Chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa lily

Lily là một trong những loài hoa rất được ưa chuộng trong thời gian qua. Có lẽ vì chất lượng của loài hoa này hay vì quy trình trồng ra nó quá khó mà giá thành sản phẩm luôn cao ngất ngưởng. Vì thế cũng có không ít người "giàu" lên vì trúng mùa hoa lily và cũng không ít người khóc dỡ vì thất bại khi chọn đối tượng này. Với những lý do đó nay ngaytrove xin mở topic này để cùng trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm về trồng và chăm sóc loài hoa này.
1. Đất trồng:
Lily thích hợp trồng trên những vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt; pH thích hợp trong khoản 6.2 (tuỳ giống)
2. Nhiệt độ: Thích hợp ở biên nhiệt 24 - 30 độ C. Nếu nhiệt độ thấp quá (dưới 20 độ C) thì cây sẽ "ngủ". Trạng thái này rất nguy hiểm vì thời gian sinh trưởng của cây có giới hạn nên nếu kéo dài thì chất lượng hoa sẽ giảm đồng thời tốn chi phi chăm sóc. Ngược lại nếu nhiệt độ quá cao (trên 32 độ C) cây sinh trưởng kém, thiếu chiều cao, hoa nhỏ.
3. Ánh sáng: Thích hợp trong khoảng 8000 - 10000lux.Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu, màu sắc lá và hoa không tươi.
4. Giống: Hiện tại có 3 nguồn nhập giống chính đó là từ Hà Lan; Chile và từ Newzealand. Tuỳ tường thời điểm và đơn hàng mà các nguồn giống cũng khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi nguồn giống khác nhau thì cây sinh trưởng lên sẽ khác nhau về thời gian sống. Thông thường từ lúc xuống giống đến khi ra hoa là 70 - 95 ngày tuỳ vào từng giống. Trong đó hoa màu vàng thường ra hoa sớm nhất (70-75 ngày tuỳ vào nhiệt độ) sau đó là hoa màu hồng (pink) từ 80 - 85 ngày. Hoa màu trắng có thời gian sinh trưởng kéo dài nhất (85 - 95 ngày). Như vậy thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào nguồn giống, loại ( yellowen, tiber, hay siberia) và nhiệt độ.
5. Trồng và chăm sóc:
Củ lily được rả đông rồi ủ lên mầm trước khi trồng. Khi mầm được 1 - 1.5cm thì đem trồng là hợp lý nhất. Chú ý: sau khi trồng xong nên tưới nước ngay, tưới đủ nước ngay lần đầu tiên.
Chăm sóc: Cần theo dõi pH hàng tuần. Với lily phòng bệnh luôn là yếu tố hàng đầu (vì giá thành sản xuất khá cao) nên cần lên lịch sử dụng thuốc bvtv hợp lý. Quan trọng nhất với lily là các loại nấm rễ như Rhizotonia; Phytothora; Pithyum,... các thuốc thường dùng là topsin, Roval, Aliette, Phytoside. Nên lên lịch phun thuốc ít nhất là 1 lần/tuần. Ở giai đoạn ra hoa cần chú ý đến bọ trĩ.
6. Thu hoạch và bảo quản:
Độ chín của hoa tuỳ thuộc và yêu cầu của người sử dụng. Thời gian sống của hoa lily tương đối dài (2 - 4 tuần) chú ý thay nước cắm hoa hàng ngày sẽ giúp hoa tươi lâu.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho những ai đang có nhu cầu và cũng rất mong nhận được nhiều chia sẻ từ các thành viên quan tâm.

 
Kỹ thuật trồng hoa lily trong chậu.

