Đầu tư vào dự án trồng và chăm sóc đu đủ công nghệ cao !

Tôi đã sống những ngày tháng với cây đu đủ, như thế cũng vừa đủ để cảm nhận về nó như thế nào. Và sau đây, tôi sẽ chia sẽ một số cảm nhận của riêng tôi, có thể bạn có những cảm nhận khác, dù gì cũng mong bạn chia sẽ những cảm nhận của bạn trong các comment.

Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.

Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.

1. Đu đủ khó trồng:

Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.

A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.

B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.

C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.

D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.

Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".

E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.

F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.

G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.

Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".

H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.

N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.

M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.

O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"

P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.

Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.

2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.

Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.

Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.

Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.

May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.

Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".

3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".

Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.

Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !

Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.

4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?

Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.

Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.

Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.

5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?

Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.

Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.

Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.

Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.

Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !

6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.

- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.

- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.

Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..

Chúc 1 ngày tốt lành !

(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)

Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.

Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: vuongtriphu@gmail.com
2. Facebook: vựa trái cây Thảo Phương
3. Điện thoại: 0964.855.561

Haclong !
 
Last edited:
Đây là giống maradol Mexico ruột đỏ, mua từ mỹ. Đang khảo nghiệm bác ơi xem chất lượng ra sao đã
Năng suất như vậy chắc chất lượng sẽ không ngon rồi, tuy nhiên để bán quả xanh cũng tốt mà,
 
Chào mọi người!

Tôi đã theo dõi nhiều loạt bài của nhiều người, nhưng đây là lần đầu tiên tôi lại muốn cm. Chính vì vậy mà phải đăng ký thành viên và tôi cũng nghĩ nên đến lúc trở thành thành viên để học hỏi, trao đổi được nhiều hơn.

Tôi được sinh ra không phải gia đình nông dân, bản thân tôi cũng không phải là một nông dân thực thụ. Nhưng tôi hiểu cuộc sống của họ, những trăn trở, suy tư, những cách làm hay và ước vọng làm giàu bằng chính sức lao động trên chính mãnh đất của mình. Ước vọng đó là chính đáng, rất quý, rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, thưa với các bạn tôi rất khách quan và tôi sắp nói điều dưới đây cũng khách quan, không có ý xúc phạm ai, tôi chỉ mong góp 1 phần nhỏ bé về cách nhìn, cách phân tích và hướng đi như thế nào để chúng ta cùng nhau phát triển nền nông nghiệp nước nhà, đưa người nông dân thoát khỏi tình trạng hiện tại, giúp họ biến ước vọng của họ trở thành hiện thực, trong đó có cả một người nông dân chưa thực thụ như tôi.

