cua đồng đang sốt giá, bà con có ai nuôi cua đồng không ?

Tôi thắc mắc là tệp tài liệu "Kỹ thuật nuôi cua đồng" của bác linh0419 là từ đâu? Do bác tự viết?

Kỹ thuật nuôi cua đồng
Chuẩn bị ruộng nuôi
- Chọn ruộng nuôi: địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.
- Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
- Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3-5% diện tích ruộng.
- Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ "+" hoặc "#" rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.
- Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.
- Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.
- Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.
- Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước.
2. Thả giống
- Thời gian thả giống cua là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
- Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật.
- Mật độ: nếu cỡ giống là 100 -150 con/kg thì mật độ thả là 750con/1000m2; hoặc nếu cỡ giống là 300-600 con/g thì thả 1800 con/1000m2.
- Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nước lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.
3. Cho ăn
- Thức ăn: Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.
- Cho ăn:
Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.
Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.
Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.
Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.
Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.
Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thưòi tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày
4. Chăm sóc
Nước trong ruộng luôn phải dảm bảo sâu từ 5-10 cm. Nước quá béo thì phải thay nước. Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ ¼-1/3 lượng nước ruộng
Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 22kg/1000m2.
Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định.
Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện địch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa, xác cua chết, đảm bảo nước trong sạch.
5. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên nên thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại nuôi tiếp.

vậy hả nếu vậy bác nên chuỷen sang nuôi những con ít rắc rối đi nha????????????????????????
theo em bác nên nuôi muỗi ấy là nhanh nhất vì muỗi sinh sản nhanh và ít rắc rói lắm ....chứ bác nghỉ nuôi con gi ít rắc ríi vậy nói cho bà con cùng nuôi với haaaaaaaaaa

Tôi đồng ý là nuôi con gì cũng rắc rối và khó khăn cả. Làm ra được tiền đâu có dễ! Nhưng bác phát biểu như thấy nghe kỳ lắm. Nếu không nói là thiếu văn hóa, người VN máu đỏ da vàng với nhau cả, gây với nhau làm gì.

cua giống + cách nuôi alo first9 nhé . nuôi bán chuyên nghiệp cho chợ long biên gia lâm hà nội đây
1 tháng xuất 200kg

Coi bộ anh First9 này tài ba và giàu có lắm! Vừa là lập trình viên pro, vừa nuôi bò, có trang trại lớn ở phía Bắc. Giờ nuôibán cua đồng chuyên nghiệp nữa:ph34r:
 


Tôi thắc mắc là tệp tài liệu "Kỹ thuật nuôi cua đồng" của bác linh0419 là từ đâu? Do bác tự viết?

Tôi đồng ý là nuôi con gì cũng rắc rối và khó khăn cả. Làm ra được tiền đâu có dễ! Nhưng bác phát biểu như thấy nghe kỳ lắm. Nếu không nói là thiếu văn hóa, người VN máu đỏ da vàng với nhau cả, gây với nhau làm gì.


Coi bộ anh First9 này tài ba và giàu có lắm! Vừa là lập trình viên pro, vừa nuôi bò, có trang trại lớn ở phía Bắc. Giờ nuôibán cua đồng chuyên nghiệp nữa:ph34r:


đau lòng quá !!!. bạn linh0419 là đồng hương của mình,mình không muốn làm bạn ấy buồn,nhưng đúng như người ta nói: " con trong nhà mình không dạy để ra đường cho thiên hạ dạy thì còn đau hơn "....!!!
Thân.
---------------
Con đực hút nhựa cây bạn à

Cám ơn bác xuân vũ.Tại em thấy cách phát ngôn của linh0419 nghe hơi chói tai nên hỏi như thế.Hẹn một ngày diện kiến Bác.
Thân.
 