Ngoài đặc điểm thời gian sống lâu, hoa trồng trong chậu còn có ưu điểm nữa đó là lá cây luôn tươi, màu sắc rất đẹp. Vì những lý do đó mà người tiêu dùng sử dụng hoa chậu như một sản phẩm thứ 2.
Giá thể dùng để trồng hoa chậu thường là hỗn hợp xơ dừa với trấu.
Chậu thường dùng là chậu nhựa. Đường kính chậu và số cây trên chậu tuỳ vào yêu cầu sử dụng.
Thường thì khi dùng giống trồng hoa chậu người ta chú ý đến giá thành củ giống. Giống càng rẻ thì càng tốt vậy nên người ta sẽ dùng củ cỡ 14 - 16 hoặc dùng lại củ đã trồng cắt cành.
Hoa lily củ giống kích cỡ càng lớn thì càng cho nhiều hoa, cây to khoẻ. Tuy nhiên củ trồng lại (củ F2) thì cần có thời gian ngủ đông hợp lý (thường là 3 tháng) sau đó tiến hành rã đông và ủ mầm như củ nhập về.
Hiện nay quỵ trình làm củ F2 này cũng đang là quá trình thí điểm trên Đà Lạt. Ưu điểm duy nhất của giống loại này là giá thành giảm 2 - 3 lần so với củ nhập về. Nhưng nhược điểm là thân cây nhỏ, hoa ít, cánh hoa nhỏ và độ đồng đều không cao.
Khi trồng trong chậu cần chú ý đến EC và pH của giá thể trồng. Đây gần như là khâu quyết định đến thành công của hoa lily trồng chậu. Còn những vấn đề khác như chăm sóc hoa cắt cành.
 
còn vấn đề cốt tử khi trồng những size củ quá lớn như 18 - 20 hay bị tình trạng gì khi chăm sóc không đúng bác không nói qua nhỉ
Đúng như bạn nói, khi trồng những củ có size lớn thường bị cháy lá sinh lý ở giai đoạn 40 - 60 ngày tuổi. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề lớn vì có cách để giải quyết nó một cách triệt để. Các giống thường dễ bị mẫn cảm với hiện tượng này là Corvara, Lamancha, Tiber, ... đó là những giống rất rễ "cháy" và được xếp theo thứ tự nguy nhiểm giảm dần đó.
Để khắc phục hiện tường này bạn dùng chelate Canxi hàng của Hà Lan phun lên lá trong thời kỳ mẫn cảm (35 - 55 ngày). Chỉ cần phun hàng tuần là đủ giải quyết được. Đó là kinh nghiệm giải của mình. Nếu bác nào còn cao kiến khác xin được lắng nghe để học hỏi thêm.
 
Chào bác ! em cũng mới trồng một ít hoa lily trong chậu.Hiện cây đã nhú mầm khoảng 3cm .Vị trí em đặt chậu sẽ nắng từ 10h - 16h ( khoảng 7 tiếng) với thời tiết ở hà nội hiện tại trung bình 25-30 oC .Vậy em có cần phải che nắng bằng lưới không ạh !xin cảm ơn
 
EM mới trồng nè, có che lưới chi bác ơi, ban ngày đem ra 4-5 tiếng ánh sáng, ban đêm đem vào nhà, tết có hoa chơi!
 
Hì hì, đúng là múa rìu qua mắt bác Giaman rôi!!!. Về vấn đề canxi cho cây mà đặc biệt là hoa lily mình sẽ trao đổi tiếp vào tối nay nhé. Hiện tại mình có ít time quá nên nói không hết!!!
Trở lại vấn đề của bạn Greenheart. Vấn đề của bạn phải phục thuộc vào cường độ sáng của khu vực bạn trồng. Nếu cường độ sáng quá cao thì bạn phải dùng lưới chắn sáng che lại bớt. Nếu cường độ nắng vừa phải, dịu thì cứ để không sao cả. Vấn đề tiếp theo là nhu cầu về chiều cao mà bạn mong muốn. Nếu không khắc khe về chiều cao (không cần cao) thì để không suy nghĩ (miễn là đừng đem "phơi nắng" hoàn toàn là được). Ngược lại, giai đoạn này mà bạn để dưới cường độ sáng cao sẽ làm cây bị "lùn" (không cao quá 1m).
Còn chuyện bê ra "phơi nắng" rồi bê vào chỉ làm được cho số lượng ít và bạn có thời gian!!!.
Chúc các bạn thành công với những chậu lily xinh đẹp và ngát hương!!!
 
