừ bệnh này sử dụng riêng lẻ, luân phiên thì càng tốt, 10-15 ngày 1 lần.
Thuốc trị nhện đỏ là Alfamite 15EC, regent, actara... Bác phải trang bị ít nhất 2 loại sử dụng luân phiên với nhau, vì nhện đỏ là loài có khả năng kháng thuốc rất nhanh.
Còn muốn đỡ độc hại hơn Bác chạy ra tiệm Bồ Cường ở Chợ Lớn nhờ giới thiệu giúp vài loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới trừ được sâu chích hút và miệng nhai thì loại đó trừ được cả bọ trĩ và nhện đỏ sẽ sử dụng suốt năm nhưng phải sử dụng luân phiên 3 loại trở lên và khoảng 1,5 tháng đến 2 tháng phải dùng thuốc hoá học 1 lần.
Cho xin vài tấm hình hiện tại của e nó thì Bác Mục Tử mới tư vấn chính xác hơn cho Bác.
 
Last edited by a moderator:
......

Bác Mục Tử cho cháu hỏi trường hợp này: cháu có 1 cây mai loại 5 cánh miền Trung, bản chất cây này vốn ra cành lá xải dài và thưa, phát triển rất mạnh. Cháu ghép mai dảo toàn bộ được 3 năm, gốc mẹ tính tới nay cũng được 17 năm. Cây này có 1 đặc điểm là sau khi gép vẫn phát triển rất mạnh, ra chồi non liên tục mà nách lá trống trơn ít nụ được hình thành. Mặc dù khẩu phần phân cho em nó tương tự những cây khác, trong khi mấy cây kia cũng là cây ghép mới 1-2 năm thì ăn phân rất hiệu quả, đóng nụ tương đối tốt. Thấy thế trong khẩu phần của em nó cháu có tăng cường P và K cao hơn từ giữa tháng 6 âm lịch mà cũng không ăn thua. Chiều nay cháu kiểm tra lại thì thấy các lá được hình thành đầu tiên từ vết cắt tỉa tháng giêng vẫn còn xanh đậm và cháu vặt thử thì thấy rất chắc, chưa có dấu hiệu lão hóa. (cây cũng đủ nắng như những cây còn lại)
Cháu cảm nhận cây này thiên về sinh trưởng mạnh, ra cành lá liên tục, lá xanh óng ả mà làm búp thì rất kém. Bác có kinh nghiệm nào chinh phục những em như thế này thì giúp cháu với. Cháu tưởng tượng một này nào đó mà chuyển được năng lượng dồi dào của em nó vào việc kết nụ tốt thì chắc là cháu sẽ có 1 mùa hoa tung trời.
Cám ơn bác.

Đặc điểm của cây quang kì dài, là 1 cây đã trưởng thành khi quang kì đạt đến dài cực đại..thì GA3 sẽ tự chuyển biến để điều khiển cho cây khởi động chức năng sinh thực ( kết nụ)
Cùng thời điểm này phải giảm đạm để giúp cây cây dễ dàng kết nụ
Vì khi quang kì dài cực đại hoặc giảm đạm ;là 2 yếu tố bất lợi cho sanh trưởng…chính sự bất lợi này làm cây khởi động chức năng sanh thực..

Trở lại cây của bác. Nụ kết được nhưng không nhiều…như vậy chức năng sanh sanh thực đã khởi động..
nhưng nụ không kết được nhiều , mà ra đọt nhiều hơn

Theo tôi ngĩ
1 là : khi bác chọn lựa bo ghép bác đã chọn đại 1 cây dảo nào đó…mà không chọn kĩ là chỉ nên lấy bo từ cây rất sai nụ và hoa đẹp

2 là…đất tốt quá ( do phân hữu cơ đắp gốc)…nên bác có tăng kali..thì kali đó càng làm cho cây tiêu thụ thêm được đạm để ra…đọt

