Đôi điều cần suy nghĩ khi quyết định nuôi vật nuôi mới

Trong các bản báo cáo, bản kế hoạch của các cơ quan Nông Nghiệp các cấp, và trong các bài phát biểu của các vị Lãnh đạo, cụm từ “nuôi con gì ,trồng cây gì” thường rất hay được nhắc tới. Có lẽ cụm từ này có sức ám ảnh ghê gớm, nếu không vì thế, bà con nông dân đã không đổ xô đi tìm kiếm những con giống mới về nuôi, những cây trồng mới về trồng. Trên thực tế cũng có nhiều người thành công với những vật nuôi, mô hình mới giúp họ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Vậy số còn lại thì sao, số còn lại chiếm bao nhiêu %?

Với công cụ rất thông dụng là google, tôi bắt đầu tìm kiếm các bài viết về những con vật được coi là hàng hot bây giờ và những vật nuôi truyền thống trong một năm trở về đây. Click enter:
- Vật nuôi “hot”
+ Cụm từ “Chồn nhung đen”: được 1680 kết quả
Và “cung cấp giống chồn nhung đen”: 1 kết quả
+ Cụm từ “nhím giống”: 9880 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp nhím giống”: 1510 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Gà sao”; 10200 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà sao giống”: 4kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Heo rừng”: 40100 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp giống heo rừng”: 6 kết quả<o:p></o:p>
- Vật nuôi truyền thống:<o:p></o:p>
+ Cụm từ “heo giống”: 4080 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp heo giống”: 294 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “ gà giống”: 4730 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà giống”: 295 kết quả<o:p></o:p>
Như vậy ta thấy những quan tâm về các giống vật nuôi mới rất nhiều, có thể nhiều hơn là các giống vật nuôi truyền thống, nhưng những bài viết có cụm từ “ cung cấp giống thì lại không nhiều, có thể cho thấy người chăn nuôi ít có cơ hội về lựa chọn nhà cung cấp”. Trong khi đó các vật nuôi truyền thống có số môi quan tâm tương đồng và những nơi cung cấp giống cũng nhiều hơn thấy rõ.<o:p></o:p>
Vậy những mối quan tâm đến các vật nuôi mới nói chung thì sao?<o:p></o:p>
- “Giống vật nuôi mới”: 408 kết quả, nếu trả kết quả vào bất cứ thời gian nào ta có:860 kết quả.<o:p></o:p>

Trong đó tôi tìm được một đường link rất quan trọng: http://irv.moit.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=18426
Đường link về Pháp lệnh giống vật nuôi, trong đó những quy định về giống vật nuôi mới cũng được đề cập tới (hình như rất ít người biết đến việc này)
Câu hỏi đặt ra là hình như bà con nông dân đã có thể hình dung hết được các vấn đề có thể xảy ra khi bắt tay vào nuôi một vật nuôi mới nào đó hay không hay là quyết định của họ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đám đông, liệu họ có thực sự hiểu được hết những khó khăn họ sẽ gặp phải. Sự thiếu hiểu biết có thể sẽ là cơ hội cho những người khác trục lợi.
Đây là một topic mở để tât cả mọi người có thể cùng nhìn lại những cơ hộicũng như thách thức của các giống vật nuôi đó đem lại. Tôi mong rằng mọi người có thể đóng góp ý kiến của mình về từng loại vật nuôi mới hiện nay, về con giống, về kỹ thuật, về kinh tế và về thị trường tiêu thụ.:p

Liệu con vật nào phù hợp với người nông dân dể giúp họ vươn lên xóa đói giảm nghèo?
Chúc ACE luôn luôn mạnh khỏe và thành công!
 
Last edited by a moderator:
lam nong ko biet co giau dc hay ko nhi? hay chi la de giam ngheo thui nhi? mh dang tinh co nen quyet dinh lam nong hay ko? trong khi dat dai ngay cang len gia muon mua vai hecta dat trong cao suva chan nuoi nhung ma nghi cung xa voi qua
---------------
nuoi con gi ma chang co rui ro chu. co khi duoc gia thi con duoc loi mot chut. neu ma gap dich benh mot cai la mat toi het tat ca.
 
