[*,*] Chủ đề tháng 03 - HỘI NUÔI GÀ - Úm Gà

Trong chủ đề tháng 03 này chúng ta sẽ đề cập về việc Úm Gà Con trong giai đoạn đầu.
Bà con có những cách nào hay như: cách cho gà ăn nhiều, thuốc úm hiệu quả ...thì cứ up hình hay trả lời lên để mọi người cùng thảo luận.:9^:

Chuyên mục đơn thuần là viết trên những gì đã làm, không khuyến khích đưa tài liệu khuyến nông mà chưa được kiểm chứng.:bash:

Bài viết được thực hiện với sự đóng góp tài liệu cá nhân của những thành viên khác trong Hội Chăn nuôi gà.

Mục tiêu
:6^:" Viết để người không biết gì về con gà có thể làm được":6^:
. Chúc bà con tìm được những gì mình muốn biết trên topic này.!

(tài liệu được viết bởi những thành viên Hội Nuôi Gà gởi tặng Bà Con mới chăn nuôi. Nếu có sử dụng để chia sẽ trên diễn đàn khác xin vui lòng ghi nguồn argiviet.com nha...B)) Cám ơn các bạn đã đọc.


_________________________

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ


Chuẩn bị chuồng trại:


- Máng ăn, máng uống: 100 con 1 máng ăn, 1 máng uống.

- Đèn úm: Cứ 100 con dùng 1 bóng đèn 75W (phải có chụp phía trên tránh thoát nhiệt).

- Chất độn chuồng: Trấu mới dầy khoảng 10cm.

- Bạc che: Cho xung quanh toàn bộ khu vực úm, phía trên (dùng 1 tấm bạc dài kéo dài chừa 2 ra hai bên để cho thông thoáng.

- Nếu dùng nguồn nhiệt là bếp than hay chụp sưởi rất dễ gây thiếu Oxy -> gà dễ bị bệnh đường hô hấp, báng nước.

- Nếu dùng bạt, nilon che đậy kín trên đỉnh quây úm thì gà rất dễ bị thiếu Oxy, thừa khí thải (CO2, NH3, H2S) và ẩm độ.

Yêu cầu giai đoạn này: Đủ nhiệt, ấm nhưng phải thông thoáng

1-23.jpg

1. Bóng đèn có chụp phía trên.
2. Máng nước.
3. Bạc che xung quanh.

Đặc biệt: Khi nhập gà bằng những hộp giấy người ta chủ động dùng làm máng ăn ban đầu cho gà.

Luôn
kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo đủ nhiệt cho gà con...một số cách nhận biết!

- Nguồn nhiệt: Điện Hồng Ngoại (tốt nhất), Bếp than có dẫn khí thải ra ngoài, Chụp sưởi ga.

as.jpg


- Sưởi quây úm trước khi thả gà khoảng 12h về mùa đông, mùa hè chỉ cần khảng 2h. Mục đích: sấy ấm không khí, chất độn chuồng và cả bề mặt nền chuồng. Nếu không sấy ấm nền chuồng gà sẽ bị lạnh chân, dễ bị các bệnh tiêu chảy, thương hàn.

- Nhiệt độ qua các giai đoạn: ngày 1-3: 32 độ, ngày 4-6: 31 độ, ngày 7-10: 29 độ, ngày 11-14: 28 độ, >14 ngày: 28 độ

- Cách kiểm tra: dùng nhiệt kế

hinhg.jpg


hoặc kinh nghiệm

* Gà nóng: Nằm tản ra xung quanh đèn.

2-12.jpg


* Gà lạnh: Nằm chồng lên nhau hay tụ dưới đèn.

3-7.jpg


* Gió lùa: Gà nằm tụ về một phía.

4-6.jpg

* Tốt nhất! Gà nằm đều toàn bộ chuồng.

