Công Nghệ Nuôi đuông Dừa

Đây là những con Đuông được chính nuoide nuôi từ mía.

IMG0367A.jpg


Hiện tạy thì ko dám nuôi nữa vì lý do: Thời tiết,mùa đông lạnh nó cũng giống như đa phần các loại côn trùng khác trong tự nhiên ko phát triển mà chỉ trốn trong thân cây,trứng thì ko nở,Ngoài ra kiếm thức ăn khó

còn với người trong Nam thì nuôi được, Đơn giản nhất là dùng thân cây dừa chặt thành từng đoạn nửa mét ,che phủ bên trên bằng rơm và một miếng gỗ . Kiến ngửi mùi chui vào đẻ . Hơn tháng sau áp tai sát vào nghe lọc cọc bên trong . Đuông to thì tiếng gặm gỗ sẽ rất to ,con nhỏ thì nghe bé tí . Tùy vào kinh nghiệm của từng người mà xác định có nên thi hoạch ngay không .. Trong điều kiện ăn khỏe . nhiều con sống trong cùng một hốc . Sau khi khoét sạch . Chúng sẽ chui xuống đất tại chính khúc cây dừa đó để trú ẩn . Vì khi khúc dừa bị khoét sạch ko còn thức ăn nữa chúng phải chui xuống đất để giữ độ ẩm cần thiết cho da. Lúc này một là đục cái khúc cây dừa ra . Hai là nhấc nó lên vào bới đất tìm đuông . Đây là cách phổ biến trên toàn thế giới : Malay,indo,viet nam,trung quoc,Srilanca ... đều làm như thế để lấy đuông

Cách nuôi nữa: dùng bột,sữa,đường,cùng một vài chất phụ gia tạo bánh thức ăn . cách này dùng trong công nghệ sinh học . Cách nhà khoa học dùng phương pháp này để lưa trữ ,nghiên cứu sự phát triển của tất cả các loại côn trùng trong tự nhiên ... Phương pháp này gọi là nuôi côn trùng trong thạch AGA ... hồi xưa nuoide có mua thạch aga về và nghiên cứu thử vài đợt ... Nhưng chưa thành công . Có thể do kinh nghiệm chưa có ,Mặt khác với điều kiện nhiệt độ phòng . Hầu như những loại thạch mà nuoide tạo ra nhanh chóng bị lên men và hỏng . không quá 7 ngày là tiêu ... Trong khi đó các nhà khoa học nuôi côn trùng trong lọ kính với nhiệt độ ổn định trong phòng thí nghiệm

Bên thái thì người ta nuoi đuông bằng đọt cây ... Phương pháp thì em chịu bơi vì ko ai dại đưa công nghệ sản xuất lên mạng cả . Hồi xưa em có nói . Nếu có một vườn cây 3000 cây cọ như anh kynongdan thì em sẽ nghiên cứu nuôi đuông là thế .. Có thể nuoi đuông bằng đọt cây chứ ko nhất thiết phải nuoi bằng cổ hũ nhé các bác.

IMG0358A.jpg


IMG0364A.jpg
 


Bài này chẳng có chỗ nào tin được.
*
Thứ nhất, con Đuông là một loại sâu Lớn, chứ không phải Kiến.
Khi còn là Đuông Sâu, nó đã to bằng ngón tay út rồi. Sau đó
nó thành nhộng, mọc cánh cứng, rồi bay vù vù.
*
Thứ hai, trồng dừa bao nhiêu năm thì bắt đầu nuôi Đuông, và
từ khi có Đuông đẻ trứng, nở ra Đuông con, thì bao nhiêu con
Đuông, ăn mấy tháng thì hết cây dừa nuôi nó, tính ra được
bao nhiêu Ký lô Đuông, thành tiền bao nhiêu Triệu Đồng?
*
Nhà kinh doanh cho mỗi cây Dừa một lứa Đuông cách nhau bao
nhiêu ngày để khỏi ế, và khỏi khát hàng, thì một héc ta cấy
được bao nhiêu cây Dừa, và thị trường tiêu thụ Đuông bao nhiêu
ký một ngày, một tuần, và bao lâu thì hết một héc ta dừa cây?
So với cấy lúa, và các cây khác, thì hoà hay lời gấp mấy?
*
Bao nhiêu ký Đuông, thì bạn cần 1 trăm Đuông bố mẹ? Bạn gây
giống Đuông bố mẹ như thế nào ? Hay là để Kiến đẻ ra ?
*
Nếu tôi làm bạn mất lòng, thì chỉ là nói thẳng thôi, không tốn
công rào trước đón sau. Bạn cứ nói thẳng những tính toán và
kinh nghiệm kinh doanh cấy dừa nuôi Đuông của bạn.
*
 
