Con trâu là đầu cơ nghiệp

  • Thread starter hongvanpv
  • Ngày gửi
H

hongvanpv

Guest
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu tục ngữ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region> đã có từ xa xưa nhưng bây giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau được xem là hình ảnh biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu của Việt <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region>.
<o:p></o:p>
Dù nói gì thì nói, con trâu vẫn là người bạn thân thương của nông dân Việt <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region> tự bao đời nay với những câu ca “trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”. Vậy mà giờ đây, có nơi người ta đang tìm cách bảo tồn con trâu, sợ rồi một ngày nào đó, trẻ em, học sinh Việt Nam chỉ còn biết con trâu trong sách giáo khoa.
<o:p></o:p>
Đọc trên báo, thấy tỉnh Đồng Tháp trước đây có hàng chục ngàn con trâu, nay chỉ còn vài trăm con, thậm chí ngành chăn nuôi thú y của tỉnh đang kêu gọi tìm cách bảo tồn đàn trâu. Ở An Giang cạnh đó và nhiều tỉnh lúa khác của vựa lúa miền Tây, rồi hàng loạt tỉnh ở miền Trung, miền Bắc cũng tương tự.
<o:p></o:p>
Đàn trâu giảm nhanh cũng đúng thôi. Hai chục năm trước, nền nông nghiệp trong nước với sức kéo cày trên đồng ruộng chủ yếu là trâu, bò. Nay nông nghiệp phát triển, nông dân có tiền mua sắm máy cày kéo thay trâu, rồi đồng cỏ chăn thả mênh mông ở nông thôn nay được trồng luá, trồng bắp thì lấy đâu có chỗ cho trâu bò gặm cỏ. Với nhiều người dân ở nông thôn, bây giờ nuôi trâu, lấy sức kéo là phụ, mà nuôi bán thịt là chính, ngược lại hoàn toàn với trước kia.
<o:p></o:p>
Những ai đã từng chăn trâu, chăn bò, thế nào cũng hiểu được sự khác biệt giữa hai loài vật nhai lại này. Bò, có ưu điểm ngoài cày kéo, cung cấp thịt còn có thể nuôi nhốt mà không cần chăn thả nhưng điểm yếu lại là sức kéo không mạnh, không dẻo dai như trâu.
<o:p></o:p>
Trâu, có ưu điểm là dẻo dai, có thể cày bừa ở ruộng sâu (nên mới có câu: “ruộng sâu trâu nái”), ruộng nhiều bùn, lún mà bò không thể cày được nhưng nhược điểm thì trâu khó nuôi nhốt như bò, cần phải chăn thả. Ngoài ra, thịt bò được người tiêu dùng khoái hơn thịt trâu và đây cũng là lý do khiến đàn trâu giảm nhanh, trong khi nuôi bò giết thịt trong nước phát triển mạnh.
<o:p></o:p>
Ngành nông nghiệp bây giờ cũng đang lúng túng trước việc đàn trâu giảm quá nhanh, vừa biểu hiện cuả cơ giới hóa đồng ruộng đang ngày một tăng nhưng cũng lo lắng bởi ở Việt <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region>, còn lâu máy móc có thể hoàn toàn thay thế con trâu.
<o:p></o:p>
Trước kia, vì sức kéo trên đồng dựa vào trâu bò, ngành nông nghiệp đã chi không ít tiền cho việc nhập khẩu trâu giống to, khỏe từ nước ngoài để nâng cấp đàn trâu trong nước. Thậm chí có người chăn trâu giỏi được phong tặng Anh hùng Lao động. Hơn chục năm qua, các trung tâm nghiên cứu trâu, các dự án lai tạo, phát triển đàn trâu biến mất trong các báo cáo hàng năm cuả ngành nông nghiệp.
<o:p></o:p>
Đất nông nghiệp của ta vốn phân tán, manh mún, địa hình lại không bằng phẳng. Như ở miền Tây, đất đai cò bay thẳng cánh thì việc cày bừa bằng máy có vẻ dễ dàng nhưng ở miền Trung, miền Bắc thì khác, thửa đất 2.000-3.000 mét vuông rất hiếm cho máy móc dụng võ. Máy móc chắc chắn sẽ chẳng có hiệu quả cày kéo bằng con trâu nếu thửa ruộng chỉ có vài trăm mét vuông, hay ruộng trũng, luôn ngập nước. Máy móc cũng chẳng thể phát huy tác dụng bằng con trâu nếu đó là đầt đồi địa hình không bằng phẳng.
<o:p></o:p>
Cơ giới hóa, hiện đại hóa với ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đơn giản là loại bỏ con trâu ra khỏi đời sống người nông dân, nơi nó từng gắn bó nhưng cũng là hình ảnh để báo chí bảo rằng nông nghiệp lạc hậu.
<o:p></o:p>
Với đà suy giảm đàn trâu như hiện nay, cũng không có gì lạ nếu một ngày nào đó, Chính phủ hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải chi tiền để triển khai các dự án phát triển đàn trâu. Nó cũng tương tự như cây lúa, cũng chẳng có gì khó hiểu nếu một ngày nào đó, Việt <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region> trở thành nước nhập khẩu gạo nếu cứ mỗi năm, gần 100.000 héc ta đất nông nghiệp được chuyển thành đất ở, thành khu công nghiệp.
<o:p></o:p>
Không phải cái gì được xem là lạc hậu thì phải từ bỏ nó trong quá trình phát triển. Con trâu là hình ảnh sinh động nhất để nói lên điều này.
 