Last edited:
- Muổi cái cần năng-lượng cho việc đẻ trứng nên phải hút máu động-vật. Cho nên :"Vì mầy tao phải đập tao, Vì tao tao phải đập tao với mầy".
- Nhưng nuôi muổi thì phải nuôi dơi, để thu-hoạch. Dơi ăn muổi sẽ cho ra phân dơi. Trong phân dơi có thể lấy ra mắt muổi. Đó là dạ-minh-châu của Đông-y (nói trật thì xin bà con sửa dùm).
*********
Nhưng tôi xin hỏi :
- Vai trò của con cua đồng trong thiên-nhiên đối với nông-nghiệp. Có lợi hay phá hại?
- Định-kỳ bón vôi 22kg/1000m2 có phải để sát-trùng ruộng nuôi?
- Hay bón vôi để giúp cua có đủ vôi tạo vỏ?
- Nếu để tạo vỏ, sao không tăng lượng vôi trong thức ăn, như vậy sẽ không lảm ruộng lúa tăng độ pH ngoài ý muốn.
- Và thịt cua đồng có thể được xem như một nguồn thực-phẩm đáng kể, đủ để hy-sinh đánh đổi : diện-tích canh-tác và công-lao người nuôi?
 
- Muổi cái cần năng-lượng cho việc đẻ trứng nên phải hút máu động-vật. Cho nên :"Vì mầy tao phải đập tao, Vì tao tao phải đập tao với mầy".
- Nhưng nuôi muổi thì phải nuôi dơi, để thu-hoạch. Dơi ăn muổi sẽ cho ra phân dơi. Trong phân dơi có thể lấy ra mắt muổi. Đó là dạ-minh-châu của Đông-y (nói trật thì xin bà con sửa dùm).
*********
Nhưng tôi xin hỏi :
- Vai trò của con cua đồng trong thiên-nhiên đối với nông-nghiệp. Có lợi hay phá hại?
- Định-kỳ bón vôi 22kg/1000m2 có phải để sát-trùng ruộng nuôi?
- Hay bón vôi để giúp cua có đủ vôi tạo vỏ?
- Nếu để tạo vỏ, sao không tăng lượng vôi trong thức ăn, như vậy sẽ không lảm ruộng lúa tăng độ pH ngoài ý muốn.
- Và thịt cua đồng có thể được xem như một nguồn thực-phẩm đáng kể, đủ để hy-sinh đánh đổi : diện-tích canh-tác và công-lao người nuôi?


Theo em thấy thì cua đồng có hại cho nông nghiệp nhỏ lẻ của VN mình. vì nó phá bờ tạo những hang làm thất thoát nước , cắn phá làm hư lúa non nếu số lượng nhiều.

Thịt cua đồng có giá trị dinh dưỡng nhất là canxi cao .
 
Kỹ thuật nuôi cua đồng​

Chuẩn bị ruộng nuôi
- Chọn ruộng nuôi: địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.
- Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
- Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3-5% diện tích ruộng.
- Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ "+" hoặc "#" rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.
- Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.
- Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.
- Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.
- Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước.
2. Thả giống
- Thời gian thả giống cua là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
- Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật.
- Mật độ: nếu cỡ giống là 100 -150 con/kg thì mật độ thả là 750con/1000m2; hoặc nếu cỡ giống là 300-600 con/g thì thả 1800 con/1000m2.
- Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nước lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.
3. Cho ăn
- Thức ăn: Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.
- Cho ăn:
Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.
Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.
Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.
Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.
Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.
Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thưòi tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày
4. Chăm sóc
Nước trong ruộng luôn phải dảm bảo sâu từ 5-10 cm. Nước quá béo thì phải thay nước. Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ ¼-1/3 lượng nước ruộng
Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 22kg/1000m2.
Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định.
Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện địch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa, xác cua chết, đảm bảo nước trong sạch.
5. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên nên thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại nuôi tiếp.
---------------
một vài ý chia sẻ cùng mọi người .....lúc này là tháng mưa nuôi cua tốt lắm hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Bài này của bác rất hay và thú vị . Làm giàu từ Nông Nghiệp thì không loại trừ bất cứ 1 nghề nào phát sinh và nuôi trồng từ Nông Nghiệp . Theo tôi biết hiện tại khu vực phía Nam thì cua đồng tự nhiên còn nhiều chứ khu vực phía Bắc thị đã là rất hiếm . Do tác động của con người , sử dụng thuốc trừ sâu làm ô nhiễm nguồn nước nên một số loài thủy sản đã dần mất đi . Hiện tại 1Kg cua đồng ở khu vực phía Bắc có giá khoảng 50.000.Kg tính ra là rất cao . Nếu tận dụng được giữa cấy lúa và nuôi trồng mô hình này tôi nghĩ là có hiệu quả ! Bác nào Post bài này nên cho tôi biết thêm là mô hình này đã đại phương nào áp dụng chăn nuôi chưa nhé . Cảm ơn nhiều !
---------------

