Nếu nhìn nhận rừng nói chung và lâm sản trong rừng nói riêng như những tài sản thì chủ sở hữu (là chúng ta) chí ít cũng cần cân bằng gữa “bảo vệ” và “sử dụng” chúng. Tuy nhiên, lâu nay, công tác quản lý Nhà nước về vấn đề này có vẻ như lại không làm như vậy!
Tục ngữ có câu “Rừng vàng, biển bạc”, cũng đủ cho ta thấy những giá trị trong rừng; với cây, con... đã tạo thành quần thể tài nguyên có khả năng tái tạo; cho giá trị vô tận về kinh tế, môi trường và xã hội.
Một cảnh vận chuyển gỗ ngang nhiên, không ai quản lý ở Bình Định. N.Hân/VOV.
Thế nhưng, dường như chúng ta lâu nay chỉ nghĩ đến “bảo vệ” mà quyên đi rằng: sử dụng hiệu quả giá trị của rừng là cách bảo vệ tốt nhất.
Vai trò lâm sản: như đứa con ngoan
Chưa phải dẫn chứng gì thì ai cũng cảm nhận được vai trò của lâm sản đổi với kinh tế, môi trường và xã hội.
Đúng là “rừng vàng” khi hiện nay có khoảng 1,6 tỷ người (hơn 20% dân số thế giới) sống phụ thuộc vào sản phẩm từ rừng. Đây là thông tin được công bố gần đây của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP - United Nations Environment Programme).
Ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, trên 50% ngoại tệ thu được là từ hoạt động khai thác, chế biến có nguồn gốc lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Hay ở Mỹ, có hơn 25% các đơn thuốc được sử dụng những chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ; và Lào có 80% người dân nông thôn vùng núi sống dựa vào tài nguyên rừng, trong đó chủ yếu là các loại LSNG.
Ở Việt Nam ta, cứ sau 5 năm, nhu cầu gỗ cho công nghiệp như ván dăm, đồ mộc... tăng 2 triệu m3 – theo nghiên cứu năm 2007 của TS. Marko Katila (Cố vấn cao cấp về Kinh tế, Bộ Ngoại giao Phần Lan).
Hay đơn giản hơn, trong đời sống hằng ngày, đâu đâu ta cũng thấy sản phẩm liên quan đến lâm sản như bàn, ghế, tủ...
Sự quan tâm lâu nay đối với lâm sản: chưa đúng mức
Tư tưởng của Trung ương
Xem ra, từ chủ trương của TW Đảng đến Hiến pháp và Pháp luật chuyên ngành còn chưa đề cập đúng mức về tầm quan trọng của lâm sản và việc sử dụng rừng.
Đành rằng các văn kiện của Đảng đã chung chung bao trùm đến môi trường, rừng... Nhưng chúng ta chưa có một văn kiện chuyên đề nào dành cho công tác quản lý khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Ví thử, trong 10 năm gần đây, cho vấn đề lâm nghiệp nói chung, Trung ương Đảng chỉ tập trung một chuyên đề duy nhất, với 2 Nghị quyết (nhưng chỉ là một vấn đề) về giao đất – giao rừng (theo 28-NQ/TW năm 2003 và 30-NQ/TW vừa mới ban hành).
Ba lần thay đổi luật lâm nghiệp trong hơn 50 năm qua, ngay cả cái tên cũng cho thấy: phải chăng chúng ta đã xem nhẹ vấn đề “sử dụng rừng” – lâm sản? Pháp lệnh năm 1992 chỉ nêu “Quy định bảo vệ rừng”; Luật năm 1991 và Luật năm 2004 chỉ nói tiêu đề “Bảo vệ và Phát triển rừng”.
Rõ ràng, cứ nhìn nhận rừng như một tài sản, thì chủ sở hữu (là chúng ta) chí ít cũng cần cân bằng gữa “bảo vệ” và “sử dụng” chúng.