Đúng là hình ảnh con trâu đang dần bị mai một trên những làng quê. Tôi cũng thấy rất buồn khi thấy 1 em học sinh trung học khi về quê, nhìn thấy con nghé bèn hỏi bố mẹ là:"nghé là con của con trâu hay là con của con bò" hi.hi...
 
Đúng là hình ảnh con trâu đang dần bị mai một trên những làng quê. Tôi cũng thấy rất buồn khi thấy 1 em học sinh trung học khi về quê, nhìn thấy con nghé bèn hỏi bố mẹ là:"nghé là con của con trâu hay là con của con bò" hi.hi...

Đúng vậy, mình lo con mình nó đang học lớp 7 mà chẳng biết con trâu. Buồn nhất là một lần mấy anh em cơ quan mình ở sài gòn ra Phú Yên quê mình chơi, một cô bé đã tốt nghiệp đại học, đi làm được 2 năm mà không biết con bò là gì, mình mới dắt con bò của má mình cho em nó xem. Hôm sau đi ngoài đường, gặp một con bò khác, nó hỏi là con gì, mình cũng nói là con bò, nó mới bảo sao hôm qua con bò màu vàng, còn con hôm nay là màu đen.


Bó tay chấm com!
 
Tôi cũng được chứng kiến 1 lần có mấy cô cậu sinh viên cứ đi đi , lại lại khi găp 1 con trâu trắng. Cả bọn có vẻ rất ngạc nhiên, có lẽ là ko biết nó là con gì nữa...
 
Trong khi tiếp tục chờ đợi ý kiến chia sẻ của các bác, em lần đầu tiên trong đời :)mellow:) thử đi tìm hiểu xem "con trâu" trong suy nghĩ người VN thông qua google.com với các từ khóa "con trâu", "bạn biết gì về con trâu?"

- Khía cạnh Văn học
(thông số được tìm nhiều nhất)
Sau đây là đề bài một bài tự luận lớp 9 gửi vào 29-08-2009. Và gợi ý tham khảo
Tóm tắt gợi ý đã viết:
- loài vật to khỏe, hiền lành, dễ nuôi (ăn cỏ)...
- Có vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp
- Con trâu gắn với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt
- Tính cách hiền lành, nhẫn nại, chịu khó của trâu một phần nào đó là biểu tượng cho tính cách tốt đẹp của người Việt.
=> Trâu gắn liền với làng quê Việt Nam không chỉ trên phương diện đời sống vật chất mà còn ở cả đời sống văn hóa tinh thần. Chính vì vậy trâu vàng đã từng trở thành biểu tượng của Sea Game 22 tổ chức ở Việt Nam.

