cùng thảo luận nuôi chim sẻ bán tự nhiên

  • Thread starter Tấn Thành
  • Ngày gửi
tấn thành có nuôi ít chim sẻ bán tự nhiên ở nhà , mình làm tổ cho chúng đẻ và ăn cơm

- không biết là bà con mình có ai nuôi chưa xin cho góp ý ạ

@ hình chim sẻ nhà tấn thành



[video=youtube;WdpC8TywgLI]http://www.youtube.com/watch?v=WdpC8TywgLI[/video]

Lượm được cái này từ youtube
 


tấn thành có nuôi ít chim sẻ bán tự nhiên ở nhà , mình làm tổ cho chúng đẻ và ăn cơm

- không biết là bà con mình có ai nuôi chưa xin cho góp ý ạ

@ hình chim sẻ nhà tấn thành
Nuôi con này theo hướng bạn nói rất hay nhưng giờ thì có rất nhiều cách bẫy chim; bẫy lưới, bẫy thuốc, bẫy keo... nên không hiệu quả mấy. Gia đình mình rất nỗi tiếng về nuôi chim sẽ tự nhiên nhưng giờ chỉ còn vài chục cặp kêu cho vui nhà thôi.
Nếu khu vực đó ít bị bẫy hoặc bạn có cách khắc phục được thì đây là hướng làm rất hiệu quả về kinh tế.
 
- Nuôi chim sẻ thả rông thì không tốn thức ăn nhưng đúng như anh NKL nói là chịu hông nổi mấy cha nội đi bẫy đâu. Nó rập 1 phát dính cả đàn. Công cốc !
- Nuôi bán chăn thả bằng cách rào lưới ở diện tích rộng thì không có lời vì con chim sẻ coi nhỏ vậy chứ ăn khủng hỏang. Nó ăn suốt ngày. Chẳng biết bây giờ giá 1 con sẻ là 5k hay 10k nữa. Gía ấy mà cho ăn thì lỗ sặc máu.
 
Nuôi nhốt anh đã từng nuôi và thất bại ...

Nhà anh nuôi ít chim câu chơi chơi ... Toàn bị tụi chim sẻ vào ăn hôi của ... Muốn làm cái bẫy để tiêu diệt lũ này mà chưa biết cách làm cụ thể.

Trong bụng cũng đã nghĩ đến cách của Tan Thanh . Vì thực sự . Nghe mấy ông Kiều về nói ... Bên đó họ toàn làm như thế để nuôi cho vui cửa vui nhà

Vẫn chưa dám làm thử bởi vì trần nhà thường xuyên lên xuống để cho chim ăn,tưới cây ... Không biết làm tổ như của Thành thì liệu bọn phá hoại này có chịu vào làm tổ không?

Lá rau,lá linh sam,những cây cảnh lá kim ... toàn bị bọn Sẻ mổ rỉa ... Chúng đậu trên giàn cây leo ị xuống ... lá cây cảnh cái nào cũng trắng trắng,vàng vàng .... mất hết cả thẩm mỹ

Thành cho anh hỏi ... em treo cái đó được bao lâu mà chim đã vào đẻ vậy ... tỉ lệ có 100% không? Chim có dạn người không ?


Nếu khu vực đó ít bị bẫy hoặc bạn có cách khắc phục được thì đây là hướng làm rất hiệu quả về kinh tế.

Link : http://agriviet.com/home/threads/126612-cung-thao-luan-nuoi-chim-se-ban-tu-nhien#ixzz2I34woqcZ

Chỗ mình ko có người bẫy .... Cơm thì vô tư ... Mình xin một ngày vài Kg ... Lũ này ăn mệt nghỉ ... Sâu và dế cũng biết nuôi ... cần thiết là nuôi cho ăn thêm tự nhiên ....


Điều băn khoăn là: Một năm nó đẻ mấy lần, từ lúc đẻ đến lúc bao nhiêu ngày là bắt ... Nuôi đông bằng cách treo nhiều hộp có thu hút được hết chim hay không?

Nếu được mai đặt tấn thành làm cho vài chục hộp nuôi chơi :lol:
 
Last edited by a moderator:
anh nuoide ơi , tổ em làm cho yến phụng đẻ giờ không nuôi nên bỏ ra hàng rào cho chúng khỏang 7 ngày là tha rôm vào ổ hà ( tỉ lệ vào ổ em chưa thống kê được , hình như chúng đẻ không theo mùa anh ơi )

- mấy lứa thì em không biết nhưng bạn nó là chúa nhát người anh ơi ( có thử rồi , chúng không ăn rồi chết )

- à bọn này tổ của chúng nhiều con mạc lấm anh ơi . thân ái ái ......................