Last edited by a moderator:
Tôi thấy nuôi những động vật ăn cỏ như dê,Thỏ,bò...hay gà các loại hoặc... nuôi bồ câu cũng được,vì vốn ít,nhẹ công chăm sóc,tiêu thụ dễ và thu hồi vốn nhanh,...vài lời góp ý với các bạn ...cho vui,mong bạn nào có ý hay,nói ra mọi người cùng...tham khảo,
 
nuôi con gì cũng được nhưng tôi có câu này muốn góp ý là trước khi nuôi ta cần phải hiểu rõ về nó. Không biết mà đã làm? dễ thất bại...mà đã thất bại rồi thì khó đứng lên được bởi hết vốn.....đừng mang nhiều tiền như vậy ra mà chỉ đổi lấy một ít kinh nghiệm....không biết còn dùng nữa không? hài vãi!
 
Tôi thấy nuôi những động vật ăn cỏ như dê,Thỏ,bò...hay gà các loại hoặc... nuôi bồ câu cũng được,vì vốn ít,nhẹ công chăm sóc,tiêu thụ dễ và thu hồi vốn nhanh,...vài lời góp ý với các bạn ...cho vui,mong bạn nào có ý hay,nói ra mọi người cùng...tham khảo,

Bạn nói rất đúng ! những người vốn ít , chưa thạo chăn nuôi và không thich mạo hiểm nên chọn những con vật như vậy.. Mình đông ý .. :D
 
Cảm ơn các bác,

Tôi cũng thấy đây là đề tài này rất hay. Tôi đang ở Tp.HCM nhưng rất mong muốn đầu tư về ngành nông nghiệp nên cũng đã mua vài ha đất ở huyện đạ oai và đạ tẻh, Lâm đồng để trồng keo. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi nhận thấy rằng - giống như bài phân tích về việc nuôi nhím để bán thịt, thì trồng keo sau 6 đến 8 năm mới bán gồ thì mỗi ha cũng chỉ thu nhập được từ 40 đến 60 triệu đồng; nếu tính trung bình mỗi năm chỉ thu lại chừng 6 đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, công sức bỏ ra thì cũng hết 1 nửa, nếu ở SG như tôi mà thuê công như tôi thì coi như hoàn vốn là may rồi. Vì vậy, tôi thấy cây keo sau năm thứ 2 có thể nuôi thêm gà thả vườn, năm thứ 3 có thể nuôi thêm dê vào cho ăn cỏ để khỏi tốn tiền thuê nhân công làm cỏ. Nhưng khốn nỗi 1 điều là tôi có liên hệ với chính quyền xã để tìm hiểu cơ quan nào hỗ trợ trong việc tiêm vaccin để phòng ngừa bệnh hoặc hướng dẫn các quy trình xử lý sao nuôi được an toàn, sạch bệnh thì không biết liên hệ ở đâu để giúp tôi làm việc này. Thông thường tôi chỉ thấy, gia đình nào chăn nuôi hay trồng trọt thu hoạch thành công thì mới thấy có cơ quan đến, còn trong lúc như tôi rất cần hiện này là lúc xây dựng kế hoạch chăn nuôi thì không biết nhờ cậy ở đâu. chúng ta biết rằng, nếu chúng ta lập được kế hoạch tốt ngay từ đầu thì mới biết chúng ta nên chăn nuôi con gì, có thể thị trường cần nhưng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu chưa chắc đã thuận lợi để nuôi. Mong nhận được ý kiến chia sẻ của các bác
 
Giờ em nuôi con gì để làm giàu hả anh

hiện em còn là sinh viên của khoa chăn nuôi thú y. em muốn nuôi một con gì đó tại phòng trọ mà có khả năng thu được lợi nhuận. vậy nên nuôi con gì bây giờ hả anh? nhờ anh tư vấn cho em ạh, em rất muốn nuôi vì cho em 1 khoảng tiền để trang trải và còn đúc kết được kinh nghiệm nửa.
cảm ơn anh nhiều!
 