vâng cảm ơn bác ! em thấy cũng đúng cây mà thấp quá sẽ cho thành phẩm không đẹp.Hôm nay em đã mua lưới đen em sẽ up hình ảnh để các bác tư vấn giúp :lol:
 
hì, lẽ ra em đợi bác Gia Mẫn lên tiếng, nhưng bác ấy có lẽ bận tối mặt cho vụ trồng hoa tết nên em lên tiếng giúp vậy, tình trạng "cháy" mà bác nói xảy ra một phần là do thiếu Canxi, một phần là do đặc tính của củ hoa Lily là dự trữ dinh dưỡng trong củ, khi xài hết dinh dưỡng trong củ rồi cây mới bắt đầu lấy dinh dưỡng từ đất là giai đoạn từ 40 - 60 ngày, khi này nếu lượng dinh dưỡng trong đất không "giàu" tương đương để cây có thể bắt kịp tốc độ phát triển trước đó khi được nuôi sống bằng củ thì cây sẽ bị "sốc". Lúc này cây sẽ bị chững lại một phần và chậm hẳn, bên cạnh đó tình trạng thiếu Canxi không hẳn chỉ đơn thuần là thiếu, đôi khi trong đất có rất nhiều Canxi nhưng ở dạng cây rất khó hấp thu, vì vậy tình trạng "cháy" này sẽ xảy ra, vì đất của bác tương đối đủ Canxi, chỉ thiếu chút chút nên bác có thể xịt Canxi dạng chelate để bù vào, nhưng với đất thiếu nhiều thì xịt vầy không ăn thua, phải bón thêm từ lúc xuống củ, phân Canxi dạng chelate này có loại Nitrabor bao 25kg của Yara (Phần Lan) xài rất tốt, 290.000đ/bao, nó là dạng phân Canxi chelate chuyên dùng để bón không thể pha tưới vì viên phân nó có lớp dầu khi pha tưới nó bị nổi dầu lên.

Hì hì, Vậy là ngaytrovellcd đã trở lại sớm hơn dự kiến nên sẽ trao đổi tiếp về vấn đề Canxi với cây trồng nói chung và với hoa lily nói riêng (Nói nhỏ để bác Gia Mẫn không nghe thấy nhé!!!! sợ múa rìu qua mắt thợ đó mà!!!!)
Canxi hoạt động như chất keo dính và là thành phần không thể thiếu trong việc thúc đẩy các quá trình sinh lý trong cây. Cụ thể như kéo dài tế bào, góp phần điều tiết quá trình ra hoa và hút nước của cây, tham gia vào việc thúc đẩy quá trình phân chia tế bào.
Ảnh hưởng của Canxi đến cây trồng:
Gia tăng sức đề kháng của mô sinh trưởng, làm thân, quả chắt hơn hạn chế quá trình nứt thân (ở mía) hay nứt quả (xoài); kiểm soát lượng nước trong cây (cái này liên quan đến cháy lá sinh lý); kéo dài sự phát triển của thân, lá, rễ và ảnh hưởng tới sắc tố hoa.
Trở lại với vấn đề cháy lá sinh lý trên cây lily.
Đúng như bạn nói đó là do quá trình sử dụng dinh dưỡng trong củ hết chuyển sang giai đoạn sử dụng dinh dưỡng từ giá thể gieo trồng (đất hoạc các media nhân tạo).Nếu cây phát triển hệ rễ tốt và giá thể cung cấp đủ dinh dưỡng thì quá trình cháy lá sinh lý gần như không xảy ra. Ngược lại, khi dinh dưỡng trong củ hết mà rễ phát triển chưa đủ nhiều (tốt) hoặc giá thể không đủ dinh dưỡng (quá trình cung cấp dinh dưỡng vào cây không tốt) thì lúc đó xảy ra sự "đứt đoạn" đó là phần trên của cây (lá và ngọn có thể cả hoa nữa) tiếp tục phát triển trong khi đó bên dưới không cung cấp theo kịp nên dẫn đến cháy lá, nặng hơn là thối nụ, làm hoa biến dạng.
Canxi ở đây có vai trò như thế nào?
Thiếu canxi dẫn đến giảm khả năng giữ kali trong tế bào vì vậy làm giảm khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi. Hệ quả là khả năng sử dụng nước bị giảm sút.
Thiếu canxi làm vách tế bào yếu nên rất dễ vỡ và khi vỡ thì sẽ làm chết tế bào. Nếu rơi vào những tế bào rễ thì hệ quả của việc cháy lá sinh lý càng lớn do rễ vốn đã chưa cung cấp đủ nay thêm tổn thương nữa.
Như vậy, đối với lily nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung việc cung cấp canxi một cách thường xuyên luôn là yếu tốt cần thiết giúp cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng đồng thời cho phẩm chất sản phẩm tốt.
Vài dòng chia sẻ mong nhận được nhiều hơn nữa những ý kiến của các bác.
PS: Em có vài bức ảnh về cháy lá sinh lý nhưng chưa biết nó nằm ở đâu. Tìm thấy được em sẽ đưa lên để cùng tham khảo.
 