Cụ thể hóa của Chính phủ
Một sự logic giễ nhận thấy khi thể chế và chính sách cho “sử dụng rừng” cũng bị khiêm tốn hơn hẳn.
Nếu hiểu thể chế theo nghĩa phần cứng[1], thì cái “phần cứng” này cũng rất có vấn đề. Theo thống kê sơ bộ gần đây của tác giả, trong Ngành Lâm nghiệp, chỉ 0,8% so với tổng số đơn vị cấp phòng (ban) của cả nước có chức năng chuyên trách liên quan đến lĩnh vực lâm sản. Điều tương tự như vậy, số lượng cán bộ chỉ có 5,4%.
Đành rằng, có thể đâu đó, chức năng cho “sử dụng rừng” có ẩn lặn bên trong nhiều kết cấu khác, nhưng đó cũng chỉ là gửi gắm – thể hiện sự thiếu quan tâm đúng như giá trị “ngoan” của đứa con “quản lý lâm sản” trong đại gia đình Ngành Lâm nghiệp.
Về chính sách có gì khởi sắc hơn? Gần đây, trong quá trình thống kê các chính sách liên quan và nhận ra một kết quả khiến tác giả (bài viết này) phải giật mình.
Tính trong vòng 25 năm gần đây, chỉ 12,3% văn bản cấp Nghị định, chiến lược của chính phủ liên quan đến lâm sản, còn lại chủ yếu là liên quan đến lĩnh vực “bảo vệ và phát triển rừng”. Tương tự như vậy, con số này ở cấp Bộ (Thông tư, hướng dẫn...) cũng chỉ có 11,4%.
Hệ lụy trong thực tiễn
Trước hết, điểm vài con số biết nói gần đây cũng rất sinh động.
Một con số tương phản với hơn 70% dân số ở vùng rừng khi GDP Ngành Lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng GDP cả nền kinh tế. Đây là con số mà Chiến lược Ngành Lâm nghiệp 2006 – 2020 công bố theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg) ngày 05/02/2007 của Chính phủ.
Rồi dù số lượng các cơ sở chế biến rất lớn, nhưng chất lượng hoạt động thì rất “sơ sài”. Theo một phản ánh gần đây, đến 50% số cơ sở chế biến lâm sản có trang thiết bị đơn giản; và 80% doanh nghiệp chế biến lại phân bố không hợp lý - tập trung ở các tỉnh phía Nam và một số vùng ít rừng. Và theo Bộ Công thương, năm 2013, trong “Top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Ngành Nông, lâm sản” chỉ có 1 doanh nghiệp về lĩnh vựcLâm nghiệp.
Thứ nữa, một số đánh giá của các chuyên gia đánh cũng khiến chúng ta phải lo ngại.
Đương kim Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Võ Đại Hải thì nhận định: việc xuất khẩu ở nước ngoài quản lý “không có đại diện” nên chịu nhiều thiệt thòi – phản ảnh trên Agroviet, ngày 01/4/2014.
Hay TS. Ross Hugesh, đến từ WB thì đánh giá Việt Nam không quản lý được, không nắm thông tin chính xác tình hình khai thác và vận chuyển tiêu thụ lâm sản (theo ghi nhận tại Hội nghị bàn tròn giữa Ủy ban Châu Âu EC và Việt Nam, ngày 10/4/2014).
Như vậy, không khó để lý giải khi gần đây chúng ta phải chứng kiến nhiều thực tế như: “Nan giải “bài toán” ô nhiễm môi trường từ chế biến lâm sản” (đăng ngày 12/3/2014 trên Thanhhoa Online); “Xuất khẩu bị ép giá, đồ gỗ quay về nội địa” (01/11/2013 trên Thời Báo Ngân hàng)…
Đối lập với những bất cập trong quản lý lâm sản, thực tiến sinh động vẫn bộc lộ những gì rất tích cực thuộc về bản chất của nó.
