Chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa lily

Lily là một trong những loài hoa rất được ưa chuộng trong thời gian qua. Có lẽ vì chất lượng của loài hoa này hay vì quy trình trồng ra nó quá khó mà giá thành sản phẩm luôn cao ngất ngưởng. Vì thế cũng có không ít người "giàu" lên vì trúng mùa hoa lily và cũng không ít người khóc dỡ vì thất bại khi chọn đối tượng này. Với những lý do đó nay ngaytrove xin mở topic này để cùng trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm về trồng và chăm sóc loài hoa này.
1. Đất trồng:
Lily thích hợp trồng trên những vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt; pH thích hợp trong khoản 6.2 (tuỳ giống)
2. Nhiệt độ: Thích hợp ở biên nhiệt 24 - 30 độ C. Nếu nhiệt độ thấp quá (dưới 20 độ C) thì cây sẽ "ngủ". Trạng thái này rất nguy hiểm vì thời gian sinh trưởng của cây có giới hạn nên nếu kéo dài thì chất lượng hoa sẽ giảm đồng thời tốn chi phi chăm sóc. Ngược lại nếu nhiệt độ quá cao (trên 32 độ C) cây sinh trưởng kém, thiếu chiều cao, hoa nhỏ.
3. Ánh sáng: Thích hợp trong khoảng 8000 - 10000lux.Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu, màu sắc lá và hoa không tươi.
4. Giống: Hiện tại có 3 nguồn nhập giống chính đó là từ Hà Lan; Chile và từ Newzealand. Tuỳ tường thời điểm và đơn hàng mà các nguồn giống cũng khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi nguồn giống khác nhau thì cây sinh trưởng lên sẽ khác nhau về thời gian sống. Thông thường từ lúc xuống giống đến khi ra hoa là 70 - 95 ngày tuỳ vào từng giống. Trong đó hoa màu vàng thường ra hoa sớm nhất (70-75 ngày tuỳ vào nhiệt độ) sau đó là hoa màu hồng (pink) từ 80 - 85 ngày. Hoa màu trắng có thời gian sinh trưởng kéo dài nhất (85 - 95 ngày). Như vậy thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào nguồn giống, loại ( yellowen, tiber, hay siberia) và nhiệt độ.
5. Trồng và chăm sóc:
Củ lily được rả đông rồi ủ lên mầm trước khi trồng. Khi mầm được 1 - 1.5cm thì đem trồng là hợp lý nhất. Chú ý: sau khi trồng xong nên tưới nước ngay, tưới đủ nước ngay lần đầu tiên.
Chăm sóc: Cần theo dõi pH hàng tuần. Với lily phòng bệnh luôn là yếu tố hàng đầu (vì giá thành sản xuất khá cao) nên cần lên lịch sử dụng thuốc bvtv hợp lý. Quan trọng nhất với lily là các loại nấm rễ như Rhizotonia; Phytothora; Pithyum,... các thuốc thường dùng là topsin, Roval, Aliette, Phytoside. Nên lên lịch phun thuốc ít nhất là 1 lần/tuần. Ở giai đoạn ra hoa cần chú ý đến bọ trĩ.
6. Thu hoạch và bảo quản:
Độ chín của hoa tuỳ thuộc và yêu cầu của người sử dụng. Thời gian sống của hoa lily tương đối dài (2 - 4 tuần) chú ý thay nước cắm hoa hàng ngày sẽ giúp hoa tươi lâu.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho những ai đang có nhu cầu và cũng rất mong nhận được nhiều chia sẻ từ các thành viên quan tâm.

 
Các Bạn trao đổi cũng xôm tụ , cho mình ké một chân với nhé .

Lily có thể được xem 1 trong những loài hoa cắt cành vương giả ở nước ta , rất nhiều người giàu lên cũng nhờ chúng và nghèo đi cũng do chúng . Trong vài năm trở lại đây nhất là vào mùa tết , rủi ro trong SX canh tác của riêng nghề trồng Hoa này rất lớn , có thời điểm giá bán lẽ còn dưới cả giá thành SX . Nguyên nhân thì do nhiều vấn đề : suy thoái kinh tế ( nhu cầu giảm ) , thời tiết thay đổi bất thường ( hoa nở sớm hoặc trễ so với thời điểm cung ứng ) , Tăng cung quá lớn ( không dự báo được sản lượng nhập khẩu củ trên toàn quốc ) , Chất lượng củ nhập khẩu kém ( nguồn nhập tràn lan , thiếu kiểm dịch ) .... Và nguyên nhân cốt lõi theo thiển ý cá nhân mình thì cho đến nay VN vẫn không hoặc chưa thể làm tốt đó là khâu sản xuất giống ( giống thuần hóa với điều kiện khí hậu , thổ nhưỡng của bản địa , hạ giá thành SX ) dù nhu cầu thị trường của chúng ở nước ta là rất lớn ( hơn 10 triệu củ/năm ) .

Sản xuất củ giống Lily ở Chile ( trồng như ruộng lúa vậy các bạn nhỉ , đâu khó khăn gì )
6r8j.jpg


Sản xuất và canh tác Hoa lily bằng chất nền giá thể trên sàn bê tông
xrjl.jpg



* Một số Bạn đã nêu rất rỏ về nhu cầu rất cần thiết của can xi cho SX&CT Hoa Lily , thế có một nghịch lý là khi ta bổ xung thêm can xi vào đất trồng thì cũng đồng nghĩa với làm tăng PH của đất hoặc giá thể , mà Lily chỉ thích hợp với chất nền có PH mang tính acid nhẹ 5,5 - 6,5 . Thế thì giải pháp nào để điều chỉnh cho phù hợp xin các Bạn góp ý thêm .

Cảm ơn những thông tin bổ ích của bác. Đây là những hình ảnh lần đâu tiên em được thấy (mở rộng tầm mắt). Thời còn làm việc về lily em cũng đã trực tiếp làm củ giống tuy nhiên có thể vì diện tích thực nghiệm ít nên chi phí sản xuất bị "đội" lên rất cao. Tính ra thì cao hơn giá nhập giống về. Em đã làm thành công trên giống Concado'r. Kích thước củ thu hoặc được là 18 - 20. Sau khi dùng củ này làm giống để trồng thì cây rất to, sinh trưởng tốt và đạt 4 - 5 hoa/cây. Về cơ bản là thành công chỉ một cái là giá cả quá cao vì khi đó em dùng chi phí đất thuê, kho lạnh thuê nên.... Em cũng rất tâm huyết với kế hoạch này nhưng vì lý do đó nên cụt vốn luôn. Thời đó em làm trên diện tích 500m2 và thu được 6000 củ thành phẩm.
Vấn đề thứ 2 là Canxi ảnh hưởng đến pH của giá thể trồng. Vấn đề này bác nói rất đúng. Vì bản thân Ca có tính bazo nên pH cao hơn 7 trong khi đó môi trường chung của lily thường chỉ dao động trong khoảng 5.5 - 6.5. Vì vậy nên khi dùng phân bón Canxi cần chú ý đến độ pH. Tốt nhất nên dùng phân bón của Yara (Phần Lan) để đảm bảo. Nếu trường hợp dùng phân Canxi làm pH của giá thể tăng cao có thể hạ bằng cách bón phân có tính acid như MAP (Mono Amon Photphate) hay phân Mg(NO3).6H2O (Magie Nitrat. Phân này có tính acid mạnh nên sẽ làm giảm pH tốt).
Ngoài ra còn cách khác để bổ sung Ca mà không làm tăng pH đó là dùng phân dạng chelate. bón qua lá hoặc bón rễ đều được.
Vài ý kiến chủ quan của em. Mong được học hỏi thêm!
 