1. Thứ nhất, phải nói là nền nông nghiệp nước ta hiện nay chỉ nằm ở mức trung bình, dù rằng là một nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, cafe cũng vậy. Nhưng nhiều người đánh đồng và cho rằng nông nghiệp Việt Nam đứng nhất nhì thế giới. Có nhìn đúng thì đi mới đúng, nhìn chưa đúng mà cứ đi... té hố chả trách.
2. Trình độ của người nông dân cũng ở mức trung bình dù các tố chất khác như: cần cù siêng năng, chịu thương chịu khó, khiêm tốn học hỏi, dũng cảm vượt trở ngại (bao gồm cả cố chấp đánh liều). Có câu: "không học thì về cạp đất mà ăn", nhưng cũng cần phải biết "cạp đất" thế nào chứ nếu không "cạp" một lúc rồi sổ đỏ nằm cả trong ngân hàng, rồi cũng đến lúc nhìn mảnh đất "ra đi".
3. Không chấp nhận việc làm nông nghiệp chưa phải là một quy trình của sản xuất hàng hóa. Nói rõ ra là: nông nghiệp chỉ là một khâu của quá trình sản xuất hàng hóa, chưa phải là một thể chế kinh tế hoàn chỉnh.
4. Phát triển tự phát, không theo khuôn khổ, tính hợp tác và thống nhất chưa cao. Trong vấn đề này còn chứa đựng tính tự tôn (tự tôn không xấu, nhưng dính vào đây mới đâm ra chưa tiến bộ), cứ cho mình là nhất, là đúng, mình là số một, kỷ thuật của mình không ai sánh bì và ít chịu hợp tác với ai, cứ sợ người khác học được kỷ thuật của mình nên dẫn đến tình trạng manh mún, không tạo được sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết.
5. Không tìm hiểu đánh giá và chủ động trong sản xuất, khi có biến cố hay đỗ lỗi tại trời, tại giá cả thị trường, tại số phận... Sâu hơn một chút, các nhà kinh tế họ gọi là "tầm nhìn chiến lược", mình thì không nói vậy, mình chỉ gọi là sản xuất chủ động.
6. Việc áp dụng khoa học kỷ thuật là một yếu tố cực kỳ cần thiết để chúng ta ngày càng có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, đạt năng suất tốt, ít tốn công, giảm chi phí... và tôi nghĩ đây là một yếu tố cần phải thường xuyên, lâu dài hay dùng từ khác là "luôn luôn". Nhưng buồn tay, tôi thấy ít người nông dân làm điều này, họ tìm ra cách làm nào đó, trở thành bí quyết, dừng lại đó, tung hô nó và giữ nó cho riêng mình. Đâu biết rằng thế giới đã đi trước mình hàng vài chục năm và họ vẫn nghiên cứu kỷ thuật mới và tiếp tục nghiên cứu... ví dụ như công nghệ gien trong tạo giống, kỷ thuật sử dụng công cụ lao động, các loại thuốc BVTV, công nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch...
7. Vấn đề cuối cùng mà cũng là cốt lõi, đó là lợi nhuận đầu tư và đóng góp xã hội. Tôi nghe nhiều người so sánh với nhau: ông ấy làm chỉ 50 giạ lúa cho 1 công (1.296 m2, cách gọi của người miền tây) còn tôi được những 54 giạ (giạ là một cách đo lường bằng dụng cụ hình trụ). Nhưng đâu biết rằng cái ông làm 50 giạ chỉ đầu tư với chi phí chưa bằng 2/3 của ông 54 giạ. Họ chỉ trọng số lượng mà thôi.

Đó là những vẫn đề sơ thảo mà tôi thấy được, chưa hẳn hoàn toàn đúng. Có thể các bạn còn thấy nhiều và rõ hơn tôi. Nhưng tại sao phải nói vòng vo như thế? Tôi xin lập lại: nhìn rõ sẽ đi đúng.

Vậy có liên quan gì với việc trồng đu đủ?

Bạn haclong nói nhiều điểm tôi rất đồng ý và tôi cũng mong sớm đọc tiếp loạt bài của bạn ấy. Tôi chờ vì tôi thấy được sự nhiệt huyết, vấn đề am hiểu về cây đu đủ và kỷ thuật canh tác nó. Tôi chờ vì tôi thấy có thể đây là cơ hội của tôi và cũng có thể là cơ hội của bạn ấy.