Bao nhiêu ký Đuông, thì bạn cần 1 trăm Đuông bố mẹ? Bạn gây
giống Đuông bố mẹ như thế nào ? Hay là để Kiến đẻ ra

Kiến ở đây là Kiến Dương . Một loại bọ cánh cứng sống rất khỏe . Vứt nó lên trời người đập xuống đất kêu đánh bụp bột cái nó cũng ko chết

Bác đọc cả bài trên mà ko hiểu sao? Người ta dùng bẫy feromon để dụ con kiến dương . Con kiến dương bay trong không trung chứ ko phải là kiến bò như kiến thường đâu nha . Nó ngửi thây mùi hấp dẫn bu đến gốc cây dừa . Sau đó chui vào chỗ có dịch nhựa khoét rộng vào sâu rồi đẻ trứng ... Trứng kiến sau khoảng một tuần thì nở ... Con nhộng " Đuông" đục đọt dừa và ăn trong khoảng 30-45 ngày là Max kích thước . Bắt đầu làm kén
 
Bác anhmytran tính toán hợp-lý đó chứ! Tui đồng ý với bác, nhưng góp thêm :
- Một củ hủ dừa có đuông trong đó, thì có cả đàn đuông. Có bạn nào iết trung-bình 1 thu được bao nhiêu đưông không?
- Riêng bác anhmytran. Bác có chắc là bác biết con Kiến Dương không vậy? Gọi là "kiến" nhưng không có họ hàng gì tới nhà kiến hết đó bác.
Thân.
 
- Hình ảnh con kiến vương. Nó là cha mẹ của con đuông dừa:
h6athanhtrungkienvuong.jpg


- Và thêm 1 link nuôi đuông chà là của người Thailand:
[youtube]mmTOXLwJELI[/youtube]

Nuôi con này thì nguồn thức ăn là vấn đề nan giải. Nuôi trùn quế bằng phân bò mà đôi khi vẫn "bị động" ở khâu nguyên liệu thì cái việc cho ăn cổ hũ dừa xem chừng...hehhehhe. Mà nghĩ lại có nên nuôi cái loài thiên địch này không vậy người ơi?
 
Last edited by a moderator:
Có thể nuôi đuông bằng đọt

- ở vùng mình sống họ toàn làm cách này
 
Nuôi Ba ba bây giờ không cần cho ăn mồi sống nữa, mà bằng thức ăn
công nghiệp . Vậy thì nuôi Đuông cũng khỏi cần đục cổ hũ dừa cho
bố mẹ nó đẻ vào nữa . Rất có lý . Bây giờ chưa tin được thì mai kia
sẽ có thật.
*
Tuy vậy, nuôi Đuông bằng cách trồng dừa rồi khoan lỗ, chỉ là nghe
đồn, còn lời lãi ra sao, vẫn là bí mật nhà nghề. Ai tin thì theo.
Tôi thì chẳng tin . Nếu thích, thì tôi thử làm thức ăn ra nuôi Đuông
chứ không thừa tiền bỏ ra trồng Dừa rồi khoan lỗ vào cổ hũ.
*
 

Đồng ý với anh 100 trên 100.

(Tui copy lại ở trang 1) :
Bác anhmytran tính toán hợp-lý đó chứ! Tui đồng ý với bác, nhưng góp thêm :
- Một củ hủ dừa có đuông trong đó, thì có cả đàn đuông. Có bạn nào iết trung-bình 1 thu được bao nhiêu đưông không?
- Riêng bác anhmytran. Bác có chắc là bác biết con Kiến Dương không vậy? Gọi là "kiến" nhưng không có họ hàng gì tới nhà kiến hết đó bác.
Thân.
 