3 là mưa nhiều quá…nước mưa rất nhiều đạm…

Bác lưu ý thấy năm nào mưa quá nhiều…nụ mai sẽ ít và tàng lá thì thật to, xanh mượt

Để giảm đạm cho cây..tôi đề ngị với cây này…khi vào giũa tháng 5 al bác nên đưa cây vào chỗ ít mưa nhưng vẫn đủ nắng : mái hiên hướng đông Bắc… vì khi tháng 5 đến 6 mặt trời ngiêng nhiều về hướng đông bắc…nên ở mái hiên hướng này sẽ có nắng từ sáng tới chiều
Phải đến tháng 8 mặt trời mới xoay về hướng đông nam thì lúc đó mang cây ra giữa trời…sau 3 tháng nằm dưới hiên ngập nắng ít được mưa…đạm làm sao có nhiều ?
Dưới mái hiên thì dĩ nhiên không được mưa nhiều chỉ có mưa tạt thôi

Hoặc là vẫn để cây giữa vườn và bác dùng thủ thuật kìm hãm sự phóng đọt bằng cách : dùng thuốc diệt cỏ 2,4D pha loãng gấp 10 lần so với liều diệt cỏ. phun cho cây mỗi khi thấy đọt phóng ra…
Tôi đã làm thử rồi : các lá non sau khi trúng thuốc sẽ cằn lại không phát triển được…năng lượng không giải phóng được bằng cách ra đọt , nó sẽ phải giải phóng bằng cách…kết nụ

Hoặc bác thử dùng CCC (tên đầy đủ: Chlor- Cholin- Chlorid) là chất ức chế sinh trưởng :

http://agriviet.com/home/group.php?gmid=942&do=discuss#axzz2jKmoBZBJ


chúc thành công
 
Last edited by a moderator:
Đặc điểm của cây quang kì dài, là 1 cây đã trưởng thành khi quang kì đạt đến dài cực đại..thì GA3 sẽ tự chuyển biến để điều khiển cho cây khởi động chức năng sinh thực ( kết nụ)
Cùng thời điểm này phải giảm đạm để giúp cây cây dễ dàng kết nụ
Vì khi quang kì dài cực đại hoặc giảm đạm ;là 2 yếu tố bất lợi cho sanh trưởng…chính sự bất lợi này làm cây khởi động chức năng sanh thực..

Trở lại cây của bác. Nụ kết được nhưng không nhiều…như vậy chức năng sanh sanh thực đã khởi động..
nhưng nụ không kết được nhiều , mà ra đọt nhiều hơn

Theo tôi ngĩ
1 là : khi bác chọn lựa bo ghép bác đã chọn đại 1 cây dảo nào đó…mà không chọn kĩ là chỉ nên lấy bo từ cây rất sai nụ và hoa đẹp

2 là…đất tốt quá ( do phân hữu cơ đắp gốc)…nên bác có tăng kali..thì kali đó càng làm cho cây tiêu thụ thêm được đạm để ra…đọt

3 là mưa nhiều quá…nước mưa rất nhiều đạm…

Bác lưu ý thấy năm nào mưa quá nhiều…nụ mai sẽ ít và tàng lá thì thật to, xanh mượt

Để giảm đạm cho cây..tôi đề ngị với cây này…khi vào giũa tháng 5 al bác nên đưa cây vào chỗ ít mưa nhưng vẫn đủ nắng : mái hiên hướng đông Bắc… vì khi tháng 5 đến 6 mặt trời ngiêng nhiều về hướng đông bắc…nên ở mái hiên hướng này sẽ có nắng từ sáng tới chiều
Phải đến tháng 8 mặt trời mới xoay về hướng đông nam thì lúc đó mang cây ra giữa trời…sau 3 tháng nằm dưới hiên ngập nắng ít được mưa…đạm làm sao có nhiều ?
Dưới mái hiên thì dĩ nhiên không được mưa nhiều chỉ có mưa tạt thôi