Đơn cử, kết quả khảo sát gần đây cho thấy, cả nước có đến 3.900 doanh nghiệp chế biến gỗ và hàng nghìn cơ sở chế biến lâm sản ở các loại hình sở hữu khác nhau. Quả thật, đây là con số khổng lồ.
Hay số liệu báo cáo của Bộ Công thương năm 2012 cho thấy, sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam hiện vẫn có mặt trên 120 quốc gia rải khắp các châu lục.
Thay cho lời kết
Rõ ràng, bất cập trên đây đặt ra cho chúng ta rằng: cần nhìn nhận lại và quan tâm xứng tầm với vai trò của công tác quản lý khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Việc này cũng giống như là việc đưa đứa con ngoan bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm về lại với gia đình.
Để đảm bảo tính khả thi, thiết nghĩ: việc thay đổi cũng nên trên cơ sở từ dưới lên, với những thay đổi về mặt thể chế, chính sách trước. Vì về cơ bản, chủ trương của TW Đảng và Pháp luật về lâm nghiệp hiện hành đã tạo được hành lang cho Chính phủ thực thi.
Việc cách mạng này càng có ý nghĩa khi gần đây Chính phủ nói chung và Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng vừa có 2 đề án tái cơ cấu liên quan. Mục tiêu tái cơ cấu như các đề án - “nâng cao giá trị gia tăng”[2], “tạo đột phá”[3] chỉ được bảo đảm khi ta đặt lại ví trí của công tác “sử dụng rừng” đúng tầm quan trọng của nó
[1] Là ý nói về cấu trúc trong định nghĩa khái niệm thể chế của TS. Bảo Trung, Giảng viên cơ hữu Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT II (CMARD2).
[2], 3 Là những cụm từ trong các đề án tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp nói chung (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013) và Ngành Lâm nghiệp nói riêng (theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN); thể hiện mục tiêu chủ đạo của công cuộc tái cơ cấu.
Tục ngữ có câu “Rừng vàng, biển bạc”, cũng đủ cho ta thấy những giá trị trong rừng; với cây, con... đã tạo thành quần thể tài nguyên có khả năng tái tạo; cho giá trị vô tận về kinh tế, môi trường và xã hội.
Một cảnh vận chuyển gỗ ngang nhiên, không ai quản lý ở Bình Định. N.Hân/VOV.
Thế nhưng, dường như chúng ta lâu nay chỉ nghĩ đến “bảo vệ” mà quyên đi rằng: sử dụng hiệu quả giá trị của rừng là cách bảo vệ tốt nhất.
Vai trò lâm sản: như đứa con ngoan
Chưa phải dẫn chứng gì thì ai cũng cảm nhận được vai trò của lâm sản đổi với kinh tế, môi trường và xã hội.
Đúng là “rừng vàng” khi hiện nay có khoảng 1,6 tỷ người (hơn 20% dân số thế giới) sống phụ thuộc vào sản phẩm từ rừng. Đây là thông tin được công bố gần đây của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP - United Nations Environment Programme).
Ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, trên 50% ngoại tệ thu được là từ hoạt động khai thác, chế biến có nguồn gốc lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Hay ở Mỹ, có hơn 25% các đơn thuốc được sử dụng những chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ; và Lào có 80% người dân nông thôn vùng núi sống dựa vào tài nguyên rừng, trong đó chủ yếu là các loại LSNG.
Ở Việt Nam ta, cứ sau 5 năm, nhu cầu gỗ cho công nghiệp như ván dăm, đồ mộc... tăng 2 triệu m3 – theo nghiên cứu năm 2007 của TS. Marko Katila (Cố vấn cao cấp về Kinh tế, Bộ Ngoại giao Phần Lan).
Hay đơn giản hơn, trong đời sống hằng ngày, đâu đâu ta cũng thấy sản phẩm liên quan đến lâm sản như bàn, ghế, tủ...