Xin hỏi với các bác một điều này không biết có đúng không nhưng nếu cho đuông ăn bằng thức ăn nó có thể mau lớn hay dễ nuôi nhưng cái mùi vị khi ăn nó sẽ còn được như là nó ăn củ hủ dừa không vậy???Hay khi đó nó thơm mùi thức ăn viên công nghiệp hay mùi vị gì đó.Bằng chứng là con dế nuôi công nghiệp không có được mùi hương của cỏ đồng nữa,nếu người nào đã từng ăn dế đồng thì sẽ nhận ra ngay.Thịt heo rừng khi nuôi ở trang trại có bằng được thịt heo bắt từ rừng không???Gạo nàng thơm chợ đào nếu đem trồng ở nơi khác có còn hương vị như trồng ở Long an không???Con người luôn luôn tìm mọi cách để nuôi được nhiều hơn nhanh hơn tăng lợi nhuận hơn.Nhưng là một người thích được thưởng thức những món ăn lạ tôi có cảm nhận nếu một món ăn không còn giữ được những gì tốt đẹp của nó nó sẽ không còn là đặc sản nữa.Vài dòng gởi các bác.
 
Kiến dương hay kiến vương chỉ là 1 cái tên nhằm để gọi con bọ đẻ ra ấu trùng đuông dừa chứ không liên quan gì đến họ hàng nhà kiến thông thường. Cái đó không đáng bàn bằng việc loài này là loài có hại. Nếu bắt trong tự nhiên để ăn thì đó là hành động tốt vì tiêu diệt bớt thiên địch nhưng nếu chăn nuôi chúng thì liệu có bảo đảm là sẽ không để lọt chúng ra môi trường bên ngoài hay không? Nếu chúng lọt ra ngoài thì chuyện gì sẽ xảy ra cho những vườn dừa? Liệu con "bọ rầy" này ( cố tình né từ kiến dương cho khỏi hiểu lầm) có lợi ích gì khác không?

Lợi ích kinh tế thì laibuon@ tui vẫn đồng ý với chú anhmytran. Trồng 1 cây dừa trong bao lâu và đuông ăn 1 cây như thế trong bao lâu? Giá thành đuông thế nào so với diện tích đất phải bỏ ra để trồng dừa nguyên liệu? Liệu lợi nhuận từ con đuông có tốt hơn là dùng diện tích trồng dừa đó canh tác loại nông sản khác hay không?

Còn về việc nó là đặc sản hay không thì tui cũng hoàn toàn đồng ý với anh vispefo. Động vật hoang dã có thịt ngon và bổ theo tui xuất phát từ 2 cách, một là do nguồn thức ăn và 2 là do cơ thể của loài đó có khả năng tự tổng hợp ra chất bổ. Tuy nhiên thức ăn vẫn chiếm 1 phần quan trọng. Rõ ràng cái bao tử con nhím nó quý là do nó ở trong rừng nó ăn các loại rễ cây, củ...có chất thuốc nên lâu ngày bao tử hấp thụ cái chất thuốc ấy thành ra bổ dưỡng. Bây giờ chúng ta đem về cho ăn khoai lang và những thứ rau thông thường thì chúng vẫn lớn, vẫn sống nhưng cái bao tử thì không chắc còn bổ như nhím rừng. Thịt con cá lóc nuôi khác hẳn về mùi vị so với thịt con cá lóc đồng và nhiều thứ tương tự như vậy nữa. Con đuông béo ngậy và thơm chắc cũng có lẽ là do nó ăn cổ hũ dừa là 1 chất cực béo. Đặc sản là như thế.

Vài ngu ý lạm bàn cùng các chú, các anh.
 
Last edited by a moderator:
Điều trước tiên tôi muốn nói là: Chúng ta không cần quá quan tâm đến những comment không mang tính xây dựng. rất nhiều người sẽ nhầm lẫn rằng . Đuông là ấu trùng của con bọ rầy chứ ko phải là con Kiến Dương

Thật ra Đuông là ấu trùng của con bọ rầy hại mía ,hại dừa,hại chà là,Ngoài ra đuông còn là ấu trùng của nhiều loại kiến dương nữa . Trong đó bao gồm kiến dương vàng chấm đen,kiến dương xanh,kiến dương đen . Tùy vào kích cỡ mà ấu trùng" Đuông" có kích thước lớn nhỏ khác nhau

Vì vậy những bài viết xa rời phần trao đổi về việc nuôi Đuông . Đề nghị MOD xóa triệt để . chúng ta lên đây để giao lưu cho vui . Ko cần thiết phải để ý những bài có tính phá hoại.