--------

còn lòai sẻ nhật này thì em nuôi đẻ ầm ầm

e9a40f2f616c8c697afc5a89c1929028_52534708.hinh0376.jpg


a22fec73556721c8d46eef44f864b5fa_52534643.hinh0371.jpg

a79cb4659bc6430466e71bf709c0ffcd_52535304.hinh0382.jpg


b070e612fca5330b9bd03bf244f23db1_52535209.hinh0378.jpg


b986386c2a5648d0c998d8145ff0c6de_52535190.hinh0377.jpg
 
Last edited by a moderator:
Trước kia, có lẽ 1 năm trước, tôi cũng đã lập ra đề này
để bàn. Bạn Nuôi Dế cũng đã có ý kiến về bệnh dịch.
*
Ý kiến của tôi tóm gọn thế này: Có thể nuôi bán hoang dã,
cũng có thể nuôi hoàn toàn trong nhà rộng. Làm tổ cho chúng
là đóng hộc như tủ thuốc bắc, mỗi ngăn mỗi chiều 1 gang tay,
có 1 lỗ ở trên cho chim bố mẹ ra vào, và chim con ra ràng.
Sau mỗi lứa, thì chủ nuôi mở ngăn vứt tổ cũ đi làm vệ sinh.
Thức ăn thì gồm 3 loại: thóc ngô đỗ, bột cá khô, dế, cào cào
hay giòi chủ nuôi được. Cụ thể thế nào, thì phải nuôi thật
mới có kinh nghiệm. Bước đầu nuôi nhốt trong nhà. Sau đó khi
chim có con có cháu rồi, thì có thể nuôi bán hoang dã, cho
chim bay ra ngoài thì khoẻ hơn vì có không gian rộng rãi hơn.
*
Thuở nhỏ, tôi bắt chim sẻ non chưa vỡ bọng cứt mang về nuôi
bộ, rất dễ thành công. Tôi cho ăn cơm và cào cào. Chim con tự
há mỏ đòi ăn, nên đút thức ăn vào mỏ chúng rất dễ.
*
Chim bố mẹ bắt đầu làm tổ, đẻ, ấp nở lứa đầu tiên vào mùa Xuân,
rồi chim con ra ràng thì đẻ, ấp nở lứa thứ 2 vào mùa Hè. Các
con chim Sẻ không đồng loạt ấp nở vào cùng một tháng hay một
tuần, mà tuỳ từng con. Do đó, rất có khả năng đẻ 3 lứa hay hơn
trong một mùa ấm. Cứ phải nuôi mới biết được, vì mùa đông Sẻ
không được ăn đủ, nhưng nếu nuôi cho ăn đủ, thì rất có thể
đẻ quanh năm.
*
Ý kiến cho rằng Sẻ ăn nhiều không có lời, thì chúng ta cũng
nên cân nhắc. Tỷ lệ thức ăn và tăng ký của động vật nuôi ít
nhất là 4-5, tức là cho ăn 5 ký thì được 1 ký thịt hơi. Nếu
tỷ lệ đó ở Sẻ là 10, thì giá chợ 1 ký sẻ có gấp hơn 10 lần
giá ngô thóc và bột cá hay không?
*
Tôi vẫn thích đề tài này, và nếu tôi ở Việt Nam, tôi sẽ nuôi
thí nghiệm một gian nhà, có cửa sổ lưới, thả nuôi 10 đôi sẻ.
Mục đích tìm ra Sẻ đẻ một năm mấy lứa (mỗi lứa 4-5 con) và
tỷ lệ thức ăn và chim thịt là bao nhiêu.
*
 
