Để trồng trọt có lãi.

Chào anh em.
Sau topic trước tôi đăng về việc điều khiển ra hoa, có nhiều anh em tham khảo và hỏi tôi.
Để cho anh em có cách tìm hiểu vấn đề, tiếp cận vấn đề trồng cây gì để làm giàu, tôi viết tiếp topic này: Trồng trọt như thế nào để có lãi.
Vâng! Nhiều, và rất nhiều câu hỏi của anh em, của bà con, của nhà vườn... trồng cây gì... Rồi nhiều báo, đài, cơ quan nhà nước khuyến khích trồng cây gì làm giàu...
Và trong cuộc sống của tôi từ trước đến nay, tôi cũng đã gặp nhiều, nhiều và rất nhiều câu hỏi này, hàng ngàn, vài ngàn nông dân mà tôi tiếp xúc đều đắn đo câu hỏi này...
Như vậy nó có phải là vấn đề lớn không???
Không, theo tôi là không phải.
Việc trồng trọt để có lãi là rất dễ, nếu không muốn nói là vô cùng dễ ẹc.
Oh! Thế ai cũng làm giàu à? Không! Hoàn toàn không phải! Tỷ lệ người giàu về trồng cây chỉ chiếm một tỷ lệ thấp thôi, không cao.
Và nói thật với anh em rằng, chính bản thân tôi, có những lúc "ngàn cân treo sợi tóc".
Thế nhưng thật sự nó có dễ không? Rất dễ, dễ thật mà; Nó không huyền bí gì cả.
Muốn làm giàu được với cây tỷ phú, đơn giản thôi, kiếm tiền tỷ dễ thôi, chỉ đơn giản là:
- Một nguyên nhân duy nhất: Không bị thối rễ, biểu hiện của thối rễ sẽ khác nhau ở những cây khác nhau, nhưng nguyên nhân gốc là thối rễ. Biểu hiện trên cây tiêu là suy kiệt dinh dưỡng mà chầm chậm, chầm chậm kém phát triển, lóng ra ngắn, lá nhỏ lại... rồi đến một lúc nào đó suy kiệt tinh khí mà chết; Biểu hiện trên cây có múi là lá bị vàng, lá nhỏ lại, đọt ngắn lại, không ra đọt mới được, có ra thì cũng bị vàng tiếp... rồi cây suy yếu nên bệnh mới phát, bệnh gì - xì mủ.
- Còn tất cả các vấn đề khác là râu ria, không cơ bản, kể cả vàng lá gân xanh trên cây có múi (tất nhiên biết cách phòng ngừa).
Chỉ thế mà thôi.
Tôi đã đi nhiều vùng đất, và chính vấn đề thối rễ này hủy diệt tiêu, cam sành, quýt đường... nhiều nông dân mất trắng tiền tỷ vì vấn đề này.
Để kể lể về vấn đề này thì tôi có thể ngồi kể lể hàng chục giờ, hàng chục ngày, hàng chục tháng, hàng chục năm cũng không hết các vấn đề, các hiện tượng trên cây trồng bị thối rễ - vàng lá - chết chậm...
Nhưng tôi thật sự nói thật - nó rất đơn giản: lên mô líp cao, thoát nước tốt, đất tơi xốp, tưới đủ nước nhưng không chịu ngập úng.
Chỉ thế thôi.
Thế ở Cao nguyên làm sao lên mô cao? Nè, trồng tiêu công nghệ cao lên mô và dùng tưới nhỏ giọt tưới đều đặn lên mô đấy. Thế tôi không có tiền đầu tư tưới nhỏ giọt thì làm sao? đơn giản thôi mà, đào hào cho sâu kế hàng tiêu cho thoát nước tốt mùa mưa.
Chú ơi, cây vú sữa của tôi nó héo lá hết sao đợt mưa bão hôm rồi thì làm sao chú? Thế bị mưa bão có ngập nước không? Oh, không chú ơi, còn 1 tấc (10 cm) nữa nó mới ngập gốc chú à - botay.com.vusua.
Vâng, các bạn, rất đơn giản, đơn giản đến mức tôi không muốn nói thêm nữa, không còn gì để nói nữa.
Thế nhưng rất khó thực hiện, và cây cứ trồng - bệnh - chết... gặp phải đa số.
Tại sao vậy? Thì còn tại sao nữa? tại không thực hiện việc đơn giản đó chứ còn tại sao nữa.
Hôm nay tôi kết thúc ở đây nhé.