5-3.jpg



Chuẩn bị thuốc úm:

Định nghĩa: Quan trọng nhất là kháng sinh, đó không phải là thuốc bổ hay thuốc có ghi nhãn "Úm gà mà toàn thuốc bổ ADE,B,C" của một số công ty.

Trước khi nhập gà: Pha Vitamine C + điện giải --> chống mất nước trong thời gian vận chuyển --> Chú ý gà mới về có thể chưa biết uống nước nên bước đầu có thể tập bằng một số cách:

- Bắt một số con đưa miệng vào máng nước cho biết vị trí, gà sẽ uống những ngụm nước đầu tiên.
- Dùng máng ăn (màu vàng)
6-4.jpg
, pha nước âm ấm để giữa chuồng...gà sẽ tự động lên máng nước và uống...sẽ nhanh biết nhất! --> Tại sao nước ấm --> Để gà khi bước chân lên không quá lạnh --> "gà sẽ nhát" và không muốn lên và uống nước.

Chọn thành phần kháng sinh như sau:

Thành phần có nghĩa: Trên bao bì ghi chữ thành phần hay trên thuốc ngoại có ghi chữ "Composition"

ví dụ: COFAMOX (tên thương mại)
Composition/100gram (thành phần trên 100gram)

Amoxiciline.......20g (liều lượng và thành phần chính là Amoxiciline)

Chọn một trong số thành phần này, một số công ty có thể kết hợp chung 2 hoặc 3 loại ...--> ưu tiên sử dụng đơn (1 thành phần).

Colistine, Ampicilline, Amoxcilline, Enrofloxacine, Gentamycine, Sulfamethoxazole + Trimethoprim…

Cách pha thuốc cho gà:

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đôi khi nông dân ta tăng liều...điều mai mắn tăng kháng sinh lên 4-5 lần vẫn không sao !! Tuy nhiên cần hạn chế đều này tránh lờn thuốc.

Khuyến cáo trên bao bì: 1g /1 lít nước

Có nghĩa: 1gram thuốc pha trên 1 lít nước/toàn bộ số lượng nước uống trong 1 ngày.
Làm sao chúng ta xác định lượng nước trong 1 ngày?

- Thì cho uống để ý --> việc này khỏi chỉ...hi hi

- Dựa vào lượng thức ăn --> có thể gà ăn 1 uống 2 ( ngày ăn 25kg thức ăn thì khả năng uống 50 lít nước --> tính tương đối).

Vậy thì, biết được lượng nước trong 1 ngày ta dựa vào liều lượng trên bao bì khuyến cáo và pha cho uống với lượng nước trong vòng 4-6 tiếng.

ví dụ: Ngày uống 50 lít nước.
Lượng thuốc yêu cầu: 1g/1 lít nước = 50 gram
Lượng nước trong 4-6 giờ khoảng 10-15 lít nước.
Vậy: Pha 50 gram thuốc với 10-15 lít nước cho gà uống trong vòng 4-6 giờ.
Ngày uống 1 lần...liên tục 3-5 ngày với kháng sinh, cầu trùng 3 ngày nghĩ 2 uống tiếp 2 ngày.



Tập ăn cho gà con:

Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ được chuyển khỏi máy ấp khi đại đa số chúng đã sạch vỏ.

Sau khi đưa ra khỏi máy ấp một số công việc khác còn tiếp tục như chọn đực cái, vaccine, đóng hộp trước khi vận chuyển đi các nơi.

Trong thực tế, một số gà con nở ra phải sau 36-48 giờ mới được tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Đây là nguyên nhân làm cho gà yếu và chậm tăng trưởng. Như vậy từ khi nở tới khi bắt đầu nhận các chất dinh dưỡng của thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của gà.

Thông thường gà mới nhập về cho uống nước có pha vitamin C và điện giải trước...Có thể tập ăn cho gà sau 6 giờ bằng những cách sau đây:

- Rải trực tiếp lên hộp giấy (như hình minh hoạ).