Nhưng cũng xin nhắc thêm rằng:
- Thành công là một quá trình chứ không phải là một điểm đến.
- Kỷ thuật rồi sẽ có lúc lạc hậu bởi sự thay đổi của thời, không gì là vĩnh cữu.
- Phải khiêm tốn, lắng nghe, nhìn nhận và học hỏi. Người nói trái ý mình có thể là thầy của mình. Phải bình tĩnh trong mọi tình huống vì lời nói trong lúc nóng giận là lời nói thiếu khôn ngoan nhất.
- Sự chắc chắn của đầu ra sản phẩm. Ví dụ một hợp đồng bao tiêu dài hạn chẳng hạn? Hoặc một thị trường có thể trở thành thị trường truyền thống của trái đu đủ? Có ai đó bảo bạn hãy trồng đi rồi tôi sẽ mua, tôi không mua thì cũng có người khác mua, vậy khi người đó không mua, hoặc những đối tác khác không thể mua hết thì sao? Hãy luôn nhớ đến hai từ "chắc chắn" và giải pháp cho nó.
- Nếu bạn có 1 suất đầu tư với lợi nhuận từ 17% - 25% trên một tháng mà không phải lo nghĩ nhiều đến thời tiết, giá cả thị trường, tính ổn định của đầu ra sản phẩm. Vậy bạn vẫn tiếp tục trồng đu đủ chứ? Nếu có thì tại sao bạn lại quyết định như vậy?
trời ơi bình luận này thấu tình đạt lí giống ý của tui muốn nhắn đến haclong
thân chào tất cả mọi người!
-tôi là lính mới tham gia Fr này ,vì thấy có nhiều cái hay để mình học hỏi..tham khảo...nhưng lướt qua mấy topic thì thấy ít,nhiều có những phản biện hay gọi là"gạch,đá"...nhưng đó cũng là chuyện quá đổi bình thường trong cuộc sống này thôi....mỗi người 1 quan điểm ... nhưng cái đích cuối cùng cũng chỉ là muốn "thành công"..nhưng "thành công" về cái gì..thì tự mỗi người hiểu mục đích của chính mình thôi...hy vọng mọi người vì mục đích chung mà học thêm 1 chữ "nhẫn" để ngày càng hoàn thiện chính mình..hi
- gởi hắc long: cho hỏi bạn 1 câu "mục đích bạn lập ra topic này,là để làm cái gì?"..thế thôi...bạn hãy suy nghĩ thật kĩ rồi hãy quyết định viết tiếp hay không nhé...nếu mục đích của bạn là chỉ để khoe khoan về cái ý tưởng sắp,đã,và sẽ thành công...thì thui bạn đừng viết nữa..còn nếu như bạn vì muốn chia sẽ kinh nghiệm,những gì bạn đã đúc kết được từ thực tế để mong đóng góp,xây dựng thêm cho ae trong fr thì bạn hãy tiếp tục làm những gì bạn cho là "đúng"..thân chào bạn!
quá hay
 
Về độ ngọt thì tây nó niêm yết là 12 độ, kém Hồng Phi 1 độ, nhưng có nhiều ưu điểm hơn hồng phi. Mà quả nó xuất sang thị trường mỹ chắc cũng không tệ.

@trungdudu có thể giúp mình mua được giống này để trồng thử nghiệm được không? Rất mong được sự giúp đỡ của bạn!
 
Cuối cùng thì bạn haclo ng cũng viết cái phần 4 mà D chờ đợi. Có vài nhận xét như sau:

(Cũng nói thêm là có thể những gì bạn haclong viết trên đây là phần giới thiệu, còn chi tiết thì chỉ những nhà đầu tư mới biết, nên D sẽ ko nói về chuyện haclong có dự liệu hay chưa. Nhưng dựa trên con mắt của người đọc, thì D đưa ra các phân tích sau đây).

Ai cũng thấy rất rõ về doanh thu (600tr /ha/năm) con số trung bình, với năng suất 120 tấn / ha, 5k/kg (khả năng là 50% năng suất trên, và 90% giá trên), 20% còn lại là được 60 tấn (tương đương 300tr/ha), và 20% đạt 240 tấn (tương đương 1,2ty /ha). Còn 10% thất bại (là mất trắng, hay được bao nhiêu thì không nói đến).

Có 1 điều chưa rõ là giá bán 5k/kg là giá bán tại vườn (người thu mua tự hái) hay giá bán ở một địa điểm nào đó (nhà vườn phải hái và chở đến đó). Trong xuất khẩu người ta hay nói đến giá CIF hay giá FOB, tình trạng giá nào cũng ảnh hưởng đến khá nhiều lợi nhuận. D đưa ra lý do này bởi qua thời gian nghiên cứu về bơ, D dự kiến chi phí hái, chuyên chở, chọn lọc, đóng gói, dán nhãn, bao bì, bảo quản ... hết 5k/kg bơ rồi. Nên nếu đu đủ mà cũng qua những quy trình đó mới bán dc giá 5k/kg thì ....... thua. Nhưng có vẻ đây là giá bán tại vườn, và nhà vườn bỏ công hái.