invest-2.jpg
 
Anh Việt chốt lại câu "Trồng như thế nào?" rất đúng. Em đang tìm cách nâng cao chất lượng trái cây mà vẫn đang loay hoay, trong khi đó khi hậu miền Bắc vào mùa xuân thì trái cây kém chất lượng hẳn do mưa nhiều và ít nắng. Anh Việt cho em hỏi, anh đã dùng phân cá chưa?, chất lượng trái sau khi bón vào có tốt hơn hẳn không?. Em vừa rồi ủ 2 tạ cá để bón vào gốc, nhưng không biết có cải thiện được nhiều không.
Cường độ ánh sáng quyết định đến số lượng và chất lượng trái rất nhiều trên hầu hết các loại trái cây nhiệt đới. Dưa hấu trồng mùa xuân hè và màu đông chất lượng khác nhau, thời gian chín khác nhau, nếu ở mùa hè 20 - 22 ngày chín thì mùa đông tới 25 ngày, trồng ở vùng lạnh có thể kéo dài ra 28 - 30 ngày mới chín; độ đường cũng khác nhau ở 2 mùa khác nhau.
Việc tăng năng suất và sản lượng nó đòi hỏi áp dụng tổng thể biện pháp canh tác như tơi xốp, tưới đủ, K và vi lượng đầy đủ, nhưng nói như thế không có nghĩa là bỏ qua N, P.
Amino acid có từ bất kỳ nguồn nào cũng đều làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, tuy nhiên nó sẽ là con dao hai lưỡi vô cùng nguy hiểm nếu tưới, phun khi nguồn bệnh đang có hoặc đang có điều kiện thuận lợi cho việc lây lan nguồn nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Việc tưới phân cá khi các loại nấm có hại trong đất đang phát triển sẽ hủy diệt ngay vườn cây, phun lên lá cũng tương tự, phun vào mùa mưa, vào thời tiết hàm ẩm cao chắc chắn 100% là mất trắng do nấm tấn công lá rất mãnh liệt.
Cháu chào chú.
Những bài viết của chú vô cùng hay và ý nghĩa. Cháu đã đọc hết những chia sẻ của chú. Nó sẽ giúp ích cho những người như cháu.
Chú không chỉ yêu cây trồng mà còn yêu cả những người nông dân Việt Nam. Cháu rất khâm phục điều đó. Mong rằng chú sẽ thực hiện được những dự định của mình trong tương lai rất gần.
Một lần nữa cho cháu gửi lời biết ơn sâu sắc đến chú.
Hàng triệu nông dân, hàng triệu ha tiêu, cây ăn trái bị hủy diệt, số lỗ của nông dân có lẽ là hàng chục ngàn tỷ.
Cứ 1 nông dân bỏ ra 100 triệu vốn trồng cây ăn trái thì hầu như chắc chắn là số thu về không tới 100 triệu. Nhưng nếu bỏ ra 200 - 300 vốn thì con số thu về là tỷ, hơn tỷ, và thu bền qua nhiều năm. Cọn số tổn thất ở cây tiêu còn lớn hơn nhiều, cứ bỏ ra 600 - 1 tỷ/ 1 ha vốn ban đầu thì con số thu về hàng năm 500 min, trên tỷ phổ biến. Nhưng nếu lấy công làm lãi thì con số mất trắng là rất lớn ở một hộ dân cũng vài trăm triệu.
Và con số lỗ ở một chủ dự án trồng rừng có trong tay nhiều trăm Ha đất, không dưới hàng chục tỷ. Nước ta có quá nhiều dự án trồng rừng không thành rừng.
Nguyên nhân hàng đầu của nó nằm ở chỗ ai cũng biết nấu cơm, ai cũng biết trồng trọt.
Và hàng nhiều triệu nông dân khi trồng xong, một vài năm thấy cây không phát triển, không lấy trái được, thể lực yếu, không làm bông được, có làm được bông cũng không đủ lực đậu trái đã chạy đôn đáo đi hỏi chỗ này, học bí quyết chỗ kia.
Thực tế, việc khắc phục cũng không quá khó khăn và huyền bí, không cần thiết phải quá nhiều thương hiệu phân bón, không cần thiết phải quá nhiều loại thuốc đến như vậy.
Đất nước Trung quốc, tôi nghe qua, chỉ có hơn 700 nhà máy phân bón, trong khi nước ta với diện tích canh tác nhỏ hơn gấp nhiều chục lần có tới hơn 5.000 Cty phân bón - Việc này tôi sẽ lần lượt làm rõ tiếp theo -
 
Cường độ ánh sáng quyết định đến số lượng và chất lượng trái rất nhiều trên hầu hết các loại trái cây nhiệt đới. Dưa hấu trồng mùa xuân hè và màu đông chất lượng khác nhau, thời gian chín khác nhau, nếu ở mùa hè 20 - 22 ngày chín thì mùa đông tới 25 ngày, trồng ở vùng lạnh có thể kéo dài ra 28 - 30 ngày mới chín; độ đường cũng khác nhau ở 2 mùa khác nhau.
Việc tăng năng suất và sản lượng nó đòi hỏi áp dụng tổng thể biện pháp canh tác như tơi xốp, tưới đủ, K và vi lượng đầy đủ, nhưng nói như thế không có nghĩa là bỏ qua N, P.
Amino acid có từ bất kỳ nguồn nào cũng đều làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, tuy nhiên nó sẽ là con dao hai lưỡi vô cùng nguy hiểm nếu tưới, phun khi nguồn bệnh đang có hoặc đang có điều kiện thuận lợi cho việc lây lan nguồn nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Việc tưới phân cá khi các loại nấm có hại trong đất đang phát triển sẽ hủy diệt ngay vườn cây, phun lên lá cũng tương tự, phun vào mùa mưa, vào thời tiết hàm ẩm cao chắc chắn 100% là mất trắng do nấm tấn công lá rất mãnh liệt.

Hàng triệu nông dân, hàng triệu ha tiêu, cây ăn trái bị hủy diệt, số lỗ của nông dân có lẽ là hàng chục ngàn tỷ.
Cứ 1 nông dân bỏ ra 100 triệu vốn trồng cây ăn trái thì hầu như chắc chắn là số thu về không tới 100 triệu. Nhưng nếu bỏ ra 200 - 300 vốn thì con số thu về là tỷ, hơn tỷ, và thu bền qua nhiều năm. Cọn số tổn thất ở cây tiêu còn lớn hơn nhiều, cứ bỏ ra 600 - 1 tỷ/ 1 ha vốn ban đầu thì con số thu về hàng năm 500 min, trên tỷ phổ biến. Nhưng nếu lấy công làm lãi thì con số mất trắng là rất lớn ở một hộ dân cũng vài trăm triệu.
Và con số lỗ ở một chủ dự án trồng rừng có trong tay nhiều trăm Ha đất, không dưới hàng chục tỷ. Nước ta có quá nhiều dự án trồng rừng không thành rừng.
Nguyên nhân hàng đầu của nó nằm ở chỗ ai cũng biết nấu cơm, ai cũng biết trồng trọt.
Và hàng nhiều triệu nông dân khi trồng xong, một vài năm thấy cây không phát triển, không lấy trái được, thể lực yếu, không làm bông được, có làm được bông cũng không đủ lực đậu trái đã chạy đôn đáo đi hỏi chỗ này, học bí quyết chỗ kia.
Thực tế, việc khắc phục cũng không quá khó khăn và huyền bí, không cần thiết phải quá nhiều thương hiệu phân bón, không cần thiết phải quá nhiều loại thuốc đến như vậy.
Đất nước Trung quốc, tôi nghe qua, chỉ có hơn 700 nhà máy phân bón, trong khi nước ta với diện tích canh tác nhỏ hơn gấp nhiều chục lần có tới hơn 5.000 Cty phân bón - Việc này tôi sẽ lần lượt làm rõ tiếp theo -
Cường độ ánh sáng quyết định đến số lượng và chất lượng trái rất nhiều trên hầu hết các loại trái cây nhiệt đới. Dưa hấu trồng mùa xuân hè và màu đông chất lượng khác nhau, thời gian chín khác nhau, nếu ở mùa hè 20 - 22 ngày chín thì mùa đông tới 25 ngày, trồng ở vùng lạnh có thể kéo dài ra 28 - 30 ngày mới chín; độ đường cũng khác nhau ở 2 mùa khác nhau.
Việc tăng năng suất và sản lượng nó đòi hỏi áp dụng tổng thể biện pháp canh tác như tơi xốp, tưới đủ, K và vi lượng đầy đủ, nhưng nói như thế không có nghĩa là bỏ qua N, P.
Amino acid có từ bất kỳ nguồn nào cũng đều làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, tuy nhiên nó sẽ là con dao hai lưỡi vô cùng nguy hiểm nếu tưới, phun khi nguồn bệnh đang có hoặc đang có điều kiện thuận lợi cho việc lây lan nguồn nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Việc tưới phân cá khi các loại nấm có hại trong đất đang phát triển sẽ hủy diệt ngay vườn cây, phun lên lá cũng tương tự, phun vào mùa mưa, vào thời tiết hàm ẩm cao chắc chắn 100% là mất trắng do nấm tấn công lá rất mãnh liệt.