hiện em còn là sinh viên của khoa chăn nuôi thú y. em muốn nuôi một con gì đó tại phòng trọ mà có khả năng thu được lợi nhuận. vậy nên nuôi con gì bây giờ hả anh? nhờ anh tư vấn cho em ạh, em rất muốn nuôi vì cho em 1 khoảng tiền để trang trải và còn đúc kết được kinh nghiệm nửa.
cảm ơn anh nhiều!

Bạn ơi trước tiên theo mình nghĩ bạn nên học thật giỏi chuyên ngành của mình trước đi, kẽo rồi khi lao vào chăn nuôi thì không có đủ thời gian để học tiếp đâu. Bạn tính nuôi vật nuôi trong phòng trọ sao, chỗ ngủ còn không đủ nữa là để nuôi một con gì đó. Thôi bạn hãy tập trung vào học thật tốt, nếu có kiếm thêm thì bạn tìm việc làm ngoài giờ để làm thêm thôi, chứ chăn nuôi không thể tranh thủ được đâu bạn ah.
Chúc bạn sớm tốt nghiệp! Chúc bạn trở thành một bác sĩ thú y giỏi trong tương lai!
---------------
Cảm ơn các bác,

Tôi cũng thấy đây là đề tài này rất hay. Tôi đang ở Tp.HCM nhưng rất mong muốn đầu tư về ngành nông nghiệp nên cũng đã mua vài ha đất ở huyện đạ oai và đạ tẻh, Lâm đồng để trồng keo. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi nhận thấy rằng - giống như bài phân tích về việc nuôi nhím để bán thịt, thì trồng keo sau 6 đến 8 năm mới bán gồ thì mỗi ha cũng chỉ thu nhập được từ 40 đến 60 triệu đồng; nếu tính trung bình mỗi năm chỉ thu lại chừng 6 đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, công sức bỏ ra thì cũng hết 1 nửa, nếu ở SG như tôi mà thuê công như tôi thì coi như hoàn vốn là may rồi. Vì vậy, tôi thấy cây keo sau năm thứ 2 có thể nuôi thêm gà thả vườn, năm thứ 3 có thể nuôi thêm dê vào cho ăn cỏ để khỏi tốn tiền thuê nhân công làm cỏ. Nhưng khốn nỗi 1 điều là tôi có liên hệ với chính quyền xã để tìm hiểu cơ quan nào hỗ trợ trong việc tiêm vaccin để phòng ngừa bệnh hoặc hướng dẫn các quy trình xử lý sao nuôi được an toàn, sạch bệnh thì không biết liên hệ ở đâu để giúp tôi làm việc này. Thông thường tôi chỉ thấy, gia đình nào chăn nuôi hay trồng trọt thu hoạch thành công thì mới thấy có cơ quan đến, còn trong lúc như tôi rất cần hiện này là lúc xây dựng kế hoạch chăn nuôi thì không biết nhờ cậy ở đâu. chúng ta biết rằng, nếu chúng ta lập được kế hoạch tốt ngay từ đầu thì mới biết chúng ta nên chăn nuôi con gì, có thể thị trường cần nhưng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu chưa chắc đã thuận lợi để nuôi. Mong nhận được ý kiến chia sẻ của các bác