Mr haclong huy động vốn cổ phần dựa trên số cây (1.000 cây / gói), mà mỗi ha thì trồng được từ 2.000 - 5.500 cây (theo mr haclong trả lời cho mr hongdang), mr haclong không quy định số cây / ha cụ thể, thế thì có sự vênh giữa đầu tư và doanh thu. Cái tính theo ha, cái tính theo cây. (Giả sử 1 cây giá 100k, nếu trồng 1ha 2000, bỏ 200tr và thu 600tr thì cũng ngon. Nhưng nếu 1ha 5.500 cây, bỏ 550tr và thu 600tr thì chua.)

Với 1 nhà đầu tư chân chính (đầu tư vốn), thì họ chỉ quan tâm họ bỏ bao nhiêu tiền và thu lại được bao nhiêu tiền hàng năm. Hy vọng mr haclong có sẵn các bài tính những điều này cho các nhà đâu tư, mà trong khuôn khổ bài viết này mr haclong ko chia sẻ.

P/S: Nói thật lòng thì cái bài này nó không được như D kỳ vọng. Không thấy có gì đặc biệt khác với những gì D nghĩ (nó còn ít thông tin hơn D nghĩ), nhưng có lẽ mr haclong giấu bài, nên cũng ko tiện hỏi nhiều. Ngay cả bài số 3 về "Bộ luật trồng đu đủ", nó giống như 1 cái Điều lệ công ty CP, trong đó quy định mọi thứ liên quan đến cổ phần, cổ đông (ai thích thì D cho 1 bản, tại hôm bữa lập kế hoạch trồng bơ đã chuẩn bị sẵn (copy từ cái điều lệ công ty của D)).

Cả cái kế hoạch trồng bơ bằng file excel, tính toán đầy đủ về kế hoạch triển khai, khả năng thu hồi vốn, .... cũng có hết trong đó, ai muốn ... cho luôn.

Nhưng mà tất cả các kế hoạch đó, thì đều được lập từ MỘT NGƯỜI CHƯA TỪNG TRỒNG BƠ, khác với mr haclong là ngày đêm lăn lộn với cây đu đủ. Có lẽ đó là lý do duy nhất mà D nghĩ thua mr haclong. còn tất cả những tính toán, hay những dự tính trên đây, D làm khá kỹ và đầy đủ.

Giờ đây thì D đang đi 1 kế hoạch khác chắc chắn và toàn vẹn hơn, chỉ có điều là khó hơn. Cũng chưa có thành công gì đáng kể, nên bước đầu xin không chia sẻ. ^^. Nói chung đang dần dần bổ sung những thứ mình đang còn thiếu.
quá chuẩn, giống như 1 cái hợp đồng ràng buộc giữa các thành viên. chứ dùng từ 'bộ luật' nghe nó kì kì
Chào @hongdang !

1 hecta có thể trồng từ 2.000 đến 5.500 cây, tùy cậu chủ quyết định.

Sao lại chênh nhiều thế hả @haclong ! ? Vì điều này thực sự rất quan trọng với tôi đấy. Nếu 1ha trồng 2000 cây chắc chắn chi phí sẽ khác nhiều so với 5.500 cây. Ý tôi muốn hỏi là, theo anh thì mức chuẩn mà anh mong muốn (hoặc đang áp dụng) số lượng cây/1ha là bao nhiêu? Điều này sẽ giúp tôi đưa ra quyết định lựa chọn phương án hợp tác dựa trên số vốn hiện có của mình. Cảm ơn!
10 ngàn mét vuông mà trồng 2000 cây chắc ối ra máu chứ trồng gì
Nhân chuyện góp vốn, D cũng xin đóng góp vài ý kiến gọi là kinh nghiệm của mình. Ý kiến phân ra thành 2 phần.