Bài
"Giới thịệu về con trâu" đăng trên 1 blog. Trích dẫn:
chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam . Chúng tôi gắn bó với người nông dân suốt quãng đời của mình. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, hắng ngày chúng tôi được người nông dẫn ra ruộng để kéo cày, làm đất tơi xốp để gieo giống. Và rồi, không bíêt tự bao giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã thành hình ảnh gần gũi với đời sống nông dân.

Không chỉ có một vị trí to lớn trong nông nghiệp mà chúng tôi cón là vật cổ vũ tinh thần cho nhà nông . Như trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng ,mỗi một làng sẽ đem một con trâu ra thi đấu để chọn lọc được con trâu mạnh khỏe nhất, thuần túy nhất nhờ vào kết quả của cuộc thi người thắng cuôc là ai . Khi đã được chọn lọc kĩ lưỡng, ... họ sẽ đem ... Và lễ họi chọi trâu này đã rất được hoan nghênh nên nhân gian đã lưu truyền một câu ca dao cổ


Và ngoài ra, còn có một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên .Lể hội này sẽ được dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần.

Theo em nghĩ, đây có lẽ là 1 bài do 1 học sinh sưu tầm ý từ một số nguồn dàn ý mẫu để viết về con trâu. Nên một số điểm, xí xóa cho qua nhé!


- Khía cạnh văn hóa

Con trâu trong văn hóa Việt Nam
. Đây hình như là 1 tiểu luận hay một đề tài gì đó?

- Khía cạnh xã hội
(cho em tạm dùng từ như thế- Nghe vĩ mô, ghê quá)
Con trâu trong đời sống việt nam như thế nào?
. <--- Ở đó có bài comment hay.
 
Last edited by a moderator:
Trong khi tiếp tục chờ đợi ý kiến chia sẻ của các bác, em lần đầu tiên trong đời :)mellow:) thử đi tìm hiểu xem "con trâu" trong suy nghĩ người VN thông qua google.com với các từ khóa "con trâu", "bạn biết gì về con trâu?"

- Khía cạnh Văn học
(thông số được tìm nhiều nhất)
Sau đây là đề bài một bài tự luận lớp 9 gửi vào 29-08-2009. Và gợi ý tham khảo


Bài
"Giới thịệu về con trâu" đăng trên 1 blog. Trích dẫn:

Theo em nghĩ, đây có lẽ là 1 bài do 1 học sinh sưu tầm ý từ một số nguồn dàn ý mẫu để viết về con trâu. Nên một số điểm, xí xóa cho qua nhé!


- Khía cạnh văn hóa

Con trâu trong văn hóa Việt Nam
. Đây hình như là 1 tiểu luận hay một đề tài gì đó?

- Khía cạnh xã hội
(cho em tạm dùng từ như thế- Nghe vĩ mô, ghê quá)
Con trâu trong đời sống việt nam như thế nào?
. <--- Ở đó có bài comment hay.
Anh Trường Giang phân tích bài bản quá, bài con trâu, đó là cảm nhận của em thôi, hồi nhỏ em chăn trâu chăn bò (dân xứ Nẫu gọi là chận trâu, chận bò) giờ tự nhiên nhớ nghề thôi. Hiii
 
Con trâu đi cùng người VN mấy ngàn năm để gánh vác hết các nặng nhọc trong lịch sử phát triển của cây lúa nước… đổi lại nó chỉ có được nhưng bỏ cỏ…hoặc rơm khô..