Vài góc ảnh về vườn hoa lily thời "tiền sử"

xtj6.jpg



Hình ảnh khu vườn.
4mti.jpg


Giống Robina đang độ chín.
xals.jpg

yehw.jpg




Giống Lamancha bị cháy lá sinh lý
 
Lily

hì, lẽ ra em đợi bác Gia Mẫn lên tiếng, nhưng bác ấy có lẽ bận tối mặt cho vụ trồng hoa tết nên em lên tiếng giúp vậy, tình trạng "cháy" mà bác nói xảy ra một phần là do thiếu Canxi, một phần là do đặc tính của củ hoa Lily là dự trữ dinh dưỡng trong củ, khi xài hết dinh dưỡng trong củ rồi cây mới bắt đầu lấy dinh dưỡng từ đất là giai đoạn từ 40 - 60 ngày, khi này nếu lượng dinh dưỡng trong đất không "giàu" tương đương để cây có thể bắt kịp tốc độ phát triển trước đó khi được nuôi sống bằng củ thì cây sẽ bị "sốc". Lúc này cây sẽ bị chững lại một phần và chậm hẳn, bên cạnh đó tình trạng thiếu Canxi không hẳn chỉ đơn thuần là thiếu, đôi khi trong đất có rất nhiều Canxi nhưng ở dạng cây rất khó hấp thu, vì vậy tình trạng "cháy" này sẽ xảy ra, vì đất của bác tương đối đủ Canxi, chỉ thiếu chút chút nên bác có thể xịt Canxi dạng chelate để bù vào, nhưng với đất thiếu nhiều thì xịt vầy không ăn thua, phải bón thêm từ lúc xuống củ, phân Canxi dạng chelate này có loại Nitrabor bao 25kg của Yara (Phần Lan) xài rất tốt, 290.000đ/bao, nó là dạng phân Canxi chelate chuyên dùng để bón không thể pha tưới vì viên phân nó có lớp dầu khi pha tưới nó bị nổi dầu lên.

- Vấn đề cháy lá sinh lý, nếu chăm sóc không đúng cách đều xảy ra ở tất cả các giống chứ không phải riêng 1 giống nào. Củ trữ lạnh càng lâu thì khả năng bị cháy lá sinh lý càng cao. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng phụ thuộc vào pH đất, để Ca được cây hấp thu thì đầu tiên các bác hãy xem lại pH để cây hấp thu Ca tốt nhất là bao nhiêu. Nếu dùng Ca để có thể tưới các bác có thể dùng Canxinit cũng của Yara (đảm bảo tan hoàn toàn)
 