Phần 1: Các nguyên tắc trong kêu gọi đầu tư (kêu gọi góp vốn).

Phần 2: Những điều cần lưu tâm khi góp vốn.


PHẦN 1: CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KÊU GỌI ĐẦU TƯ (KÊU GỌI GÓP VỐN).


Đầu tiên, D khẳng định kêu gọi đầu tư là một việc quan trọng trong quá trình làm ăn, vì nguồn lực thì có hạn, cơ hội thì không phải lúc nào cũng đến, nên nếu tự mình làm thì thường không tốt bằng cùng làm, và về bản chất, muốn phát triển thì phải “cùng làm”.


Nguồn lực ở đây thì bao gồm sức người, sức của. Nhưng nhìn chung, mọi thứ đều có thể quy về sức của, vì nếu có sức của thì có thể thuê được sức người. Bởi thế mới có chuyện “Kêu gọi đầu tư”, “hợp tác làm ăn”, “hay góp vốn” đều có chung 1 nghĩa.


Để huy động vốn thì cũng có 2 dạng chính, là vốn vay, và vốn cổ phần: Vốn vay bao gồm vay ngân hàng, vay từ trái phiếu…, vốn cổ phần thì thường là cổ phiếu. Nếu một vụ làm ăn người ta chắc chắn 100% thì người ta thường vay, còn có rủi ro thì người ta muốn cổ phần, vì vay sẽ rẻ hơn, là một khoản nợ, còn cổ phần phải chia lãi, nhưng san sẻ rủi ro.


Vay thì chỉ phải trả lãi và gốc, còn lại mọi thứ do tự mình quyết định. Còn cổ phần thì chung với nhau, nên nhiều người quyết định. Và đương nhiên nguyên tắc bất di bất dịch, ai góp nhiều thì có tiếng nói lớn (ngoài trừ trường hợp cổ đông sáng lập). Và vì thế, nhiều nơi, chỉ có cổ đông sáng lập và cổ đông lớn mới có tiếng nói, còn cổ đông nhỏ lẻ thì không có quyền can dự gì vào công việc chung bởi phần của họ ít quá. Tất nhiên là cũng có những bộ luật bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ, nhưng nói chung về cơ bản, bỏ tiền nhiều, có quyền. Cái đó là luật.


Thế thì trên cương vị người góp vốn, họ cần được biết họ có tiếng nói gì không trong “đại cục”. Bởi thế mới phải có cái gọi là “Tổng mức đầu tư”. Tổng mức đầu tư được xây dựng từ những phần việc cần thiết. Trong ngành Bất Động Sản như công ty D thì có khoảng 16 mục chi phí lớn để tạo thành tổng mức đầu tư. Còn như trong nông nghiệp thì D nghĩ có thể bao gồm các mục chi phí lớn như: 1. Tiền đất (thuê hoặc mua), 2. Tiền đầu tư ban đầu (làm đất, xử lý đất, cây giống, trồng), 3. Tiền chăm sóc (nhân công, phân bón, thuốc…), 4. Tiền công cụ, dụng cụ (Làm chòi, mua các loại máy móc, đầu tư hệ thống tưới, …), 5. Tiền ý tưởng và khảo sát (tiền này dành cho người tướng). Từ tổng mức đầu tư, người ta sẽ chia thành cổ phần (thường là 10k/co phần), và bán ra xem mỗi người mua bao nhiêu cổ phần, với lượng cổ phần tối thiểu bao nhiêu thì được quyền có ý kiến, nếu lượng cổ phần dưới mức đó thì coi như chỉ nghe theo, không được có ý kiến.


Bên cạch đó, cần có cái gọi là mục tiêu, kế hoạch đạt được mục tiêu đó, và chế độ báo cáo. Mỗi cổ đông dù bỏ ít bỏ nhiều, thì họ cũng cần phải được nhìn thấy một cái mục tiêu, nhìn được kế hoạch, và được nhận báo cáo theo định kỳ để biết tiền của mình đang đi đâu, về đâu.


