chim en'

  • Thread starter hugo88
  • Ngày gửi
Nghề nuôi Yến lấy tổ ở Nha Trang đã đến đỉnh cao thế giới .
Đây là máy ấp trứng Yến đã có chim đang nở:
*
13-trung.jpg

*
Ngoài việc ấp trứng, ta còn nuôi và gột chim Yến non, đạt
đến tỷ số 28% trứng nở và lớn khôn bay theo đàn. Chỉ còn
khâu cuối cùng là nuôi Yến công nghiệp thì tuyệt đỉnh.
*
 
Theo mình biết chim én và chim yến khác nhau với cách gọi của người miền nam. Chim én là loài chim sống trên vùng trời đồng bằng, báo hiệu mùa xuân đến. Chim yến là loài chim sống ở vùng đảo nơi biển cả ,nay người ta có dụ chúng vào nhà để nuôi, lấy tổ của chim yến làm thuốc và thức ăn rất bổ dưởng. Hai loài nầy rất giống nhau về vẻ bên ngoài . Có nơi họ gọi chung tên là chim yến cả, nhưng họ chia ra là Hải yến (yến sào), địa yến (chim én mùa xuân). Chim yến thì có nhiều nơi đã nuôi , nhưng chim én thì chưa có , gì chim én ta tìm được lợi ích từ nó , nên chưa ai nuôi. Chim én là loài chim bắt côn trùng phá hoại mùa màn rất tốt. Nếu nói về chim phóng sanh thì người ta thường phóng sanh chim én hơn các loài chim khác. Khi thả chim én , chim bay thẳng trên bầu trời không bám đậu vào bất cứ nơi nào dù chỉ 1 cành cây . Nên người phóng sanh họ cảm thấy ước mơ của họ, được trời cao chứng nhận và tâm hồn bay bổng tự do ......
 
Theo mình biết chim én và chim yến khác nhau với cách gọi của người miền nam. Chim én là loài chim sống trên vùng trời đồng bằng, báo hiệu mùa xuân đến. Chim yến là loài chim sống ở vùng đảo nơi biển cả ,nay người ta có dụ chúng vào nhà để nuôi, lấy tổ của chim yến làm thuốc và thức ăn rất bổ dưởng. Hai loài nầy rất giống nhau về vẻ bên ngoài . Có nơi họ gọi chung tên là chim yến cả, nhưng họ chia ra là Hải yến (yến sào), địa yến (chim én mùa xuân). Chim yến thì có nhiều nơi đã nuôi , nhưng chim én thì chưa có , gì chim én ta tìm được lợi ích từ nó , nên chưa ai nuôi. Chim én là loài chim bắt côn trùng phá hoại mùa màn rất tốt. Nếu nói về chim phóng sanh thì người ta thường phóng sanh chim én hơn các loài chim khác. Khi thả chim én , chim bay thẳng trên bầu trời không bám đậu vào bất cứ nơi nào dù chỉ 1 cành cây . Nên người phóng sanh họ cảm thấy ước mơ của họ, được trời cao chứng nhận và tâm hồn bay bổng tự do ......

Ý kiến của bác rất hay. Vừa thực tiễn vừa lãng mạn, lại còn đậm chất nhân văn nữa chứ. Tại hạ xin bái phục tiên sinh.
 
chim én.

ai có kỹ thuật nuôi én chỉ mình với!có video cang tốt!thks nhieu trc!
EM chỉ thấy bà con xây nhà nuôi yến lấy tổ,không biết ý Bác có phải loại này không nhỉ! ở tp HCM yến có nhiều ở đoạn Võ văn Tần - CMT 8 hình như của Bà Tư Hường.
 
Người bắc thì gọi lẫn lộn: Yến, Én, Nhạn .
*
Tuy vậy, người bắc coi chim yến gồm 2 loại chính, là
chim yến làm tổ bằng bùn và rác, và chim yến nhả rãi
làm tổ.
*
Dù gọi tên gì, thì Yến ngoài bắc mùa thu và mùa xuân
bay nhiều, có lúc rợp trời, vì đó là lúc chúng bay
đi tránh rét, và trở lại, chứ không làm tổ đẻ trứng.
Chỉ có một số rất ít ở hẳn, không bay đi bay về, thì
mới làm tổ, đẻ trứng và nuôi con thôi. Chúng hay làm
tổ ở mái nhà, và chủ nhà rất che chở chúng . Người ta
coi đó là điềm may, và chim Yến mang hên lại cho gia
đình: Đất lành chim đậu. Ngày xưa còn có Cò và Quạ
làm tổ trên nóc nhà nữa, nhưng bây giờ đất không còn
lành nữa rồi.
*
Trở lại kỹ thuật nuôi Yến lấy tổ, thì tỷ lệ trứng nở
và lớn thành chim bay được mới có 28% thì thấp quá .
Coi hình thì trứng ấp đặt lộn xộn chồng đống, chim
con chết nhiều là phải. Thì ra phá tổ lấy trứng để
quay vòng chim bố mẹ làm tổ nhanh, chứ mục đích gây
thêm chim chưa được chú ý lắm.
*
Dù sao, nuôi được chim con cho đến khi bay theo đàn
được thì cũng là thành tựu rất lớn. Ráng chăm chút
chúng, thì có thể chúng quen chuồng, và dần dần sẽ
thành giống chim Yến nhà, và chim Yến công nghiệp .
*
 
