Xoài rớt giá thê thảm, muối chỉ còn 650 đồng/kg, dưa hấu gần ngày thu hoạch hư hại toàn bộ...những hình ảnh về sự vất vả của dân những ngày qua khiến dư luận thương cảm.
Gần đây nhất, nông dân xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ phải hái dưa đổ xuống kênh vì toàn bộ các ruộng dưa hấu sắp thu hoạch bị hư hại hoàn toàn do mưa. Nhiều độc giả đã không thể cầm được nước mắt trước cảnh những người nông dân bật khóc bên ruộng dưa hỏng.
Bạn đọc Ước Bùi chia sẻ, nông dân khổ đủ đường. Nhà anh thuần nông nên anh biết, nếu trồng lúa chỉ đủ ăn đến mùa sau, còn trồng rau, dưa, cà đến dịp thu hoạch không ai mua. Người nông dân còn phải gồng gánh các loại thuế, phí mỗi năm, giá cả hàng hóa tiêu dùng cũng thường xuyên leo thang nên họ chỉ muốn làm vụ mùa nào nhanh chóng mà lợi nhuận cao. Tuy nhiên, khi thiên tai, mất mùa như những nông dân miền Tây đang gánh chịu, anh cũng như nhiều người con đang đi học xa nhà chỉ biết ngậm ngùi thương sự vất vả của ba mẹ.
Người nông dân miền Tây khóc bên ruộng dưa thối.
Còn độc giả Pham Hai Hoc cho biết, quê anh ở Quảng Nam cũng trồng dưa, có năm dưa gần đến đợt thu hoạch bị mưa hư hết. Anh nói, bà con nhìn cảnh những trái dưa do chính mình trồng ra phải mang đổ sông khóc không ra tiếng. Trái dưa không thể để lâu như những trái khác. Người làm dưa 11-12h trưa vẫn phải ở ngoài đồng. Năm nào dưa được mùa lại mất giá.
Cùng hoàn cảnh, Nguyễn Quốc Việt chia sẻ: “Quá đau lòng! Tôi vẫn còn nhớ cách đây 7 năm, ruộng dưa của ba tôi cũng bị như vậy. Ngày ngày gia đình tôi nhìn ruộng dưa chết dần, thối dần nhưng không ai làm gì được. Không thể diễn tả nỗi buồn của tôi và gia đình như thế nào cho đúng”.
Không chỉ người lớn xúc động đến bật khóc trước vất vả của người nông dân, cô bé tên Phạm Thị Thanh Như, lớp 4D, trường tiểu học Đống Đa, cơ sở 2, TP.HCM cũng gửi dòng chia sẻ: “Đọc bài về các bác nông dân đã làm em bật khóc. Em mong người nông dân trồng được nhiều dưa hấu, nhưng không bao giờ bị mất mùa như vậy”.
Trần Thanh Tuấn tâm sự: “Tôi muốn khóc khi đọc bài báo này. Hình ảnh chú Đãng khóc làm tôi cũng muốn khóc theo. Chia buồn cùng người nông dân! Buồn lắm”.
Bên cạnh những bạn đọc đồng cảm, thương xót cho người nông dân vì mất mùa, nhiều bạn cũng rất bức xúc khi công sức, thành quả của những con người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời bị thương lái ép giá. Như giá xoài ở miền Tây những ngày này đang rớt thảm hại, khi 3 kg xoài cát chu chưa bán được 10.000 đồng. Nhiều nhà vườn đành bỏ trái chín vàng cây, rụng đầy dưới đất do thương lái không mua.
Độc giả Điều Gì Đó viết: Sản phẩm nông dân làm ra liên tục bán không được. Đầu tư cho nông thôn, nông nghiệp vẫn chưa thấy hiệu quả. Điệp khúc được mùa thì mất giá. Người nông dân quá tội nghiệp, còn thương lái vẫn là người nắm giá cả.