Việt Nam minh do đặc tính của đa số các chủng loài thực vật canh tác thương mại thường thích hợp với PH trung tính , nên trong nhiều tài liệu hướng dẫn NN thường khuyến cáo cải tạo đất trồng có độ phèn cao bằng giải pháp sử dụng vôi để cân bằng . Rất ít có tài liệu hướng dẫn cách tăng tính acid cho đất .
Các loài thực vật : Rau , Hoa , Trái cây thuộc khu vực cận nhiệt đới chúng phù hợp với đất có tính a cid nhẹ PH 5 - 6,5 , vì vậy khi du nhập những chủng loại cây trồng này để phát triển canh tác thương mại ta cũng cần phải điều chỉnh thổ nhưỡng cho phù hợp thì sẽ giúp canh tác hiệu quả hơn .
Một số giải pháp hạ PH đất rẻ tiền hiệu quả :
* Sử dụng than bùn ( đã xử lý giảm hàm lượng humic ) kết hợp bón cho đất và cày xới
* Sử dụng Lưu huỳnh vẫy ( chậm tan dùng cho cây lâu năm ) , hoặc bột Lưu huỳnh ( tan nhanh dùng cho cây ngắn ngày ) rải vào đất trồng
* Vôi bón nên sử dụng thạch cao ( gốc Lưu huỳnh ) thay vì vôi tôi như hiện nay .
* Phân Đạm nên chọn SA thay cho Ure
 
Thật sự rất cảm ơn những mách bảo của bác. Đúng là trên thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, các biện pháp canh tác chủ yếu là làm tăng pH nên rất ít khi biết đến cách làm giảm pH. Nay may nhờ bác mách bảo em mới nhớ đến lưu huỳnh và phân SA. Thật sự em cũng đã quên mất 2 loại này mà chỉ còn nghĩ đến phân đơn (MAP, MKP,..)
Mạo mụi xin hỏi bác làm trong lĩnh vực nào vậy ạ? Nếu có thể cho em được học hỏi thêm.

 
Hì hì, trong thị trường hoa Lily có một điều ít người biết, đó là hiện nay Hà Lan nhập rất nhiều củ giống từ.... Trung Quốc, sau đó đóng nhãn mác của công ty mình (công ty Hà Lan) và rồi xuất lại qua thị trường Việt Nam. Tất nhiên họ có quy trình kiểm soát chất lượng củ giống rất gắt gao và có kinh nghiệm cũng như danh sách các nhà cung cấp củ uy tín từ TQ.

Đôi khi củ giống nhập về size rất đạt nhưng có vài trường hợp bị "phỏng lạnh" trồng là te tua,

Còn củ giống thường thường phân ra 16 - 18, 18 - 20.... là vì nó sẽ có cỡ 16, 17, 18 sẽ được phân vào 16 - 18, và những cỡ 18, 19, 20 sẽ được phân vào 18 - 20. Chính vì điều này mà một vài công ty và một vài người khi nhập củ giống về ví dụ như 16 - 18 họ sẽ cho nhân công lựa những củ lớn cỡ 18 ra và đưa vào 18 - 20, vì chênh lệch size củ là chênh lệch giá tiền khá nhiều, và chỉ đơn giản với thao tác này thôi là họ đã kiếm được kha khá rồi. Nói chung là hơi bị thiếu lương tâm. Và hiện nay có một công ty bông khá lớn về hoa cắt cành và rất rất mạnh về cấy mô gia công cho nước ngoài(sản lượng hoa cắt cành chỉ đứng sau Hasfarm và...) rất hay làm kiểu này. Và ai làm trong ngành bông ở Đà Lạt sẽ biết công ty này.

Cái nữa là trồng Lily để lấy củ đạt chuẩn trồng hoa, thực sự là triển khai trên diện tích lớn là có lời, lời nhiều với điều kiện là có đất, có kinh nghiệm và có....... kho lạnh, việc trồng Lily lấy củ có thể trồng dày hơn chút so với khi trồng lấy hoa và điều kiện dinh dưỡng, phân bón nói chung cũng dễ thở hơn, có điều là nó có đặc thù khác tí so với khi trồng lấy hoa.

Cái vụ củ giống made in China nhập về Hà Lan rồi xuất đi Việt Nam hay bất kỳ một nước nào là chuyện hoàn toàn bình thường vì khi đó các công ty China được xem như những công ty "gia công" cho họ. Miễn là họ đóng nhãn mát và chịu trách nhiệm về hàng hoá là ok rồi.
Thời còn làm việc, có một lô hàng (1050) khay giống nhập về bị sự cố (bỏng lạnh như bạn nói) và bên mình yêu cầu công ty bên đó (Hà Lan) qua xem xét. Họ cử 2 chuyên gia sang và khảo nghiệm cùng đọc lại lịch hành trình và cuối cùng bên công ty mình được bồi thường 150 000USD. Nếu nhập hàng nguyên công thì trên mỗi công hàng đều có 3 cục nhật ký hành trình được đặt ở các vị trí khác nhau. Nhiệm vụ là bạn chỉ cần giữ lại các thiết bị này để khi có sự cố thì nó sẽ là bằng chứng chứng tỏ chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên những thiết bị này chỉ có giá trị trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kích hoạt.
Không biết bây giờ có "trò" gì hay hơn không nữa. Nghỉ lily 3 năm rồi!!!!
 