Bác anhmytran nghĩ sao . Nếu những vùng ngập nước ven biển .Lại bị ô nhiễm nguồn nước ko thể canh tác ,trồng trọt , hoặc đơn giản là ko có vốn và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản .... Nếu là bác trong hoàn cảnh đó bác sẽ làm cái gì? Người ta tròng dừa nuôi Đuông ko phải là ý kiên hay đó sao. Làm cái gì mà chẳng phải tính toán . Mình cứ ngồi tính toán theo suy nghĩ của mình . Còn Nông dân thuần Túy . Họ cũng có cái khổ của riêng mình .

Nuôi con này cũng chả có gì gọi là bị mật nhà nghề cả . Cái mồi nhử feromon bên malay trong các đồn điền trồng cọ dừa họ bán đầy . Mục đích của bên đó là họ thu hút Kiến dương bay đến rồi bị rơi vào một thùng dung dịch lỏng đặt bên duới cái bẫy feromon rồi mắc kẹt chết mà ko sinh sản trên cây cọ , Còn việt nam mình lại dùng cái đó làm ngược lại . Dụ nhiều kiến dương đến để đẻ thật nhiều tăng năng suất . Chỉ có thế mà thôi . Đây là cách nuôi đơn giản .

Trong đời sống . Người muốn ăn đuông chỉ cần vác rìu , chặt cây cau ,dừa , để đó Kiến dương đã vào đẻ .,Chờ một thời gian rồi thu hoạch rồi

Còn việc muốn nuôi đuông công nghiệp thì phải làm giống của Thái Lan . Dùng cành dưa để nuôi . KHá hiệu quả vì cành dừa cành cọ . Mỗi năm đều phải tỉa một vài cành . Một đồn điền trồng dừa mỗi năm phải vứt đi hàng vạn cành . Nếu dùng cái đó để nuôi đuông thì hiệu quả kinh tế sẽ ra sao . Nuôi một con đuông từ Trứng đến thu hoạch chưa đến 60 ngày . Thể tích mà nó nghiền suốt quãng đời của nó chỉ bằng một đoạn mía 50 cm . Như vậy một cành dừa có thể nuôi được 5-10 con đuông . Với giá bán 8000/con/60 ngày thì nuôi đuông có kinh tế ko?

Người ko có điều kiện,kỹ thuật,thì phải chịu thôi bác à .......
 
Còn việc muốn nuôi đuông công nghiệp thì phải làm giống của Thái Lan . Dùng cành dưa để nuôi . KHá hiệu quả vì cành dừa cành cọ . Mỗi năm đều phải tỉa một vài cành . Một đồn điền trồng dừa mỗi năm phải vứt đi hàng vạn cành . Nếu dùng cái đó để nuôi đuông thì hiệu quả kinh tế sẽ ra sao . Nuôi một con đuông từ Trứng đến thu hoạch chưa đến 60 ngày . Thể tích mà nó nghiền suốt quãng đời của nó chỉ bằng một đoạn mía 50 cm . Như vậy một cành dừa có thể nuôi được 5-10 con đuông . Với giá bán 8000/con/60 ngày thì nuôi đuông có kinh tế ko?
xin phep bác nuoide cho em có ý kiến, không biết bác nuoide có nhầm lẫn ko chu em da từng bắt rất nhiểu đuông dừa nên hiểu khá rỏ về nó . ấu trùng chỉ ăn đọt non,và củ hủ của dừa thôi chứ ko ăn cành dừa như bác nói ,và nếu như ý bác là cành non thì chẳng ai tỉa lá non của cây dủa bao giờ cả
,còn con kiến dương là ấu trùng trưởng thành chỉ hút nhựa cây thôi,.còn việc có công nghệ đuông qua việc trồng dừa cũng rất hay ,nó sẻ có hiệu quả nếu như trồng với mật độ dầy và nếu như giá đuông thương phầm cao thì không có gì là không hộp lý cả
 
- Hình ảnh con kiến vương. Nó là cha mẹ của con đuông dừa:
h6athanhtrungkienvuong.jpg


- Và thêm 1 link nuôi đuông chà là của người Thailand:
[youtube]mmTOXLwJELI[/youtube]

Nuôi con này thì nguồn thức ăn là vấn đề nan giải. Nuôi trùn quế bằng phân bò mà đôi khi vẫn "bị động" ở khâu nguyên liệu thì cái việc cho ăn cổ hũ dừa xem chừng...hehhehhe. Mà nghĩ lại có nên nuôi cái loài thiên địch này không vậy người ơi?
cái con này nếu em ko lầm thì lúc nhỏ em còn được nghe thêm 1 cái tên nữa mà ko mỹ miều cho lắm srry mọi người nhé : con bọ cứt heo (^^ hôi quá) nếu em nhớ lầm mong các bác bỏ qua
 