Vào vụ thu hoạch, xoài rớt giá thê thảm.
“Những lúc thế này, người nông dân vẫn tự bơi giữa bài toán tiêu thụ sản phẩm. Lạ hơn, mọi người vẫn không thấy ngành công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp vẫn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến, chủ yếu là hoa quả tươi. Hình như ngành chế biến nông sản vẫn chưa được đầu tư đúng mức”, anh thắc mắc.
Thế Hào Nguyễn Tăng thì bức xúc, anh không thể chấp nhận tình trạng này kéo dài. Anh công tác bên mảng kinh doanh phân bón, thuốc BVTV của một công ty tư nhân, buổi trưa nếu giải quyết việc ở địa bàn chưa xong, anh hay vô quán võng nằm nghỉ, nơi thương lái hay lui tới. Anh tình cờ nghe chuyện họ ép giá chỗ này, bỏ cọc chỗ kia, chơi chiêu trò để ém giá nông sản của nông dân lúc thu hoạch rộ và trúng mùa.
“Tôi không phủ nhận có nhiều thương lái làm ăn đàng hoàng, uy tín, nhưng số người đó rất ít. Họ không đi theo gian thương lại bị thua thiệt nên bắt buộc phải có hành động xấu. Tuy nhiên, tôi muốn mọi người biết, gian thương đang lộng hành làm khổ nông dân. Thật tội nghiệp cho họ”, anh nói.
Kintensten Cuong cũng vạch trần sự tinh ranh của thương lái. Bởi họ thấy nông dân được mùa, lượng cung không thiếu sẽ bắt tay không thu mua để nông dân tự bơi. Khi đó nhà vườn phải bán tháo thì họ mua rẻ rồi bán giá cao thu lợi nhuận nhiều.
“Đúng là kiếm tiền trên máu, nước mắt và mồ hôi của nông dân. Các bác nông dân thử thuê xe lên TP.HCM bán xem, đổ ngoài đường bán 10-15 đồng/kg. Chắc chắn các bác sẽ thu lại được vốn và ít lợi nhuận, chờ đợi nữa, xoài sẽ bị hư, dập không ai mua”, anh đưa ra lời khuyên.
Còn độc giả Đinh Ánh Tuyết tiếc nuối, cô là người ngoài Bắc, mỗi lần muốn ăn xoài giá quá đắt, hoặc không có nhiều để mua, trong khi đó người trong Nam lại không biết bán cho ai, cuối cùng, người khổ nhất vẫn là nông dân.
Bạn độc Bùi Quốc Việt cho rằng, gần đây không riêng gì xoài, một số loại hoa quả khác cũng chung cảnh ngộ, người Bắc đang mua hoa quả với giá rất cao. Anh nói: “Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thương lái. Có hai lý do chính là năm nay được mùa, thương lái ép giá để dễ mua, dễ bán, lợi nhuận cao. Thứ hai là vấn đề cước vận tải với chính sách thiếu nhất quán ngay từ đầu đã làm cho nhà xe rối, tự ý nâng cước vận chuyển tăng gấp 3-5 lần”.
Lượng muối tồn đọng lớn khiến cuộc sống của người dân miền Trung điêu đứng.
Cũng hoàn cảnh như nông sản, trên cánh đồng muối Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cứ sau một ngày, những đống muối lại cao hơn. Sức tiêu thụ muối ì ạch đến mức ngay cả những diêm dân vốn quen với cảnh bấp bênh của thị trường cũng cảm thấy chán nản.
Hiện tại, riêng cánh đồng muối của hợp tác xã (HTX) 1/5 Ninh Diêm, lượng muối tồn đọng gần 500 tấn. Muối tồn đọng, giá thấp từ đầu vụ nay lại rớt thêm, chỉ còn 650 đồng/kg. Cuộc sống sinh hoạt với quá nhiều chi phí cần đến tiền, nhưng mức thu nhập như vậy càng khiến người dân rơi vào cảnh khó khăn, bần cùng.