@ nuôide : Bác anhmytran nói đúng đấy bạn. Chim sẻ đẻ rộ nhất vào cuối đông đầu xuân, vào mùa này hầu như con nào cũng bắc cặp và đẻ.Thời tiết tốt và có đủ thức ăn mỗi năm một cặp chim đẻ ít nhất là 3 lần. Vào mùa đông nếu bạn cho ăn và năm nào ít rét những con chim tơ vẫn đẻ nhưng ngững con già thì không đẻ.
Nuôi chim sẻ quê mình thì người ta chuộng chim vừa ra lông ngòi viết và chim già để hầm hay chưng cách thủy cho người già, trẻ em và người bệnh. Con chim già có chân sậm hơn và nhỏ hơn con chim tơ. Giao cho mối lái thì bạn phải bắt sa cạ vì rất khó lựa, thấy là nó gần người vậy nhưng rất nhát,bắt lựa thả ra thì những con chim sắp đẻ thường vỡ trứng chết.
Đúng là nó nhiều mạc lắm! Bạn nên vệ sinh như bác Trần nói. Nên để một chậu khỏan 8-10 tất cao 2 tất, đổ nước vừa cho nó tắm, vừa để nó tự vệ sinh vừa để phát hiện có mạc. Mùa xuân chim đẻ và ấp nhiều nên bỏ vào mỗi ổ một viên long não nhỏ để hạn chế mạc.
Nuôi loại này thì phải chấp nhận hơi dơ một chút. Nếu muốn làm rau bạn phải có lưới bao vườn rau.
Hộp như bạn tanthanh là tuyệt vời rồi. Nhưng nuôi nhiều phải làm như chuồn bồ câu nhưng nhỏ hơn tí.
Vấn đề phòng mèo, chồn, rắn.... thì chắc các bạn đã biết rồi.
Nuôi thả tự nhiên nên không đòi hỏi kỹ thuật nhiều đâu. Điều cốt yếu nhất là bạn phải có nước thuốc để giữ chim không bỏ đi vì nếu bắt nhiều động đàn và có mạc nhiều là chim bỏ đi liền. "Đây mới là tuyệt chiêu trong nuôi chim sẻ tự nhiên !"
 

Vậy thì dùng gỗ cây Long não để đóng chuồng ko biết có đỡ mạc ko nhỉ ...

Trần nhà mình có một căn chòi . Mình định đóng nhiều hộp liên hoàn ... mặt quay ra ngoài . Sau đó treo lên sát nóc... để hạn chế chuột,mèo ...

Khi nào đánh tỉa mình đứng trong chòi,bắc thang lên,,,soi ... Trước khi bắt ... dùng gạo rải để cả đàn xuống ăn


Theo bạn ... ý kiến như mình liệu có khả thi không? Vì chuồng mình đóng sẽ có 1 lô nhỏ ở phần bên trong ... Để cần khi quan sát ta nhìn từ trong ra ... ko bén mảng vào cửa chim
 
Chẳng biết bây giờ chim sẻ người ta thu mua giá bao nhiêu một con hả các bác? Theo em chim sẻ tăng đàn khá chậm khi nuôi thả rông ( đã loại trừ yếu tố bị đánh bẫy rồi). Thả rông chim sẻ và thả rông bồ câu thì bác nào có kinh nghiệm cho xin cao kiến vì riêng em thì em thấy nếu bồ câu nuôi ở khu vực có nguồn thức ăn tự nhiên tốt thì thả rông sẽ tăng đàn nhanh hơn sẻ rất nhiều. Vấn đề là ở chỗ giá cả vì nếu 1 con sẻ mà bán được 15k trong khi 1 con bồ câu ra ràng chỉ bán được 30k thì có khi nuôi sẻ vẫn lợi hơn. Còn nếu sẻ chỉ khỏang 5k 1 con thì theo em nuôi bồ câu thả rông có lợi hơn.

Xây nhà nuôi sẻ thì theo em chắc không có lời vì con sẻ vốn chuộng ở nhà gạch, nhà ngói do tập tính làm ổ trong hốc. Với giá thành rẻ và nó ăn suốt ngày cộng với chi phí xây nhà gạch thì e rằng khó khấu hao.

Trị mạt thì dễ thôi. Mua thuốc trị rận mạt cho chim pha vào nuớc cho chim tắm định kỳ thì không có mạt. Xịt luôn vào ổ đẻ thì có thể ngừa được trong 1 chu kỳ ấp và nuôi con.
 
Vậy thì dùng gỗ cây Long não để đóng chuồng ko biết có đỡ mạc ko nhỉ ...

Trần nhà mình có một căn chòi . Mình định đóng nhiều hộp liên hoàn ... mặt quay ra ngoài . Sau đó treo lên sát nóc... để hạn chế chuột,mèo ...