Mình là Chuyên viên Nghiên cứu các chủng loài Cây ăn trái xứ lạnh , Nấm ăn xứ lạnh khả thi để phát triển cho nền NN trong nước .
Khi nghiên cứu về ngành SX&CT Dâu tây kể cả hoa Lily ở các quốc gia xứ lạnh cận nhiệt đới có một vấn đề rất quan trọng mà những nhà KH NN cũng như người canh tác trong nước hầu như chưa quan tâm hoặc không chú ý lắm , đó là thổ nhưỡng phù hợp cho canh tác .
Những chủng loài này thích hợp với tầng đất canh tác có kết cấu lỏng lẻo giúp cho bộ rể thân thảo của chúng phát triển tốt ( đất bãi bồi , đất pha cát , hàm lương vật chất thô > 50% tương tự như thổ nhưỡng vùng đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu long vậy ) , nhưng khi du nhập vào VN chúng lại phải cần điều kiện của vùng khí hậu mát lạnh như Đà Lạt , Lạc Dương , Lâm Đồng mới có thể canh tác được , mà thổ nhưỡng tại khu vực này là đất đồi núi với kết cấu chặc , do vậy cần phải cải tạo đất bằng giải pháp bổ xung số lượng lớn cát thô lòng suối ( 1000 - 1500 khối/ha , tương đương với độ dày phủ bề mặt từ 10 - 15cm sau đó cày xới tạo tầng canh tác từ 25 - 40cm , giải pháp vĩnh viễn ) , Lòng hồ thủy điện Dakhai ( Xã Đa Nhim , Huyện Lạc Dương ) đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển khoảng 10 ngàn hecta đất canh tác cho khu vực . Hiện nay một số nhà trồng hoa Lily tại Đà Lạt , Lạc Dương có điều kiện , đã ứng dụng mùn xơ dừa làm chất nền giá thể cho canh tác rất hiệu quả , tuy nhiên giá thành lại rất đắt so với cát thô lòng suối , đồng thời cũng chỉ có thể tái sử dụng cho khoảng 2 vụ trồng thôi . Còn đại đa số bà con trồng Dâu tây thì hầu như không có điều kiện cải tạo đất bằng mùn xơ dừa .
Phát triển Công nghệ cao để làm gì ? trong khi những vấn đề cốt lõi , cơ bản nhất vẫn chưa được quan tâm phổ biến cho người nông dân . Chạy theo thành tích để làm gì khi mà quên đi hoặc bỏ mặc những giải pháp rẻ tiền , hiệu quả , bền vững , có thể giúp tiết giảm chi phí đầu tư , tăng tính cạnh tranh thương mại cao cho nền NN xứ lạnh còn non trẻ của đất nước .

We Can Change
 
Last edited by a moderator:
Mình là Chuyên viên Nghiên cứu các chủng loài Cây ăn trái xứ lạnh , Nấm ăn xứ lạnh khả thi để phát triển cho nền NN trong nước .
Khi nghiên cứu về ngành SX&CT Dâu tây kể cả hoa Lily ở các quốc gia xứ lạnh cận nhiệt đới có một vấn đề rất quan trọng mà những nhà KH NN cũng như người canh tác trong nước hầu như chưa quan tâm hoặc không chú ý lắm , đó là thổ nhưỡng phù hợp cho canh tác .
Những chủng loài này thích hợp với tầng đất canh tác có kết cấu lỏng lẻo giúp cho bộ rể thân thảo của chúng phát triển tốt ( đất bãi bồi , đất pha cát , hàm lương vật chất thô > 50% tương tự như thổ nhưỡng vùng đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu long vậy ) , nhưng khi du nhập vào VN chúng lại phải cần điều kiện của vùng khí hậu mát lạnh như Đà Lạt , Lạc Dương , Lâm Đồng mới có thể canh tác được , mà thổ nhưỡng tại khu vực này là đất đồi núi với kết cấu chặc , do vậy cần phải cải tạo đất bằng giải pháp bổ xung số lượng lớn cát thô lòng suối ( 1000 - 1500 khối/ha , tương đương với độ dày phủ bề mặt từ 10 - 15cm sau đó cày xới tạo tầng canh tác từ 25 - 40cm , giải pháp vĩnh viễn ) , Lòng hồ thủy điện Dakhai ( Xã Đa Nhim , Huyện Lạc Dương ) đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển khoảng 10 ngàn hecta đất canh tác cho khu vực . Hiện nay một số nhà trồng hoa Lily tại Đà Lạt , Lạc Dương có điều kiện , đã ứng dụng mùn xơ dừa làm chất nền giá thể cho canh tác rất hiệu quả , tuy nhiên giá thành lại rất đắt so với cát thô lòng suối , đồng thời cũng chỉ có thể tái sử dụng cho khoảng 2 vụ trồng thôi . Còn đại đa số bà con trồng Dâu tây thì hầu như không có điều kiện cải tạo đất bằng mùn xơ dừa .
Phát triển Công nghệ cao để làm gì ? trong khi những vấn đề cốt lõi , cơ bản nhất vẫn chưa được quan tâm phổ biến cho người nông dân . Chạy theo thành tích để làm gì khi mà quên đi hoặc bỏ mặc những giải pháp rẻ tiền , hiệu quả , bền vững , có thể giúp tiết giảm chi phí đầu tư , tăng tính cạnh tranh thương mại cao cho nền NN xứ lạnh còn non trẻ của đất nước .

We Can Change

Em nhận thấy vấn đề là ở chõ những người làm công tác khuyến nông địa phương. Họ đã không đề cập đến cốt lõi vấn đề mà chỉ nói cho qua chuyện. Thời còn canh tác cây lily em chọn giải pháp là đổ trấu vào đất rồi xới lên. Trung bình chỉ cần 7 - 10cm trấu khi xới đất 25- 30cm thì sẽ có được tầng canh tác tương đối ổn. Nếu làm bằng giá trể xơ dừa thì chi phí sản xuất rất cao.
Không biết rồi mọi chuyện sẽ đi tới đâu nữa!
 
Cứu em gấp với các bác ơi !:1^:
Tình hình là lily em trồng đã hơn 3 tuần rồi .Ban đầu cây phát triển bình thường .Nhưng sáng nay kiểm tra thì bị như sau:
Thân có vết thâm ,mầm mầu sẫm,vàng úa .
h6no.jpg

Các ngọn lá quăn
5lch.jpg


vẹo vọ
srfj.jpg


Toàn cảnh vườn em đây ạ ,em trồng chậu này, có lưới che chiều cao thế này
r0fk.jpg



yil2.jpg



Hic buồn quá :1^: các bác giúp em chữa trị với !! Cứu cây như cứu hoả các bác ơi!!!!!!!111:103:

--------
 
Last edited by a moderator:
Cứu em gấp với các bác ơi !:1^:
Tình hình là lily em trồng đã hơn 3 tuần rồi .Ban đầu cây phát triển bình thường .Nhưng sáng nay kiểm tra thì bị như sau:
Thân có vết thâm ,mầm mầu sẫm,vàng úa .
h6no.jpg

Các ngọn lá quăn
5lch.jpg


vẹo vọ
srfj.jpg


Toàn cảnh vườn em đây ạ ,em trồng chậu này, có lưới che chiều cao thế này
r0fk.jpg



yil2.jpg



Hic buồn quá :1^: các bác giúp em chữa trị với !! Cứu cây như cứu hoả các bác ơi!!!!!!!111:103:

--------
Bạn chụp ảnh không rõ lắm. Nên nhổ một cây lên chụp rồi trồng lại để có chẩn đoán chính xác hơn. Tuy nhiên, qua hình thái ban đầu như vậy mình nghĩ vườn lily của bạn đã bị nấm lỡ cổ rễ do Rhyzoctonia gây ra.
Cách điều trị bây giờ là bạn nên hạn chế độ ẩm để hạn chế lây lan. Đồng thời sử dụng thuốc sau sẽ giúp bạn được tý ít.
Topsin 70wp 2g/l + Roval 1.5g/l + Aliette 1.5g/l Sau đó 24h bạn phun tiếp Ridomil God liều 3g/l.
5 ngày sau bạn phun lại như vậy một lần nữa. Hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề của bạn. Nếu có thể bạn nhổ hẳng lên chụp ảnh rồi trồng lại để chính xác hơn bạn nhé. Chúc bạn thành công.
 
Em vừa đào 1 củ bị thối mầm nên , thấy củ vẫn tươi .Liệu củ này còn mọc mầm được nữa không ạ !
Kích thước to hơn cái chén.
6yfm.jpg

Bộ rễ cũ em cắt trước khi trồng vẫn nguyên.
766y.jpg

Thân vẩy củ có vết thâm thối đen
d1uh.jpg

Phần ngọn đã thối và được rửa sạch.
x489.jpg

Chào các bác ! Hôm nay em có hỏi bác Gia mẫn và bác Ngaytrovellcd được các bác tư vấn em rất cảm ơn.Em đã ghi hết đơn thuốc các bác tư vấn nhưng có lẽ hơi khó tìm ở HN.Trước khi mua củ lily về trồng em có gói này kèm theo không biết phun có tác dụng gì không?
uom2.jpg
 
Last edited by a moderator:
Em vừa đào 1 củ bị thối mầm nên , thấy củ vẫn tươi .Liệu củ này còn mọc mầm được nữa không ạ !
Kích thước to hơn cái chén.
6yfm.jpg

Bộ rễ cũ em cắt trước khi trồng vẫn nguyên.
766y.jpg

Thân vẩy củ có vết thâm thối đen
d1uh.jpg

Phần ngọn đã thối và được rửa sạch.
x489.jpg

Chào các bác ! Hôm nay em có hỏi bác Gia mẫn và bác Ngaytrovellcd được các bác tư vấn em rất cảm ơn.Em đã ghi hết đơn thuốc các bác tư vấn nhưng có lẽ hơi khó tìm ở HN.Trước khi mua củ lily về trồng em có gói này kèm theo không biết phun có tác dụng gì không?
uom2.jpg
Chuyện cái củ đó thì chưa trả lời chính xác cho bạn được. Nếu mầm chính mà bị thối thì coi như bỏ luôn cả củ còn nếu nó chỉ bị thối lớp ngoài thì còn hên xui. Thực tế mỗi củ chỉ có một mầm chính. các mầ phụ nằm ở nách từ vảy củ thì rất lâu mới nảy mầm mà khi nảy mầm lên chỉ là lên cây mỏng manh chứ không hề cho hoa được.
Gói thuốc ridomil god đó là đúng rồi đó bạn. Nên dùng nó liều 3g/l và phun đều, cẩn thận đủ cho các cây.
mình bận quá, có gì tối nếu có thể thì giải thích thêm ha.
 
Báo cáo các bác ! Tình hình hoa lily nhà em sau những mấy ngày qua bị bệnh dịch.Nhờ các bác cao thủ tư vấn em đã phun thuốc và điều chỉnh độ ẩm,nay đã tạm ổn.Tổng thiệt hại là 2 củ chết( thối ngọn) và 8 mầm bị thương trên tổng số 50 quân số.Nguyên nhân sâu sắc có thể là :
-Tưới cây vào buổi tối.Sau mỗi ngày đi làm về em thường tưới cây và phun nên ngọn mầm,đây có thể là môi trường ẩm cho nấm bệnh phát triển.
-Giá thể em đã trộn trichoderma vào đất.Nhưng khi sử lý củ lại bằng "Ridomil" nên hoạt chất đã làm mất tác dụng của Trichoderma.


Những bẹ lá mầm khi héo úa bám vào gốc thân cây tạo những vết thâm đen .Nên em bóc hết ra liệu có ảnh hưởng gì không ạ !

tr51.jpg
 
Hì hì! Cảm ơn bác Gia Mẫn nhiều nhiều! Đúng là múa rìu qua mắt thợ rồi! Nhìn mấy luống Concado'r của bác đã quá. Cây này sợ nhất là "thiếu thước" mà bác làm được như vậy là ok rồi.
Thời "tiền sử" em cũng một thời chinh chiến với hoa lily nhưng giờ nghỉ lâu rồi nên không còn tính được growing time chính xác nữa. Đúng là tuỳ từng giống, từng mùa và từng vùng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến ngày thu hoạch của hoa.
Tuy nhiên bác cũng có thể "can thiệp" nhanh chậm được vài ngày mà!
Vấn đề rụng nụ và mù hoa ở lily thì bác chú ý đến EC của môi trường. Nếu EC ổn (1.5 - 2.0) và bác không cho nó "uống thuốc quá liều" thì không ảnh hưởng gì cả.
À, xin hỏi vườn lily của bác nằm ở khu vực nào vậy ạ? Em cũng còn vươn vấn trên mảnh đất đầy nắng và gió này lắm.
Vấn đề ngộ độc Clo thì như bác Gia Mẫn nói. Vì vậy nên khi dùng phân bón trong lily người ta hạn chế tối thiểu dùng cách muối có gốc Clo (KCl, ...).
- Conca D'or mà tai chia thẳng đứng như vậy là ok rồi, không phải ai cũng làm được như vậy. Nhìn cây của bác Gia Mẫn là mình cũng biết bác trả giá nhiều cho vấn đề rụng hoa và rụng nụ rồi. Bây giờ sợ quá cho nên cây ốm luôn.

--------

Cứu em gấp với các bác ơi !:1^:
Tình hình là lily em trồng đã hơn 3 tuần rồi .Ban đầu cây phát triển bình thường .Nhưng sáng nay kiểm tra thì bị như sau:
Thân có vết thâm ,mầm mầu sẫm,vàng úa .
h6no.jpg

Các ngọn lá quăn
5lch.jpg


vẹo vọ
srfj.jpg


Toàn cảnh vườn em đây ạ ,em trồng chậu này, có lưới che chiều cao thế này
r0fk.jpg



yil2.jpg



Hic buồn quá :1^: các bác giúp em chữa trị với !! Cứu cây như cứu hoả các bác ơi!!!!!!!111:103:

--------
Có lẽ mọi người ko tin ở tin vào điều này nhưng greenheart hãy xem lại đất của bác, những cây bị bệnh kia là do đất nhưng hoàn toàn ko phải do nấm bệnh, chắc bác có sử dụng phân chuồng (và tác nhân từ đây). Củ bị thối mầm vì tỉ lệ ít quá chứ bác cứ mang đến nhà cung cấp và yêu cầu họ bồi thường. Củ bị tổn thương lạnh, nặng thì bị thối mầm, nhẹ thì quăn lá như cây của bác chụp.