Hoặc là vẫn để cây giữa vườn và bác dùng thủ thuật kìm hãm sự phóng đọt bằng cách : dùng thuốc diệt cỏ 2,4D pha loãng gấp 10 lần so với liều diệt cỏ. phun cho cây mỗi khi thấy đọt phóng ra…
Tôi đã làm thử rồi : các lá non sau khi trúng thuốc sẽ cằn lại không phát triển được…năng lượng không giải phóng được bằng cách ra đọt , nó sẽ phải giải phóng bằng cách…kết nụ

Hoặc bác thử dùng CCC (tên đầy đủ: Chlor- Cholin- Chlorid) là chất ức chế sinh trưởng :

http://agriviet.com/home/group.php?gmid=942&do=discuss#axzz2jKmoBZBJ


chúc thành công

Cháu cám ơn bác, cây của cháu chỉ ăn phân hữu cơ bón gốc bình thường như cây khác thôi ah, cháu quang sát thấy những bo ghép lấy từ cây này chuyển qua cây khác ghép thì vẫn hình thành nụ tốt bác ah. Năm nay thì miền trung khu vực Nha Trang như cháu cũng không nhiều mưa, thời tiết cỏ vẻ chuyển gió bấc lạnh và khô sớm, trời đủ nắng. Cùng quan điểm với bác cháu cho rằng cây này thiên về sinh trưởng quá mức, với cây này chắc cháu phải nghĩ đến việc ức chế sinh trưởng cho em nó thôi, lại đành hẹn mùa hoa năm sau.
Chân thành cảm ơn bác.
 
....... Cùng quan điểm với bác cháu cho rằng cây này thiên về sinh trưởng quá mức, với cây này chắc cháu phải nghĩ đến việc ức chế sinh trưởng cho em nó thôi, lại đành hẹn mùa hoa năm sau.
Chân thành cảm ơn bác.

2,4D là thuốc diệt cây rừng hoặc cỏ lá rộng..công thức của nó gần giống như chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ khi xưa dùng để diệt rừng cây VN..
Cả 2 Cùng tên là 2,4D nhưng loại đang dùng trên thị trường cấu trúc hóa học của nó khác 1 chút…nên ít có tác hại cho người ( ít thôi ngĩa là không ghê ghớm như chất độc màu da cam)
Mai là cây lá rộng( lá to) nên rất mẫn cảm với chất này..

Năm xưa tôi cũng có 1 cây mai to…tháng 7 rồi mà không chịu kết nụ, lá cứ xanh um đọt phóng búa xua…tôi dùng 2,4D liều loãng 10 lần…phun cho nó..
Các lá non . đọt non cằn lại hết. không phát triển được….2 tuần sau mầm non lại nhú ra…tôi phun lần nữa…
Sau vài lần phun tôi thấy các mắt kim nhú ra rất nhiều dưới các nách lá, tôi ngưng không phun thuốc này nữa

Rồi mấy năm sau có 1 cây Huỳnh Tỷ ( 24 cánh) bỗng dưng tháng 7 rồi mà không thấy mắt kim nào cả… tôi dùng 6-30-30 phun 1 tuần 1 lần…kết quả nụ kết nhiều

Độc dược
, hay là biệt dược
Là do cách dùng liều lượng dùng và mục đích dùng
Bác là cao thủ.nhất định bác hiểu

Ngắt đọt để cây tức mà kết nụ…làm sao làm nổi khi mà cây to, vườn rộng biết bao nhiêu là đọt nhiều quá..
Phải dùng hóa chất thôi
 
2,4D là thuốc diệt cây rừng hoặc cỏ lá rộng..công thức của nó gần giống như chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ khi xưa dùng để diệt rừng cây VN..
Cả 2 Cùng tên là 2,4D nhưng loại đang dùng trên thị trường cấu trúc hóa học của nó khác 1 chút…nên ít có tác hại cho người ( ít thôi ngĩa là không ghê ghớm như chất độc màu da cam)
Mai là cây lá rộng( lá to) nên rất mẫn cảm với chất này..