Có thể nói rằng không có con trâu..dân tộc VN sẽ không như hôm nay…

Nhưng lại có những lễ hội coi việc đâm chém con vật giúp đỡ các nặng nhọc cho mình. từ từ cho đến chết như 1 trò vui.. người ta nhảy hú rồi đâm từng nhát…cho con vật chết thật chậm…càng chậm lễ hội càng vui ..
---------------
[youtube]RkdGH-JlqSo[/youtube]
---------------
Còn đây nữa các" người hùng" hổng...dám thả nó ra để chơi tay đôi mà .. cột ghị đầu nó lại trong trò vui chém.. giết.. cái con vật đã giúp đỡ mình

[youtube]zjs3GCQ7MM8[/youtube]

Mục Đồng là đứa bé chăn trâu, còn Mục Tử thì... sao ta?
 

Hồi năm khoảng 1977… Mục tui có tham dự 1 buổi đại hội công nhân của nhà máy và vị nữ giám đốc của nhà máy đã dạy dỗ các nữ công nhân của mình về quan điểm đạo đức… đại ý như sau:
Bà phản đối kịch liệt cái quan điểm tam tòng :
Xuất giá tòng phu
Tại gia tòng phụ
Phu tử..tòng tử *

Trong bài phát biểu dài cả giờ, bà phản đối kịch liệt câu thứ 3 tại sao chồng chết…mình phải chết theo?!
Vậy mà bà vẫn cứ là giám đốc..rất oai phong..vài năm sau bà bị kết án chung thân vì tội tham ô.. nhưng cũng chỉ vài năm trong tù, bà được cho về nhà để chữa bịnh ung thư tử cung giai đoạn cuối…vài tháng sau bà chết

• 2 chữ tử này đồng âm nhưng khác cách viết và khác ngĩa

hỏi bác nguyenchihiep sẽ rõ ràng vì đó là sở trường của bác
 
Con trâu đi cùng người VN mấy ngàn năm để gánh vác hết các nặng nhọc trong lịch sử phát triển của cây lúa nước… đổi lại nó chỉ có được nhưng bỏ cỏ…hoặc rơm khô..

Có thể nói rằng không có con trâu..dân tộc VN sẽ không như hôm nay…

Nhưng lại có những lễ hội coi việc đâm chém con vật giúp đỡ các nặng nhọc cho mình. từ từ cho đến chết như 1 trò vui.. người ta nhảy hú rồi đâm từng nhát…cho con vật chết thật chậm…càng chậm lễ hội càng vui ..
---------------
[YOUTUBE]RkdGH-JlqSo[/YOUTUBE]
---------------
Còn đây nữa các" người hùng" hổng...dám thả nó ra để chơi tay đôi mà .. cột ghị đầu nó lại trong trò vui chém.. giết.. cái con vật đã giúp đỡ mình

[YOUTUBE]zjs3GCQ7MM8[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
Vâng, ý của bác Mục tử cũng là ý nghĩ của em. Như trong các bài tự luận văn học (em đã đưa link trích dẫn) có 2 ý đối lập

- Ca ngợi con trâu, là hình ảnh văn hóa, thân thương từ bao đời...
- Lễ hội đâm trâu ở Đồ Sơn hay ở Tây Nguyên . Nói theo chuyện xưa thì theo cách nghĩ hạn hẹp của em thì là 1 nghi thức cúng tế, hội hè (kích động tinh thần, cảm giác mạnh) chắc cũng không có gì sai (ít ra vào thời điểm ấy). Nhưng hiện tại thì nó máu me quá, không nên! Nếu cần giết một con vật để làm lương thực, làm đồ cúng thì cũng cho con vật chết một cách thống khoái, nhanh chóng. Theo như em coi trên tivi lễ đâm trâu (chọi trâu) ở Đồ Sơn, người ta chọn những con trâu trưởng thành khỏe, to để làm trâu chọi, sau khi chọi xong sẽ bị đâm từ từ đến chết (đâm giống như đấu bò Tây Ban Nha) trong niềm sung sướng của người sống. Con trâu thắng, thua gì cũng "được" xẻ thịt bán cho mọi người tham dự lễ. Đúng sai, nên hay không thì đó là tập tục, là văn hóa, là lễ hội (hay cơ hội)... nhưng em thấy... không hay!
 