--------

Hì hì, trong thị trường hoa Lily có một điều ít người biết, đó là hiện nay Hà Lan nhập rất nhiều củ giống từ.... Trung Quốc, sau đó đóng nhãn mác của công ty mình (công ty Hà Lan) và rồi xuất lại qua thị trường Việt Nam. Tất nhiên họ có quy trình kiểm soát chất lượng củ giống rất gắt gao và có kinh nghiệm cũng như danh sách các nhà cung cấp củ uy tín từ TQ.

Đôi khi củ giống nhập về size rất đạt nhưng có vài trường hợp bị "phỏng lạnh" trồng là te tua,

Còn củ giống thường thường phân ra 16 - 18, 18 - 20.... là vì nó sẽ có cỡ 16, 17, 18 sẽ được phân vào 16 - 18, và những cỡ 18, 19, 20 sẽ được phân vào 18 - 20. Chính vì điều này mà một vài công ty và một vài người khi nhập củ giống về ví dụ như 16 - 18 họ sẽ cho nhân công lựa những củ lớn cỡ 18 ra và đưa vào 18 - 20, vì chênh lệch size củ là chênh lệch giá tiền khá nhiều, và chỉ đơn giản với thao tác này thôi là họ đã kiếm được kha khá rồi. Nói chung là hơi bị thiếu lương tâm. Và hiện nay có một công ty bông khá lớn về hoa cắt cành và rất rất mạnh về cấy mô gia công cho nước ngoài(sản lượng hoa cắt cành chỉ đứng sau Hasfarm và...) rất hay làm kiểu này. Và ai làm trong ngành bông ở Đà Lạt sẽ biết công ty này.

Cái nữa là trồng Lily để lấy củ đạt chuẩn trồng hoa, thực sự là triển khai trên diện tích lớn là có lời, lời nhiều với điều kiện là có đất, có kinh nghiệm và có....... kho lạnh, việc trồng Lily lấy củ có thể trồng dày hơn chút so với khi trồng lấy hoa và điều kiện dinh dưỡng, phân bón nói chung cũng dễ thở hơn, có điều là nó có đặc thù khác tí so với khi trồng lấy hoa.
Bác hoangkhoi chưa đúng. Củ nhập về đạt hay ko là do nhà sản xuất củ giống, các cty bên Hà Lan bán củ giống cho Việt Nam họ đều là nhà thu gom, phân loại đóng gói nói chung họ là những nhà kinh doanh nên việc có lô củ đẹp củ xấu là nhà vườn trồng bên đó, có người bảo giống cuối năm của Newzealand tốt hơn nhưng chưa hoàn toàn đúng, liệu họ có thay đổi nhãn mác hay ko điều đó là thủ thuật của nhà kinh doanh và cũng có thể có. Còn bạn nói đến công ty của VN cho lựa củ, thay size củ điều này có ko? Chi phí đóng gói lại có đáng với sự chênh lệch giá giữa các size hay ko, mặc khác bao bì đóng gói khi các bác nhận hàng đều được niêm yết mà... Còn việc phỏng lạnh là điều tất nhiên khi trồng lily tết vì củ đã trữ lạnh khá lâu bên Hà Lan rồi. Điều này người dân trồng lily Đà Lạt ai cũng biết.

--------

Cái vụ củ giống made in China nhập về Hà Lan rồi xuất đi Việt Nam hay bất kỳ một nước nào là chuyện hoàn toàn bình thường vì khi đó các công ty China được xem như những công ty "gia công" cho họ. Miễn là họ đóng nhãn mát và chịu trách nhiệm về hàng hoá là ok rồi.
Thời còn làm việc, có một lô hàng (1050) khay giống nhập về bị sự cố (bỏng lạnh như bạn nói) và bên mình yêu cầu công ty bên đó (Hà Lan) qua xem xét. Họ cử 2 chuyên gia sang và khảo nghiệm cùng đọc lại lịch hành trình và cuối cùng bên công ty mình được bồi thường 150 000USD. Nếu nhập hàng nguyên công thì trên mỗi công hàng đều có 3 cục nhật ký hành trình được đặt ở các vị trí khác nhau. Nhiệm vụ là bạn chỉ cần giữ lại các thiết bị này để khi có sự cố thì nó sẽ là bằng chứng chứng tỏ chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên những thiết bị này chỉ có giá trị trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kích hoạt.
Không biết bây giờ có "trò" gì hay hơn không nữa. Nghỉ lily 3 năm rồi!!!!
Củ nhập về đúng ra là ở trạng thái ngủ đông. Việc củ bị tổn thương lạnh hay nảy mầm trên container về đều có thể đã xảy ra khi còn lưu kho bên Hà Lan. nhiều lúc nhiệt độ ổn định nhưng vẫn xảy ra các sự cố này. Điều này là do các nhà kinh doanh làm việc với nhau thôi. Nếu hoàn toàn là do nhà cung cấp thì họ sẵn sàng đền bù, nhưng số lượng phải trên 5%

--------

Hi,thật ra kinh nghiệm về Ly mình không có nhiều đâu.Tại Hoangkhoi ''tưng'' quá đấy mà.
Mình thì làm chung với anh em trong gia đình,vườn chuyên trồng Ly thì nằm ở khu vực Đạ sar chắc bác biết khu vực này.
Công việc chính của mình là lo đầu ra cho tất cả các chủng loại bông mà gia đình canh tác,trước đây cũng đam mê trồng trọt,chăn nuôi lắm,nhưng thấy thương lái và các vựa ở Sài gòn nó ăn trên đầu mình nên phải kiêm luôn khâu mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đến bây giờ cũng có những thành công nhất định,tuy hơi đau đầu nhưng mà ''sướng'' vì những đứa con tinh thần mình làm ra đều 80% có chốn để đi.
Khi nào bác rảnh mời bác ghé mình rồi làm vài li nhâm nhi nhé hi hi.
Thì ra bác giaman ở Đà Lạt, hôm nào cho em ghé vườn tham quan và học hỏi với nha bác... Em 1 tuần đi Đasar 2 lần

--------

Các Bạn trao đổi cũng xôm tụ , cho mình ké một chân với nhé .