Thật ra đại đa số người dân Đà lạt trồng Ly họ chỉ có thể áp dụng được 70% tiêu chí về kỹ thuật đề ra,vì đây là loại hoa cao cấp,kỹ thuật trồng phức tạp.Ơ đây chúng ta đang nói dến hiện tượng vàng và cháy lá,cái này đúng như các bác nói là độ pH trong đất không đạt yêu cầu,nhưng các bác cũng nên xem lại là từng loại giống nhé,không phải giống nào cũng đòi hỏi pH giống nhau,cụ thể như:
-Các giống lai Châu Á và Ly thơm yêu cầu độ pH tốt nhất là 6-7
-Giống thuộc nhóm Phương Đông yêu cầu pH từ 5,5-6,5.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác để cây Ly phát triển bình thường như,nhiệt độ,không khí,ánh sáng,thời gian chiếu sáng vv...
Nhưng có cái này các bạn trồng cũng nên biết là:
Từ khi xuống củ trong 3 tuần đầu thì Ly yêu cầu mức độ phân bón rất cao,tuy nhiên lúc này dễ con rất dễ bị ngô độc muối.Muối trong đất chủ yếu là do phân bón,nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng các vụ trước tạo nên.Vì vậy để tránh tác hại của muối trông đất,trước khi trồng 7 tuần cần phân tích đất để biết hàm lượng muối.Ly cũng rất mẫn cảm với hợp chất Clo, yêu cầu lượng Clo trong đất không vượt quá 15mol/1lit,nếu không rất dễ gây hại cho rễ.Đất thiếu canxi Ly dễ bị vàng lá,lá phát triển không gọn.
Còn nhiều,và rất nhiều quy trình để canh tác loại bông này,nhưng nói thật là bên mình không sợ mấy bệnh này,cái mình sợ nhất là thời điểm trồng của từng chủng loại phải tương đối chính xác.Không phải tất cả củ Ly đều xuống giống một ngày,và còn nữa là cùng một giống nhưng vụ này xuống khác ,vụ kia xuống khác.
Về kỹ thuật bơm thuốc cho Ly cũng là 1 vấn đề,rất quan trọng khi thời điểm Ly bắt đầu ra tai (nụ,búp).Thời điểm này Ly rất dễ bị rụng tai khi bơm thuốc,cái này mới là cái chính ảnh hưởng đến kinh tế trực tiếp.
Sẽ còn nhiều điều về loại bông này nữa để nói lắm các bác,thôi thì ta cứ làm ít rồi học hỏi lẫn nhau thôi,chứ mỗi người họ đều có bài vở riêng cả mà.
Agriviet.Com-WP_20120901_003.jpg
...
Agriviet.Com-WP_20120901_017.jpg
 
Last edited by a moderator:
Từ khi xuống củ trong 3 tuần đầu thì Ly yêu cầu mức độ phân bón rất cao,tuy nhiên lúc này dễ con rất dễ bị ngô độc muối.Muối trong đất chủ yếu là do phân bón,nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng các vụ trước tạo nên.Vì vậy để tránh tác hại của muối trông đất,trước khi trồng 7 tuần cần phân tích đất để biết hàm lượng muối.Ly cũng rất mẫn cảm với hợp chất Clo, yêu cầu lượng Clo trong đất không vượt quá 15mol/1lit,nếu không rất dễ gây hại cho rễ.Đất thiếu canxi Ly dễ bị vàng lá,lá phát triển không gọn.
Còn nhiều,và rất nhiều quy trình để canh tác loại bông này,nhưng nói thật là bên mình không sợ mấy bệnh này,cái mình sợ nhất là thời điểm trồng của từng chủng loại phải tương đối chính xác.Không phải tất cả củ Ly đều xuống giống một ngày,và còn nữa là cùng một giống nhưng vụ này xuống khác ,vụ kia xuống khác.
Về kỹ thuật bơm thuốc cho Ly cũng là 1 vấn đề,rất quan trọng khi thời điểm Ly bắt đầu ra tai (nụ,búp).Thời điểm này Ly rất dễ bị rụng tai khi bơm thuốc,cái này mới là cái chính ảnh hưởng đến kinh tế trực tiếp.
Sẽ còn nhiều điều về loại bông này nữa để nói lắm các bác,thôi thì ta cứ làm ít rồi học hỏi lẫn nhau thôi,chứ mỗi người họ đều có bài vở riêng cả mà.
Chào bác Gia Mẫn ! em đang tưới lily bằng nước máy.Bác cho em hỏi có ảnh hưởng đến độ Clo không ạ !cây em mới xuống củ được 1 tuần hiện đang nhú mầm .
 