- Rải trên một bao cám (được rữa sạch) --> tiếng "tí tách " của thức ăn sẽ kích thích gà tập trung và ăn nhiều hơn.

Lưu ý: Nếu để trên máng ăn thì gà con sẽ tự tìm để ăn nhưng biết và ăn không nhiều bằng cách trên...

- Cho gà ăn thành nhiều lần trong ngày, không được đổ cám quá nhiều làm thức ăn thừa, tích lại rồi lại đổ thức ăn mới lên -> dễ bị ô nhiễm, mầm bệnh phát triển gây tiêu chảy, ngộ độc.

- Chất lượng: phù hợp dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, luôn bổ sung men tiêu hoá giúp gà dễ tiêu hoá và tăng tỷ lệ hấp thu

Thời gian pha thuốc có thể áp dụng như sau:

Khi nhập gà tính là ngày thứ 1

Từ nhập đến 6-12 giờ đầu: Vitamin C + điện giải + Đường.

Ngày 2 - 3 -4 -5: Sáng: kháng sinh (6h -12h)

Chiều + Tối: Nước có pha thuốc bổ (ADE, Vitamin B Complex, C..)

Lưu ý: Nên thay nước có thuốc sau 6 giờ để nước luôn mới.

Đang viết tiếp..............


Tài liệu tham khảo:
1.
http://agriviet.com/home/threads/80057-Trao-doi-ve-nuoi-ga#axzz1pRV4cjnb
2.http://agriviet.com/home/threads/51...-tang-kha-nang-mien-dich-cua-ga#axzz1pRV4cjnb


Một số câu hỏi trong giai đoạn này:

1. Làm sao để gà ăn nhiều?
2. Kháng sinh nào hiệu quả, làm cho gà không bị "phân dính hậu môn"?
3. Tỷ lệ chết trong thời gian úm bao nhiêu là hợp lý?
4. Gà con mới về cho uống thuốc tây (Tetracyline) pha nước hiệu quả ra sao?
5. Cách chọn con giống như thế nào để tăng tỷ lệ sống cho gà con?
6. Có phải lòng đỏ sẽ "nuôi" gà con trong 2-3 ngày đầu đúng không? Vậy mình cho uống nước giai đoạn này được không?
7. Loại thức ăn nào tốt nhất trong giai đoạn này?
8. Tôi nấu tấm hay cơm ngụi cho ăn giai đoạn này được không?
.........
 


Last edited:
tuyệt vời quá.đang chờ tiếp.kinh nghiệm quí báo cho anh em mới vào nghề.thân
 
1. Làm sao để gà ăn nhiều?
2. Kháng sinh nào hiệu quả, làm cho gà không bị "phân dính hậu môn"?
3. Tỷ lệ chết trong thời gian úm bao nhiêu là hợp lý?
4. Gà con mới về cho uống thuốc tây (Tetracyline) pha nước hiệu quả ra sao?
5. Cách chọn con giống như thế nào để tăng tỷ lệ sống cho gà con?
6. Có phải lòng đỏ sẽ "nuôi" gà con trong 2-3 ngày đầu đúng không? Vậy mình cho uống nước giai đoạn này được không?
7. Loại thức ăn nào tốt nhất trong giai đoạn này?
8. Tôi nấu tấm hay cơm ngụi cho ăn giai đoạn này được không?
.........
1. Để gà ăn nhiều thì nên cho ăn ít một và cho ăn nhiều lần trong 1 ngày.
2. ??? mình chỉ cho uống thuốc úm gà và cho ăn thêm vừng.
3. Càng ít càng tốt, nhưng không quá 10% là được.
4. Chưa thử nghiệm cái này.
5. Lông bông tơi xốp, mắt sáng, không khô chân, nhanh nhẹn, không còi quá...
6. Đúng, nhưng nên cho gà ăn sớm sẽ tốt hơn, nước rất cần cho gà trong mọi giai đoạn.
7. Cám ngô xay nhuyễn cho ăn trong ngày đầu tiên, sau đó cho ăn cám công nghiệp.
8. Chưa làm theo cách này, nhưng nếu nấu chín chắc sẽ tiêu hoá tốt hơn nhưng mất công hơn.