Lily có thể được xem 1 trong những loài hoa cắt cành vương giả ở nước ta , rất nhiều người giàu lên cũng nhờ chúng và nghèo đi cũng do chúng . Trong vài năm trở lại đây nhất là vào mùa tết , rủi ro trong SX canh tác của riêng nghề trồng Hoa này rất lớn , có thời điểm giá bán lẽ còn dưới cả giá thành SX . Nguyên nhân thì do nhiều vấn đề : suy thoái kinh tế ( nhu cầu giảm ) , thời tiết thay đổi bất thường ( hoa nở sớm hoặc trễ so với thời điểm cung ứng ) , Tăng cung quá lớn ( không dự báo được sản lượng nhập khẩu củ trên toàn quốc ) , Chất lượng củ nhập khẩu kém ( nguồn nhập tràn lan , thiếu kiểm dịch ) .... Và nguyên nhân cốt lõi theo thiển ý cá nhân mình thì cho đến nay VN vẫn không hoặc chưa thể làm tốt đó là khâu sản xuất giống ( giống thuần hóa với điều kiện khí hậu , thổ nhưỡng của bản địa , hạ giá thành SX ) dù nhu cầu thị trường của chúng ở nước ta là rất lớn ( hơn 10 triệu củ/năm ) .

Sản xuất củ giống Lily ở Chile ( trồng như ruộng lúa vậy các bạn nhỉ , đâu khó khăn gì )
6r8j.jpg


Sản xuất và canh tác Hoa lily bằng chất nền giá thể trên sàn bê tông
xrjl.jpg



* Một số Bạn đã nêu rất rỏ về nhu cầu rất cần thiết của can xi cho SX&CT Hoa Lily , thế có một nghịch lý là khi ta bổ xung thêm can xi vào đất trồng thì cũng đồng nghĩa với làm tăng PH của đất hoặc giá thể , mà Lily chỉ thích hợp với chất nền có PH mang tính acid nhẹ 5,5 - 6,5 . Thế thì giải pháp nào để điều chỉnh cho phù hợp xin các Bạn góp ý thêm .
Hiện tại Đà Lạt cũng có 1 số công ty nhập củ lily có kích thước nhỏ size 8-10 về sản xuất củ và chất lượng cũng tốt. Nhưng điều kiện khí hậu tại VN chưa tốt nên giá thành phẩm vẫn còn cao.
 
Last edited by a moderator:
Củ lily size nhỏ sau lại phải nhập chi cho tốn kém nhỉ , với điều kiện khí hậu thuận lợi như Đà Lạt , Lạc Dương ta đủ khả năng sản xuất chúng mà , chỉ là chưa có nhiều người nắm bắt được quy trình sản xuất chúng mà thôi , cứ nhìn vào Hà Lan thì khi nào ta mới có thể ngóc đầu lên được , Hãy nhìn gần tí nữa là ta làm được tất .

Củ Lily thương phẩm , sau khi trồng xong vừa thu lại được củ chính , đồng thời còn thu thêm nhiều củ con để làm giống phát triển ( 1 củ thương phẩm size > 16 có thể khai thác trung bình được 3 lứa trồng mà không hề suy giảm chất lượng hoa , chứ chưa nói là đợt sau hoa sẽ to và nhiều tai hơn đợt trước , bởi củ chính sẽ to thêm ra sau khi trồng ) . Kỷ thuật trồng Lily ở VN hiện nay có thể nói là quá lãng phí , không mang tính cạnh tranh thương mại cho riêng ngành trồng này .
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_1_snapshot_05.48_%255B2013.11.15_23.15.30%255D.jpg


Nó nhảy củ con thế này thì sao lại không hiệu quả KT chứ ???
Agriviet.Com-lily._%252818%2529.flv_snapshot_00.09_%255B2013.11.15_15.37.19%255D.jpg


Không phải là mơ đâu các Bạn ạ , đây là hiện thực mà những tư liệu từ VN ít hoặc chưa từng biết đến đấy
Agriviet.Com-lily._%252828%2529.flv_snapshot_04.52_%255B2013.11.15_16.17.39%255D.jpg


Đặc tính nhảy củ con theo cụm hoặc từng dãy củ , tùy theo loài , nhưng trung bình 1 củ mẹ có thể sản sinh hơn 10 củ con trong 1 vụ trồng , Mình đã từng kiểm chứng ở nhiều trang trại trồng hoa Lily ở Darsa và Da Nhim trong nhiều năm rồi , sau khi thu hoạch Hoa thì nhà trồng nhổ hẳn củ lên trong khoảng 2 - 3 ngày sau , có rất nhiều củ con đeo bám trên thân gốc , còn củ chính thì hơi bị teo tóp lại . Còn ở TQ người ta để lại đến 15 - 20 ngày mới đào củ lên ( giai đoạn hồi phục và phát triển củ ) .
Agriviet.Com-lily._%252828%2529.flv_snapshot_04.55_%255B2013.11.15_16.18.46%255D.jpg


Lily khi tăng trưởng trong đất đúng kỷ thuật nó sẽ phát triển cả 2 bộ rể ( rể củ và rể thân ) , rể củ trong giai đoạn đầu nếu phát triển tốt ngoài việc giúp cây tăng trưởng manh chúng còn có thể giúp ổn định chất lượng củ giống cho sau này . Thông thường tỷ lệ rể củ phát triển tươi tốt tại các nhà vườn ở Đà Lạt Lạc Dương chỉ chiếm < 50% và hầu như cây phát triển tốt chủ yếu dựa vào rể thân ( trong lớp đất mặt 10cm ) . Vì vậy củ chính sau thu hoạch teo tóp nhỏ hơn kích cở ban đầu nên người ta thường gọi là củ F2 , khi trồng lại hoa sẽ kém hơn đợt ban đầu và cũng không phải ai trồng lại cũng được nếu chưa biết kỷ thuật xử lý ( ngủ đông ) . Đây là một nghịch lý mà trong thời gian 3 năm trước mình đã từng khuyến cáo với các người Bạn ( chủ trang trại ) trên khu vực này về giải pháp ổn định bộ rể củ .
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_2_snapshot_01.40_%255B2013.11.15_23.18.34%255D.jpg
 
Last edited by a moderator:
Củ lily size nhỏ sau lại phải nhập chi cho tốn kém nhỉ , với điều kiện khí hậu thuận lợi như Đà Lạt , Lạc Dương ta đủ khả năng sản xuất chúng mà , chỉ là chưa có nhiều người nắm bắt được quy trình sản xuất chúng mà thôi , cứ nhìn vào Hà Lan thì khi nào ta mới có thể ngóc đầu lên được , Hãy nhìn gần tí nữa là ta làm được tất .

