Đặc điểm sinh học của cua xanh

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Phân Loại
Ngành          : Arthropoda
          Lớp:             : Crustacea
         

          Lớp phụ
          Bộ phụ: Reptantia
          Họ: Portunidae
 LoàiTập tính sống</b>
Vòng đời cua biển trăi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau.
Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang và phát triển ở vùng ven biển ven bờ.
Ấu trùng Zoea và Mysis: sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con.
Cua con: theo thuỷ triều dạt vào vùng nước lợ: những bãi lầy ven bờ biển, cửa sông, nơi có đáy bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu mùn bã hữu cơ thuộc vùng trunh, hạ triều chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ. Cua bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm.
Cua đạt giai đoạn thành thục: có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản.
Điều kiện môi trường sống
Độ phèn của nước: Cua sống ở vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7,5 – 9,2, thích hợp nhất là 7,5 – 8,2. Tuy nhiên cua có thể chịu đựng được trong nước có độ pH thấp hơn 6,5.
Độ mặn của nước: Cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn của nước. Cua có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn trên 33%o. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng, ấp trứng và thời kỳ ấu trùng, cua đòi hỏi độ mặn từ 28 – 32%o.
Nhiệt độ của nước: Loài cua biển <i>Scylla serrata </i>phân bố rất rộng ở những vùng vĩ tuyến cao cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 29<sup>o</sup>C. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý cua, là một trong những nguyên nhân gây chết.
Sinh cảnh nơi cư trú: Cua thích sống ở những nơi nhiều thực vật thuỷ sinh, có những vùng bán ngập, có bờ để đào hàng, tìm nơi trú ẩn,Tính ăn </b>
Tập tính hoạt động </b>
<span>            Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe. Trong trường hợp nguy hiểm cua có thể tự đoạn càng hay chân để thoát thân.
Ở nơi cư trú, cua biển thường tìm nơi để ẩn, vùi mình trong đáy hoặc ở các hang hốc. Cua thường tự đào hang làm nơi trú ẩn.
Khi thiếu thức ăn, cua xanh có thể ăn lẫn nhau. Cua khoẻ hơn tấn công cua yếu. Cắn gãy càng, mai rồi ăn thịt. Trong thời kỳ giao vĩ cua đực tấn công nhau để giành cua cái. Tính hung dữ có từ giai đoạn Megalops cho đến cua trưởng thành.
 


Last edited:


Back
Top