Hàng triệu nông dân, hàng triệu ha tiêu, cây ăn trái bị hủy diệt, số lỗ của nông dân có lẽ là hàng chục ngàn tỷ.
Cứ 1 nông dân bỏ ra 100 triệu vốn trồng cây ăn trái thì hầu như chắc chắn là số thu về không tới 100 triệu. Nhưng nếu bỏ ra 200 - 300 vốn thì con số thu về là tỷ, hơn tỷ, và thu bền qua nhiều năm. Cọn số tổn thất ở cây tiêu còn lớn hơn nhiều, cứ bỏ ra 600 - 1 tỷ/ 1 ha vốn ban đầu thì con số thu về hàng năm 500 min, trên tỷ phổ biến. Nhưng nếu lấy công làm lãi thì con số mất trắng là rất lớn ở một hộ dân cũng vài trăm triệu.
Và con số lỗ ở một chủ dự án trồng rừng có trong tay nhiều trăm Ha đất, không dưới hàng chục tỷ. Nước ta có quá nhiều dự án trồng rừng không thành rừng.
Nguyên nhân hàng đầu của nó nằm ở chỗ ai cũng biết nấu cơm, ai cũng biết trồng trọt.
Và hàng nhiều triệu nông dân khi trồng xong, một vài năm thấy cây không phát triển, không lấy trái được, thể lực yếu, không làm bông được, có làm được bông cũng không đủ lực đậu trái đã chạy đôn đáo đi hỏi chỗ này, học bí quyết chỗ kia.
Thực tế, việc khắc phục cũng không quá khó khăn và huyền bí, không cần thiết phải quá nhiều thương hiệu phân bón, không cần thiết phải quá nhiều loại thuốc đến như vậy.
Đất nước Trung quốc, tôi nghe qua, chỉ có hơn 700 nhà máy phân bón, trong khi nước ta với diện tích canh tác nhỏ hơn gấp nhiều chục lần có tới hơn 5.000 Cty phân bón - Việc này tôi sẽ lần lượt làm rõ tiếp theo -

Cảm ơn anh Việt rất nhiều, em sẽ lưu tâm đến những lời anh khuyên bảo.
Vấn đề về phân bón hóa học cũng rất hay, em mong chờ những bài viết của anh sắp tới vì từ trước tới nay em không mua phân NPK của công ty nào mà chủ yếu là mua phân đơn cùng vi lượng về tự phối trộn. Lý do là em chỉ tin hàng Đầu Trâu nhưng phân này ít cửa hàng bán, khá đắt(13-15ngàn/kg) và đặc biệt là sợ hàng giả. Tuy nhiên, kiến thức và kinh nghiệm còn ít nên em mong muốn được lĩnh hội từ anh và mọi người.
 
Last edited by a moderator:
Chào anh em.
Sau topic trước tôi đăng về việc điều khiển ra hoa, có nhiều anh em tham khảo và hỏi tôi.
Để cho anh em có cách tìm hiểu vấn đề, tiếp cận vấn đề trồng cây gì để làm giàu, tôi viết tiếp topic này: Trồng trọt như thế nào để có lãi.
Vâng! Nhiều, và rất nhiều câu hỏi của anh em, của bà con, của nhà vườn... trồng cây gì... Rồi nhiều báo, đài, cơ quan nhà nước khuyến khích trồng cây gì làm giàu...
Và trong cuộc sống của tôi từ trước đến nay, tôi cũng đã gặp nhiều, nhiều và rất nhiều câu hỏi này, hàng ngàn, vài ngàn nông dân mà tôi tiếp xúc đều đắn đo câu hỏi này...
Như vậy nó có phải là vấn đề lớn không???
Không, theo tôi là không phải.
Việc trồng trọt để có lãi là rất dễ, nếu không muốn nói là vô cùng dễ ẹc.
Oh! Thế ai cũng làm giàu à? Không! Hoàn toàn không phải! Tỷ lệ người giàu về trồng cây chỉ chiếm một tỷ lệ thấp thôi, không cao.
Và nói thật với anh em rằng, chính bản thân tôi, có những lúc "ngàn cân treo sợi tóc".
Thế nhưng thật sự nó có dễ không? Rất dễ, dễ thật mà; Nó không huyền bí gì cả.
Muốn làm giàu được với cây tỷ phú, đơn giản thôi, kiếm tiền tỷ dễ thôi, chỉ đơn giản là:
- Một nguyên nhân duy nhất: Không bị thối rễ, biểu hiện của thối rễ sẽ khác nhau ở những cây khác nhau, nhưng nguyên nhân gốc là thối rễ. Biểu hiện trên cây tiêu là suy kiệt dinh dưỡng mà chầm chậm, chầm chậm kém phát triển, lóng ra ngắn, lá nhỏ lại... rồi đến một lúc nào đó suy kiệt tinh khí mà chết; Biểu hiện trên cây có múi là lá bị vàng, lá nhỏ lại, đọt ngắn lại, không ra đọt mới được, có ra thì cũng bị vàng tiếp... rồi cây suy yếu nên bệnh mới phát, bệnh gì - xì mủ.
- Còn tất cả các vấn đề khác là râu ria, không cơ bản, kể cả vàng lá gân xanh trên cây có múi (tất nhiên biết cách phòng ngừa).
Chỉ thế mà thôi.
Tôi đã đi nhiều vùng đất, và chính vấn đề thối rễ này hủy diệt tiêu, cam sành, quýt đường... nhiều nông dân mất trắng tiền tỷ vì vấn đề này.
Để kể lể về vấn đề này thì tôi có thể ngồi kể lể hàng chục giờ, hàng chục ngày, hàng chục tháng, hàng chục năm cũng không hết các vấn đề, các hiện tượng trên cây trồng bị thối rễ - vàng lá - chết chậm...
Nhưng tôi thật sự nói thật - nó rất đơn giản: lên mô líp cao, thoát nước tốt, đất tơi xốp, tưới đủ nước nhưng không chịu ngập úng.
Chỉ thế thôi.
Thế ở Cao nguyên làm sao lên mô cao? Nè, trồng tiêu công nghệ cao lên mô và dùng tưới nhỏ giọt tưới đều đặn lên mô đấy. Thế tôi không có tiền đầu tư tưới nhỏ giọt thì làm sao? đơn giản thôi mà, đào hào cho sâu kế hàng tiêu cho thoát nước tốt mùa mưa.
Chú ơi, cây vú sữa của tôi nó héo lá hết sao đợt mưa bão hôm rồi thì làm sao chú? Thế bị mưa bão có ngập nước không? Oh, không chú ơi, còn 1 tấc (10 cm) nữa nó mới ngập gốc chú à - botay.com.vusua.
Vâng, các bạn, rất đơn giản, đơn giản đến mức tôi không muốn nói thêm nữa, không còn gì để nói nữa.
Thế nhưng rất khó thực hiện, và cây cứ trồng - bệnh - chết... gặp phải đa số.
Tại sao vậy? Thì còn tại sao nữa? tại không thực hiện việc đơn giản đó chứ còn tại sao nữa.
Hôm nay tôi kết thúc ở đây nhé.

invest-2.jpg

Mơ hồ quá..."câu này tôi trả cho bác" để cho bác biết cảm giác...
 