Sự quan tâm lâu nay đối với lâm sản: chưa đúng mức
Tư tưởng của Trung ương
Xem ra, từ chủ trương của TW Đảng đến Hiến pháp và Pháp luật chuyên ngành còn chưa đề cập đúng mức về tầm quan trọng của lâm sản và việc sử dụng rừng.
Đành rằng các văn kiện của Đảng đã chung chung bao trùm đến môi trường, rừng... Nhưng chúng ta chưa có một văn kiện chuyên đề nào dành cho công tác quản lý khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Ví thử, trong 10 năm gần đây, cho vấn đề lâm nghiệp nói chung, Trung ương Đảng chỉ tập trung một chuyên đề duy nhất, với 2 Nghị quyết (nhưng chỉ là một vấn đề) về giao đất – giao rừng (theo 28-NQ/TW năm 2003 và 30-NQ/TW vừa mới ban hành).
Ba lần thay đổi luật lâm nghiệp trong hơn 50 năm qua, ngay cả cái tên cũng cho thấy: phải chăng chúng ta đã xem nhẹ vấn đề “sử dụng rừng” – lâm sản? Pháp lệnh năm 1992 chỉ nêu “Quy định bảo vệ rừng”; Luật năm 1991 và Luật năm 2004 chỉ nói tiêu đề “Bảo vệ và Phát triển rừng”.
Rõ ràng, cứ nhìn nhận rừng như một tài sản, thì chủ sở hữu (là chúng ta) chí ít cũng cần cân bằng gữa “bảo vệ” và “sử dụng” chúng.
Cụ thể hóa của Chính phủ
Một sự logic giễ nhận thấy khi thể chế và chính sách cho “sử dụng rừng” cũng bị khiêm tốn hơn hẳn.
Nếu hiểu thể chế theo nghĩa phần cứng[1], thì cái “phần cứng” này cũng rất có vấn đề. Theo thống kê sơ bộ gần đây của tác giả, trong Ngành Lâm nghiệp, chỉ 0,8% so với tổng số đơn vị cấp phòng (ban) của cả nước có chức năng chuyên trách liên quan đến lĩnh vực lâm sản. Điều tương tự như vậy, số lượng cán bộ chỉ có 5,4%.
Đành rằng, có thể đâu đó, chức năng cho “sử dụng rừng” có ẩn lặn bên trong nhiều kết cấu khác, nhưng đó cũng chỉ là gửi gắm – thể hiện sự thiếu quan tâm đúng như giá trị “ngoan” của đứa con “quản lý lâm sản” trong đại gia đình Ngành Lâm nghiệp.
Về chính sách có gì khởi sắc hơn? Gần đây, trong quá trình thống kê các chính sách liên quan và nhận ra một kết quả khiến tác giả (bài viết này) phải giật mình.
Tính trong vòng 25 năm gần đây, chỉ 12,3% văn bản cấp Nghị định, chiến lược của chính phủ liên quan đến lâm sản, còn lại chủ yếu là liên quan đến lĩnh vực “bảo vệ và phát triển rừng”. Tương tự như vậy, con số này ở cấp Bộ (Thông tư, hướng dẫn...) cũng chỉ có 11,4%.
Hệ lụy trong thực tiễn
Trước hết, điểm vài con số biết nói gần đây cũng rất sinh động.
Một con số tương phản với hơn 70% dân số ở vùng rừng khi GDP Ngành Lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng GDP cả nền kinh tế. Đây là con số mà Chiến lược Ngành Lâm nghiệp 2006 – 2020 công bố theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg) ngày 05/02/2007 của Chính phủ.
Rồi dù số lượng các cơ sở chế biến rất lớn, nhưng chất lượng hoạt động thì rất “sơ sài”. Theo một phản ánh gần đây, đến 50% số cơ sở chế biến lâm sản có trang thiết bị đơn giản; và 80% doanh nghiệp chế biến lại phân bố không hợp lý - tập trung ở các tỉnh phía Nam và một số vùng ít rừng. Và theo Bộ Công thương, năm 2013, trong “Top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Ngành Nông, lâm sản” chỉ có 1 doanh nghiệp về lĩnh vựcLâm nghiệp.