Các bác bổ xung thêm nhé.
 
1. Để gà ăn nhiều thì nên cho ăn ít một và cho ăn nhiều lần trong 1 ngày.
2. ??? mình chỉ cho uống thuốc úm gà và cho ăn thêm vừng.
3. Càng ít càng tốt, nhưng không quá 10% là được.
4. Chưa thử nghiệm cái này.
5. Lông bông tơi xốp, mắt sáng, không khô chân, nhanh nhẹn, không còi quá...
6. Đúng, nhưng nên cho gà ăn sớm sẽ tốt hơn, nước rất cần cho gà trong mọi giai đoạn.
7. Cám ngô xay nhuyễn cho ăn trong ngày đầu tiên, sau đó cho ăn cám công nghiệp.
8. Chưa làm theo cách này, nhưng nếu nấu chín chắc sẽ tiêu hoá tốt hơn nhưng mất công hơn.

Các bác bổ xung thêm nhé.

Bài dự thi số 1.....tiếp tục nào các Bác!!!. Quà khá hấp dẫn.
 
1. Để gà ăn nhiều thì nên cho ăn ít một và cho ăn nhiều lần trong 1 ngày.
2. ??? mình chỉ cho uống thuốc úm gà và cho ăn thêm vừng.
3. Càng ít càng tốt, nhưng không quá 10% là được.
4. Chưa thử nghiệm cái này.
5. Lông bông tơi xốp, mắt sáng, không khô chân, nhanh nhẹn, không còi quá...
6. Đúng, nhưng nên cho gà ăn sớm sẽ tốt hơn, nước rất cần cho gà trong mọi giai đoạn.
7. Cám ngô xay nhuyễn cho ăn trong ngày đầu tiên, sau đó cho ăn cám công nghiệp.
8. Chưa làm theo cách này, nhưng nếu nấu chín chắc sẽ tiêu hoá tốt hơn nhưng mất công hơn.

Các bác bổ xung thêm nhé.

Kháng sinh mình dùng trong thời gian úm là kháng sinh tổng hợp của nanovet
tỷ lệ chết mà đến 10% là quá cao rồi bác ơi, chỉ được dưới 5% nếu không đến khi được bán thì chẳng còn bao nhiêu cả
việc dùng thuốc tây tetracyline cũng tương tự một số thuốc kháng sinh của thú y nhưng việc pha chế không thể xác định liều lượng cần thiết cái này khó cho bà con chăn nuôi.
việc nấu chín cơm tấm hoặc cơm nguội cho gà ăn là không nên trong giai đoạn này vì hệ thống men của gà con chưa đủ gà hay bị viêm ruột và dính phân hậu môn vì cơm nhiều tinh bột
các ý kiến khác không bình luận thêm, bác “hoàng tử” thêm vào quy trình phòng bằng các loại thuốc và vaccin (liều lượng, thời gian dùng), thời gian úm cho mọi người nghiên cứu thêm
vài ý kiến ghi vội các bác thông cảm nhé. chúc mọi người sức khoẻ
 



Một số câu hỏi trong giai đoạn này:

1. Làm sao để gà ăn nhiều?
2. Kháng sinh nào hiệu quả, làm cho gà không bị "phân dính hậu môn"?
3. Tỷ lệ chết trong thời gian úm bao nhiêu là hợp lý?
4. Gà con mới về cho uống thuốc tây (Tetracyline) pha nước hiệu quả ra sao?
5. Cách chọn con giống như thế nào để tăng tỷ lệ sống cho gà con?
6. Có phải lòng đỏ sẽ "nuôi" gà con trong 2-3 ngày đầu đúng không? Vậy mình cho uống nước giai đoạn này được không?
7. Loại thức ăn nào tốt nhất trong giai đoạn này?
8. Tôi nấu tấm hay cơm ngụi cho ăn giai đoạn này được không?
.........
[/QUOTE]
1. Muốn gà ăn được nhiều thì cần úm đúng mật độ các tài liệu khuyến cáo. Máng ăn bố trí hợp lý.
2. Cái này nói theo cá nhân nè: cho uống tera trong ngày đầu hoặc hết ngày 2, sau đó cho uống cầu trùng, ngày thứ 3 bổ sung điện giải liều lượng có thế thấp hơn khuyến cáo bao bì, dính đít rất ít ( có thể cách cho uống không đúng khoa học, nhưng đó là cách riêng cá nhân, mong anh em chia sẻ)
3. Tỷ lệ hao hụt cở 5% là được, vì còn chết lai rai nữa. Cố gắng hạn chế ít chừng nào tốt chừng đó. Với riêng cá nhân trong tháng đầu là 5%.
4. Cá nhân thấy hiệu quả.
5. Chọn như anh "tuantai"
6. Đúng, gà xuống khô lông là tôi bắt đầu cho uống.
7. Tôi cho ăn cám gạo tốt, không cho ăn cám bắp. Sau đó cho ăn cám trộn theo tỷ lệ bao bì khuyến cáo.
8. Chưa thử lần nào, nhưng tôi nghĩ cũng tốt, nhưng phải ăn kèm với cám công nghiệp chứ sợ thiếu dưỡng chất, gà con mà thiếu dưỡng chất người nuôi thịt khó nuôi tốt được,.
Đôi điều cùng anh em và không ngưng cầu thị lắng nghe.
 
Thì mọi người sẽ được bầu chọn công khai mà...xuất chiêu đi leminhthanh_th...hi hi:lol:
@truongvinh86: Chào mừng bạn tham gia..
Không chơi vụ này đâu, để giành cho các bác chăn nuôi chứ. :5^:
 
- úm gia cầm là khâu rất quan trọng.phải dúng quy trình và chăm sóc đặc biệt.trước tiên là môi trường úm và chuồn úm phải thông thoáng và nhiệt độ phải ổn định, mật độ úm thích hợp
- bước thứ 2 là thuốc úm:thuốc úm phải đảm bảo cung cấp vitamin và khoáng chất đủ và một số acid amin cần thiết.tiếp theo trong quá trình um phải phòng bệnh và chống bị nhiễm bệnh từ môi trường trong khi cơ thể vật nuôi còn rất yếu, nên dùng nhóm kháng sinh ampicilline, colistin.chứ dùng 1 số kháng sinh không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của g.c. (mách nhỏ nên tìm úm của cty nông dược việt là ok, tỷ lệ hao hụt rất tháp)
- chú ý : Trong gia cầm nhiễm nấm phổi, nấm diều ngay từ khi biết thở, biết ăn.cho nên ta phải tiêu diệt ngay từ đầu(phổi là cơ quan rất quan trọng ).nấm tích tụ nhiều sẽ sinh độc tố làm chết vật nuôi với số lượng rất nhiều.mà kháng sinh không tiêu diệt được nấm mà có chất kháng nấm (nystatin, cuso4, kmno4..)
- làm tốt khâu này thì vật nuôi khẻo mạnh, mau lớn và đặc biệt vật nuôi ít mắt bệnh về hô hấp, crd mà lỡ có mắt phải bệnh về hô hấp thì điều trị rất dể.
Ai có vấn đề gì cần hỏi về con gia cầm tôi xin tận tình giúp.ở các tỉnh miền nam, ở tp.hcm