Mơ hồ quá..."câu này tôi trả cho bác" để cho bác biết cảm giác...
Không thành vấn đề, bởi khi tôi nêu lên vấn đề là có đầy đủ cây thật, sự việc có thật, chỉ rõ vấn đề đó đang diễn biến ntn trong thực tế, lý do vì sao nó lại gặp như vậy. Và phân tích vấn đề, cách lý giải bằng lý luận, cần thiết dẫn chứng bằng hình ảnh.
Tôi nghĩ bạn sẽ là một vĩ nhân, khi cùng lúc mong muốn hợp tác triển khai ở nhiều tỉnh thành, diện tích hàng trăm ha đất.
Tôi nói thật với bạn, tôi không dám như vậy, tôi chỉ làm hơn 10 ha mà chỉ riêng đi vòng quanh bờ đã là hết ngày.
Đó là cây của tôi là cây lâu năm, sai lầm khắc phục được, còn với cây rau màu ngắn ngày mà bạn làm được ở quy mô như bạn đề nghị thì thật sự tôi chịu thua, tôi đầu hàng, tôi sẽ gọi bạn là ĐẠI SƯ PHỤ.
 
Không thành vấn đề, bởi khi tôi nêu lên vấn đề là có đầy đủ cây thật, sự việc có thật, chỉ rõ vấn đề đó đang diễn biến ntn trong thực tế, lý do vì sao nó lại gặp như vậy. Và phân tích vấn đề, cách lý giải bằng lý luận, cần thiết dẫn chứng bằng hình ảnh.
Tôi nghĩ bạn sẽ là một vĩ nhân, khi cùng lúc mong muốn hợp tác triển khai ở nhiều tỉnh thành, diện tích hàng trăm ha đất.
Tôi nói thật với bạn, tôi không dám như vậy, tôi chỉ làm hơn 10 ha mà chỉ riêng đi vòng quanh bờ đã là hết ngày.
Đó là cây của tôi là cây lâu năm, sai lầm khắc phục được, còn với cây rau màu ngắn ngày mà bạn làm được ở quy mô như bạn đề nghị thì thật sự tôi chịu thua, tôi đầu hàng, tôi sẽ gọi bạn là ĐẠI SƯ PHỤ.

Chính vì vậy tôi mới cần người hợp tác quản lý, chia mỗi người một khu vực, thì việc quản lý sẽ đơn giản hơn.
10 ha mà đưa tôi trồng rau thì tôi sẽ chia làm 45 ngày, thì mỗi ngày tôi chỉ cần canh tác trên 2000m2.
2000m2 thì tôi chỉ cần 4 người là dư sức. Tội tình gi mà ham làm hết một lần chi cho mệt vậy.

Nông dân mình cứ ham làm một lần cho nhiều rồi ồ ạt bán,hàng bị dội chợ thì bán đổ bán tháo. Bị thương lái ép giá.. Làm như vậy có thông minh không.

Bài toán nào dù lớn nhưng biết phân chia hợp lý thì bài toán khó mấy cũng thành dễ và ngược lại. Tôi chỉ cần dự án của tôi tạo được công ăn việc làm cho nhiều người là tôi mãn nguyện rồi.

Còn việc bác nói làm rau một năm làm 8 vụ không được.
Tôi nói làm 30 vụ cũng được nữa chứ, quan trọng là rau gì.
Rau nhút, một năm thu hoạch 48 vụ
Rau mầm, một năm 36 vụ. 7 ngày là thu hoạch

Tôi thấy một số bài phân tích của bác, tôi biết bác cũng là người có ăn học. Và cũng có thể đã từng làm trong một cơ quan nhà nước nào đó. Cũng chính vì vậy nên khi bác nói chuyện trong "ruộng" người khác thì rất là trịch thượng và quan liêu,. Luôn tự xem mình hơn người , câu văn thì trỏng lóc, không cần chủ ngữ ngữ pháp gì cả. Mang kiểu cách như ra oai là chính. Như kiểu "Quan" nói chuyện với "Dân" vậy

Trước khi phán cái gì bác phải tìm hiểu cho kỹ rồi hãy phán cũng chưa muộn... biển học thì mênh mông, tri thức là vô bờ....
 
Last edited by a moderator:
Chính vì vậy tôi mới cần người hợp tác quản lý, chia mỗi người một khu vực, thì việc quản lý sẽ đơn giản hơn.
10 ha mà đưa tôi trồng rau thì tôi sẽ chia làm 45 ngày, thì mỗi ngày tôi chỉ cần canh tác trên 2000m2.
2000m2 thì tôi chỉ cần 4 người là dư sức. Tội tình gi mà ham làm hết một lần chi cho mệt vậy.

Nông dân mình cứ ham làm một lần cho nhiều rồi ồ ạt bán,hàng bị dội chợ thì bán đổ bán tháo. Bị thương lái ép giá.. Làm như vậy có thông minh không.

Bài toán nào dù lớn nhưng biết phân chia hợp lý thì bài toán khó mấy cũng thành dễ và ngược lại. Tôi chỉ cần dự án của tôi tạo được công ăn việc làm cho nhiều người là tôi mãn nguyện rồi.