Nếu nuôi công nghiệp rồi liệu giá bán tổ yếu có còn được vài chục triệu một ký như bgio kg bác?liệu có còn bổ dưỡng kg?vì trong tự nhiên nó sẽ tìm ăn những loại thức ăn nó cần để có thể tạo ra được những thứ quí giá mà chúng ta cần.E thích người Nhật ở điểm này là một đất nước đất chật người đông nhưng nông sản của họ kg chạy theo số lượng mà chỉ chú trọng chất lượng.

Họ vẫn trồng những giống lúa 6 tháng,vẫn nuôi heo thả rong,mỗi gia đình chỉ nuôi tối đa 2 con bò KOBE,vẫn trồng những loại tre cho măng chỉ bằng cổ tay em bé....Thế đấy khi hàng nông sản nước ngoài cùng loại vào cạnh tranh giá chỉ bằng 1/2 hay thậm chí 1/5. -1/10.Vì kg bao giờ có được những hương vị kia.

Quả dưa hấu ở Nhật có giá cả triệu đồng VN.Nhưng nếu được thưởng thức chắc mùi vị của nó cách dưa hấu VN mình ...đến 100 năm quá.Và còn còn nhiều thứ khác nữa...
 

Người bắc thì gọi lẫn lộn: Yến, Én, Nhạn

Chỉ có bác gọi thôi đó nha .

Ngoài bắc làm gì có Yến mà kêu là Én . Én thì ai chả biết . Có những năm trời rét nó bu vào trú rét quanh nhà cứ thế mà mang vợt ra bắt ăn thôi . Đối với trẻ con bẫy én để ăn là một trò chơi rất thú vị . Bẫy bằng dây đồng thòng lọng bên trong có một con ruồi ...
 
Nói là nuôi công nghiệp chứ thực ra là nuôi với qui mô lớn. nuôi công nghiệp hiểu theo đúng nghĩa là nuôi với mật độ cao và sử dụng thức ăn tự chế hay thức ăn công nghiệp . còn ờ đây là nuôi bán hoang dả chỉ tạo chổ cho yến trú ẩn và làm tổ còn thức ăn là do yến tự đi tìm lấy ,nuôi thì yến làm tổ trên tường nên chất lượng củng giảm đi đôi chút nhưng cũng không khác gì mấy so với tự nhiên .

yến làm tổ bằng các laọi rong tảo đặc biệt mà chúng tìm trên biển cộng với nước bọt mà dệt thành tổ nếu làm trên vách đá thì tổ sẽ hấp thụ các khoáng chất của đất đá, vì vậy tổ yến là sự kết hộp tinh túy của đất trời và biển cả.

Mà việc nuôi bán hoang dả như vậy là phá vở cân bằng sinh thái rồi .vì không gặp trở ngại gì nên số lượng bầy đàn sẻ tăng nhanh đến một lúc nào đó thức ăn và nguyên liệu làm tổ không đáp ứng đủ yến sẻ bay tới vùng biển khác mà sinh sống thôi !!
 