Chào bác! Đúng là bác đang nói đến vấn đề mang tính thời sự. Vấn đề này không chỉ có bác mới gặp khó khăn đâu, khi mình dự định làm trang trại thì việc lập kế hoạch cụ thể chi tiết và càng thực tiễn càng tôt. Nhưng kế hoạch này thì cũng học kinh nghiệm và trao đổi với những ACE trên diễn đàn và những người ta gặp hoặc thân quen thôi. Chứ chưa có cơ quan chức năng nào giúp ta việc này đâu bác ạ, còn nếu nghe theo khuyến nông thì giống như bác đang đánh bạc 5 ăn 5 thua không chắc chắn đâu. Bác hãy cứ tham khảo ý kiến càng nhiều càng tốt, học kinh nghiệm của những người mà đã từng làm trước để có thực tiễn và cũng còn một chút may mắn, vì còn phụ thuộc vào thời tiết mà cái này thì mình không lên kế hoạch cho nó được đâu.
VÌ vậy khi bác đã tham khảo, có những bài học kinh nghiệm của người đi trước, thực tiễn bạn thấy được, cộng với một chút thời cơ và may mắn. Thì bác hãy mạnh dạn bắt tay vào làm đi, vì thời gian là vàng mà. Cây và con vật nuôi cần có thời gian để sinh trưởng và phát triễn, nên bác đừng lo lắng về việc cơ quan chức năng có hay không khi họ đến.
 
Last edited by a moderator:
hiện em còn là sinh viên của khoa chăn nuôi thú y. em muốn nuôi một con gì đó tại phòng trọ mà có khả năng thu được lợi nhuận. vậy nên nuôi con gì bây giờ hả anh? nhờ anh tư vấn cho em ạh, em rất muốn nuôi vì cho em 1 khoảng tiền để trang trải và còn đúc kết được kinh nghiệm nửa.
cảm ơn anh nhiều!


Bạn có thể tham khảo con sâu supperworn nó ít tốn diện tích và công chăm sóc.

Bạn có thể nhờ chú 3 maquemau tư vấn cho .

Thân

 
Bác thấy, VN luôn luôn bàn về trồng cây gì, nuôi con gì mãi. Họp - bàn - họp - bàn. Cuối cùng quyết định: nuôi con gì trồng cây gì thì ...nông dân tự quyết định (lời có người khác ăn ké: ngân hàng, chương trình, mục tiêu, mô hình làm ăn phát triển, báo cáo điển hình, nông dân sản xuất giỏi ...; lỗ thì tự chịu). Hiện nay VN rất phát triển một loại cây - con: cây phong trào và con phong trào. Căng lên rồi xẹp xuống không mấy hồi.
Vậy thì đâu là nguyên nhân? Do nghèo mà thôi.
- Nghèo: thiếu thông tin (phương tiện, thời gian để tiếp xúc)
- Nghèo: muốn có thu nhập dẫn đến đầu tư chưa kịp suy nghĩ kỹ
- Nghèo: muốn làm giàu nhanh (nhu cầu chính đáng) nhưng chưa chuẩn bị kỹ lưỡng về vốn, thị trường ...
Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là làm ăn nhỏ lẻ, manh múng (diện tích canh tác không lớn), do đó muốn có thu nhập cao, nhanh thì nuôi đặc sản để bán có tiền nhiều. Mặt khác, do diện tích nhỏ nên việc chừa diện tích để xử lý môi trường không đú, dễ dẫn đến dịch bệnh. Đó là tâm lý chung. Ai cũng vậy.
Có nhiều mô hình nuối con đặc sản thành công nhưng cũng không ít mô hình nuôi con đặc sản thất bại (thảm hại) ...
Có rất nhiều mô hình trồng cây, nuôi con thật bình thường đem lại thu nhập cao (như khoai lang ba hạo ở Kiên Giang) ...
Ông bà ta có đúc kết: "Muốn giàu nuôi cá - muốn khá nuôi heo - muốn nghèo nuôi vịt". Tuy không đúng 100% nhưng ... Chắc các bác cũng biết con cá da trơn VN hiện nay rồi đấy chứ. Nó là con thật sự bình thường (trước đây nuôi cầu nữa mà). Cuộc đời nó lên voi, rồi lại xuống chó. Bây giờ treo ao rồi không biết sẽ như thế nào?
Con gà, con vịt, con heo, con cá (không đặc sản) là con hết sức bình thường với người VN. Hầu như mỗi ngày đều xuất hiện trong bữa ăn của người VN. Nhưng trắng tay cũng nhiều về những con vật nuôi này đấy chứ.
Con đặc sản cũng có sống có chết; con bình thường cũng có chết có sống. Vậy thì "trồng cây gì và nuôi con gì", ai giúp người nông dân?
Nói về phong trào trồng trọt và chăn nuôi do "anh khuyến nông" khởi xướng thì có rất nhiều bất cập. Cụ thể vào những năm 2000, ở Vĩnh Thạnh Bình Định nở rộ lên phong trào nuôi bò sữa! Nhà nhà nuôi bò sữa, người người nuôi bò sữa, có người bán hết bò nhà đi nuôi bò sữa , nhưng con giống không chất lượng do tỉnh cung cấp ==>> bò sữa không có sữa ==>> thua lỗ ==>> dân nghèo gặp thêm cái eo (nợ ngân hàng ) vậy ai chịu trách nhiệm trong việc này? Không ai cả, chỉ có dân nghèo rồi lại gặp thêm cái eo nữ thôi!
 