Còn việc bác nói làm rau một năm làm 8 vụ không được.
Tôi nói làm 30 vụ cũng được nữa chứ, quan trọng là rau gì.
Rau nhút, một năm thu hoạch 48 vụ
Rau mầm, một năm 36 vụ. 7 ngày là thu hoạch

Tôi thấy một số bài phân tích của bác, tôi biết bác cũng là người có ăn học. Và cũng có thể đã từng làm trong một cơ quan nhà nước nào đó. Cũng chính vì vậy nên khi bác nói chuyện trong "ruộng" người khác thì rất là trịch thượng và quan liêu,. Luôn tự xem mình hơn người , câu văn thì trỏng lóc, không cần chủ ngữ ngữ pháp gì cả. Mang kiểu cách như ra oai là chính. Như kiểu "Quan" nói chuyện với "Dân" vậy

Trước khi phán cái gì bác phải tìm hiểu cho kỹ rồi hãy phán cũng chưa muộn... biển học thì mênh mông, tri thức là vô bờ....
Em trai.
Em cứ trải nghiệm ước mơ của mình.
Em cứ mang ước mơ của mình ra thực tiễn, và chính thực tiễn sẽ kiểm nghiệm và điều chỉnh ước mơ.
Đó là con đường của sự trưởng thành và thành công.
Với ước muốn em thành công, cũng như làm rõ vấn đề để anh em có thể tham khảo, anh nêu rõ về sự mơ hồ.
Thứ nhất, chủ trương quốc gia là chuyển bớt diện tích trồng lúa sang cây trồng khác là chủ trương lớn. Với cỗ máy khuyến nông mỗi Tỉnh 100 người, cả nước 6.000 người, bộ máy bảo vệ thực vật còn lớn hơn nữa, và với kinh phí nhiều ngàn tỷ đồng.... tất nhiên, nó sẽ rất có ý nghĩa với nông hộ, nhưng với một đường lối kinh doanh của DN mà theo nó thì e rằng nguy cơ bão hòa cầm chắc.
Thứ hai, việc giải quyết được nhiều người nông dân có việc làm và thu nhập là việc của khuyến nông. Việc của chủ dự án như tầm cỡ em mong muốn triển khai ở nhiều tỉnh thành là lựa chọn, sử dụng hiệu quả lao động nhằm thu lợi nhuận chứ không phải niềm tự hào hoặc bằng khen giải quyết công ăn việc làm.
Thứ ba, trở lại hiện thực, canh tác 10 ha rau màu mà 4 lao động làm cuốn chiếu trong 45 ngày. Anh chưa từng được chứng kiến một năng suất lao động như vậy. Kể cả được hỗ trợ toàn bộ kể cả việc được đầu tư máy móc, máy tưới bài bản.
Và một việc rất quan trọng nữa là thị trường hàng hóa sức lao động trẻ, khỏe, rẻ đã không còn. Giá của nó gấp 1,5 - 2 lần so lao động trong các khu công nghiệp.
Hy vọng nhãn quan của anh là sai, và ước mong em thành công mà không gặp mẹ của nó dọc đường.
 
Em trai.
Em cứ trải nghiệm ước mơ của mình.
Em cứ mang ước mơ của mình ra thực tiễn, và chính thực tiễn sẽ kiểm nghiệm và điều chỉnh ước mơ.
Đó là con đường của sự trưởng thành và thành công.
Với ước muốn em thành công, cũng như làm rõ vấn đề để anh em có thể tham khảo, anh nêu rõ về sự mơ hồ.
Thứ nhất, chủ trương quốc gia là chuyển bớt diện tích trồng lúa sang cây trồng khác là chủ trương lớn. Với cỗ máy khuyến nông mỗi Tỉnh 100 người, cả nước 6.000 người, bộ máy bảo vệ thực vật còn lớn hơn nữa, và với kinh phí nhiều ngàn tỷ đồng.... tất nhiên, nó sẽ rất có ý nghĩa với nông hộ, nhưng với một đường lối kinh doanh của DN mà theo nó thì e rằng nguy cơ bão hòa cầm chắc.
Thứ hai, việc giải quyết được nhiều người nông dân có việc làm và thu nhập là việc của khuyến nông. Việc của chủ dự án như tầm cỡ em mong muốn triển khai ở nhiều tỉnh thành là lựa chọn, sử dụng hiệu quả lao động nhằm thu lợi nhuận chứ không phải niềm tự hào hoặc bằng khen giải quyết công ăn việc làm.
Thứ ba, trở lại hiện thực, canh tác 10 ha rau màu mà 4 lao động làm cuốn chiếu trong 45 ngày. Anh chưa từng được chứng kiến một năng suất lao động như vậy. Kể cả được hỗ trợ toàn bộ kể cả việc được đầu tư máy móc, máy tưới bài bản.
Và một việc rất quan trọng nữa là thị trường hàng hóa sức lao động trẻ, khỏe, rẻ đã không còn. Giá của nó gấp 1,5 - 2 lần so lao động trong các khu công nghiệp.
Hy vọng nhãn quan của anh là sai, và ước mong em thành công mà không gặp mẹ của nó dọc đường.

Chào bác...

Chẳng thà là bác phân tích như vậy thì tôi sẽ nể bác hơn. Có đầu có đuôi có tình có lý... có tính xây dựng hơn bôi bác. Tôi nay đã 49t rồi, đã từng nếm mật nằm gai không ít rồi.

Những điều bác nói có phần đúng, vì lực lượng lao động về số lượng và chất lượng càng ngày càng tệ đó là điều tôi cũng đang nhức đầu. Vì vậy tôi chỉ triển khai ở những vùng còn khả năng tuyển được lao động. Có những vùng đất đai bạt ngàn nhưng không có lao động thì cũng đành bó tay thôi.

Vì vậy hàm ý tạo được việc làm cho nhiều người của tôi chính là việc tôi tuyển được đủ số lao động tôi cần, tôi làm thương mại chứ không phải làm từ thiện, cái này rất rõ ràng. Khu công nghiệp trả lương bao nhiêu , tôi cũng phải trả bấy nhiêu. Tôi làm nông theo chuẩn công nghiệp. Và tôi cũng sẽ cạnh tranh nhân lực sòng phẳng như mọi thành phần kinh tế khác.

Làm nông bây giờ cũng như làm toán, từng con số phải chi li kỹ lưỡng để có lợi nhuận. Tôi xuất thân là dân sản xuất nên việc cân đong đo đếm là việc căn bản. 1 lao động một ngày đủ sức canh tác trên 500m2 là việc hết sức bình thường, không có gì là siêu nhân cả.

Nơi tôi đang ở 1 ruộng rau nhút 3000m2 = 3 sào ruộng chỉ cần 1 người canh tác. người ta đã làm việc này hàng chục năm rồi. Chẳng cần máy móc thiết bị gì cả đâu bác à. 1 chiếc xuồng câu + tay không bắt giặc là đủ.

Tôi mong bác hãy bước ra ngoài thực tế cuộc sống và quan sát sẽ mở rộng được tầm nhìn hơn một chút.