Củ Lily thương phẩm , sau khi trồng xong vừa thu lại được củ chính , đồng thời còn thu thêm nhiều củ con để làm giống phát triển ( 1 củ thương phẩm size > 16 có thể khai thác trung bình được 3 lứa trồng mà không hề suy giảm chất lượng hoa , chứ chưa nói là đợt sau hoa sẽ to và nhiều tai hơn đợt trước , bởi củ chính sẽ to thêm ra sau khi trồng ) . Kỷ thuật trồng Lily ở VN hiện nay có thể nói là quá lãng phí , không mang tính cạnh tranh thương mại cho riêng ngành trồng này .
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_1_snapshot_05.48_%255B2013.11.15_23.15.30%255D.jpg


Nó nhảy củ con thế này thì sao lại không hiệu quả KT chứ ???
Agriviet.Com-lily._%252818%2529.flv_snapshot_00.09_%255B2013.11.15_15.37.19%255D.jpg


Không phải là mơ đâu các Bạn ạ , đây là hiện thực mà những tư liệu từ VN ít hoặc chưa từng biết đến đấy
Agriviet.Com-lily._%252828%2529.flv_snapshot_04.52_%255B2013.11.15_16.17.39%255D.jpg


Đặc tính nhảy củ con theo cụm hoặc từng dãy củ , tùy theo loài , nhưng trung bình 1 củ mẹ có thể sản sinh hơn 10 củ con trong 1 vụ trồng , Mình đã từng kiểm chứng ở nhiều trang trại trồng hoa Lily ở Darsa và Da Nhim trong nhiều năm rồi , sau khi thu hoạch Hoa thì nhà trồng nhổ hẳn củ lên trong khoảng 2 - 3 ngày sau , có rất nhiều củ con đeo bám trên thân gốc , còn củ chính thì hơi bị teo tóp lại . Còn ở TQ người ta để lại đến 15 - 20 ngày mới đào củ lên ( giai đoạn hồi phục và phát triển củ ) .
Agriviet.Com-lily._%252828%2529.flv_snapshot_04.55_%255B2013.11.15_16.18.46%255D.jpg


Lily khi tăng trưởng trong đất đúng kỷ thuật nó sẽ phát triển cả 2 bộ rể ( rể củ và rể thân ) , rể củ trong giai đoạn đầu nếu phát triển tốt ngoài việc giúp cây tăng trưởng manh chúng còn có thể giúp ổn định chất lượng củ giống cho sau này . Thông thường tỷ lệ rể củ phát triển tươi tốt tại các nhà vườn ở Đà Lạt Lạc Dương chỉ chiếm < 50% và hầu như cây phát triển tốt chủ yếu dựa vào rể thân ( trong lớp đất mặt 10cm ) . Vì vậy củ chính sau thu hoạch teo tóp nhỏ hơn kích cở ban đầu nên người ta thường gọi là củ F2 , khi trồng lại hoa sẽ kém hơn đợt ban đầu và cũng không phải ai trồng lại cũng được nếu chưa biết kỷ thuật xử lý ( ngủ đông ) . Đây là một nghịch lý mà trong thời gian 3 năm trước mình đã từng khuyến cáo với các người Bạn ( chủ trang trại ) trên khu vực này về giải pháp ổn định bộ rể củ .
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_2_snapshot_01.40_%255B2013.11.15_23.18.34%255D.jpg

1 thực tế nữa là các nước sản xuất củ có mùa đông phut tuyết nên củ được ngủ đông vài tháng, ko mất tiền chi phí kho lạnh. Khi tuyết tan thì người ta thu củ và kinh doanh. Ở VN chưa làm được củ giống do phần lớn là chi phí chưa cạnh tranh được. Mình cũng đã từng thử nghiệm nhưng hiệu quả mang lại chưa có tiếng nói nên dừng lại.
 
Các giải pháp nhân giống cho củ Lily :

* Nhân giống từ củ con : Đây là giải pháp phổ thông trong việc tuyên truyền nhân giống SX thương mại . Lily sau khi thu hoạch hoa , người ta đào khai thác hệ thống củ dưới đất và phân loại theo kích cở , sau đó xử lý phát dục mầm cây trong môi trường lạnh , độ ẩm phù hợp , hệ thống rể mới và mầm cây bắt đầu tái sinh cho một chu kỳ mới . Thời gian để sản xuất củ giống theo size thương phẩm > 16 khoảng 1 - 1,5 năm ( 3 - 4 chu kỳ trồng ) .

Củ Lily sau thu hoạch
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_6_snapshot_04.45_%255B2013.11.15_18.55.11%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_6_snapshot_05.15_%255B2013.11.15_18.55.47%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_6_snapshot_05.24_%255B2013.11.15_18.56.01%255D.jpg


Phân loại theo kích cở
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_7_snapshot_02.27_%255B2013.11.15_19.06.52%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_7_snapshot_02.36_%255B2013.11.15_19.07.08%255D.jpg


Xếp vào khay ( thực hiện quy trình xử lý phát dục mầm cây )
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_7_snapshot_03.45_%255B2013.11.15_19.08.41%255D.jpg


Giá thể mùn cưa + than bùn giúp ổn định độ ẩm cho củ nảy mầm
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_7_snapshot_03.58_%255B2013.11.15_19.09.18%255D.jpg


Phủ nilon kín hạn chế thoát độ ẩm
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_7_snapshot_04.39_%255B2013.11.15_19.10.05%255D.jpg


Đưa xếp vào kho lưu trữ
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_7_snapshot_04.46_%255B2013.11.15_19.10.36%255D.jpg


Xông hơi khử trùng kho lưu trữ
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_7_snapshot_05.32_%255B2013.11.15_19.11.45%255D.jpg



* Nhân giống từ Tép củ : Những củ già ( sau nhiều đợt trồng ) tép củ dễ bung tách ra khỏi củ chính trở thành một thực thể độc lập , khi được đưa vào môi trường phù hợp ( đất hoặc giá thể ) chúng sẽ phát sinh nhiều mầm sống mới , bắt đầu cho một chu kỳ sinh trưởng . Thời gian để sản xuất củ giống theo size thương phẩm > 16 khoảng 2 - 2,5 năm ( 6 - 8 chu kỳ trồng )

Tép củ sau khi tách bóc
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_00.03_%255B2013.11.15_19.13.46%255D.jpg


Gieo cấy tép củ
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_00.23_%255B2013.11.15_19.14.19%255D.jpg


Sinh trưởng cây từ tép củ
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_00.33_%255B2013.11.15_19.16.14%255D.jpg


Củ co sau thu hoạch
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_00.36_%255B2013.11.15_19.16.22%255D.jpg