gửi về đc:datthuoc@gmail.com

đt: 0914213600
 
1. Việc sử dụng thuốc kháng sinh:
a. Kháng sinh: Ngoài những loại trên, các bác có thể sử dụng teramicine của người (nếu là loại hết hạn), đối với bình nước khoảng 1l thì nên sử dụng 3 - 4 viên (nghiền nhỏ)+ ít đường gluco.
Theo tiêu chí: tiền ít + lượng KS càng ít càng tốt + không sử dụng dài ngày.
b. Cách pha thuốc: nên pha khoảng 1 ít một, áng chừng đàn gà uống trong khoảng 1 - 2h, không nên pha quá lâu (vượt quá). Bác dùng thuốc phòng kiểu đó dễ lãng phí thuốc do gà không chịu uống.
Khi sử dụng kháng sinh, chúng ta ko nên phối KS kèm với men tiêu hóa, làm giảm tính kháng khuẩn của KS.
Tốt nhất: Bắt gà khoảng 7 - 8h sáng, dzìa đến nhà cho uống nước (KSinh + đường gluco) ngay, thời gian sử dụng thuốc khoảng 1 - 2giờ. Pha một ít nước "sạch" - cho uống thoải mái (có thể kèm thuốc bổ). Chiều khoảng 5 - 6 giờ, các bác lặp lại quy trình như khi sáng.
Cách này có thể sử dụng trong liệu trình điều trị.
Trong thời gian úm 3 hoặc 4 tuần, tùy theo điều kiện thời tiết, gà có thể xảy ra cầu trùng (có đàn 3 ngày đã xuất hiện), các bác vẫn chỉ nên dùng 2 ngày Ksinh + thuốc bổ 2 ngày/tuần.
2.Thức ăn:
Giai đoạn úm là giai đoạn quyết định, vì tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn này rất cao, chủ yếu là bệnh về đường tiêu hóa (bạch lỵ + cầu trùng).
Trong giai đoạn này, các bác nên sử dụng TAHH. Từ khi kết thúc giai đoạn này, chúng ta có thể độn thêm các loại thức ăn khác để giảm tổng chi nhưng phải luôn có gắn đảm bảo hàm lượng đạm theo yêu cầu của cơ thể gà.
Gà: 0 - 3TT: 21% & 4 - xuất chuồng: 19%.

--------

1. Làm sao để gà ăn nhiều? --> Có thể sử dụng B1 trộn vào thức ăn, thức ăn phải luôn mới, chuồng úm phải thông thoáng và úm với quy mô phù hợp.
2. Kháng sinh nào hiệu quả, làm cho gà không bị "phân dính hậu môn"?
Gà bị phân dính bít hậu môn, gà hay kêu chim chíp, khoác áo tơi vài hôm là ra đi --> Tôi thường sử dụng Tira (Terramycine) dùng liên tục 3 ngày. Đối với những con quá yếu (phát hiện khi mới bắt về nên sử dụng thêm Redmin, nhỏ để tăng sức đề kháng.
3. Tỷ lệ chết trong thời gian úm bao nhiêu là hợp lý?
Thường người ta quy định cả quá trình nuôi thịt tỷ lệ hao hụt khoảng 10%. Thời gian úm thì 8%. Tuy nhiên có hộ chăn nuôi ở tôi, tỷ lệ hao hụt là 0%.
4. Gà con mới về cho uống thuốc tây (Tetracyline) pha nước hiệu quả ra sao?
Cũng chỉ là kháng sinh như các loại thuốc thú y khác thôi. Tuy nhiên do có hàm lượng mạnh hơn thôi.
5. Cách chọn con giống như thế nào để tăng tỷ lệ sống cho gà con?
Lưu ý: không chọn gà con bị ướt lông.
6. Có phải lòng đỏ sẽ "nuôi" gà con trong 2-3 ngày đầu đúng không? Vậy mình cho uống nước giai đoạn này được không?
Thật ra thì do khi gà nở ra, lòng đỏ của trứng chưa chuyển hóa hết nên gà vẫn còn chất dinh dưỡng trong cơ thể và ko cần chúng ta cung cấp trong 1 ngày đầu.
Để tránh hiện tượng bạch lỵ, các bác có thể rang một ít mè rồi rãi cho chúng ăn, loại này hơi đắt nhưng hiệu quả cực.
7. Loại thức ăn nào tốt nhất trong giai đoạn này?
Như tôi đã nói ở trên,trong giai đoạn này đừng tiếc nên sử dụng cám hỗn hợp.
8. Tôi nấu tấm hay cơm ngụi cho ăn giai đoạn này được không? Theo tôi nghĩ thì không vì các loại này không đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng.
[/QUOTE]
 