Và cái quan trọng nhất, là mỗi nhà đầu tư cần biết được cái họ nhận được là gì. Đấy là một kế hoạch tài chính, trong đó ghi rõ tổng mức đầu tư, tổng doanh thu, dòng tiền vào, ra theo thời điểm. Người tướng có thể vẻ vời dự án cho đẹp, và nhà đầu tư khôn ngoan phải biết đánh giá mức độ chính xác của những điều người tướng vẽ nên. Nhưng điều tiên quyết, thông tin phải minh bạch, và mọi thắc mắc phải được trả lời rõ ràng. Có 2 dạng nhà đầu tư: Họ biết mọi chuyện, họ đầu tư vì cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro, đây là những NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH. Còn loại thứ 2 là đầu tư vì tin tưởng người tướng, thành công thì không sao, nhưng thất bại… thì mọi chuyện sẽ khá tệ cho mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người tướng.


Thất bại không ai muốn, nhưng nó luôn tồn tại. Bởi thế, tốt nhất nên hãy là NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH, phải ý thức được những gì mình làm, những rủi ro có thể có, và chuẩn bị cho mình những câu hỏi cần thiết để hỏi. Một khi đã bỏ tiền, nếu có thất bại thì trước tiên là do bản thân mình cân nhắc chưa đủ, thay vì trách người này người khác. Nên nhớ, người tướng giỏi thì cũng không thể TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG, và có muôn vàn điều dù họ đã có gắng cũng không thể tiên liệu hết, có lẽ bởi thế họ mới yêu cầu góp vốn, còn nếu họ có thể làm mọi thứ, chắc chắn mọi thứ, và thuyết phục được mọi thứ, thì họ đi vay sẽ tốt hơn. Có đặt niềm tin, thì chỉ đặt niềm tin vào sự chính trực, và tài năng của vị tướng. Chứ khi thất bại, vị tướng cũng mất tiền như ai, nhưng ngoài mất tiền, vị tướng còn mất niềm tin từ người khác thì tội cho họ lắm.


Chốt lại dành cho các nhà đầu tư

- Phải biết tổng mức đầu tư, để coi mình có “số má gì không”.

- Phải biết luật chơi chung.

- Phải biết tiền mình đi đâu, về đâu, bao giờ về, với số lượng bao nhiêu.

- Phải sẵn sàng có các câu hỏi cần thiết, để làm rõ những vấn đề mình chưa rõ.

- Và hãy là nhà đầu tư thông minh.
bạn này phân tích rất chính xác. chắc bạn đã từng học ngành kinh tế.
theo mình nghĩ rất đơn giản 'không có đồng tiền nào dể kiếm' nếu bạn haclong 'ăn' dễ như vậy thì có 'nhẹ nhàng' dâng miếng thịt lên cho mình, trên agriviet nầy còn nhiều cái đầu thông thái mong rằng các bạn cân nhắc, cổ nhân có câu 'cẩn tắc vô ưu' người cẩn thận sẽ k bị buồn phiền
 
Last edited by a moderator:
Chào @minhtv@hongdang !

Cả 2 bạn đều thắc mắc về số cây trên 1 hecta, tôi vẫn không có câu trả lời cho 2 bạn, nhưng tôi có câu trả lời cho tôi.

Tôi trồng đu đủ, đi tham quan nhiều vườn đu đủ và nhận ra rằng ở mỗi vườn thì mỗi cậu chủ đều bố trí khác nhau. Tôi tìm hiểu rất nhiều mô hình trồng đu đủ trên thế giới và nhận ra 1 điều tương tự trên. Với các kiểu thiết kế đều có những ưu điểm và nhược điểm.

Từ đó, tôi đã thiết kế 1 vườn đu đủ của tôi trong tương lai rồi, các bạn cũng nên nghiên cứu đi.

Ngoài ra, sau khi có số cổ phần cuối cùng rồi thì tôi mới đi tìm đất, việc này rất chuẩn chứ không phải có đất rồi mới đi tìm cổ phần.