,và củ hủ của dừa thôi chứ ko ăn cành dừa như bác nói ,và nếu như ý bác là cành non thì chẳng ai tỉa lá non của cây dủa bao giờ cả
,còn con kiến dương là ấu trùng trưởng thành chỉ hút nhựa cây thôi,.còn việc có công nghệ đuông qua việc trồng dừa cũng rất hay ,nó sẻ có hiệu quả nếu như trồng với mật độ dầy và nếu như giá đuông thương phầm cao thì không có gì là không hộp lý cả

Mình đã nuôi và đã thử . Ko chỉ ăn cành dưa ngâm ẩm mà nó còn ăn cả gốc mía,gốc cỏ chặt nhỏ,Bí đỏ miếng,Măng tưới,khoai tây nữa .... Mình đã thử quá nhiều loại và cảm thấy cũng rất mệt ... Chỗ mình ko có dừa nhiều . Mình đã nghiên cứu nuôi và huớng thử nghiệm chính vẫn là những nguyên liệu thay thế . Kết quả ko nghiên cứu nữa vì hai điều mình nói ở trên . Mùa đông lạnh miền bắc ko đảm bảo tính liên tục ...Để giữ giống và có giông thử nghiệm liên tục . Mình phải mua mía để nuôi khá tốn kém mà ko hiệu quả nên nghỉ ...Mấy clip mà bạn bên trên gửi mình cũng đã coi cách đây hơn hai năm trên web rồi .... Mình cũng đã thử nghiên cứu cách nuôi của bọn Trung Đông . Bọn nó nuôi trong phòng thí nghiệm để lấy kiến dương nghiên cứu nhưng mình làm ko ra kêt quả ... có một vài hóa chất mua ko nổi và giá cả cũng mắc nữa .... xét thấy khó khăn quá nên mình nghỉ cho khoẻ... Nếu bạn muốn nuôi cứ thử như clip trên đi
 
Đuông dừa là con bọ ăn dừa .
Nó có ăn cây khác nữa không thì tôi không biết,
nhưng tôi biết một số Đuông cây nào thì chỉ ăn
cây đó thôi, và khác giống nhau, chứ không phải
một giống Đuông rồi ăn cây khác nhau thì ra con
Đuông khác nhau đâu.
Ví dụ Đuông cây Sắn Dây, nhỏ hơn Đuông cây Cọ,
mà tôi đoán Đuông cây Cọ có lẽ cũng là Đuông cây
Dừa. Miền núi thỉnh thoảng có cây Cọ bị Đuông,
thì bà con chặt đi, bổ ra và lấy Đuông, tiếc đứt
ruột một cây bị mất. Đuông Sắn Dây khá sẵn, nhiều
khi thấy muộn, nó đã đi rồi, nhiều khi thấy sớm
quá, bổ ra, nó còn rất nhỏ, cũng bổ ra tìm ăn
bằng hết, nhưng bổ theo chiều dọc, sau đó cây lành
lại, không chết, vẫn tốt như thường.
*
Nhiều con bọ trong đất trông rất ngon, gà bới
được rất thích ăn, và lớn lên cũng mọc cánh cứng
bay vù vù, nhưng không gọi là Đuông, vì Đuông chỉ
để gọi những con đục cây mà sống trong đó thôi.
Ví dụ con ve sầu, là con bọ trong đất, sau nhiều
năm mới bò lên gốc cây lột xác thành ve sầu. Những
con bọ này, khi sắp mọc cánh thì chắc ăn ngon,
nhưng trước đó, thì cuối bụng có một bọc cứt, nếu
muốn ăn, thì phải dứt bỏ đi, chứ không nõn nà như
Đuông, trong bụng chỉ có đọt cây non.
*
Tôi chỉ biết Đuông Dừa ăn cây trong tự nhiên, đục
cây ra, vừa ăn vừa ỉa trong đó, rồi bị ta đục
cây hay chẻ cây ra mà bắt, thì cây đó cũng tiêu
luôn, nếu sống được thì cũng quặt quẹo chẳng ra
cây nữa.
*
Bạn nói vùng ngập mặn trồng được dừa để nuôi Đuông,
nghe có lý lắm, nhưng tính toán để thấy có lời hơn
không nuôi Đuông, thì càng có lý hơn. Cụ thể là bài
báo này chỉ là bài báo, và chỉ có vài người như bạn
tin thôi, chứ chẳng có cụ thể sự thật gì cả.
*
Tóm lại, ai tin thì cứ trồng Dừa để nuôi Đuông đi.
Ai không tin, thì tìm cách nuôi Đuông Dừa theo lối
công nghiệp, có nuôi Bọ Bố Mẹ để gây Đuông con,
không cho bay ra ngoài hại cây Dừa của bà con .
*
 