Last edited:
tiếp tục đi anh em, nhiều người cần anh em nói để rút kinh nghiệm lắm,
 
biencuonghue và hoangtucantho cám ơn các bác nhiều. kiến thức uyên thâm truyền đạt cho anh em với nhé. chúc các bác khoẻ để hội chúng ta ngày càng phát triển
 
e thì mới nuôi nên ko rành nhưng e đã có thử dùng têra cho gà mình rùi kết quả: chỉ chết có 2 con chắc tại e cho uống quá liều hay tại nó quá yếu tất cả còn lại đều khỏe mạnh ăn nhiều.theo e đc chỉ thì cách pha của e là:
5 vien
Photo0195.jpg

10vien
Photo0196.jpg

pha vơi 1 cốc nước nóng để hơi nguội ( 1 cốc uống trà của mình ak hay con gọi là chun con rồng)
e chỉ bit như thế tại mới nuôi nên chưa có kinh nghiệm j :D mong ae giúp đỡ
 
biencuonghue và hoangtucantho cám ơn các bác nhiều. kiến thức uyên thâm truyền đạt cho anh em với nhé. chúc các bác khoẻ để hội chúng ta ngày càng phát triển
Cảm ơn bác nha, nhưng không dám nhận là uyên thâm đâu, đâu dám mùa rìu qua các bác khác.
Tôi chỉ xin nhắc nhở, dù dùng bất kỳ loại kháng sinh nào vào chăn nuôi (gia súc, gia cầm) ban đầu chúng ta dùng với liều lượng ít, mua gói lớn nhưng giá thấp nhất trong các loại KS mà các bác hay dùng. Nếu có nhu cầu sử dụng KS ở người thì nên sử dụng KS đã hết hạn sử dụng. Nếu bác nào có thể liên hệ được với công ty dược để mua dược liệu của nó thì càng tốt, và nên nhớ là sau khoảng 15 - 21 ngày (sau khi kết thúc ngày cho gà uống thuốc cuối cùng), mấy bác mới xử nha. Không thì a ma tê đấy. :lol:

--------

Các bác cho tôi hỏi câu này nghen.
Đàn gà nhà tôi đang ăn uống, đẻ chửa bình thường. bỗng dưng có 1 con không ăn, đi phân bình thường. Không hiểu là bệnh gì?
Các bác giúp tôi nha. Không tôi cho nó liều sun phát rờ dao quá. -_-
 
Last edited:
Các bác cho tôi hỏi câu này nghen.
Đàn gà nhà tôi đang ăn uống, đẻ chửa bình thường. bỗng dưng có 1 con không ăn, đi phân bình thường. Không hiểu là bệnh gì?
Các bác giúp tôi nha. Không tôi cho nó liều sun phát rờ dao quá. -_-

Nếu tôi gần nhà bạn thì ủng hộ cách dùng sun phát rờ dao.
Cái gì mà gà đẻ bình thường, phân bình thường....vậy thì...dùng thuốc bình thường nhé...:lol:

Đùa thôi..mua thêm loại thuốc tiêm để trị những cá thể gà bị bệnh...có thể mới chớm bệnh ...không đặc trưng thì mình tiêm loại thuốc chung chung ...Gentatylo, Bio.Sone, Ampi ...gì đấy...
 
Last edited:
em rất xin lỗi bà con vì mấy hôm nay ít online thật tình em có mấy chuyện xảy ra lên không thể online được
 
Last edited by a moderator:


Back
Top