* Nhân giống từ phương pháp nuôi cấy mô : để hạn chế hiện tượng thoái hoá giống , hoặc vừa lai tạo chủng loài mới , các nhà SX thường ứng dụng phương pháp này cho việc lưu truyền và nhân giống đại trà . Lợi thế của phương pháp này là : số lượng giống sẽ lớn , đồng nhất , không ô nhiễm dịch bệnh ...Thời gian để sản xuất củ giống theo size thương phẩm > 16 khoảng 3 - 3,5 năm ( 10 - 12 chu kỳ trồng )

Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_02.02_%255B2013.11.15_19.19.17%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_02.37_%255B2013.11.15_19.20.22%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_02.44_%255B2013.11.15_19.20.35%255D.jpg




Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_01.24_%255B2013.11.15_19.18.20%255D.jpg


* Ngoài ra một số giống Lily có Quả hạt sinh ra từ nách lá cũng có thể được ứng dụng cho nhân giống SX , tuy nhiên phương pháp này cũng không phổ thông lắm vì quy trình hình thành nên củ thương mại tương đối dài và không đồng nhất , dễ bị ô nhiễm giống . Thời gian để sản xuất củ giống theo size thương phẩm > 16 khoảng 3 - 3,5 năm ( 10 - 12 chu kỳ trồng )

Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_00.41_%255B2013.11.15_19.16.46%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_00.45_%255B2013.11.15_19.16.56%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_01.10_%255B2013.11.15_19.17.59%255D.jpg



Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_01.19_%255B2013.11.15_19.17.49%255D.jpg


Với chu kỳ sản xuất được củ giống đạt chuẩn theo size thương phẩm , thời gian có thể kéo dài từ 1 - 3 năm , theo logich và tư duy của nhà trồng thì hiệu quả KT sẽ không cao , khó thuyết phục đầu tư . Tuy nhiên với thực trạng thị trường tiêu thụ hoa tươi cắt cành tại VN , những kích cở hoa Lily nhỏ vẫn có thể được thị trường chấp nhận , điển hình là loại hoa Lily trồng bằng củ F2 hiện nay tại Đà Lạt . Lạc Dương ( phục vụ cho việc thờ cúng tâm linh , kết vòng hoa , lẳng hoa ... ), miễn là giá rẻ ( có thể bằng 1/2 hoặc 1/3 giá hoa thương phẩm , và cành cắt của chúng không cần dài ) , thì với những kích cở củ size nhò từ 8 - 12 đều có thể bắt đầu SX hoa . Như vậy người canh tác vừa có thể thu củ size lớn sau mổi vụ trồng , vừa có thể thu hoạch thêm củ giống , đồng thời còn có được lợi nhuận từ việc bán hoa cắt cành size nhỏ . Đặc biệt củ được SX tại chổ qua nhiều đợt trồng sẽ thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương , Quốc gia , như vậy chất lượng hoa thương phẩm sau này sẽ tốt hơn , dễ trồng hơn , cạnh tranh hơn .
Riêng khu vực Lạc Dương , Tỉnh Lâm Đồng với nền nhiệt độ mát lạnh quanh năm , dt đất trống , đồi trọc còn nhiều rất có tiềm năng phát triển cho mô hình KT này .

Chile , Hà Lan khi trồng Lily thu hoạch củ người ta thường bấm ngọn ( không thu hoa )
Agriviet.Com-26.jpg



Tại TQ khi trồng Lily thu hoạch củ người ta vẫn để hoa phát triển ( size hoa nhỏ )
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_1_snapshot_04.56_%255B2013.11.15_23.13.55%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_2_snapshot_00.07_%255B2013.11.15_23.16.26%255D.jpg


Tham quan 1 trại SX củ Lily giống
Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_05.50_%255B2013.11.15_19.24.29%255D.jpg


Agriviet.Com-lily_c%25E1%25BA%25AFt_hoa_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_s%25E1%25BA%25A3n_xu%25E1%25BA%25A5t_8_snapshot_05.01_%255B2013.11.15_19.23.21%255D.jpg
 
Last edited by a moderator:
Chào bác Dfruit!Đọc những tài liệu của bác trên diễn đàn thấy bác rất tinh thông nông nghiệp TQ ,chắc bác cũng giỏi ngôn ngữ lắm đặc biệt là tiếng trung.Hi vọng bác tiếp tục chia sẻ nhiều tài liêu mới, để mọi người mở rộng kiến thức đặc biệt về cây hoa lily .Chào bác thân ái và quyết thắng :lol:
 
Rất cảm ơn bác Dfruit đã dành time chia sẻ những kiến thức quý báu này. Và cũng thành thật xin lỗi vì time gần đây em hơi bận rộn nên ít vào được.
Về khía cạnh làm củ giống thì em chỉ làm được công đoạn lấy củ F2 trồng lên không lấy hoa (bấm ngọn tất cả) chỉ để thu củ. Củ khi thu hoạch (giống Concado'r) thuộc size >20. Nhưng vấn đề như bạn Congdatdlu nói đó chính là hiệu quả kinh tế khi đất thuê và kho lạnh thuê.
Thực tế khi thu hoa cắt cành xong, người ta đào bỏ (hoặc lấy) F2 để dọn đất và chuẩn bị cho vụ trồng tiếp theo nên người ta cũng không để tâm đến củ F2. Nhưng đúng là bên cạnh củ F2 đào lên còn có rất nhiều "củ con" (nhất là những vùng trồng đất tơi xốp hay trồng trên giá thể) nhưng nếu làm mà thời gian tính bằng năm như vậy thì có lẽ ở Việt Nam chưa làm được vì chi phí quá cao.
Em cũng có thắc mắc một tý đó là các hình ảnh sản xuất lily và củ giống lily ở Trung Quốc mà bác đưa hình như toàn là củ lily thường (lily không thơm) như vậy đúng không ạ? Nhìn hình ảnh lily bấm ngọn chỉ lấy củ của Hà Lan rất thích mắt.
Và một điều quan trọng là bác có thể chỉ thêm về cách trồng làm sao để củ giống (thương phẩm) nhập về size>18 có thể trồng và cho hoa trong 2 - 3 vụ như bác đã trình bày không ạ? Trước giờ em chỉ trồng và thu hoa cắt cành một lần rồi dùng củ F2 để trồng lấy hoa bán cho người ta cắm hoa bình, hoa lẳng (giá thành giảm 1/3 so với hoa trồng bằng củ thương phẩm).
Rất mong nhận được những chia sẻ từ bác và các thành viên quan tâm.
PS: Bạn Congdatdlu có phải là bạn Nguyễn Công Đạt không nhỉ??? Nếu phải thì chúc mừng bạn vì chúng ta lại có thêm một điểm chung!!!
 
Lily tết 2014

Sau một thời gian nhộn nhịp trên diễn đàn thì hình như các bác đang bận rộn lo cho dự án Lily tết của mình. Thời điểm này chắc nhiều vấn đề xảy ra với lily lắm, các bác có thể chia sẽ trao đổi để năm này được bội mùa...
 
Back
Top