Và con bò cũng là đầu cơ nghiệp

Trích tin từ Đồng Nai Online

Thong dong bỏ xưởng về quê... chăn bò

Mặc cho các nhà làm dự án đang ráo riết tìm vốn đẩy mạnh san lấp mặt bằng, xây dựng công trình và rào chắn..., Út Bé, Tèo Anh và những người bạn chăn bò trên cánh đồng Tám Phước vẫn say giấc ngủ bên bóng râm.
Giá thịt trâu, bò tại các chợ lên đến trên 180 ngàn đồng/kg và những cơn mưa trái mùa thúc cỏ túa chồi non đã làm cho những người chăn nuôi trâu, bò ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai phơi phới niềm vui giữa trưa tháng 4 oi bức.

Bỏ xưởng, về chăn bò

Giữa cái nắng chói chang trưa tháng 4, theo thói quen, Út Bé (ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch) tự tìm cho mình nơi nghỉ trưa lý tưởng tại các cụm rừng. Còn đàn bò 12 con của gia đình, anh bỏ mặc cho chúng thong dong tìm cỏ ăn.

Út Bé cho biết, khu rừng này anh thả bò hơn 10 năm rồi. Vì vậy mà bò của gia đình anh đã thành thục cách tranh cỏ với đàn bò hàng trăm con của Tèo Anh, Hiếu Em, Bé Bự... Út Bé nói: "Hàng ngày, tui chỉ cần lùa chúng ra đây, rồi để mặc cho chúng ăn no cỏ".

Theo thói quen, 8 giờ sáng mỗi ngày, Út Bé và đàn bò đã có mặt tại cánh đồng Tám Phước (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch). Sau đó, anh rảo vài vòng "tán dóc" với những người bạn chăn bò tại đây. Trưa đến, Út Bé tìm bụi cây có bóng mát trốn nắng. Trong lúc buồn, Út Bé bật radio nghe thời sự, ca nhạc và cứ vậy chờ cha (ông Tư Lé) mang cơm trưa ra ăn.

20110425-101542-1-bo-1.jpeg

Bò đang thong dong trên tỉnh lộ để đến các đồng cỏ hoang. Ảnh: Đ.PHÚ

Út Bé nói: "Nuôi bò giờ lời cũng khá nên tui ham. Tui nuôi bò cho mình, chứ không phải giữ bò thuê cho ai. Hơn nữa, tui thấy làm công nhân không hơn gì ở nhà chăn chục con bò và làm các công việc nông nghiệp khác khi cha mẹ đã già".

Mặt trời vừa thẳng đầu người, đàn bò của Út Bé và những người khác đã tạm no bụng, chúng lủi vào các lùm cây tránh nắng, ngả lưng. Út Bé và những người chăn bò khác trò chuyện, ăn uống bên những bóng cây.

Tèo Anh (bạn của Út Bé) cho biết, hôm nào siêng thì ăn cơm trưa xong các anh rủ nhau đi bẫy chim, đào chuột. "Có bữa, tụi tui xỉn ngủ say đến 5 giờ chiều mới thức dậy lùa bò về. Vậy mà không con bò nào bị đói, kêu rống!".

Khi cỏ còn xanh trên đồng

Tận dụng các đồng cỏ hoang từ các dự án, khu công nghiệp chưa triển khai trên địa bàn huyện, cùng với nguồn vốn được chi trả sau khi dự án thu hồi đất..., những hộ nuôi bò như gia đình Út Bé, Tèo Anh... và các hộ khác tại cánh đồng Đoàn Kết (xã Vĩnh Thanh), Xóm Hố (xã Phú Hội), Ông Kèo (xã Phước Khánh)... tiếp tục duy trì và phát triển đàn bò.

Theo các hộ nuôi bò, họ chỉ dừng nuôi bò khi dự án hoàn thành, thu hẹp đồng cỏ. Đến ngày ấy thì tiền triệu cũng đã lọt vào túi của họ.