Tôi thấy nuôi cua đồng cũng rất thú vị đấy ! ở khu vực phiá nam cua đồng ngoài tự nhiên còn nhiều , còn khu vực phái bắc thì đang dần tuyệt chùng vì tác động từ con người , thước trừ sâu ,..... . Gía cua đồng ngoài bắc giao động từ 50.000->60.000/kg mà còn không có cua . Nên ý kiến của bác Linh và kỹ thuật bác cung cấp là rất đáng quý ! Trước đ1o tôi cũng đã có ý định nuôi thử trong nồng lưới nhưng chưa thành công , Nay biết thêm kỹ thuật này thật là đáng quý ! Là người quan tâm tới nuôi trồng thủy sản tôi nghĩ . Những việc gì làm có hiệu quả và thực tế đều đáng trân trọng và nên khuyến khích tìm hiệu và phát triển . Bác Linh có biết khu vực nào ? tỉnh thành nào đang áp dụng mô hình nuôi cua đồng này không ? cho minh biết nhé ! Cảm ơn nhiều
 
Last edited by a moderator:
Viện ngiên cứu nuôi trồng thủy sản( đại học Cần Thơ) đã cho cua đồng sinh sản nhân tạo thành công. và đã chuyển giao kỹ thuật này cho các trại ươm giống..để bán đại trà ra thị trường. như vậy: cua giống không thiếu

Với 5.000 mét vuông mặt nươc sau 5 tháng nuôi sẽ cho thu hoặch 2,5 tấn cua thương phẩm..cứ cho rằng giá cua đồng lúc rộ giá chỉ có 18 đến 20 ngàn đồng 1 kg, kết quả vẫn còn lời khoảng 20 triệu đồng
các bạn nên tìm lại tờ báo Khoa Học Phổ thông ngày 4.6.2010
trang 14, bài viết của Nguyễn Hoàng Âu Cơ : Kinh ngiệm nuôi cua đồng viết khá chi tiết về kĩ thuật nuôi và "hạch toán kinh tế" cho..con cua đồng
 
Last edited by a moderator:
bài này là của đại học cần thơ đó còn bác minhha a bác xem lại lời nói nha bác coi kỹ những bài mà ang chaungocthuan viết rồi hãy kết luân nha "cháy nhà mới rồi mặt chuột' nha bác em không muốn gây sự làm gì
 

bài này là của đại học cần thơ đó còn bác minhha a bác xem lại lời nói nha bác coi kỹ những bài mà ang chaungocthuan viết rồi hãy kết luân nha "cháy nhà mới rồi mặt chuột' nha bác em không muốn gây sự làm gì

Ờ, bác nhắc thì tôi cũng mau mau xem lại :rolleyes:.

