Dinh dưỡng cho cây có múi

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
DINH DƯỠNG CHO CÂY CÓ MÚI KHÁC CÂY ĂN QUẢ NHƯ THẾ NÀO? Trên thế giới hiện có khoảng 8 triệu ha cây có múi, riêng VN đóng góp 150.000 ha, trong đó vùng ĐBSCL chiếm khoảng 60% diện tích.

Cây có múi ở ĐBSCL, ngoài các đặc sản đã nổi tiếng còn phải kể đến cam mật, cam dây, bưởiNăm Roi, bưởi cổ cò, hạnh Sa Đéc... tuy nhiên có 2 cây cho thu nhập thuộc hàng "khủng" là bưởi da xanh và cam sành.

Chủ trang trại bưởi da xanh ở huyện Chợ Lách, Bến Tre hoặc chủ trang trại bưởi Thanh Thủy ở huyện Bến Cát, Bình Dương đều có mức thu nhập 1 tỷ đ/ha/năm liên tục nhiều năm nay. Các nhà vườn cam sành Hậu Giang có mức thu nhập ở mức tương đương.

Tuy mỗi loại cây có múi trên mỗi vùng sinh thái đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nhưng chúng vẫn có những đặc trưng điển hình, đó là đều ra hoa ở nách lá. Trong quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn đến chín, cây có múi đều ra đọt và lá mới.

Điều kiện Nam bộ rất dễ điều khiển cây có múi ra hoa, kết quả theo ý muốn nên nhà vườn đã chọn cách cho ra hoa lai rai thành nhiều đợt để có thể cung ứng quanh năm cho thị trường.

Điều này ngoài mặt tích cực là giảm rủi ro giá, tăng thu nhập cho nhà vườn nhưng cũng là một thách thức, bởi lẽ khi đọt và lá ra mới thì chúng sẽ quang hợp để tạo nên dinh dưỡng nuôi trái; nhưng khi mới ra chưa quang hợp được thì chúng lại san sẻ, cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Mặt tích cực là khi lá đã thành thục thì sẽ quang hợp tạo nguồn vật chất nuôi quả lớn. Vì quả lai rai có nhiều lứa trên cây nên bà con nông dân buộc phải bón phân kiểu trung dung, chủ yếu bà con nông dân dùng NPK 20-20-15 mà không thể dùng đúng cho các quá trình sinh trưởng của cây.

Về BVTV, việc ra đọt non và lá nhiều đợt cũng là điều kiện cho sâu bệnh phát triển, nhất là trong mùa mưa nên việc phòng trừ dịch hại khó khăn. Các bệnh phổ biến là bệnh loét do vi khuẩn, ghẻ, thán thư, phấn trắng do nấm, xì mủ thân do nấm Phytopthora.

Trong mấy năm gần đây, cây có múi còn bị bệnh sâu đục trái rất nguy hiểm, làm giảm năng suất và chất lượng lên đến 50% và chưa có thuốc phòng trừ buộc phải bảo vệ bằng cách bao trái.

CHẾ ĐỘ PHâN BóN Và CHĂM SóC CHO MỘT VƯỜN CâY Có MúI Ở ĐBSCL

Các tỉnh ĐBSCL đều có mực thủy cấp cao nên các vườn cây ăn quả ở ĐBSCL nói chung và cây có múi nói riêng đều được trồng trên liếp. Việc trồng trên liếp có mặt lợi là dễ điều khiển ra hoa kết trái nhưng cũng có mặt bất lợi là dinh dưỡng dễ bị rửa trôi.

Theo nghiên cứu của nước ngoài, mức huy động dinh dưỡng của cây bưởi thấp nhất, kế đó là quýt, tiếp theo là chanh và cuối cùng là cam có mức huy động dinh dưỡng cao nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt đấy không lớn nên có thể dùng chung một công thức cho các cây có múi.

Phân hữu cơ và vôi: Khác với nhãn, vải, chôm chôm... cây có múi cần nhiều phân hữu cơ hơn. Nên bón làm 2 lần, lần đầu bón đậm trước mùa mưa và lần 2 bón cuối mùa mưa.

Phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai. Phân dơi rất tốt cho cây có múi vì có hàm lượng kali cao. Tuy nhiên nhiều nhà vườn dùng không đúng vì tất cả phân dơi bán trên thị trường chỉ đều khô nhưng chưa hoai nên khi bón vào cây sẽ phân hủy làm cho rễ cây bị "xót", rụng trái.

Vôi rất cần thiết cho cây có múi, nhất là ĐBSCL vì đất thường bị phèn. Hơn nữa, nếu thiếu vôi thì trái cây bị nứt, da không bóng, tép khô không đều. Đầu mùa mưa cần bón chung với phân hữu cơ với lượng 500 kg/ha.

Lân cũng rất cần thiết, nếu vườn đủ lân thì lá cây mới to, dày có hiệu suất quang hợp tốt. Lân nên sử dụng Lân Đầu trâu 46P+, vì ngoài thành phần như DAP thông thường, phân này có hoạt chất Avail, ngăn cản quá trình cố định lân dễ tiêu thành lân khó tiêu nên rất hiệu quả.

Phân khoáng: Không thể không bón phân khoáng nếu muốn có năng suất cao, mẫu mã đẹp. Đạm là dinh dưỡng cần thiết nhất để tạo nên năng suất, còn kali là dinh dưỡng quyết định cho chất lượng.

Công thức NPK cho cây có múi dùng ở tỷ lệ 1-1-1 hay 2-2-3. Trước đây NPK 15.15.15 (bà con quen gọi là phân 3 số) được nông dân dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên nếu dùng phân 3 số cũng cần gia giảm thêm N hay K, lúc trái đang lớn cần trộn thêm với đạm, trước thu hoạch 2 tháng cần tăng kali.

Nguồn phân đạm nên dùng đạm hạt vàng 46A+, vì phân này có chứa Agrotain chống thất thoát rất tốt nên chỉ cần bón 70% so với urea thông thường.

Đặc biệt nên dùng phân NPK Đầu trâu 16.16.16, sản phẩm liên doanh giữa Cty CP Phân bón Bình Điền với Cộng hòa Liên bang Nga. Điều đặc biệt kali trong phân này có mặt cả 3 loại, KNO3, K2SO4 và KCl nên cây hấp thu rất tốt, mang lại chất lượng cao hơn so với kali "muối ớt" thông dụng.

Cũng giống như phân 3 số 15-15-15, khi sử dụng phân này ở giai đoạn sau đậu quả cần thêm một ít phân đạm.

Khi bón phân NPK (hay phân khoáng đơn) trong mùa mưa không nên cuốc đất vì rễ bị tổn thương dễ làm rụng trái mà chỉ cần rải trên mặt đất giữa 2 hàng, sau đó dùng xác bã thực vật lấp lại.

(Diễn giả:PGS.TS Trần Văn Hậu, Trường Đại học Cần Thơ,TS Nguyễn Văn Hòa, ViệnNghiên cứu câyăn quảmiền Nam,KS Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền)

QUANG NGỌC

Theo: NNVN
 


Last edited:


Back
Top