Nhật My (Tổng hợp)
Gần đây nhất, nông dân xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ phải hái dưa đổ xuống kênh vì toàn bộ các ruộng dưa hấu sắp thu hoạch bị hư hại hoàn toàn do mưa. Nhiều độc giả đã không thể cầm được nước mắt trước cảnh những người nông dân bật khóc bên ruộng dưa hỏng.
Bạn đọc Ước Bùi chia sẻ, nông dân khổ đủ đường. Nhà anh thuần nông nên anh biết, nếu trồng lúa chỉ đủ ăn đến mùa sau, còn trồng rau, dưa, cà đến dịp thu hoạch không ai mua. Người nông dân còn phải gồng gánh các loại thuế, phí mỗi năm, giá cả hàng hóa tiêu dùng cũng thường xuyên leo thang nên họ chỉ muốn làm vụ mùa nào nhanh chóng mà lợi nhuận cao. Tuy nhiên, khi thiên tai, mất mùa như những nông dân miền Tây đang gánh chịu, anh cũng như nhiều người con đang đi học xa nhà chỉ biết ngậm ngùi thương sự vất vả của ba mẹ.
Người nông dân miền Tây khóc bên ruộng dưa thối.
Còn độc giả Pham Hai Hoc cho biết, quê anh ở Quảng Nam cũng trồng dưa, có năm dưa gần đến đợt thu hoạch bị mưa hư hết. Anh nói, bà con nhìn cảnh những trái dưa do chính mình trồng ra phải mang đổ sông khóc không ra tiếng. Trái dưa không thể để lâu như những trái khác. Người làm dưa 11-12h trưa vẫn phải ở ngoài đồng. Năm nào dưa được mùa lại mất giá.
Cùng hoàn cảnh, Nguyễn Quốc Việt chia sẻ: “Quá đau lòng! Tôi vẫn còn nhớ cách đây 7 năm, ruộng dưa của ba tôi cũng bị như vậy. Ngày ngày gia đình tôi nhìn ruộng dưa chết dần, thối dần nhưng không ai làm gì được. Không thể diễn tả nỗi buồn của tôi và gia đình như thế nào cho đúng”.
Không chỉ người lớn xúc động đến bật khóc trước vất vả của người nông dân, cô bé tên Phạm Thị Thanh Như, lớp 4D, trường tiểu học Đống Đa, cơ sở 2, TP.HCM cũng gửi dòng chia sẻ: “Đọc bài về các bác nông dân đã làm em bật khóc. Em mong người nông dân trồng được nhiều dưa hấu, nhưng không bao giờ bị mất mùa như vậy”.
Trần Thanh Tuấn tâm sự: “Tôi muốn khóc khi đọc bài báo này. Hình ảnh chú Đãng khóc làm tôi cũng muốn khóc theo. Chia buồn cùng người nông dân! Buồn lắm”.
Bên cạnh những bạn đọc đồng cảm, thương xót cho người nông dân vì mất mùa, nhiều bạn cũng rất bức xúc khi công sức, thành quả của những con người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời bị thương lái ép giá. Như giá xoài ở miền Tây những ngày này đang rớt thảm hại, khi 3 kg xoài cát chu chưa bán được 10.000 đồng. Nhiều nhà vườn đành bỏ trái chín vàng cây, rụng đầy dưới đất do thương lái không mua.
Độc giả Điều Gì Đó viết: Sản phẩm nông dân làm ra liên tục bán không được. Đầu tư cho nông thôn, nông nghiệp vẫn chưa thấy hiệu quả. Điệp khúc được mùa thì mất giá. Người nông dân quá tội nghiệp, còn thương lái vẫn là người nắm giá cả.
Vào vụ thu hoạch, xoài rớt giá thê thảm.