Khi nào đánh tỉa mình đứng trong chòi,bắc thang lên,,,soi ... Trước khi bắt ... dùng gạo rải để cả đàn xuống ăn


Theo bạn ... ý kiến như mình liệu có khả thi không? Vì chuồng mình đóng sẽ có 1 lô nhỏ ở phần bên trong ... Để cần khi quan sát ta nhìn từ trong ra ... ko bén mảng vào cửa chim
Gỗ long não thì gia đình chưa dùng nên không biết ( ý kiến của bạn hay đấy, thử xem như thế nào chia sẽ lại cho anh em)
Làm như bạn mình nghĩ rất hay nhưng số hộp không được nhiều. Hơn nữa ở trong nhà thì bọn này kêu...không ai chịu nỗi.
@ Ma Tước: Cách này gia đình đã thử rồi chim dị ứng bỏ đi, nó không giống chim bồ câu và gà
Giá hiện giờ người ta mua tại nhà là 10k/con sa cạ . Người đi bẫy bán 12-15k . Phong trào dùng chim sẽ làm thuốc nên nó mới bị bẫy nhiều thế đấy !
 
Làm như bạn mình nghĩ rất hay nhưng số hộp không được nhiều. Hơn nữa ở trong nhà thì bọn này kêu...không ai chịu nỗi.

Link : http://agriviet.com/home/threads/126612-cung-thao-luan-nuoi-chim-se-ban-tu-nhien#ixzz2IQla3mBm

Đằng nào thì cũng ko chịu nổi rồi . Sáng nào cũng thế . cả bầy nó kêu điếc tai luôn.

Mình xin nói thêm ... căn chòi này rộng khoảng 15 mét vuông ... mình thuê thợ hàn lợp pro để che nắng che mưa ... xung quanh có nhiều tấm lợp để tránh mưa hắt ... Vì vậy mình chỉ cần tháo bớt những tấm ở trên rồi treo vào thôi ... xung quanh chòi có cốt là ống nước phi 32 rất chắc và khỏe ... Nếu một chuồng mà nhỏ như tấn thành làm .... Cái chòi đó mình có thể treo hàng trăm chuồng liên tiếp luôn ... Tất nhiên là đóng liên hoàn khoảng 5 ổ thành một chuồng lớn ....

Nắp bên trong sẽ gắn bản lề ... Khi thu hoạch chỉ nhấc miếng gỗ bên trong lên ... sẽ thu được 5 tổ liên tiếp .... Phần trong của mỗi ổ ... sẽ khoét một lỗ nhỏ song song với cửa chuồng. Đứng bên trong khi soi vào tổ nào ... ánh sáng chiếu sẽ cho ta biết tổ nào có trứng,chim con,chim sắp thu hoạch ... Làm một lèo vài tổ cho nhanh

Cũng có thể là treo từng cái một như tấn thành cho nó khỏi động chạm nhiều ổ cùng một phát..
 
Tôi nghĩ chim Sẻ không bỏ đi đâu.
Gần những nơi có kho Thóc, kho Gạo của Nhà Nước
hay của Hợp Tác Xã, thi luôn có hàng trăm con Sẻ.
Người đánh Rập thỉnh thoảng lượn qua, rập một buổi
gần sạch cả đàn. Một thời gian sau, không biết nó
đẻ ra hay kéo ở đâu đến, lại có hàng trăm con như
cũ. Nhà dân quanh đó đều có Sẻ rúc vào mái ngói làm
ổ. Đình Chùa, Nhà Thờ, Trường Học đều có rất nhiểu
ổ Sẻ. Thuở nhỏ tôi cứ rình lúc vắng thì tìm cách trèo
hay bắc ghế, bắc thang lên bắt chim con, bị người coi
giữ đình chùa, nhà thờ, nhà trường đánh đuổi. Riêng
nhà tôi, trên mái ngói, cũng có 1 hốc do thợ xây làm
ẩu để lại, năm nào cũng có ổ Sẻ.
*
 
em cũng không chắc là tụi sẻ có dị ứng với thuốc trị mạt không nhưng em pha cho sắc nhật hay java tắm thì tụi nó vẫn tắm ì xèo vì thuốc này không hôi mà thơm hơn long não nữa.
Sẻ bị động em nghĩ cũng khó bỏ đi nếu như nơi đó có đủ thức ăn. Tuổi thơ em gắn liền với con se sẻ, thậm chí em đã từng nuôi sẻ con từ nhỏ đếm lớn thả ra huýt gió là bay lại đậu trên tay nên ít nhiều cũng hiểu về nó. Vì thế nick của em mới là như thế này. Thấy con sẻ bị tận diệt mà đau lòng quá.
 