Năm xưa tôi cũng có 1 cây mai to…tháng 7 rồi mà không chịu kết nụ, lá cứ xanh um đọt phóng búa xua…tôi dùng 2,4D liều loãng 10 lần…phun cho nó..
Các lá non . đọt non cằn lại hết. không phát triển được….2 tuần sau mầm non lại nhú ra…tôi phun lần nữa…
Sau vài lần phun tôi thấy các mắt kim nhú ra rất nhiều dưới các nách lá, tôi ngưng không phun thuốc này nữa

Rồi mấy năm sau có 1 cây Huỳnh Tỷ ( 24 cánh) bỗng dưng tháng 7 rồi mà không thấy mắt kim nào cả… tôi dùng 6-30-30 phun 1 tuần 1 lần…kết quả nụ kết nhiều

Độc dược
, hay là biệt dược
Là do cách dùng liều lượng dùng và mục đích dùng
Bác là cao thủ.nhất định bác hiểu

Ngắt đọt để cây tức mà kết nụ…làm sao làm nổi khi mà cây to, vườn rộng biết bao nhiêu là đọt nhiều quá..
Phải dùng hóa chất thôi
--------------------------------
Cám ơn bác đã tận tình giải thích, cái 2,4D cháu có nghe cụ nhà nói lâu rồi mà ngại tác dụng của nó nên cháu chưa dám dùng, dù là có sự phân biệt cấu trúc chất của nhà sản xuất nhưng thời buổi này nhiều chuyện lừa lọc hàng tiêu dùng quá nên đâm ra ngại bác ah, như kiểu các cụ xưa có nói "cẩn tắc vô ưu" đối với những điều nguy hiểm là vậy.
Cháu định qua năm vào tháng 6 âm sẽ ức chế sinh trưởng cây này bằng cách xiết nước kỹ lưỡng kết hợp với phun 10-30-30 đều đặng mỗi tuần, hạn chế phần nào phân bón gốc. Miền Trung cháu ở tháng 6 là mùa khô hạn nên sẽ nương theo tự nhiên mà xiết nuớc cho giống mai rừng(không tưới tiêu nhiều như mấy cây khác), kết hợp cho ăn phân hợp lý. Cháu thấy cây này nuôi lá rất giỏi nên cháu cho rằng việc lá già sớm sẽ không phải là vẫn đề của em nó, mà cháu theo dõi nếu lá có nhanh già quá thì sau khi cây tượng nụ rồi cháu sẽ phun 30-10-10 loãng kéo lại. Bác thấy ý tưởng này ổn không ah. Thật ra cháu trồng chơi khoản chục cây thôi chứ không phải nhà vườn, với cháu quyết tâm xử lý thành công 1 cây cứng đầu là niềm vui không thể tả bác ah.
Cháu xin cảm ơn bác luôn nhiệt tình cùng niềm đam mê của các anh em.
 
--------------------------------
............. nên sẽ nương theo tự nhiên mà xiết nuớc cho giống mai rừng(không tưới tiêu nhiều như mấy cây khác), kết hợp cho ăn phân hợp lý. Cháu thấy cây này nuôi lá rất giỏi nên cháu cho rằng việc lá già sớm sẽ không phải là vẫn đề của em nó, mà cháu theo dõi nếu lá có nhanh già quá thì sau khi cây tượng nụ rồi cháu sẽ phun 30-10-10 loãng kéo lại. Bác thấy ý tưởng này ổn không ah. Thật ra cháu trồng chơi khoản chục cây thôi chứ không phải nhà vườn, với cháu quyết tâm xử lý thành công 1 cây cứng đầu là niềm vui không thể tả bác ah.
Cháu xin cảm ơn bác luôn nhiệt tình cùng niềm đam mê của các anh em.