Vấn đề mà tôi cho là thật sự khó khăn là việc đất đai bị chia cắt manh mún. Các nước người ta làm cánh đồng hàng nghìn hecta là bình thường. Tại VN muốn làm 1 cánh đồng 100 hecta quá khó. Các nông trường thì ôm khư khư không chịu nhã. Còn ra ngoài thì phải đi gom từ hàng nghìn hộ. Mỗi nông dân giờ chỉ còn được vài sào ruộng là nhiều. Cha truyền con nối, đến đời cháu, chắt thì chia ra người được vài cao là hết.

Lập dự án rồi tiến hành đền bù giải tỏa, cưỡng chế là việc quá sức doanh nghiệp. Nông dân khi nghe phong phanh có dự án là mặc sức hét giá, thổi giá đất lên ngút trời xanh. Còn cưỡng chế thì khác nào đổ thêm dầu vào lửa.

Ước mơ của tôi là làm được một cánh đồng 100 hecta. Đến đời con tôi sẽ làm được cánh đồng 1000 hecta. Người ta bỏ hàng trăm hecta làm sân gôn được mà không làm được một cánh đồng một trăm hecta. Sau hàng chục năm manh mún thì nay đã giật mình, đã có vài mô hình thí điểm cánh đồng mẫu nhưng cũng chưa ra ngô ra khoai.

Bầu Đức làm nông còn phải chịu thua VN, qua Lào huy động một phát có ngay một trăm nghìn hecta. Đôi khi chắc tôi cũng phải tính nước như vậy. Giá thuê bên Lào đang rất rẻ. Thuê 1 hecta tại VN bằng thuê 5-10 hec tại Lào. Nhưng chỉ ngại khi nhập hàng vào lại VN thì ôi thôi, đủ thứ thuế. Bầu Đức sản xuất đường có 5000đ/kg mà không dám cho bán tại VN. Thuế phí đánh vào nông sản nhập có khi còn hơn cả thuế xăng dầu....

Nhức đầu
 
Last edited by a moderator:
Chào bác...

Chẳng thà là bác phân tích như vậy thì tôi sẽ nể bác hơn. Có đầu có đuôi có tình có lý... có tính xây dựng hơn bôi bác. Tôi nay đã 49t rồi, đã từng nếm mật nằm gai không ít rồi.

Những điều bác nói có phần đúng, vì lực lượng lao động về số lượng và chất lượng càng ngày càng tệ đó là điều tôi cũng đang nhức đầu. Vì vậy tôi chỉ triển khai ở những vùng còn khả năng tuyển được lao động. Có những vùng đất đai bạt ngàn nhưng không có lao động thì cũng đành bó tay thôi.

Vì vậy hàm ý tạo được việc làm cho nhiều người của tôi chính là việc tôi tuyển được đủ số lao động tôi cần, tôi làm thương mại chứ không phải làm từ thiện, cái này rất rõ ràng. Khu công nghiệp trả lương bao nhiêu , tôi cũng phải trả bấy nhiêu. Tôi làm nông theo chuẩn công nghiệp. Và tôi cũng sẽ cạnh tranh nhân lực sòng phẳng như mọi thành phần kinh tế khác.

Làm nông bây giờ cũng như làm toán, từng con số phải chi li kỹ lưỡng để có lợi nhuận. Tôi xuất thân là dân sản xuất nên việc cân đong đo đếm là việc căn bản. 1 lao động một ngày đủ sức canh tác trên 500m2 là việc hết sức bình thường, không có gì là siêu nhân cả.

Nơi tôi đang ở 1 ruộng rau nhút 3000m2 = 3 sào ruộng chỉ cần 1 người canh tác. người ta đã làm việc này hàng chục năm rồi. Chẳng cần máy móc thiết bị gì cả đâu bác à. 1 chiếc xuồng câu + tay không bắt giặc là đủ.

Tôi mong bác hãy bước ra ngoài thực tế cuộc sống và quan sát sẽ mở rộng được tầm nhìn hơn một chút.

Vấn đề mà tôi cho là thật sự khó khăn là việc đất đai bị chia cắt manh mún. Các nước người ta làm cánh đồng hàng nghìn hecta là bình thường. Tại VN muốn làm 1 cánh đồng 100 hecta quá khó. Các nông trường thì ôm khư khư không chịu nhã. Còn ra ngoài thì phải đi gom từ hàng nghìn hộ. Mỗi nông dân giờ chỉ còn được vài sào ruộng là nhiều. Cha truyền con nối, đến đời cháu, chắt thì chia ra người được vài cao là hết.

Lập dự án rồi tiến hành đền bù giải tỏa, cưỡng chế là việc quá sức doanh nghiệp. Nông dân khi nghe phong phanh có dự án là mặc sức hét giá, thổi giá đất lên ngút trời xanh. Còn cưỡng chế thì khác nào đổ thêm dầu vào lửa.

Ước mơ của tôi là làm được một cánh đồng 100 hecta. Đến đời con tôi sẽ làm được cánh đồng 1000 hecta. Người ta bỏ hàng trăm hecta làm sân gôn được mà không làm được một cánh đồng một trăm hecta. Sau hàng chục năm manh mún thì nay đã giật mình, đã có vài mô hình thí điểm cánh đồng mẫu nhưng cũng chưa ra ngô ra khoai.

Bầu Đức làm nông còn phải chịu thua VN, qua Lào huy động một phát có ngay một trăm nghìn hecta. Đôi khi chắc tôi cũng phải tính nước như vậy. Giá thuê bên Lào đang rất rẻ. Thuê 1 hecta tại VN bằng thuê 5-10 hec tại Lào. Nhưng chỉ ngại khi nhập hàng vào lại VN thì ôi thôi, đủ thứ thuế. Bầu Đức sản xuất đường có 5000đ/kg mà không dám cho bán tại VN. Thuế phí đánh vào nông sản nhập có khi còn hơn cả thuế xăng dầu....