Bạn nói "chỉ có bác nói" thì cũng có thể đúng,
vì tôi xa ViệtNam đã mấy chục năm rồi,
ngôn ngữ thời nay đâu còn như ngày xưa nữa.
Bạn chịu khó đọc truyện cũ và nghe người già
thì vẫn thấy Én, Yến, và Nhạn như tôi nói.
Bạn cũng biết chữ Hán, thì Yến và Nhạn là tiếng
Hán, còn Én là tiếng Nôm. Chịu khó tra tự điển.
*
Nuôi công nghiệp thì có thể tiến tới nuôi khép
kín, Yến không bay ra ngoài, hoặc không bay nữa,
như bồ câu công nghiệp vậy. Đương nhiên chất lượng
tổ sẽ không bằng tổ yến tự nhiên .
*
Riêng Yến lấy tổ còn chia làm 2 loại, là Yến ngoài
đảo, và Yến bờ biển nữa . Yến ngoài đảo là giống
khác, và tổ nó cũng đắt hơn, vì chất lượng khác.
*
Nuôi công nghiệp thì không lo vỡ cân bằng sinh thái
và Yến bỏ đi nơi khác. Bán rẻ đi một chút, nhưng bù
lại năng suất cao, và giá thành hạ hơn đi thu lượm,
thì kinh doanh vẫn lời hơn nhiều. Trái đất nhỏ bé,
người đẻ ra nhiều, đến người cũng sống công nghiệp
nữa là chim trời.
*
 
Chim yến và chim én rất giống nhau về hình dáng bên ngoài, cách sinh hoạt, cách bắt mồi cũng rất giống nhau, làm tổ cũng giống nhau nhưng chim én không làm tổ trong hang đá ngoài hải đảo, nhưng làm tổ trên trần nhà, vánh tường .... . Còn về tổ (ổ) rất khác nhau về vật liệu , chim yến làm tổ bằng chất liệu nhả ra từ trong miệng của nó ..... Còn chim én làm từ rơm , cỏ khô, và phân trâu bò, đất bùn . Nếu nói về tổ, thì tổ chim yến ăn rất bổ dưởng, còn tổ chim én ..... làm sao mà ăn được
Còn về chim nhạn thì tôi chưa thấy chim nhạn bao giờ , nhưng theo tôi, chim nhạn khác với chim én , hồi tôi còn bé ( bây giờ tôi chưa già lắm). Tôi có nghe 1 câu nói của nhiều câu nói, mà tôi không nhớ hết nhưng câu nói khác , chỉ nhớ 1 câu "là nhạn về én lại bay đi" ............Theo tôi nghỉ chim nhạn và én rất khác nhau
Chim nhạn theo tôi, là tiếng để gọi tổng quát của nhiều loài chim trời, chứ tôi chưa thấy con chim nhạn bao giờ .
Nếu dùng từ NHẠN cho con gà, như gà NHẠN, thì con gà đó có màu lông màu trắng (mạng kim), nếu là chim nhạn không biết lông nó màu gì nhỉ
Còn nói về chim nhạn thì tối có nhớ , trong truyện tàu có 1 đoạn nói về TIẾT NHƠN QUÍ là 1 nhân vật rất nổi tiếng, lúc chưa vào đầu quân nhà Đường . Anh ta chỉ sống bằng nghề bắn chim nhạn để đổi thức ăn và rượu thịt. Vì thế con chim nhạn thời đó chắc to lắm, hay nhiều lắm mới nuôi được vợ con và anh chàng tiết nhơn ăn rất khỏe , ( chuyện tàu , có lẻ là tào lao )
 
Last edited by a moderator:
...
Nuôi công nghiệp thì có thể tiến tới nuôi khép
kín, Yến không bay ra ngoài, hoặc không bay nữa,
như bồ câu công nghiệp vậy. Đương nhiên chất lượng
tổ sẽ không bằng tổ yến tự nhiên .
...*
nuôi công nghiệp khép kín như bác nói vậy là như nuôi chim cút hay nuôi gà rồi , em nghỉ tới lúc đó chắc người ta sẻ lấy thịt chứ không lấy tổ yến nữa đâu...!hii
 
Muốn nuôi Yến bác chịu khó ra Khánh Hòa và Phú Yên tham quan là tốt nhất, bởi vì họ rất thành công khi nuôi.
Theo em biết đê đầu tư nuôi loại này đầu tư nhiều vốn hơn con Nhím.
Chuồng nuôi phải rất kiên cố giống như xây nhà lầu vậy, làm tổ cho Yến nữa và thiết bị dụ Yến về chuồng cũng có giá rất cao.
 