Tôi là người đã từng đi tìm đất thuê và đã từng thuê được đất, nên tôi hiểu tôi cần làm gì để có đất như ý muốn với 1 cái giá tôi chấp nhận được.


Chào @mrkubota !

Bạn nói hoàn toàn chính xác. Tôi có cổ phần 9.000 cây trong tổng số cổ phần, tôi là người sáng lập, tôi nắm kỹ thuật nên tôi muốn tôi là người điều hành tất cả và kiểm soát tất cả.

Nếu ai đó nghĩ rằng mình có thể kiểm soát tất cả thay tôi thì hãy tự đi trồng đu đủ đi, người ấy sẽ không bao giờ hợp tác với tôi và tôi cũng không bao giờ hợp tác với người ấy.


Chào @tanphubinh !
1. Bạn cho rằng tôi đưa ra những con số hấp dẫn để "dụ" các nhà đầu tư. Tôi không hề bất ngờ khi có ai đó nghi ngờ. Bạn không biết gì về đu đủ nên cho rằng năng suất giả định của tôi là ảo.

Bây giờ tôi mời bạn vào youtube, bạn tìm 1 video có tên: "bệnh lạ trên cây đu đủ" của đài truyền hình bình phước. Đây là 1 video rất hay và rất hữu ích cho mọi người đang tìm hiểu về đu đủ. Trong video ấy có đoạn phóng viên hỏi cậu chủ xem vườn cậu chủ có năng suất bao nhiêu, và câu trả lời là: "200 tấn/hecta".

Vậy, 120 tấn/hecta năng suất giả định của tôi là hợp lý ?
Và haclong có phải đang quăng boom ?

2. Cùng diện tích có thể giao động 1 số lượng cây rất lớn là tôi viết cho mọi người, còn tôi viết cho tôi là 1 con số rất cụ thể và hợp lý.

3. Nhà đầu tư được gì và mất gì trong thương vụ này thì bạn nên đi hỏi các nhà đầu tư và tôi sẽ đợi 1 nhà đầu tư nào đó trả lời cho bạn.

Có lẽ bạn chưa bao giờ làm nhà đầu tư và có cổ phiếu riêng. Tôi đã từng nắm 30% cổ phần của 1 công ty xây dựng.

Bạn nên đi mua cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai đi, rồi hỏi bầu Đức xem rằng: "tôi được cái gì và mất cái gì ?"

4. Tôi từng nghĩ đến 1 cái hợp tác xã rồi. Trong cùng 1 thời điểm tôi làm giám đốc của 2 công ty và phó giám đốc của 3 công ty, như thế tôi đủ hiểu các lợi thế của các loại mô hình doanh nghiệp.

Tôi cho rằng hợp tác xã không phù hợp cho thương vụ này. Bởi lần đầu có 15 nhà đầu tư cho vụ trồng đu đủ lần 2 của tôi, sau khi thu hồi vốn thì tôi kêu gọi đầu tư vụ trồng đu đủ lần 3, lúc này có nhiều nhà đầu tư mới và một số nhà đầu tư cũ rút lui, ôi... tùm lum hết, giấy tờ lung tung, mệt mà chả ra gì.

Vụ đu đủ lần 2 này bao nhiêu cổ đông thì chia ra, còn lần 3 thì bao nhiêu cổ đông cũng chia ra, các cổ đông lần 2 không liên quan cổ đông lần 3. Vậy là khỏe nhất !
từng làm giám đốc ngon ăn quá sao lại 'bị' nghỉ vậy.
30phần trăm cổ phần cty xây dựng mà lại đi trồng cây hoa màu chi vậy?
 