Tình hình hiện nay, muốn nui con gì và trồng cây gì, tự mình quyết thôi các bác à. Chạy theo phong trao có ngày chết chùm. Việc này thi không còn hiếm nữa rồi.

Còn về phần nhà nước, nếu có chương trình hay thì con giống chưa chắc họ cấp là tốt.

Phú Yên quê em trước đây có phong trào trồng sắn mì & bắp cao sản, Tỉnh cung cấp giống kết quả là sắn mì thì mỗi gốc có vài củ, Bắp thì có trái to nhưng không hạt. Làm theo chương trình Nhà Nước thì hổ trợ vay vốn, con Nợ là Nông dân, người lãnh hậu quả củng là Nông Dân.

Còn hiện nay là cây Cao Su, họ khuyến khích trồng Cao su theo dạng Nông Trường và nói là sẽ có Nhà Máy chế biến Cao su để bao tiêu sản phẩm, nói đã mấy năm nay rồi, Cao su bây giò lớn nông dân cạo mủ bay giờ không bán được cho ai, bây giờ họ bán cho đầu nậu với giá khoảng hơn 20000 đống/kg, xem như lổ là cái chắc.

Còn nông dân khi tự phát triển theo hình thức nhỏ lẻ (sống rất tốt với mo hình này) họ lại bảo là làm ăn manh mún, thiếu tập trung theo hướng hàng hóa.

Vừa rồi có mấy thằng cha muốn vào Trang trại của em xem xét và đánh giá, em không cho vào luôn.

Vì vậy tự mình quyết lấy thôi các bác àh, nếu có gặp khó khăn vể kỷ thuật và con giống thì cứ lên diễn đàn này nhờ Tư Vấn, bảo đảm còn hay hơn nghe lời mấy thằng cha đó.
 
Tốt nhất là ta làm theo phán đoán của mình, tìm hiểu kĩ về cây, con mà mình muốn đầu tư, có gan làm giàu.........
còn nghe theo mấy anh khuyến nông thì không ăn thua.........

