Tại thượng nguồn sông Cửu Long, Trung Quốc đã làm nhiều con Đập, Đê ngăn dòng nước làm cho Miền Tây bị hạn hán.
Hạn hán, xâm nhập mặn đang hoành hành Nguồn: Internet
Miền Tây Việt Nam nằm ở hạ nguồn và Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng trước khi đổ ra biển.
Sông Tiền Giang có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy (Tiền Giang).
Một khi dòng nước thượng nguồn bị ngưng hoặc không đủ lưu lượng để đổ ra biển nữa thì nước biển sẽ chảy ngược dòng vào ruộng đồng, gây nên nạn ngập muối.
Muối dư thừa trong đất tạo ra một hiệu ứng gọi là osmotion, tích tụ của natri trong thực vật gây ra mức độ độc hại, làm giảm độ tăng trưởng của lúa, gây còi cọc cho thực vật và sự phát triển tế bào thực vật sẽ bị ngưng trệ. Đây là nguyên nhân mất mùa.
Một số tin báo chí nhà nước trong mấy ngày qua đưa tin là Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả đập để cứu giúp hạ nguồn sông Cửu Long, trong thực tế thì khi muối đã ngấm vào đất thì dòng chảy cần phải liên tục trong một thời gian dài mới có thể đẩy muối ra khỏi ruộng được.
Trung Quốc có xả đập một hay hai lần cũng không thể giúp ít gì nhiều hơn nữa.
Điều mà Việt Nam cần làm lúc nầy là làm đập ngăn nước biển tràn vào tại một số khu vực như cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề ở Hậu Giang và cửa Tiểu ở Tiền Giang.
Làm đập ngăn nước biển tràn vào ruộng không phải dễ vì nó đòi hỏi tốn kém và kỹ thuật cao, tuy nhiên dù sao chăng nữa thì đây cũng là chuyện cấp bách lâu dài để cứu nền nông nghiệp Việt Nam thay vì phải gửi thư cầu xin Trung Quốc xả đập.
Nếu Trung Quốc không chịu xả đập thì không lẽ Việt Nam ngồi chờ chết hay sao?
Nguyễn Thùy Trang
Hạn hán, xâm nhập mặn đang hoành hành Nguồn: Internet
Sông Tiền Giang có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy (Tiền Giang).
Một khi dòng nước thượng nguồn bị ngưng hoặc không đủ lưu lượng để đổ ra biển nữa thì nước biển sẽ chảy ngược dòng vào ruộng đồng, gây nên nạn ngập muối.
Muối dư thừa trong đất tạo ra một hiệu ứng gọi là osmotion, tích tụ của natri trong thực vật gây ra mức độ độc hại, làm giảm độ tăng trưởng của lúa, gây còi cọc cho thực vật và sự phát triển tế bào thực vật sẽ bị ngưng trệ. Đây là nguyên nhân mất mùa.
Một số tin báo chí nhà nước trong mấy ngày qua đưa tin là Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả đập để cứu giúp hạ nguồn sông Cửu Long, trong thực tế thì khi muối đã ngấm vào đất thì dòng chảy cần phải liên tục trong một thời gian dài mới có thể đẩy muối ra khỏi ruộng được.
Trung Quốc có xả đập một hay hai lần cũng không thể giúp ít gì nhiều hơn nữa.
Điều mà Việt Nam cần làm lúc nầy là làm đập ngăn nước biển tràn vào tại một số khu vực như cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề ở Hậu Giang và cửa Tiểu ở Tiền Giang.
Làm đập ngăn nước biển tràn vào ruộng không phải dễ vì nó đòi hỏi tốn kém và kỹ thuật cao, tuy nhiên dù sao chăng nữa thì đây cũng là chuyện cấp bách lâu dài để cứu nền nông nghiệp Việt Nam thay vì phải gửi thư cầu xin Trung Quốc xả đập.
Nếu Trung Quốc không chịu xả đập thì không lẽ Việt Nam ngồi chờ chết hay sao?
Nguyễn Thùy Trang