Bác mua bao nhiêu hạt, tất cả chi phí rơi vào 4-5 ngàn 1 hạt bác nên cân nhắc

giá như vậy mua đc chứ, mình ở ngoài Thái Nguyên. Nếu được nhờ bạn chuyển giùm mình 100 hat trồng thử. sđt 0984397999 Thanhks
 
Bác mua bao nhiêu hạt, tất cả chi phí rơi vào 4-5 ngàn 1 hạt bác nên cân nhắc
Ok. Cho mình 100 hạt. SMS Tai khoan vào SĐT 0913712660 để mình chuyển. Nếu có Vietcombank thì ưu tiên nhé. À, nếu có tài liệu hướng dẫn từ cách ươm đến chăm sóc cho từng giai đoạn thì bạn giúp cho mình xin luôn nhé. Rất cám ơn bạn!
Các bạn! Đến giờ phút này mình nghĩ Chủ đề này chắc sắp lăm chung rồi. Thật sự không đáng. Nó đi từ tự tin thái quá dẫn đến tự tôn và giờ thì tự... gì thì chắc ai cũng biết. Thật sự không đáng.
Tôi biết vẫn còn đó những anh hùng ẩn mặt, họ vẫn đang theo dõi những cm của chủ đề này, nhưng hầu hết những người giỏi thường ít lộ diện, vì một lý do nào đó, xin phép không nói đến.
Tôi đề nghị BQT đừng xóa chủ đề này, hãy cho nó một cơ hội được sống tiếp. Tôi đề nghị các anh hùng tiếp tục theo dõi và hỗ trợ khi có ai đó cần đến và cũng xin các bạn nào có những băn khoăn, thắc mắc về cây đu đủ thì tiếp tục hỏi và nhờ trợ giúp. Topic này không của riêng ai, bình đẳng và cùng nhau các bạn ạ. Hãy cho nó một cơ hội được sống tiếp và trở thành sân chơi bình đẳng các bạn nhé, trao đổi, chia sẽ và hỗ trợ cùng nhau các bạn nhé!
 
Ok. Cho mình 100 hạt. SMS Tai khoan vào SĐT 0913712660 để mình chuyển. Nếu có Vietcombank thì ưu tiên nhé. À, nếu có tài liệu hướng dẫn từ cách ươm đến chăm sóc cho từng giai đoạn thì bạn giúp cho mình xin luôn nhé. Rất cám ơn bạn!
Các bạn! Đến giờ phút này mình nghĩ Chủ đề này chắc sắp lăm chung rồi. Thật sự không đáng. Nó đi từ tự tin thái quá dẫn đến tự tôn và giờ thì tự... gì thì chắc ai cũng biết. Thật sự không đáng.
Tôi biết vẫn còn đó những anh hùng ẩn mặt, họ vẫn đang theo dõi những cm của chủ đề này, nhưng hầu hết những người giỏi thường ít lộ diện, vì một lý do nào đó, xin phép không nói đến.
Tôi đề nghị BQT đừng xóa chủ đề này, hãy cho nó một cơ hội được sống tiếp. Tôi đề nghị các anh hùng tiếp tục theo dõi và hỗ trợ khi có ai đó cần đến và cũng xin các bạn nào có những băn khoăn, thắc mắc về cây đu đủ thì tiếp tục hỏi và nhờ trợ giúp. Topic này không của riêng ai, bình đẳng và cùng nhau các bạn ạ. Hãy cho nó một cơ hội được sống tiếp và trở thành sân chơi bình đẳng các bạn nhé, trao đổi, chia sẽ và hỗ trợ cùng nhau các bạn nhé!
Không còn gì luyến tiếc cái chủ đề vô bổ này nữa bác ạk... cứ vào thẳg topic ki thuật trồng đu đủ của ,@trungdudu mà thảo luận cho nó lành... hi
 
Có khi thế thật, đùa thôi chứ chưa được ăn mua về giúp mọi người sau này nó dở lại trách thì mệt llắm[/QUOTÊ]
Hi.. e thì đang chờ cái giống đu đủ lá rộng.. không quan trọng năng suất... e thích độc lạ .. hình hôm truớc e thấy cây bé xíu là a đang trồng ak.. có lấy giống đc k a... nói đc đi cho mừng tí.. hehe
 
Back
Top