Hây dà, bác nuoide bớt nóng, bớt nóng. Diễn đàn là nơi trao đổi học thuật ( nói theo ngôn ngữ của người mê kiếm hiệp như tui là kiếm thuật) thì đừng nên hạn chế số lượng người chơi và cũng không nên phân biệt chính tà. Cứ để mọi người đăng đàn "múa kiếm" thì mới thấy "kiếm thuật" của ai là cao minh chứ. Dĩ nhiên cuộc sống thì có người này , ngườii nọ nên quan điểm giống hay khác cũng là chuyện thường ngày. Bác hãy bớt nóng thì cuộc chơi sẽ có nhiều thú vị hơn.

Lấy 1 ví dụ nhé. Chú anhmytran, tui, chú thuycanh và 1 số người nữa có quan điểm là nuôi đuông không kinh tế và có thể sẽ gây hại cho môi trường thì nếu có ai đó chứng minh 1 cách thuyết phục rằng những điều chúng tôi lập luận là sai thì khi đó topic này chẳng những không thể nói là thú vị mà phải nói là quá thú vị. Làm gì cũng nên có sự phản biện thì mới sâu sắc và hứng khởi. Có công, có thủ thì cuộc chơi mới hào hứng phải không bác nuoide. Bác đừng sợ chú anhmytran làm loãng topic vì nếu lập luận của chú ấy mà sai thì người đọc họ sẽ phát hiện ra ngay thôi, hơn nữa chính bác nuoide đã đưa những luận cứ phản biện lại thì người đọc càng có cơ sở để xem xét lựa chọn. Vậy mong bác nuoide hãy bớt nóng mà tập trung vào lý luận phản biện để mọi người có thể học hỏi. Cứ ban nick hoài thì diễn đàn sẽ mất đi tính đối kháng. Mà mâu thuẫn vốn dĩ là tiền đề của sự khai sáng đó mà. Hây da ! Thiệt là khổ quá đi. Cứ thấy 1 nick bị ban là tui chợt chạnh lòng nhớ đến 8 lúa sư thúc. Không biết bây giờ ổng bị biệt giam ở nơi nào nữa. Ước gì biết tin ổng già cổ quái đó ở đâu để tui ghé thăm ổng 1 chút thì hay biết mấy. Ước gì 8 ở đây giờ này...hichichic

Nãy giờ bộc bạch tình cảm đôi chút, bây giờ bắt đầu lạm bàn về "chiên môn" nè. Như anh vingaymai có nói ấu trùng chỉ ăn đọt non và cổ hũ chứ không ăn cành thì tui hồi còn ở truồng tắm mưa cũng thấy như vậy. Nhưng bác nuoide nói là nó ăn tất tần tật thì chắc là nó đói quá nên "ăn để sống" vì phàm đã là "con" gì cũng vậy, bản năng sinh tồn vẫn là mạnh nhất, đói thì đâu có dám chê khen nhưng ..."ăn để sống" nó khác hoàn toàn "sống để ăn". Con đuông sẽ mất đi sự thơm ngon bổ dưỡng nếu ăn theo phương pháp này.

Nếu bác nuoide để ý 1 chút thì sẽ thấy trong video clip của người Thái họ không cho ăn cành chà là đơn thuần mà có trộn thêm thực phẩm khác. Họ trộn cái gì tui không biết nhưng chắc chắn cái thứ họ trộn sẽ giúp cái bột xay ra từ cành chà là có vị béo ngọt như đọt non hoặc cổ hũ. Như thế con đuông của họ sẽ rất khác con đuông ăn bẹ dừa già của chúng ta rất nhiều.