“Những lúc thế này, người nông dân vẫn tự bơi giữa bài toán tiêu thụ sản phẩm. Lạ hơn, mọi người vẫn không thấy ngành công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp vẫn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến, chủ yếu là hoa quả tươi. Hình như ngành chế biến nông sản vẫn chưa được đầu tư đúng mức”, anh thắc mắc.
Thế Hào Nguyễn Tăng thì bức xúc, anh không thể chấp nhận tình trạng này kéo dài. Anh công tác bên mảng kinh doanh phân bón, thuốc BVTV của một công ty tư nhân, buổi trưa nếu giải quyết việc ở địa bàn chưa xong, anh hay vô quán võng nằm nghỉ, nơi thương lái hay lui tới. Anh tình cờ nghe chuyện họ ép giá chỗ này, bỏ cọc chỗ kia, chơi chiêu trò để ém giá nông sản của nông dân lúc thu hoạch rộ và trúng mùa.
“Tôi không phủ nhận có nhiều thương lái làm ăn đàng hoàng, uy tín, nhưng số người đó rất ít. Họ không đi theo gian thương lại bị thua thiệt nên bắt buộc phải có hành động xấu. Tuy nhiên, tôi muốn mọi người biết, gian thương đang lộng hành làm khổ nông dân. Thật tội nghiệp cho họ”, anh nói.
Kintensten Cuong cũng vạch trần sự tinh ranh của thương lái. Bởi họ thấy nông dân được mùa, lượng cung không thiếu sẽ bắt tay không thu mua để nông dân tự bơi. Khi đó nhà vườn phải bán tháo thì họ mua rẻ rồi bán giá cao thu lợi nhuận nhiều.
“Đúng là kiếm tiền trên máu, nước mắt và mồ hôi của nông dân. Các bác nông dân thử thuê xe lên TP.HCM bán xem, đổ ngoài đường bán 10-15 đồng/kg. Chắc chắn các bác sẽ thu lại được vốn và ít lợi nhuận, chờ đợi nữa, xoài sẽ bị hư, dập không ai mua”, anh đưa ra lời khuyên.
Còn độc giả Đinh Ánh Tuyết tiếc nuối, cô là người ngoài Bắc, mỗi lần muốn ăn xoài giá quá đắt, hoặc không có nhiều để mua, trong khi đó người trong Nam lại không biết bán cho ai, cuối cùng, người khổ nhất vẫn là nông dân.
Bạn độc Bùi Quốc Việt cho rằng, gần đây không riêng gì xoài, một số loại hoa quả khác cũng chung cảnh ngộ, người Bắc đang mua hoa quả với giá rất cao. Anh nói: “Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thương lái. Có hai lý do chính là năm nay được mùa, thương lái ép giá để dễ mua, dễ bán, lợi nhuận cao. Thứ hai là vấn đề cước vận tải với chính sách thiếu nhất quán ngay từ đầu đã làm cho nhà xe rối, tự ý nâng cước vận chuyển tăng gấp 3-5 lần”.
Lượng muối tồn đọng lớn khiến cuộc sống của người dân miền Trung điêu đứng.
Cũng hoàn cảnh như nông sản, trên cánh đồng muối Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cứ sau một ngày, những đống muối lại cao hơn. Sức tiêu thụ muối ì ạch đến mức ngay cả những diêm dân vốn quen với cảnh bấp bênh của thị trường cũng cảm thấy chán nản.
Hiện tại, riêng cánh đồng muối của hợp tác xã (HTX) 1/5 Ninh Diêm, lượng muối tồn đọng gần 500 tấn. Muối tồn đọng, giá thấp từ đầu vụ nay lại rớt thêm, chỉ còn 650 đồng/kg. Cuộc sống sinh hoạt với quá nhiều chi phí cần đến tiền, nhưng mức thu nhập như vậy càng khiến người dân rơi vào cảnh khó khăn, bần cùng.
Nhật My (Tổng hợp)