小燕子 Tiểu Nhạn - Con Én - Barn Swallow
http://www.nipic.com/show/3/36/6693b88b01a49b64.html
20084393857942_2.jpg

*
大雁 Đại Nhạn - con Ngỗng trời - Goose
http://www.nipic.com/show/5/11/1c5956254846ef48.html
2007111133517786_2.jpg

*
http://nb.100ye.com/msg/13035984.html
13035984.jpg

*
金丝燕 Kim Ti Nhạn - Yến lấy tổ - Swiftlet
http://www.hudong.com/wiki/%E9%87%91%E4%B8%9D%E7%87%95
01300000169980121775346623351_s.jpg

*
Muốn tra âm Việt của một chữ Hán, ví dụ chữ 燕:
http://en.wiktionary.org/wiki/燕
thì có 3 âm là Yến, Én, và Yên, nhưng không có âm Nhạn
*
Thật đáng tiếc, chữ 雁 tra ở đây cũng không có âm ViệtNam .
*
Dù sao, các bạn cũng đã có tôi ở đây biết âm của 2 chữ này, là có âm Nhạn.
*
Sống đến 63 tuổi cũng chưa chết, mà còn nhớ được âm của chữ, bà con còn được nhờ
chứ cứ trông cậy vào Internet thì đôi khi cũng cụt mộng .
*
 
Những con chim nhìn đẹp thất, chiều chiều mà đi ngang qua mấy chổ nuôi Yến nghe nó rộn ràng làm sao, Yến bay rợp trời toàn là màu đen.

Quê em bây giờ có cái nghề cho bà con nông dân lúc rảnh là gỡ Tổ Yến đó ( chỉ là sơ chế thôi), họ thu nhập củng gần 100.000 đồng/ ngày
 
Cách đây không lâu Thái có nghe một số thông tin nhưng thực hư thế nào thưa Bà Con?
- Ở Long An có ngươì đã kêu được chim én về nhà mình làm tổ?
- Khi đã mời được mấy em về nhà rồi thì mỗi năm có thể thu tiền tỷ??

Qua cái topic này Thái tui tìm thông tin và bắt được bài bên dưới đây rất cảm động.

Chim Én(Nhạn) nổi tiếng vì sự chung thuỷ

T%C3%ACnh+nghia+lo%C3%A0i+chim+0.jpg

Một con chim nhạn bay lượn thấp là đà ngang qua đường phố bị một chiếc xe đụng phải.Nàng chim mái nầy bị thương nặng và đang chờ chết.
T%C3%ACnh+nghia+lo%C3%A0i+chim+00.jpg%5B

Chàng chim trống sà xuống mang theo thức ăn và tận tình lo lắng.
T%C3%ACnh+nghia+lo%C3%A0i+chim+000.jpg

Chàng bay đi rồi trở lại mang thêm thức ăn cho nàng, nhưng nàng đã nằm bất động.
Chàng cố lung lay gọi nàng …. một hành động hiếm thấy từ loài chim nhạn
T%C3%ACnh+nghia+lo%C3%A0i+chim+0000.jpg

Khi nhận ra rằng nàng đã ra đi, vĩnh viễn không bao giờ trở lại, chàng khóc rống thảm thiết bi thương.
T%C3%ACnh+nghia+lo%C3%A0i+chim+0003.jpg

Tiếng khóc vang vang của loài chim nhỏ bé, nhưng nỗi bi ai xé lòng không kém một sinh vật nào. Đứng cạnh xác nàng, chàng buồn thảm và tan nát cả cõi lòng … biết đến bao giờ?
T%C3%ACnh+nghia+lo%C3%A0i+chim+0001.jpg



( sưu tầm)
 
Muốn dụ chim Yến về thì có rồi, người ta dùng mồi chuyên dụng và máy phát âm thanh đễ dẫn dụ Yến, còn việc thu tien tỷ em nghĩ là có vì giá Tổ yến cao, với lại cái nghề nuôi Yến này đã phát triển đến trình độ tương đối cao rồi.

Câu chuyện của anh làm xúc động lòng người.
 
Sống đến 63 tuổi cũng chưa chết, mà còn nhớ được âm của chữ, bà con còn được nhờ
chứ cứ trông cậy vào Internet thì đôi khi cũng cụt mộng

Đâu đến nỗi cụt mông vậy bác ....
Trên wiki nó phân họ rất rõ rồi ... Cần thì lên đó xem là thấy thôi ....

Họ Nhạn hay họ Én là một nhóm các loài chim dạng sẻ có danh pháp khoa học Hirundinidae. Chúng là những loài chim thích nghi với cuộc sống săn tìm mồi trên không...

Và đúng theo cách phân loại theo kiểu : Bộ ,Họ ,Chi,Loài. Thì con ÉN là con Én .... Con Nhạn là con Nhạn và con yến là con Yến.... Con Yến giống con ÉN nhưng nó thuộc HỌ YẾN ...

Chẳng có ai nói con Báo là COn Mèo,KHông ai nói sư tử là Mèo cả ... Dù tất cả bọn này đều thuộc họ MÈO ...
 


Back
Top