Nhức đầu
Oh...
Đọc bài của anh thật sự tôi nhiều suy tư.
... Cảm ơn anh đã khuyên tôi bước ra thực tế cuộc sống quan sát để mở rộng tầm nhìn... E rằng, tôi đã phụ lòng mong muốn của anh rồi; Tôi không có ý nghĩ bước ra bôn ba trong cuộc sống nữa, tôi muốn làm một nông dân, sáng phân công công việc, rồi trực tiếp chạy máy tưới, đi qua lại quan sát cây, xác định vấn đề phải giải quyết của cây... và nghỉ trưa, giờ này ngồi gõ cho anh đây.... Tối ngủ. Hết!
Ước mơ có hàng trăm ha, hàng ngàn ha của anh thật lớn lao, tôi nghĩ rằng tôi không có ước mơ như vậy.
Tôi chỉ làm một việc nhỏ bé: 1 ha có lợi nhuận trước mắt ở cây hiện tại 300 triệu cầm chắc, và nếu có thể thì ổn định mức 500 triệu/ 1 năm; và tương lai làm vài ha một loại cây khác nữa, có lợi nhuận 1 - 2 tỷ/ 1 ha/ 1 năm.
Tôi nghĩ là anh đang rất mệt mỏi với những ước muốn và lo toan của anh.
Tôi có nhiều nguồn quỹ đất vài chục, vài trăm, vài nghìn ha, giá rẻ, cho thuê rẻ, hoặc có thể cho mượn. Nhưng nói thật với anh là tôi không làm. Thề không làm.
Nếu anh muốn, và chung chi tiền thuê đầy đủ, tôi sẽ giới thiệu cho anh những quỹ đất như vậy, đất đỏ bazan, ngồn nước tưới đầy đủ. Nếu anh chịu khó tìm tòi một tí, ngay trên diễn đàn này cũng có những yêu cầu như vậy.
Nhưng tôi nói thật với anh là tôi không làm. Nhiều anh em có quỹ đất như vậy đến gặp tôi, nói chuyện với tôi, tôi chỉ nói một điều rằng, làm được, nhưng anh có giữ được trộm cắp không? Làm ra tài sản được, nhưng có quản lý được không. Tôi nghĩ quản lý tài sản mới khó hơn làm ra tài sản.
Có một người đã nói chuyện phím với tôi, chỉ ra cho tôi thấy rằng, có một DN lớn của nước ta, vay NH 1.000 tỷ bổ sung vốn lưu động, thương hiệu nổi tiếng khắp nước, nhưng tổng kết năm lãi chỉ nộp về cho tổng cty 20 tỷ, quản lý nợ xấu 200 tỷ/ và một DN thành viên khác nhỏ hơn, vay NH 100 tỷ, quản lý nợ xấu 2 tỷ, nộp lãi về tổng Cty 20 tỷ. Và anh ta hỏi tôi: Vậy trong kinh doanh ai hơn ai?
Có lẽ nhãn quan của mỗi người trong xã hội sẽ khác nhau, tuy nhiên, tôi sẽ trình bày theo nhãn quan của tôi để thuyết phục anh rằng, anh từ bỏ ước mơ quản lý 100 Ha, máy bay bay gãy cánh, để kiếm 2 tỷ/ và một nông dân trồng quýt đường, cam xoàn, cam sành, quýt hồng, sầu riêng, quản lý 1 - 2 ha, đi hơi mỏi chân cũng để kiếm 2 tỷ. Vậy tôi hỏi anh: làm nông nghiệp ai hơn ai?
Có lẽ trong anh hình ảnh về nền nông nghiệp nghèo nàn, trồng thóc lúa ngô khoai với lao động bán mặt cho đất, bán lưng cho trời còn trĩu trong lòng nên anh ước mong có đất đai bao la, cơ giới hóa, tự động hóa, máy móc hóa, cánh đồng trăm, ngàn, chục ngàn ha đã hình thành trong ước mơ của anh. Và khi thấy quá manh muốn anh đã thở than rằng khó quá.
Vâng anh, khó mới là xã hội. Khó mới là nước Mỹ, người soạn thảo tuyên ngôn độc lập là người đang sở hữu 2.000 nô lệ; và 50 năm sau khi nó được tuyên ngôn thì cái quyền được tuyên ngôn bình đẳng ấy của người phụ nữ mới thực hiện được 1/2: được đi bầu cử, trải qua gần 300 năm lịch sử, tổng thống phải là da trắng gốc Anh. Khi khủng hoảng dầu mỏ 198x, da trắng da đen bắn nhau loạn xạ ở cây xăng, và gần đây, xã hội Mỹ lại một lần nữa được chứng kiến cảnh sát da trắng bắn chết người da đen; và hiện tại các khu dân cư da trắng da đen chẳng phải đang không kỳ thị đó sao?
Trở về thực tế canh tác nông nghiệp, tôi muốn khẳng định chắc chắn với anh rằng, nhà sản xuất nông nghiệp chưa hiểu được việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu, sản xuất lúc nào nên đã dẫn tới khủng hoảng thừa, dẫn tới cây bệnh kém phát triển, hàng loạt nhà sản xuất bị lỗ như tôi đã nêu ở phần trên.
Anh là dân sản xuất có lẽ anh hiểu ý tôi muốn diễn đạt.
Và cũng chính vì anh là dân sản xuất (có lẽ là trong nhà xưởng) tôi muốn chỉ cho anh một sự máy móc của anh là đã áp dụng quy trình nhà xưởng vào đồng ruộng. Lao động trên đồng ruộng không có chuẩn mực khuôn tất chặt chẽ chi ly như nhà xưởng. Nhiều chủ dự án lỗ nhiều tỷ đồng vì sự rập khuôn này.
Tôi nghĩ rằng, làm trồng trọt muốn có lãi, phải áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhưng tôi chưa từng nghĩ tới nhập khẩu cái nhà kính về. Tôi muốn sản xuất công nghệ cao trên nắng gió đồng ruộng nhiệt đới.
Thôi, một vài suy luận nhỏ, chúc anh có khu đất 100 ha, trồng 5 ha kiếm 10 tỷ/ 1 năm (bằng mức lợi nhuận của một nông dân trồng cam xoàn anh nhé); còn lại 95 ha hãy trồng rừng, mua thú rừng thả vào đó và đi săn bắn mỗi buổi chiều!
 
Tôi hiểu được suy tư của bác

Thật ra thì những suy nghĩ của bác không hẵn không có lý. Nhưng thật sự thì tôi có phần e ngại với các giống cây dài ngày. Tôi có ông anh trồng quýt đường ở Bình Thuận, chờ ròng rã, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm , 2 năm, 3 năm rồi mà cây vẵn chưa ra hoa, ra quả gì vậy ta... thế là phát hiện ra sai lằm rồi sữa chữa, rồi lại sai tiếp, rồi lại làm lại từ đâu. Một sai lầm phải trả giá bằng hằng năm trời, bao nhiêu chi phí đã bỏ ra. Cây càng lâu năm thì vừa làm vừa run. 100 người vô tình vấp ngã chắc chỉ vài người gượng dậy nổi. Không có công thức nào là chắc ăn 100% cả. Nhiều người trồng vụ đầu thành công nhưng vụ sau thất bại cũng chẳng biết tại sao. Đến khi trồng được rồi, mừng quá, ờ thì mọi người trồng cũng trúng vậy thì giá bắt đầu rớt thảm hại. Vậy thì trúng để làm gì. Khi tôi ngồi viết những dòng này thì thằng em tôi trên Lâm đồng báo tin vừa chặt bỏ 20 hecta cà phê vừa trồng được 5 năm... . chưa kịp uống giọt cà phê nào của nó mà thấy cổ họng đắng nghét...

