Chiến lược phát triển chăn nuôi và tầm nhìn 2030

  • Thread starter sakasaka
  • Ngày gửi
Thực hiện Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về việc ban hành Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đến nay ngành chăn nuôi luôn duy trì tăng trưởng ở mức bình quân 4,5-5,0%, tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) đạt 30,5% năm 2015 tăng lên 32% năm 2016, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung cho ngành nông nghiệp.

z804569753834_73380c972ee10c66688ad8d4b4b9f141-442x331.jpg


Nhằm mục đính đánh giá tổng thể kết quả sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi, được sự tài trợ của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, trong các ngày 24-25 tháng 10 năm 2017 tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Cục Chăn nuôi tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả 10 năm triển khai chiến phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đã đạt được những mặt tính cực và bộc lộ một số tồn tại như sau:
Chiến lược đặt ra mục tiêu cơ bản phù hợp với sự phát triển của ngành, đáp ứng đầy đủ và dư thừa nhu cầu của thị trường trong nước. Đã có một số sản phẩm xuất khẩu góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm trong nước, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi đa dạng, có đủ các loại hình chăn nuôi, các loại gia súc, gia cầm phát huy được lợi thế, truyền thống chăn nuôi của các vùng, các địa phương. Các vật nuôi chủ lực như lợn, gia cầm, bò thịt, bò sữa được quan tâm phát triển nên có sự phát triển tăng đều đặn qua các năm, một số sản phẩm đã tăng hơn so với kế hoạch do Chiến lược đề ra (ví dụ chăn nuôi gia cầm…)
Công tác giống được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo: hầu hết các giống có năng suất cao được nhập khẩu về và nuôi giữ tại Việt Nam đã góp phần tăng chất lượng, khối lượng sản phẩm đưa tổng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi Việt Nam tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã lưu trữ, chọn lọc được các bộ giống, con lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.
Khoa học công nghệ áp dụng nhanh, mức đầu tư lớn đã góp phần thay đổi hiện trạng của ngành, đang từng bước thay đổi cả tập quán, nhận thức về phát triển chăn nuôi. Những kỹ thuật mới, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi được cải tiến không ngừng đã cải thiện nhanh chất lượng, chi phí trong sản xuất, giảm giá thành; các chỉ tiêu kỹ thuật dần tiếp cận với các nước trong khu vực.
Ngành chăn nuôi thu hút rất nhiều đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, nhất là lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Đến nay đã có doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó doanh nghiệp có vốn FDI góp phần thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa ngành thức ăn chăn nuôi trong nước.
Có nhiều chính sách tác động giúp chăn nuôi ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có nhiều cơ hội phát triển chăn nuôi, qua đó tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên còn bộc lộ một số tồn tại trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi cần điều chỉnh, khắc phục và hướng tới mục tiêu cơ cấu các sản phẩm chăn nuôi gắn với sức tiêu dùng của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, trong đó cần điều chỉnh quy mô cơ cấu đàn hợp lý các loại gia súc, gia cầm:
- Sản lượng thịt lợn hơi từ 72,7% (2016) giảm xuống còn 68,2% (2020) và duy trì ở mức 60-65% thời điểm năm 2030.
- Thịt gia cầm từ 19,1 % (2015) lên 22,9% (2020) và tăng lên 25-28% thời điểm năm 2030.
- Thịt trâu bò từ 8,3% (2015) lên 8,9% (2020) và đạt trên 10% thời điểm năm 2030.
Một số hình ảnh của Hội nghị:

Bản tin giải cứu chăn nuôi trên | VTC16, tổng hợp các bản tin về giải cứu chăn nuôi được cập nhật liên tục

Bài/Ảnh: Văn phòng Cục Chăn nuôi
Nguồn tin: Cục Chăn nuôi
 




Back
Top