Bạn nói đúng, nhưng ở đây sự thiếu thông tin của nhưng nông dân dẫn đến tình trạng ồ ạt kéo nhau tập trung vào làm một đối tượng mà họ cho là đang nóng nhất. Nên chính vì vậy dẫn đến tình trạng khi sản phẩm là ra thì bị ép giá, không có thị trường tiêu thụ, không bán được. Và vấn đề chính là tìm mọi cách làm ra sản phẩm càng nhiều, càng nhanh nên vấn đề chất lượng không đảm bảo. Sau đó thì coi như là một đối tượng đang là nóng trở thành nguội lạnh. Ai sau đó sẽ chụi thiệt thòi, tất nhiên trước nhất chính là nông dân, và hệ lụy là xã hội. Cái cần nhất ở đây là thông tin về những đối tượng nuôi, trồng cho thật chính xác và cần được đánh giá phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra nhân rộng. Mình thấy rất nhiều mô hình đã được các cán bộ khuyến nông tại huyện, xã đề nghị nhân rộng cho bà con nông dân mình làm, rồi sau đó trở thành dĩ vãng không còn nghe nói đến.
Vậy thì sao, không lẽ cứ thấy một đối tượng nào mà chỉ là cá nhân, hay một vài người thấy tốt là cứ thế nhân rộng và sản xuất ra hàng loạt. Rồi cuối cùng thì lo lắng với rất nhiều thứ, như thị trường cho đầu ra, chất lượng sản phẩm, thông tin nắm bắt ban đầu không chuẩn xác nên phải tìm hiểu lại.
Nên mình nghĩ khi tiếp nhận một cái gì mới thì đều có hai mặt mà ta không biết hết, đó là mặt tốt và mặt xấu. Có người thì tiếp nhận mặt tốt trước và bắt tay vào thực hiện ngay và từ từ tìm hiểu mặt xấu của nó, khi biết được thì không có cách nào khắc phục hay hạn chế nó và kết quả là không tốt. Có người tiếp nhận mặt xấu trước và chờ đợi cho đến khi nào mình có thể xử lý được thì mới bắt tay vào làm thì lúc này coi như đi sau người khác. Vì vậy cần nắm rõ thông tin chính xác, và được sự tư vấn từ các nhà chuyên môn về đối tượng mình cần làm, và cần mở rộng phạm vi thông tin về đối tượng mới từ những thứ liên quan. Lúc này mình nghĩ khi bắt tay vào làm dù có vấn đề gì thì ta cũng làm chủ được tình hình, chứ không bị động và dẫn đến thất bại.
Chắc mình cũng bức xúc quá từ nhiều mô hình được khuyến khích dân mình là rồi sau đó bị thất bại, nên nói nhiều quá mong ACE bỏ qua.
 
em dự định nuôi thử gà sao nhưng đúng như mấy anh nói :nuôi thì được còn đầu ra thì khó giải quyết,không biết đến khi nào thì bà con mình mới có 1 quy trình chăn nuôi khép kín như thế bà con mình mới đỡ khổ.
 
Các chương trình của nhà nước dành cho nông nghiệp có những chính sách rất tốt chỉ mỗi tội những người thực hiện nó không tốt thôi. Các trung tâm khuyến nông ở các địa phương giúp gì cho nông dân?????. Khi tôi khởi nghiệp lập trại còn có ý ra, ý vào, chẳng ai có ý xây dựng nhưng khi thành công lại đến quay phim , chụp ảnh dể đưa vào thành tích của địa phương , " Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều ". Thôi thì ACE mình cùng trên diễn đàn, có cùng chí hướng thì tự giúp nhau thôi, khi muốn nuôi con vật nào đó cứ đưa lên diễn đàn để mọi người cùng góp ý.
 