Kỹ thuật nuôi cua đồng
Chuẩn bị ruộng nuôi
-.....
5. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên nên thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại nuôi tiếp.
con này hồi nhỏ bắt nhiều lắm nhưng bây giờ nuôi coi bộ cũng rắc rối quá nhỉ.
Thân

vậy hả nếu vậy bác nên chuỷen sang nuôi những con ít rắc rối đi nha????????????????????????
theo em bác nên nuôi muỗi ấy là nhanh nhất vì muỗi sinh sản nhanh và ít rắc rói lắm ....chứ bác nghỉ nuôi con gi ít rắc ríi vậy nói cho bà con cùng nuôi với haaaaaaaaaa

cầu trời cho tq đừng mua muỗi. .... ... chắc trời sẻ ủng hộ mình.

bạn linh0419 nói vậy là chưa biết gì về con muỗi rồi.nuôi muỗi không hề đơn giãn.bạn có biết con muỗi đực và cái phân biệt như thế nào không ?.

Còn như thế nào thì để tự mọi ng oánh giá. Còn về phía tôi thì đã nói xong rồi. Có xem lại cũng không hiểu sai ở đâu. Nếu có sai thì chẳng qua nói thẳng quá, làm bác quê. Nếu như vậy thì tôi xin rút kinh nghiệm. Tôi chỉ muốn góp ý cho bác khá lên mà thôi.
 
Hì hì hì, trong diễn đàn mình có "mem" là Kuadong đó, các bác hỏi thử xem Kuadong này có phân biệt đực hay cái không? chứ bác này biết phân biệt người anh hùng và kẻ phàm phu tục tử đó. Ha ha ha....
 
Cùng 2 bạn linh0419 và ChauNgocThuan,
Rất vui khi đọc được những đoạn chót của 2 bạn. Trước, tôi ỷ là một người đồng-hương lớn tuổi, lên giọng với Thuấn, Thuấn nhận ngay, một cử-chỉ đáng trân-quý. Giờ thì thái-độ của linh0419 cũng quá đẹp! Xin được chào làm quen bạn, cũng như trước đã làm quen Thuấn.
Nhân đây cũng xin góp ý : (Đây là lời của một người nói với 2 người trẻ tuổi đồng-hương, xin mượn chỗ thôi. Xin diễn-đàn đừng quan-tâm. Đa tạ!)
Có phải là, khi chúng ta đưa ý kiến lên là chúng ta hết lòng mong được có người đọc và phản-hồi? Chỉ nghĩ như vậy thôi, là chúng ta đã có lòng biết ơn người đọc ý-kiến mình, dù có phản-hồi hay không. Điều đó cũng đáng cho chúng ta dành thêm một hai phút, xem lại ý-kiến mình có chút nào bất-kính với người đọc? Nhất là những lời khinh-bạc thì càng phải tránh xa. Hai bạn nghĩ có đúng không?
Biết đâu rồi sẽ có một ngọn gió lành thổi đến, chúng ta được gặp nhau! Thân.
 
Xin lổi Bác Thủy canh vì những lời không hay của tụi nhỏ mà làm bác phải bận tâm.

Nhưng quả thật mình không muốn " ăn thua " với nhau để làm gì các Bác ạ dành thời gian suy nghĩ chuyện khác sẻ có ích hơn giống như bạn ran nói.
 
Last edited:
Bác Thuy-canh à,
Cải nhau đôi khi cũng "lòi" ra cái hay, nhưng cũng lắm khi "lú" ra cái dở. Nói chung , còn hơi, còn sức thì cứ cải nhau miễn đừng đấm nhau là được. Xin bác đừng rầy các bạn trẻ ấy, tội nghiệp.
 
Cái chất Nam bộ của VN ta là cho dù có cãi nhau chí chóe, "bụp" nhau sứt đầu mẻ trán thì khi xong xuôi chuyện dữ cũng hóa lành. Xong là thôi.
Mong rằng chúng ta giữ được hòa khí để diễn đàn không chỉ là nơi trao đổi mua bán mà còn là mái nhà nông nghiệp chung nữa.

Chúc các Bác vui khỏe,
 
" gõ " cho nhau xem thôi chứ có gì ầm ĩ đâu nào hìhhiihhii.
Thôi xin các bác quay lại chủ đề chính là con cua đồng nhá.
Thân.
 


Back
Top