Xiết nước không phải biện pháp hay đối với mai trồng trong chậu..nhất là tháng 6 trời mưa nhiều..làm sao làm được nếu không đưa cây vào nhà…kính
Vả lại sự Xiết nước sẽ làm toàn bộ lá già nhanh..dù rằng trong tháng 7 là vào đầu thu…mai sẽ có 1 đợt ra đọt rất mạnh, rất nhiều…đợt lá cuối tháng 7 này sẽ là lá chủ lực để giữ cho các nụ cuối năm không nở sớm khi các lá có từ sau tết đến tháng 5 già đi và rụng lúc cuối năm

Nếu bác muốn dùng kĩ thuật xiết nước…bác nên dùng trong tháng 5 hoặc 6…như vậy sẽ an toàn cho đợt ra đọt tháng 7

Xiết nước để có kết quả cao nhất là xiết nước triệt để và áp dụng chung với kích thích tố

Tôi vẫn áp dụng cho bông giấy để điều khiển nó ra hoa công xuất cao vào tết :
Không tưới cho đến khi thấy lá héo, thì Phun atonic cho bông giấy và tưới 1 lần lân và kali rồi ngưng không tưới… Khi thấy lá đã héo tưới cho nó 1 lần lân và kali nữa…rồi phun đẫm vào khối lá atonic lần nữa rồi lại ngưng không tưới
Lập lại 3 lần…sẽ thấy bông giấy ra hoa..
khi thấy bông giấy ra hoa ở đầu cành thì bắt đầu tưới đủ.cây bông giấy sẽ không ra lá nữa mà chỉ ra toàn là hoa thôi
bác thử áp dụng cho cây mai “cứng cổ” đó xem.

Nhưng mà tôi nhận thấy Dùng 2,4 D là tiện lợi nhất ( chỉ có 1 cây thôi ...phải là 1 vườn mới nguy hiểm)

: để cây tự nhiên ngoài vườn mặc gió mưa,phun 2,4D mỗi khi thấy đọt phun ra..làm vài lần nó có cứng đầu đến đâu cũng phải kết nụ. vì không cách nào nó ra lá non được

Nên phun thuốc vào buổi sáng, vì buổi sáng trời luôn đứng gió..thuốc sẽ không bị theo gió phát tán chung quanh
Nên phun sau khi trẻ em đã đến trường
Nhớ đeo khẩu trang, đội mũ mặc áo quần kín đáo
Nên làm trong tháng 6 và tuyệt đối đừng làm sau tháng 7 vì để an toàn cho đợt đọt mạnh của hạ tuần tháng 7
 
Nếu bác muốn dùng kĩ thuật xiết nước…bác nên dùng trong tháng 5 hoặc 6…như vậy sẽ an toàn cho đợt ra đọt tháng 7

Xiết nước để có kết quả cao nhất là xiết nước triệt để và áp dụng chung với kích thích tố

Tôi vẫn áp dụng cho bông giấy để điều khiển nó ra hoa công xuất cao vào tết :
Không tưới cho đến khi thấy lá héo, thì Phun atonic cho bông giấy và tưới 1 lần lân và kali rồi ngưng không tưới… Khi thấy lá đã héo tưới cho nó 1 lần lân và kali nữa…rồi phun đẫm vào khối lá atonic lần nữa rồi lại ngưng không tưới
Lập lại 3 lần…sẽ thấy bông giấy ra hoa..
khi thấy bông giấy ra hoa ở đầu cành thì bắt đầu tưới đủ.cây bông giấy sẽ không ra lá nữa mà chỉ ra toàn là hoa thôi
bác thử áp dụng cho cây mai “cứng cổ” đó xem.
..................................
Nên làm trong tháng 6 và tuyệt đối đừng làm sau tháng 7 vì để an toàn cho đợt đọt mạnh của hạ tuần tháng 7
---------------------------
Cháu cám ơn bác đã rất tận tâm góp ý, năm sau cháu sẽ áp dụng theo phương pháp xiết nước, phun kích thích tố rồi kali kết hợp. Tháng 5-6 là 2 tháng khô hạn không mưa của miền Trung, cháu cho rằng đây là điều kiện tốt để áp dụng phương pháp ức chế sinh trưởng cây theo kiểu xiết nước kết hợp phân bón. Đến cuối tháng 7 âm trời mới thỉnh thoảng làm giông (chưa phải mùa mưa). Cây chịu hạn 1 thời gian gặp nước mưa vài trận và phân bón thúc đầy đủ sẽ đâm chồi đồng loạt, và kèm theo đó là mỗi nách lá sẽ hình thành 1 mắt kim nụ hoa. Nếu cháu áp dụng thành công sẽ báo cáo bác và các anh em cùng tham khảo.
 