Thứ nữa, một số đánh giá của các chuyên gia đánh cũng khiến chúng ta phải lo ngại.
Đương kim Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Võ Đại Hải thì nhận định: việc xuất khẩu ở nước ngoài quản lý “không có đại diện” nên chịu nhiều thiệt thòi – phản ảnh trên Agroviet, ngày 01/4/2014.
Hay TS. Ross Hugesh, đến từ WB thì đánh giá Việt Nam không quản lý được, không nắm thông tin chính xác tình hình khai thác và vận chuyển tiêu thụ lâm sản (theo ghi nhận tại Hội nghị bàn tròn giữa Ủy ban Châu Âu EC và Việt Nam, ngày 10/4/2014).
Như vậy, không khó để lý giải khi gần đây chúng ta phải chứng kiến nhiều thực tế như: “Nan giải “bài toán” ô nhiễm môi trường từ chế biến lâm sản” (đăng ngày 12/3/2014 trên Thanhhoa Online); “Xuất khẩu bị ép giá, đồ gỗ quay về nội địa” (01/11/2013 trên Thời Báo Ngân hàng)…
Đối lập với những bất cập trong quản lý lâm sản, thực tiến sinh động vẫn bộc lộ những gì rất tích cực thuộc về bản chất của nó.
Đơn cử, kết quả khảo sát gần đây cho thấy, cả nước có đến 3.900 doanh nghiệp chế biến gỗ và hàng nghìn cơ sở chế biến lâm sản ở các loại hình sở hữu khác nhau. Quả thật, đây là con số khổng lồ.
Hay số liệu báo cáo của Bộ Công thương năm 2012 cho thấy, sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam hiện vẫn có mặt trên 120 quốc gia rải khắp các châu lục.
Thay cho lời kết
Rõ ràng, bất cập trên đây đặt ra cho chúng ta rằng: cần nhìn nhận lại và quan tâm xứng tầm với vai trò của công tác quản lý khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Việc này cũng giống như là việc đưa đứa con ngoan bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm về lại với gia đình.
Để đảm bảo tính khả thi, thiết nghĩ: việc thay đổi cũng nên trên cơ sở từ dưới lên, với những thay đổi về mặt thể chế, chính sách trước. Vì về cơ bản, chủ trương của TW Đảng và Pháp luật về lâm nghiệp hiện hành đã tạo được hành lang cho Chính phủ thực thi.
Việc cách mạng này càng có ý nghĩa khi gần đây Chính phủ nói chung và Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng vừa có 2 đề án tái cơ cấu liên quan. Mục tiêu tái cơ cấu như các đề án - “nâng cao giá trị gia tăng”[2], “tạo đột phá”[3] chỉ được bảo đảm khi ta đặt lại ví trí của công tác “sử dụng rừng” đúng tầm quan trọng của nó
[1] Là ý nói về cấu trúc trong định nghĩa khái niệm thể chế của TS. Bảo Trung, Giảng viên cơ hữu Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT II (CMARD2).
[2], 3 Là những cụm từ trong các đề án tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp nói chung (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013) và Ngành Lâm nghiệp nói riêng (theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN); thể hiện mục tiêu chủ đạo của công cuộc tái cơ cấu.
BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ : Trần Văn Việt
Chuyên viên Vụ Nông nghiệp - Nông thôn
Ban Kinh tế Trung ương
Địa chỉ liên hệ:
- Văn phòng làm việc: 11B - Cát Linh, Đống Đa - Hà Nội
- Điện thoại:
+ DĐ: 0988845675
+ Cố định: 080.44.834
- Email: vietlnna@gmail.com