Chào bác Gia Mẫn ! em đang tưới lily bằng nước máy.Bác cho em hỏi có ảnh hưởng đến độ Clo không ạ !cây em mới xuống củ được 1 tuần hiện đang nhú mầm .
Không biết bạn trồng nhiều không,nhưng nếu bắt buộc phải tưới bằng nước máy thì bạn nên chứa nước máy vào bể 3-4h để hàm lượng Clo bay bớt, cách này sẽ tốt hơn nhiều so với bạn tưới trực tiếp nước máy vào cây.
 
Last edited by a moderator:
Thật ra đại đa số người dân Đà lạt trồng Ly họ chỉ có thể áp dụng được 70% tiêu chí về kỹ thuật đề ra,vì đây là loại hoa cao cấp,kỹ thuật trồng phức tạp.Ơ đây chúng ta đang nói dến hiện tượng vàng và cháy lá,cái này đúng như các bác nói là độ pH trong đất không đạt yêu cầu,nhưng các bác cũng nên xem lại là từng loại giống nhé,không phải giống nào cũng đòi hỏi pH giống nhau,cụ thể như:
-Các giống lai Châu Á và Ly thơm yêu cầu độ pH tốt nhất là 6-7
-Giống thuộc nhóm Phương Đông yêu cầu pH từ 5,5-6,5.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác để cây Ly phát triển bình thường như,nhiệt độ,không khí,ánh sáng,thời gian chiếu sáng vv...
Nhưng có cái này các bạn trồng cũng nên biết là:
Từ khi xuống củ trong 3 tuần đầu thì Ly yêu cầu mức độ phân bón rất cao,tuy nhiên lúc này dễ con rất dễ bị ngô độc muối.Muối trong đất chủ yếu là do phân bón,nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng các vụ trước tạo nên.Vì vậy để tránh tác hại của muối trông đất,trước khi trồng 7 tuần cần phân tích đất để biết hàm lượng muối.Ly cũng rất mẫn cảm với hợp chất Clo, yêu cầu lượng Clo trong đất không vượt quá 15mol/1lit,nếu không rất dễ gây hại cho rễ.Đất thiếu canxi Ly dễ bị vàng lá,lá phát triển không gọn.
Còn nhiều,và rất nhiều quy trình để canh tác loại bông này,nhưng nói thật là bên mình không sợ mấy bệnh này,cái mình sợ nhất là thời điểm trồng của từng chủng loại phải tương đối chính xác.Không phải tất cả củ Ly đều xuống giống một ngày,và còn nữa là cùng một giống nhưng vụ này xuống khác ,vụ kia xuống khác.
Về kỹ thuật bơm thuốc cho Ly cũng là 1 vấn đề,rất quan trọng khi thời điểm Ly bắt đầu ra tai (nụ,búp).Thời điểm này Ly rất dễ bị rụng tai khi bơm thuốc,cái này mới là cái chính ảnh hưởng đến kinh tế trực tiếp.
Sẽ còn nhiều điều về loại bông này nữa để nói lắm các bác,thôi thì ta cứ làm ít rồi học hỏi lẫn nhau thôi,chứ mỗi người họ đều có bài vở riêng cả mà.
Agriviet.Com-WP_20120901_003.jpg
...
Agriviet.Com-WP_20120901_017.jpg