Bí quyết đôi khi chỉ là 1 cái lật bàn tay và bí quyết tạo nên đẳng cấp. Mong rằng sẽ học hỏi thêm từ các chú các anh về con đuông này. Năm 2002 tui cũng đã từng nghĩ đến việc nuôi con đuông này nhưng xét thấy tính gây hại cho cộng đồng khá lớn và thị trường thì lại khá hẹp nên không chuyên tâm nghiên cứu nó tiếp. Bây giờ có người mở lời thì cũng ráng "góp vui 1 vài trống canh". hehehe
 
Last edited by a moderator:
Cài này anh ko theo dõi hết nên anh ko hiểu cũng phải . Có một vài bài cố tình cà khịa bị mod xóa rồi . Vì vậy gây hiểu nhầm những điều nuoide nói trên là dành cho bác anhmytran.. ^ _^

..."ăn để sống" nó khác hoàn toàn "sống để ăn

Bác ơi . Người ta hay tìm thấy Đuông trên phần ngọn nên nghĩ rằng đuông chỉ ăn phần cổ hũ . Bác có biết tại sao con Đuông hay tập trung ở đó ko? Bởi vì con Kiến dương nó đâu có thể xuyên qua lớp thân dừa cứng ngắc . Mà nó chỉ có thể chích vào đọt non rồi khoét và đẻ trứng . Ấu trùng vì thế chủ yếu tập trung phần ngọn

Đích thân em đã lên Tuyên Quang chặt cọ thành từng khúc và Nuôi ở đó trong mùa hè . Bác cứ yên tâm là Thân dừa ,thân cọ ,Kể cả đoạn thân cứng nhất nếu chặt ra chỉ cần có mùi nhựa thu hút Kiến dương là ta sẽ có đuông

Người thái cho cám tổng hợp vào là vì làm như thế nó sẽ lớn nhanh .Chính vì thế khi thử nghiệm em đã dùng hết tất cả các loại củ và phát hiện măng tươi và Quả bí Ngô là thức ăn mà chúng khoái khẩu không kém đâu

Nhiều con bọ trong đất trông rất ngon, gà bới
được rất thích ăn, và lớn lên cũng mọc cánh cứng
bay vù vù, nhưng không gọi là Đuông,

Con bọ trong đất mà bác nói là con Sùng. Sùng của bọ hung và một số loại khác được coi là Viagra đấy bác ạ . ăn được tuốt . chỉ có điều trước khi ăn cần bảo quản trong cát sạch phun ẩm để nó tiêu hóa và nhả hết những chất độc " nếu có" trong quá trình sinh sống nó ăn phải ... Loại này có lông còn Đuông ko lông .

Loại Kiến Dương xanh biếc , Có kích thước ấu trùng to khủng nhất . Nhưng hiện nay hình như tuyệt chủng rồi . Bố vợ em nói nó phải to gần gấp rưỡi con Đuông Dừa ...
 
Last edited by a moderator:
Người thái cho cám tổng hợp

chào anh nuoide anh laibuon và các bác . tấn thành xin hỏi là mình trộn cám

tổng hợp vào trong sơ dừa như người thái rồi cho con đuôn ăn thì để qua vài ngày

thức ăn đó ôi thiêu thì sao ?
 
Chính vì thế mình mới nói họ có một ký thuật nào đó . VD như ngâm cùi cọ băm nhỏ vào một dung dịch nào đó , hoặc trộn thêm chất bảo quản . Mình cũng đã từng dùng tinh bột , trộn với bột aga,nâu lên để đông nó bốc men sau vài ngày . Còn bọn Đuông bản thân nó sống trong thân dừa ,thân cọ đã có một mùi thum thủm của tre nữa,gỗ khi ngâm dưới bùn rồi . Khi ăn đến đâu nó gặm thân dừa và đùn ra một loại mùn cưa có mùi khai khai .

Trong điều kiện nuôi nhốt trong chậu cùi dừa băm nhỏ như bên trên clip . Người Thái cũng đã nèn chặt đám cùi dừa lại . Điều này hoàn toàn giống như trong thân cây dừa cây cọ vậy . Phần bên trên có thể bị khô và xám nhưng phần bên trong lõi vẫn ẩm .

Nuôi con Đuông này khó nhất là độ ẩm . Cho ăn mía nguyên cục hay mía nghiền nếu mất nước người nó sẽ khô lại và biến thành màu sữa đục rồi thành màu cánh gián và chết ...
 


Back
Top