Gửi bác Vi
Bác cho cháu hỏi vậy để cho cây hoa giấy đúng tết thì vào tháng mấy làm theo cách của bác là tối ưu nhất
Cháu cảm ơn
 
Gửi bác Vi
Bác cho cháu hỏi vậy để cho cây hoa giấy đúng tết thì vào tháng mấy làm theo cách của bác là tối ưu nhất
Cháu cảm ơn

Bông giấy là cây ra rễ nhanh. Nên 1 năm ta phải thay đất 1 lần . để bông giấy ra hoa đúng vào tết..tôi thường làm như sau :


Vào ngày 27 tháng 10 âm lịch
. ta nhổ cây ra khỏi chậu. cắt bỏ hết cành…trụi lũi luôn( chỉ để lại các cành chính cho ra tược và tạo dáng). Cắt bỏ hết các rễ cám rễ vòng, đang bện với nhau thành 1 cuộn.
Sau đó trồng cây vào trong chậu với đất mới.. tưới 1 lần cho đẫm nước..rồi để cây trong bóng mát 1 tuần,sang ngày thứ 9 mang cây ra nhử nắng từ từ.
Khi thấy tược nhú ra được vài lá thì ta ngắt đọt để đâm thêm tược. cứ thế làm riết tạo thành một cái tán thật tròn
Đến ngày 22 tháng 11al tưới 1 lần Lân và kali ( 15gram lân+kali với 10 lít nước)
Ngày 27 tháng 11al phun lên tán lá ATONIC + 6-30-30 phun đều dẫm sau đó không tưới cây nữa..(khoảng 5 ngày )dến khi thấy các đọt muốn héo thì ta tưới chút nước có hòa tan lân kali. Đồng thời phun thêm ATONIC+6-30-30…sau đó lại bỏ khô không tưới..cho đến khi đọt héo.. lập lại 3 lần cách xiết nước tưới và phun phân như trên
Khi thấy nụ hoa trên các dầu tược bắt đầu lú ra thì ta tưới đầy đủ hàng ngày (không tưới nhiều tưới vừa ẩm thôi nhé) và cứ 7 ngày lại tưới nước có phân 15-30-15 một lần
Nếu thời tiết bình thường không bị nhiều lạnh, bảo đảm..tết cây bông giấy của bạn rực rỡ hoa
- Sau đợt hoa tết vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.
- Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.
- 6 ngày sau khi bón phân Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).
- Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.

Khi mùa mưa đến.. bạn không nên ép cây ra hoa nữa. mà thả rừng ngĩa là để cây phát triển tự do nhưng phải nhớ bón phân.. tưới nước đầy đủ để cây mạnh khỏe chờ đến ngày 27 tháng 10 âm lịch lại thay đất. cắt cành…..cho mùa hoa tết năm sau…


Mục Tử.
 
Bài trên bác GACHOIMAI trích dẫn của lão mõ…từ 1 topic khác lúc đó lão mang nick Bình Minh

Nếu là 1 năm không bị lạnh…thì theo cách trên, đúng tết bông giấy nở rất đẹp.
Nếu cuối năm bị lạnh thì bông nở ít hơn và chậm hơn

Khi mùa mưa đến các bác nên “thả”…để cây phát triển tự do, không cắt tỉa…chỉ bón phân tưới nước khi cần thôi. Mùa mưa bông giấy vẫn có bông, nhưng không nhiều..
Phải thả để dưỡng cây…chuẩn bị cho mùa xuân rực rỡ năm sau
 
Back
Top