Hì hì! Cảm ơn bác Gia Mẫn nhiều nhiều! Đúng là múa rìu qua mắt thợ rồi! Nhìn mấy luống Concado'r của bác đã quá. Cây này sợ nhất là "thiếu thước" mà bác làm được như vậy là ok rồi.
Thời "tiền sử" em cũng một thời chinh chiến với hoa lily nhưng giờ nghỉ lâu rồi nên không còn tính được growing time chính xác nữa. Đúng là tuỳ từng giống, từng mùa và từng vùng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến ngày thu hoạch của hoa.
Tuy nhiên bác cũng có thể "can thiệp" nhanh chậm được vài ngày mà!
Vấn đề rụng nụ và mù hoa ở lily thì bác chú ý đến EC của môi trường. Nếu EC ổn (1.5 - 2.0) và bác không cho nó "uống thuốc quá liều" thì không ảnh hưởng gì cả.
À, xin hỏi vườn lily của bác nằm ở khu vực nào vậy ạ? Em cũng còn vươn vấn trên mảnh đất đầy nắng và gió này lắm.
Vấn đề ngộ độc Clo thì như bác Gia Mẫn nói. Vì vậy nên khi dùng phân bón trong lily người ta hạn chế tối thiểu dùng cách muối có gốc Clo (KCl, ...).
 
Hì hì! Cảm ơn bác Gia Mẫn nhiều nhiều! Đúng là múa rìu qua mắt thợ rồi! Nhìn mấy luống Concado'r của bác đã quá. Cây này sợ nhất là "thiếu thước" mà bác làm được như vậy là ok rồi.
Thời "tiền sử" em cũng một thời chinh chiến với hoa lily nhưng giờ nghỉ lâu rồi nên không còn tính được growing time chính xác nữa. Đúng là tuỳ từng giống, từng mùa và từng vùng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến ngày thu hoạch của hoa.
Tuy nhiên bác cũng có thể "can thiệp" nhanh chậm được vài ngày mà!
Vấn đề rụng nụ và mù hoa ở lily thì bác chú ý đến EC của môi trường. Nếu EC ổn (1.5 - 2.0) và bác không cho nó "uống thuốc quá liều" thì không ảnh hưởng gì cả.
À, xin hỏi vườn lily của bác nằm ở khu vực nào vậy ạ? Em cũng còn vươn vấn trên mảnh đất đầy nắng và gió này lắm.
Vấn đề ngộ độc Clo thì như bác Gia Mẫn nói. Vì vậy nên khi dùng phân bón trong lily người ta hạn chế tối thiểu dùng cách muối có gốc Clo (KCl, ...).
Hi,thật ra kinh nghiệm về Ly mình không có nhiều đâu.Tại Hoangkhoi ''tưng'' quá đấy mà.
Mình thì làm chung với anh em trong gia đình,vườn chuyên trồng Ly thì nằm ở khu vực Đạ sar chắc bác biết khu vực này.
Công việc chính của mình là lo đầu ra cho tất cả các chủng loại bông mà gia đình canh tác,trước đây cũng đam mê trồng trọt,chăn nuôi lắm,nhưng thấy thương lái và các vựa ở Sài gòn nó ăn trên đầu mình nên phải kiêm luôn khâu mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đến bây giờ cũng có những thành công nhất định,tuy hơi đau đầu nhưng mà ''sướng'' vì những đứa con tinh thần mình làm ra đều 80% có chốn để đi.
Khi nào bác rảnh mời bác ghé mình rồi làm vài li nhâm nhi nhé hi hi.
 
Hi,thật ra kinh nghiệm về Ly mình không có nhiều đâu.Tại Hoangkhoi ''tưng'' quá đấy mà.
Mình thì làm chung với anh em trong gia đình,vườn chuyên trồng Ly thì nằm ở khu vực Đạ sar chắc bác biết khu vực này.
Công việc chính của mình là lo đầu ra cho tất cả các chủng loại bông mà gia đình canh tác,trước đây cũng đam mê trồng trọt,chăn nuôi lắm,nhưng thấy thương lái và các vựa ở Sài gòn nó ăn trên đầu mình nên phải kiêm luôn khâu mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đến bây giờ cũng có những thành công nhất định,tuy hơi đau đầu nhưng mà ''sướng'' vì những đứa con tinh thần mình làm ra đều 80% có chốn để đi.
Khi nào bác rảnh mời bác ghé mình rồi làm vài li nhâm nhi nhé hi hi.