Chưa đâu. Hàng nghìn hecta cao su đang chờ bị đốn chặt. Hằng ngàn hecta thanh long cũng đang chờ tới số. Mía đường, chanh Đồng tháp, hành Sóc trăng , rồi tiếp theo sẽ là cây gì tới số đây... Quýt làm Cam chịu, điệp khúc này bao giờ mới hết.

Vì vậy tôi quyết định chọn cây ngắn ngày. Tôi chấp nhận lợi nhuận thấp nhưng nếu có sai lầm thì chi phí tổn thất là chấp nhận được, nhưng quan trọng là chi phí thời gian để khắc phục không đáng kể. Thằng cháu tôi nó làm thị trường giỏi nên tôi yên tâm cho nó bao tiêu sản phẩm. 10 ha rau tôi có thể lãi chỉ 2 tỷ nhưng tôi biết nó lãi ít nhất 30 tỷ. Nếu tôi biết làm thị trường như nó thì tôi đã hưởng trọn luôn rồi. Nhưng đó là công sức của nó thì nó xứng đáng được hưởng. Phần tôi như vậy là ổn. Tôi không cần phải lo lắng nhiều. Có thể tối ngủ ngon . Nếu là bác thì bác sẽ chọn 2 tỷ hay 30 tỷ... Thị trường nông nghiệp VN thì bất kể cây gì con gì, nông dân có 1 đồng thì thương lái có 4 đồng. Cuộc sống đơn giản là vậy...

Chuyện mất cắp thì xảy ra ở mọi nơi, mọi ngành nghề, mọi địa phương. Cái này bác có chạy trời cũng không khỏi nắng đâu. Tuy nhiên tôi cũng mừng là tôi chưa từng nghe ở đâu bị mất trộm rau cả, tôi đi hỏi bác gu gồ bác ấy bảo "tôi cũng chưa thấy" tôi chưa tin bắt bác ấy tìm trên qui mô toàn cầu xem thì bác ấy cũng đành chịu.
Đến cafe bây giờ còn không thằng trộm nào thèm thì rau cỏ như tôi chắc không đến nỗi nào. Một ngày nào đó mà có tin vườn rau nào bị trộm thì tôi lại càng mừng. Chắc giá rau lúc đó mắc hơn giá sầu riêng chuồng bò.

Chuyện nên làm gì, trồng cây gì, nuôi con gì là bài toán muôn thuở.
Thời đại này, người ta đã đem rau lên vũ trụ trồng rồi, mà tôi còn ngồi đây chưa biết trồng ở chỗ nào đây.
Tôi đúng thiệt là hai lúa mà...

Các hãng điện tử nổi tiếng từ Toshiba, Panasonic, Fujitsu, Sharp đều chuyển đổi một số nhà máy smart phone, smart tivi, smart chip chuyển sang làm "smart rau". Chắc các hãng sau thời gian kinh doanh ế ẩm, thế là họ đành sử dụng Siêu máy tính điện toán để tính toán xem nên làm gì có lãi. Sau năm ngày chín đêm hoạt động hết công suất, phân tích, loại suy, qui nạp, tổ hợp, thống kê, vi phân, tích phân. Cuối cùng Máy tính ra đáp án . Thế là họ quyết định... thôi đi trồng rau cho lành...lỡ ế đem về ăn cũng được...

Đọc được tin đó tôi cũng yên tâm là mình không có chọn lựa sai lầm. Dù gì thì cũng chung xuồng với nhau mà.
http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doa...an-cong-nghe-toshiba-quay-sang-trong-rau-sach
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/panasonic-trong-rau-sach-3026654.html
http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doa...5/panasonic-chuyen-sang-ban-rau-tai-singapore
http://vneconomy.vn/cuoc-song-so/fpt-fuitsu-bat-tay-trong-rau-20151208101944369.htm

Thời thế đẩy đưa chứ nào ai có muốn đâu, các bác nhỉ...
Nhân vật lừa tình địa khắp nhân gian
 
Nếu Tây nguyên chặt ca phê hàng loạt thì tui sẽ trồng vài ha để chờ thời nhưng, Đông nam bộ chặt cao su thì tui mặc kệ vì bây giờ ngành công nghiệp cao su sử dụng 70% cao su tổng hợp từ dầu mỏ vì cao su tổng hợp rẻ hơn rất nhiều mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cao su thiên nhiên.
 
Nếu Tây nguyên chặt ca phê hàng loạt thì tui sẽ trồng vài ha để chờ thời nhưng, Đông nam bộ chặt cao su thì tui mặc kệ vì bây giờ ngành công nghiệp cao su sử dụng 70% cao su tổng hợp từ dầu mỏ vì cao su tổng hợp rẻ hơn rất nhiều mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cao su thiên nhiên.

Thì cafe cũng có cafe tổng hợp nên cafe thật mới rớt giá. Không biết trong 100 quán cafe tại Sài gòn thì có bao nhiêu quán bán cafe thật nữa... có trời mới biết... Trong khi hàng năm VN phải nhập hàng trăm nghìn tấn đậu nành về. Chắc là dùng để rang ...cafe. chăng ?
Công thức pha cafe thời nay là 80% đậu nành + 20% hương liệu = Cafe rang xay nguyên chất 100%.
Vì vậy bà con trồng cafe nên chuyển qua trồng đậu nành sẽ có lãi hơn..
Còn cao su tổng hợp thì đã có hàng chục năm nay rồi...
 
các bác cho em hỏi cách đánh kali cho bưởi thế nào là hiệu quả. cây thời kì kinh doanh (trên 10 năm )nên bón lúc nào,bao nhiêu?.
Cây thời kì tơ thì bón lúc nào đển tăng chất lượng trái
 
Bạn @anhdv4 , tôi ở trang trại nên không gõ máy tính được, bạn đọc topic trước sẽ thấy quy trình xử lý vườn của bạn.
Về vôi, bạn hãy quên hết những gì đang lưu hành ở thị trường đi, nhớ lại sách hóa phổ thông về caco3, cao sẽ mua được vôi đúng nhé. Bạn theo dõi bài viết sau về xử lý sự cố nhé.
Bạn @NguyenQuocChi , vấn đề phân kali, rất cần thiết nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm, nó có thể hủy diệt vườn cây của bạn, cần phải có cách sử dụng, tôi sẽ trình bày sau.
 
Nhà e qua năm định xuống 2k tiêu nữa nhưng đọc thấy ham hố định trồng cam xoàn. Không biết đất đỏ bazan có trồng được cam không mấy bác.
 
Back
Top