em cũng không chắc là tụi sẻ có dị ứng với thuốc trị mạt không nhưng em pha cho sắc nhật hay java tắm thì tụi nó vẫn tắm ì xèo vì thuốc này không hôi mà thơm hơn long não nữa.
Sẻ bị động em nghĩ cũng khó bỏ đi nếu như nơi đó có đủ thức ăn. Tuổi thơ em gắn liền với con se sẻ, thậm chí em đã từng nuôi sẻ con từ nhỏ đếm lớn thả ra huýt gió là bay lại đậu trên tay nên ít nhiều cũng hiểu về nó. Vì thế nick của em mới là như thế này. Thấy con sẻ bị tận diệt mà đau lòng quá.
Nghe bạn nói là thuốc thơm mình nghỉ là có thể được đấy bạn.Trước kia mình dùng loại thuốc rất hôi nên chắc chim không chịu nỗi
 
Tôi nghĩ chim Sẻ không bỏ đi đâu.
Gần những nơi có kho Thóc, kho Gạo của Nhà Nước
hay của Hợp Tác Xã, thi luôn có hàng trăm con Sẻ.
Người đánh Rập thỉnh thoảng lượn qua, rập một buổi
gần sạch cả đàn. Một thời gian sau, không biết nó
đẻ ra hay kéo ở đâu đến, lại có hàng trăm con như
cũ. Nhà dân quanh đó đều có Sẻ rúc vào mái ngói làm
ổ. Đình Chùa, Nhà Thờ, Trường Học đều có rất nhiểu
ổ Sẻ. Thuở nhỏ tôi cứ rình lúc vắng thì tìm cách trèo
hay bắc ghế, bắc thang lên bắt chim con, bị người coi
giữ đình chùa, nhà thờ, nhà trường đánh đuổi. Riêng
nhà tôi, trên mái ngói, cũng có 1 hốc do thợ xây làm
ẩu để lại, năm nào cũng có ổ Sẻ.
*
Rồi sao nữa?
 
Chim Sẻ không bỏ đi đâu.
Rồi sao nữa?
Nó cứ ở lại đời này sang đời sau.
*
Kết luận: "nuôi Sẻ bán tự nhiên" rất có triển vọng tốt đẹp.
*
 
Cái gì nuôi thả rông không tốn nhiều thức ăn mà không bị hao hụt nhiều thì đều có lợi chứ khó lỗ nhưng em nghĩ nuôi sẻ thì khó có triển vọng làm giàu vì sẻ đẻ thưa và giá thành lại thấp. Sẻ trong tự nhiên em chưa bao giờ thấy đàn nào lên đến 1000 con. Má 1000 con sẻ thì giá trị chỉ có 10 triệu. 1 tháng kiếm 10tr là chua ra phết. Theo em nuôi kèm tận dụng thức ăn thừa của gia súc gia cầm kiếm thêm tiền cafe thì ok hơn.
 
Tôi có 2 ý hơi trái ngược nhau như sau:
*
Trước hết, tôi nuôi Sẻ bán tự nhiên để Nhậu.
Đàn Sẻ nhỏ bé thôi, không chắc được ngàn con.
*
Ý trái lại: Chưa nuôi nhiều chưa biết.
Có thể cho ăn nhiều, hàng tấn thóc, xây nhà tầng,
bên trong làm chuồng nhu hộc tủ thuốc bắc, thì có thể
có đàn sẻ hàng triệu con, phải lo trộm bắt mất Sẻ.
Cứ sắp đến ngày mùa, phải bắt Sẻ bán, chỉ để ít làm
giống, kẻo phá lúa của bà con trong làng.
*
 
- Ý 1 thì bác nói giống ý em, nghĩa là nuôi chơi chơi vừa có thứ ăn nhậu lai rai vừa kiếm chút tiềm còm cafe cà pháo.
- Ý 2 thì em thấy khó thực hiện bác à vì 2 lẽ:
* Sẻ nuôi thả rông thì tập tính hoang dã còn rất lớn nên chắc chắn chúng chỉ làm tổ ở phần bên trên của ngôi nhà chứ không làm tổ dưới thấp ( loài chim nào cũng vậy ngoại trừ mấy con không bay nhiều). Như vậy thì tốn diện tích lắm nếu chỉ nuôi 1 mình chúng. Kết hợp phía dưới nuôi thêm loại gì đó tương hỗ thì theo em mới có hiệu quả cao hơn được.
* Bây giờ người ta làm lúa quanh năm ( 1 năm 3 vụ) nên chắc chắn nếu đàn sẻ lớn thì bà con sẽ kiện hoặc tìm cách tiêu diệt vì phá lúa. Lúc đó thả rông lại mất tác dụng.
 


Back
Top