Nhiều người chăn bò ở đây cho hay, hiện họ sống khỏe nhờ tận dụng những khu đất này để nuôi bò đàn. Ông Lê Hưng (ấp Xóm Hố) cho biết, với giá thịt bò hiện nay, đàn bò trên 30 con của gia đình ông là tài sản lớn.

Ông Hưng nói: "Một năm, tui cũng lãi được vài chục triệu đồng từ bán bò thịt và phân bò. Việc chăn bò giờ không tốn công như trước, sáng tui chỉ cần lùa bò ra đồng cho ăn, chiều lùa cả đàn về chuồng và nhốt lại, không cần cho ăn gì thêm".

Sau khi dự án khu dân cư Đông Sài Gòn triển khai thu hồi đất, hàng ngày ông Năm Vinh (xã Phú Thạnh) vẫn thả bò trên cánh đồng cùng với bò của các hộ khác. Đàn bò 15 con của ông mát cỏ nên phây phây, chóng lớn. Ông Năm Vinh bày tỏ, lúc bị thu hồi đất ông cũng lo, nhưng khi cầm số tiền lớn trong tay ông lại nghĩ đến việc phát triển đàn bò hơn là mua đất, tậu nhà.

Trong khi đó, cũng là hộ bị thu hồi đất như ông Năm Vinh, ông Hai Nhơn chỉ dám nuôi nhỏ lẻ vài con bê khi thất nghiệp. Ông Hai Nhơn nói: "Bò bây giờ đang lúc có giá, những năm trước nếu mạnh dạn nuôi bò đàn thì giờ đây tui trúng đậm rồi".

Theo nhẩm tính của nông dân, một con nghé giống chỉ 8-10 triệu đồng, sau một năm nuôi sẽ lãi gấp đôi, còn nuôi bò cái thì lãi nhiều hơn nữa.

Tuy vậy, không phải nông dân nào cũng có tiền để đầu tư nuôi bò và nơi nào cũng có đồng cỏ để chăn thả. "Chỉ có những khu đất quy hoạch phát triển công nghiệp bỏ đất hoang (do chưa triển khai dự án) mới có đồng cỏ cho bò đàn ăn" - Năm Vinh bộc bạch.

20110425-101542-2-bo.jpeg

Chiếc radio luôn là bạn đồng hành của Út Bé trong những buổi chăn bò

Một cán bộ nông nghiệp ở xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) cho biết, việc nông dân tận dụng các đồng cỏ tại các khu, cụm công nghiệp chưa xây dựng hạ tầng để chăn thả trâu, bò hiện không gặp trở ngại từ phía các chủ dự án. Nhưng việc phát triển đàn bò từ việc tận dụng đồng cỏ kiểu này chỉ mang tính tạm bợ, người nuôi bò duy trì đàn được trong thời gian ngắn. Đó là cách làm của một số nông dân trên địa bàn. Còn phát triển tổng đàn trâu, bò theo hướng chuồng trại khép kín thì địa phương không còn quỹ đất để chăn thả, trồng cỏ.
<table style="border: 1px solid black; margin: 5px; width: 263px; border-collapse: collapse; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(230, 230, 250); height: 118px;" align="right" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td style="padding-left: 5px; padding-right: 5px; vertical-align: top;"> Nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã được quy hoạch nhưng một số nơi vẫn còn đất trống đã thành nơi lý tưởng để nông dân nuôi thả bò. Cũng nhờ vậy, số tiền mà dự án bồi thường khi thu hồi đất, nông dân đã mua bò về nuôi và thu lợi.

</td> </tr> </tbody> </table>

Trong khi đó, ông Huỳnh Nghĩa (xã Vĩnh Thanh) cho hay, bấy lâu nay ông thoải mái thả bò trên cánh đồng dự án khu dân cư Ông Kèo. Ông không quan tâm nhiều đến việc dự án triển khai nhanh hay chậm, mà điều ông quan tâm nhất là đàn bò 25 con của gia đình ông chăn thả ở đây sẽ được ăn cỏ vài năm nữa. Lúc ấy, ông đã thu tiền triệu sau mỗi đợt bán bò. Và hiện tại, ông đang tranh thủ lúc bò được giá thì phát triển thêm đàn.