Bạn nói đúng, nhưng ở đây sự thiếu thông tin của nhưng nông dân dẫn đến tình trạng ồ ạt kéo nhau tập trung vào làm một đối tượng mà họ cho là đang nóng nhất. Nên chính vì vậy dẫn đến tình trạng khi sản phẩm là ra thì bị ép giá, không có thị trường tiêu thụ, không bán được. Và vấn đề chính là tìm mọi cách làm ra sản phẩm càng nhiều, càng nhanh nên vấn đề chất lượng không đảm bảo. Sau đó thì coi như là một đối tượng đang là nóng trở thành nguội lạnh. Ai sau đó sẽ chụi thiệt thòi, tất nhiên trước nhất chính là nông dân, và hệ lụy là xã hội. Cái cần nhất ở đây là thông tin về những đối tượng nuôi, trồng cho thật chính xác và cần được đánh giá phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra nhân rộng. Mình thấy rất nhiều mô hình đã được các cán bộ khuyến nông tại huyện, xã đề nghị nhân rộng cho bà con nông dân mình làm, rồi sau đó trở thành dĩ vãng không còn nghe nói đến.
Vậy thì sao, không lẽ cứ thấy một đối tượng nào mà chỉ là cá nhân, hay một vài người thấy tốt là cứ thế nhân rộng và sản xuất ra hàng loạt. Rồi cuối cùng thì lo lắng với rất nhiều thứ, như thị trường cho đầu ra, chất lượng sản phẩm, thông tin nắm bắt ban đầu không chuẩn xác nên phải tìm hiểu lại.
Nên mình nghĩ khi tiếp nhận một cái gì mới thì đều có hai mặt mà ta không biết hết, đó là mặt tốt và mặt xấu. Có người thì tiếp nhận mặt tốt trước và bắt tay vào thực hiện ngay và từ từ tìm hiểu mặt xấu của nó, khi biết được thì không có cách nào khắc phục hay hạn chế nó và kết quả là không tốt. Có người tiếp nhận mặt xấu trước và chờ đợi cho đến khi nào mình có thể xử lý được thì mới bắt tay vào làm thì lúc này coi như đi sau người khác. Vì vậy cần nắm rõ thông tin chính xác, và được sự tư vấn từ các nhà chuyên môn về đối tượng mình cần làm, và cần mở rộng phạm vi thông tin về đối tượng mới từ những thứ liên quan. Lúc này mình nghĩ khi bắt tay vào làm dù có vấn đề gì thì ta cũng làm chủ được tình hình, chứ không bị động và dẫn đến thất bại.
Chắc mình cũng bức xúc quá từ nhiều mô hình được khuyến khích dân mình là rồi sau đó bị thất bại, nên nói nhiều quá mong ACE bỏ qua.
Bạn nói rất đúng là nông dân mình phải tự quyết là chính. Còn quyết như thế nào
còn tùy thuộc vào bản tính và bản lĩnh làm ăn của mỗi người, đồng thời phải xác
định vị trí địa lí nơi mình muốn sx , đồng vốn mình đang có , kinh nghiệm và kiến
thức ( cái này thì có thể học hỏi thêm ).....Sau đó mới chọn vài đối tượng cây
hoặc con thấy phù hợp cho vào 1 nhóm tiếp tục tìm hiểu và chọn ra đối tuợng mà
mình thấy phù hợp để sx.
Xin lấy vài ví dụ nhỏ : nếu ở vùng sâu vùng xa giao thông bất tiện mà nuôi những
loại đặc sản chỉ cung cấp cho các nhà hàng để phục vụ cho các đại gia thì không
hợp bằng các vùng nông thôn xung quanh TP, còn nếu rủ nhau nuôi cho nhiều để
lái nó ngó mắt đến thì khi thu hoạch có khi dội hàng. Tuy nhiên nếu nuôi trồng những loại phục vụ dân sinh hàng ngày với lượng tiêu thụ lớn thì cần hợp tác với các hộ khác như vậy mới thu hút được lái buôn ....
Đôi điều xin ACE cho ý kiến.
 
Đoàn kết là chết hết, Riêng lẻ chết lẻ tẻ.
Ko chơi với mấy anh khuyến nông các bác ạh, Ae nào mà đã đầu tư ở quy mô trang trại rồi thì mấy chú khuyến nông con xách dép chạy dài còn chưa bằng. ^^
 
hiện em còn là sinh viên của khoa chăn nuôi thú y. em muốn nuôi một con gì đó tại phòng trọ mà có khả năng thu được lợi nhuận. vậy nên nuôi con gì bây giờ hả anh? nhờ anh tư vấn cho em ạh, em rất muốn nuôi vì cho em 1 khoảng tiền để trang trải và còn đúc kết được kinh nghiệm nửa.
cảm ơn anh nhiều!