Cảm ơn lời mời rất thiện chí của bác. Phải chi biết bác trước đây 3 năm có lẽ anh em mình có thể hợp tác được chút it chăng? Trên đất Đà Lạt em còn nhiều vươn vấn vì người đầu tiên chỉ em trồng lily là anh Liền (xưa làm bên Hasfarm sau về mở Hoa Đại Việt) người cầm tay chỉ việc là anh Cảnh (Linh Ngọc) và một đồng môn khá tốt nữa đó là Đạt (trước làm cho Vạn Phát nay chuyển về đầu quân cho Rừng Hoa Đà Lạt). Nay thì em ít cơ hội lên Đà Lạt lắm nhưng nếu có dịp em sẽ ghé thăm anh.

Anh có tăng sản lượng trong mùa tết không? Mấy năm trước em cũng có nhận hàng về cung cấp lại cho khu vực miền trung (kiếm thêm tiền lì xì cho cháu) hì hì!! Năm nay thì em chưa có kế hoạch gì cả. Hy vọng nếu có điều kiện em alo anh ha!
Còn về phần kỹ thuật các loại hoa nói chung nếu được thì anh em mình cũng chia sẻ nhé. Em chỉ biết chút chút thôi. Gọi là cưỡi ngựa ngắm hoa mà!
Về diễn đàn, hy vọng anh em mình cũng chia sẻ và xây dựng để Agriviet là nơi cung cấp những thông tin cần thiết cho mọi người anh nhé (chủ yếu là anh chứ em chỉ phụ hoạ thôi)
Chúc anh và gia đình sức khoẻ, công việc ngày một suông sẻ, cuộc sống luôn mát mẻ,....
 
Các Bạn trao đổi cũng xôm tụ , cho mình ké một chân với nhé .

Lily có thể được xem 1 trong những loài hoa cắt cành vương giả ở nước ta , rất nhiều người giàu lên cũng nhờ chúng và nghèo đi cũng do chúng . Trong vài năm trở lại đây nhất là vào mùa tết , rủi ro trong SX canh tác của riêng nghề trồng Hoa này rất lớn , có thời điểm giá bán lẽ còn dưới cả giá thành SX . Nguyên nhân thì do nhiều vấn đề : suy thoái kinh tế ( nhu cầu giảm ) , thời tiết thay đổi bất thường ( hoa nở sớm hoặc trễ so với thời điểm cung ứng ) , Tăng cung quá lớn ( không dự báo được sản lượng nhập khẩu củ trên toàn quốc ) , Chất lượng củ nhập khẩu kém ( nguồn nhập tràn lan , thiếu kiểm dịch ) .... Và nguyên nhân cốt lõi theo thiển ý cá nhân mình thì cho đến nay VN vẫn không hoặc chưa thể làm tốt đó là khâu sản xuất giống ( giống thuần hóa với điều kiện khí hậu , thổ nhưỡng của bản địa , hạ giá thành SX ) dù nhu cầu thị trường của chúng ở nước ta là rất lớn ( hơn 10 triệu củ/năm ) .

Sản xuất củ giống Lily ở Chile ( trồng như ruộng lúa vậy các bạn nhỉ , đâu khó khăn gì )
6r8j.jpg


Sản xuất và canh tác Hoa lily bằng chất nền giá thể trên sàn bê tông
xrjl.jpg



* Một số Bạn đã nêu rất rỏ về nhu cầu rất cần thiết của can xi cho SX&CT Hoa Lily , thế có một nghịch lý là khi ta bổ xung thêm can xi vào đất trồng thì cũng đồng nghĩa với làm tăng PH của đất hoặc giá thể , mà Lily chỉ thích hợp với chất nền có PH mang tính acid nhẹ 5,5 - 6,5 . Thế thì giải pháp nào để điều chỉnh cho phù hợp xin các Bạn góp ý thêm .
 
Last edited by a moderator:
Back
Top