Mặc cho các nhà làm dự án đang ráo riết tìm vốn đẩy mạnh san lấp mặt bằng, xây dựng công trình và rào chắn..., Út Bé, Tèo Anh và những người bạn chăn bò trên cánh đồng Tám Phước vẫn say giấc ngủ bên bóng râm, đàn bò của họ ung dung nhai lại cỏ.

Tuy vậy, trong sự thỏa mãn của mình bên đàn bò, anh Út Bé vẫn đang nghĩ đến chuyện: "Đã đến lúc tui phải xa bò, quay lại công việc của người thợ và sẽ chấm dứt những ngày rong chơi, bẫy chim, bẫy chuột... cùng nhóm bạn chăn bò ở đây" - Út Bé nói.

(TrGiang: Không biết có bác nào có suy nghĩ tương đồng như anh Út Bé không? Nghỉ làm hãng, làm nông nghiệp rồi lại quay về hãng xưởng khi nông nghiệp hết đất, hết kèo!)
 
bây giờ con trâu con bò được thay bằng triếc máy cày còn người ta nuôi bò ,trâu chủ yếu làn để bán thị thời đại máy móc là thế các bác ạ
 
Hồi năm khoảng 1977… Mục tui có tham dự 1 buổi đại hội công nhân của nhà máy và vị nữ giám đốc của nhà máy đã dạy dỗ các nữ công nhân của mình về quan điểm đạo đức… đại ý như sau:
Bà phản đối kịch liệt cái quan điểm tam tòng :
Xuất giá tòng phu
Tại gia tòng phụ
Phu tử..tòng tử *

Trong bài phát biểu dài cả giờ, bà phản đối kịch liệt câu thứ 3 tại sao chồng chết…mình phải chết theo?!
Vậy mà bà vẫn cứ là giám đốc..rất oai phong..vài năm sau bà bị kết án chung thân vì tội tham ô.. nhưng cũng chỉ vài năm trong tù, bà được cho về nhà để chữa bịnh ung thư tử cung giai đoạn cuối…vài tháng sau bà chết

• 2 chữ tử này đồng âm nhưng khác cách viết và khác ngĩa

hỏi bác nguyenchihiep sẽ rõ ràng vì đó là sở trường của bác
Mục đồng chăn trâu
Mục Tử thì đuổi gà, chăn con cho vợ! Không đúng thì ông anh có quyền đính-chính.
*
- Tại gia tùng phụ : Còn nhỏ ở nhà phục-tùng Cha
- Xuất-giá tùng phu : Lấy chồng phục-tùng chồng
- Phu tử tùng tử : Ra đường đi xe xích-lô, gặp tại-nạn : Phu xe chết, thì chết theo phu xe!
Đúng không nào?
 
Vừa rồi xem tivi, thấy Brazil có lực lượng trâu nước dùng cho quân đội và cảnh sát tuần tra, thấy rất hay, cơ bản là họ chế ra cái yên, giống như yên ngựa tạo vững chãi cho người ngồi, trâu ăn uống dễ chịu, sức bền bỉ cao, ít bệnh tật. Nên công ty bọn mình có ý nghĩ sẽ dùng trâu cho dự án nông lâm kết hợp. Đỡ tốn xăng cộ, hư hao máy móc, mà đường rừng thì trâu di chuyển thuận tiện và kinh tế hơn xe. Vừa kết hợp cày vỡ hoang đất, vừa tuần tra vòng ngoài dự án, vừa có thể sinh sản từng năm. Ở Thái lan hiện nay có hiệp hội dùng trâu trong nông nghiệp, tuy tốc độ làm việc chậm hơn máy, nhưng xét hiệu quả và kinh tế, thì họ vẫn khuyến khích sử dụng trâu. Xem ra chú trâu nhà ta trong tương lai vẫn có chỗ đứng trong nông lâm nghiệp.
 


Back
Top