Mình cũng đang là sinh viên như bạn, có lúc mình cũng nghĩ tới nuôi một con gì đó trong phòng trọ nhưng mình chưa nuôi được. Nếu bạn có ý định nuôi thì mình nghĩ điều đó cũng hay, vì mình vừa có kinh nghiệm mà nếu trong quá trình nuôi có bệnh xảy ra thì mình có thể liên hệ với giáo viên dạy mình để tham khảo cách trị là cũng rất hay.
Mình nghĩ trước hết bạn nên xem khu vực bạn ở có rộng rãi không? giá thuê phòng thế nào nữa. nếu như giá quá đăt thì bạn nên tìm người ở chung sẽ "hiệu quả" hơn đó.hjhj vì không phải trường học nào cũng nằm ở tp với giá thuê phòng đắt đỏ hết.
Nếu có điều kiện thì mình thấy con rắn rivoi cũng rất phù hợp đó, bạn có thể tìm một cái bể kiếng rộng rộng rồi mua rắn về nuôi vỗ béo để bán lúc giá cao thì lời cũng kha khá đó. Qua thực tế thì mình thấy nếu nuôi theo cách này thì chỉ cần giữ vệ sinh và sát trùng thường xuyên thì rắn rất ít bệnh. và nuôi con này cũng rất ít tốn thời gian nữa. Nhưng điều quan trọng vẫn là việc học.
Chúc bạn thành công nha.
 
Các chương trình của nhà nước dành cho nông nghiệp có những chính sách rất tốt chỉ mỗi tội những người thực hiện nó không tốt thôi. Các trung tâm khuyến nông ở các địa phương giúp gì cho nông dân?????. Khi tôi khởi nghiệp lập trại còn có ý ra, ý vào, chẳng ai có ý xây dựng nhưng khi thành công lại đến quay phim , chụp ảnh dể đưa vào thành tích của địa phương , " Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều ". Thôi thì ACE mình cùng trên diễn đàn, có cùng chí hướng thì tự giúp nhau thôi, khi muốn nuôi con vật nào đó cứ đưa lên diễn đàn để mọi người cùng góp ý.
Chào bác tình hình đàn dúi của bác thế nào ạ!
 
Ở nhà trọ mà nuôi rằn ri voi, thì không bằng nuôi rắn hổ hèo (long thừa).
Rằn ri voi là giống ở dưới nước, rất phiền hà dọn vệ sinh thay nước, lại
phải có bể, có chum vại, trong khi nuôi rắn cạn thì chỉ cần đóng hòm thôi.
*
Nhưng tôi nghĩ, đang đi học, thì không nuôi con gì hết. Đã nuôi, thì phải
lo từ chỗ nó ăn đến chỗ nó ỉa, lúc trái gió trở giời, ốm đau, làm sao còn
học được bài? Nếu có lời lãi, cũng chẳng bù cho công khó nhọc làm lụng .
*
Nói cho dễ hiểu, một công làm có thể nuôi 100 con rắn, nhưng chỗ bạn nhỏ
hẹp, chỉ nuôi được 10 con thôi, thì bỏ công 1/10 ra có được không, hay là
phải bỏ 2/10 ? Nếu bỏ công 2/10 mà sức sản xuất chỉ bằng 1/10 thì lãi ở
đâu? Trong khi cái thân ra trường hưởng lương gấp mấy người khác, mà bây
giờ phải làm rẻ rúng bằng nửa người khác, có xứng đáng không? Mà khi bạn
làm rẻ rúng như vậy, bạn đã bỏ lỡ thời gian đầu tư vào việc học đại học
của bạn, chẳng khác bỏ việc làm 100 đồng mà đi làm việc 1 xu . Kết quả,
nuôi được mấy con rắn gầy, chưa chắc có ai mua, và cầm một cái bằng tốt
nghiệp với số điểm đội sổ, có khi còn phải học lại mới được tốt nghiệp.
*
Tôi đã trải qua chặng đường vừa học đại học vừa làm rồi, vì tôi đến Mỹ chỉ
có một mình, không ai nuôi ăn, cơ cực lắm, nên khuyên bạn tìm việc khác
mà làm thì hơn.
*
Còn chuyện trồng cây cao su, có lẽ sắp tới thì giá nhựa cao su tăng
và nhu cầu bán cho Trung Quốc rất lớn đấy. Đừng phá bỏ Cao su đi nghen.
*
 
Back
Top