Dùng thuốc nam trị bệnh trong nuôi thủy sản

  • Thread starter duchuy100386
  • Ngày gửi
1. Lá xoan ( sầu đông, thầu đâu):
melia.jpg

Dùng lá xoan để diệt kí sinh trùng ở cá đều mang lại hiệu quả cao.
Cách dùng:
- Lấy lá xoan non bó thành từng bó, ngâm trong ao cá đang bị bệnh trung mỏ neo và trùng bánh xe. Nên ngâm ở đầu nguồn nước hoặc 4góc ao với lượng 150 – 200 kg cành, lá xoan/1000m2 ao đến khi thấy lá xoan bị hoai mục thì vớt cành ra khỏi ao.
- Có thể dùng lá xoan để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 100kg cành lá xoan/ 1000m2 ao.

2. Lá đu đủ tía ( Thầu dầu tía):
thaudau.jpg

Lá có chất đắng, thường dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá.
Cách dùng:
- Lấy lá đu đủ tía bó thành từng bó ngâm dưới ao với lượng 25 – 30kg lá/1000m2, ao sâu 1,5 – 2m.
Có thể dùng lá đu đủ tía để phòng bệnh
cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15kg cành lá đu dủ tía/1000m2 ao.
3. Rau sam:
081017115416-874-652.jpg

Là loại cây thấp, có nhiều nhánh, thân màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, hơi dày, hoa
vàng, có thể dùng làm rau ăn. Rau sam thường dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ.
Cách dùng :
- Rửa rau bằng nước sạch rồi rửa lại
bằng nước muối 3%, sau đó thả rau vào khung cho cá ăn, mỗi ngày cho ăn một lần,
liên tục trong 5 – 7 ngày với 1,5 – 3 kgrau/100kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao.Chú ý để cá thật đói rồi cho ăn rau sam.
- Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 10 ngày cho cá ăn một lần với liều lượng 1kg rau sam/ 100kg cá .
4. Tỏi :
Dùng tỏi để chửa bệnh đường ruột cho cá. Cách dùng :
- Nghiền nát tỏi, trộn với thức ăn tinh, liều lượng 0,5 – 1kg tỏi trộn với thức ăn/100kg cá, cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

5. Cây cỏ mực :
vietnam_40108448_99575sm.jpg

Loại cây thường mọc ở ven bờ ruộng, xung quanh các nghỉa trang, có hao mau trắng, lá nhọn. Lá cỏ mực dùng để rà miệng cho trẻ sơ sinh, trừ đẹn, sạch miệng. Cây cỏ mực kết hợp với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho cá.
Cách dùng :
- Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g
cỏ mực, 10g lá trầu đem giả nát vắt lấy nước cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức ăn, cho cá ăn từ 1 – 3 lần/ ngày.
6.Cây nghể:
32011a1299940695nge.jpg

Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper. Là loài cỏ mọc hoang dại ở nơi ẩm thấp (thường thấy ở các đầm lầy) sống quanh năm, thân cây có nhiều nhánh, lá hình lưỡi mác, có hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Cây có vị cay nóng, hắc.
Công dụng: Chữa bệnh viêm ruột và bệnh loét mang, có hiệu quả nhất là cá giống.
Cách dùng: Lấy thân cây và lá băm nhỏ nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn. Liều lượng 3kg thân lá nghế tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục 3 – 6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, cứ 1 – 2kgnghế khô/100kg cá giống.
7.Dây thuốc cá
17sep090079h.jpg

17sep090080h.jpg

Dùng dây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: Lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó tưới đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.
8.Cây thàn mát
3337589511_7e3cb26e6d.jpg

hoasuatrongmua3.jpg

Quả khi già, hạt có chứa 30-40% dầu và chất gây độc (như rotenon, sapotoxin) đối với cá. Có thể dùng hạt thàn mát để diệt cá tạp trong ao nuôi tôm.
Cách dùng: Nghiền nát hạt rồi hoà vào nước, dùng nước đó tưới đều lên ao hoặc đập nát cho vào bao tải ngâm ở ao, tác dụng chậm hơn. Liều lượng cứ 0,5-1kg hạt dùng cho một ao 1.000m2 ở mức nước 15-20cm.
9.Cây bồ hòn
sapi32h.jpg

sapi33h.jpg

Quả bồ hòn có nhân, hạt rất độc. Người nuôi cá, tôm
dùng hạt để diệt cá tạp khi cải tạo ao đầm. Khi dùng, giã hạt thật nhỏ, hoà tan với nước, dùng nước này tưới đều khắp ao với liều lượng 0,5-1kg hạt/1.000m2 ao có mức nước 15-20cm
10.Cây sở
Sở là cây ép lấy dầu, bã làm thành bánh (khô dầu sở) có chứa chất saponozit gây độc làm chết cá và có tác dụng diệt khuẩn. Khô dầu sở có tác dụng để cải tạo ao đầm nuôi tôm. Khi dùng, cần nghiền nát khô dầu sở rồi rải xuống ao, hay ngâm trong nước.
12. Cây xuyên tâm liên: Andrographus panicullata (Burmif.f)
10935770-05112503.jpg

Cây xuyên tâm liên có tác dụng: giải độc, thanh nhiệt, tiêu thủng, ức chế vi khuẩn, tăng cường hiện tượng thực bào của tế bào bạch cầu.
13.Hạt bí ngô (Cucurbita pepo L)
Thành phần hoá học chưa được khẳng định. Nhưng qua thực nghiệm, hạt bí ngô có tác dụng làm tê liệt phần giữa của giun sán, từ đó giun sán bị đào thải ra ngoài.
Cách dùng: nghiền hạt bí ngô thành bột trộn với thức ăn cho cá với tỷ lệ 1:2 cho ăn liên tục trong 3 ngày.
14.Cây cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Buron)
45-1%E5%B0%8F%E9%A3%9B%E6%8F%9A%E8%8D%89.jpg

Trong thân và lá có Cosmosiin (C21 H20O10) chừng 0,037 %, trong rễ cây có Taracerol (C30H50O) toàn thân cây cỏ sữa có ancaloit. Theo Copacdinxki, 1947 chất nhựa mủ của cây cỏ sữa gây hỏng niêm mạc và gây độc với cá.
Theo tài liệu nước ngoài, cây cỏ sữa có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ngưng máu, trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, thoái hoá mang cá do vi khuẩn gây ra.
Liều dùng: 50g cây cỏ sữa khô hoặc 200 cây tươi được giã thành bột + 20 gram muối cho 10kg trọng lượng cá ăn trong một ngày, ăn liên tục 3 ngày.
Cách dùng: Dùng trị bệnh viêm ruột cá trắm cỏ. Dùng toàn thân cây xuyên tâm liên khô 1kg hay 1,5kg cây tươi cho 50kh cá ăn liên tục trong 5-7ngày.
15.Cây cỏ mực (Eclipta prostrata L):
1289531074-noi.jpg

Loại cây thường mọc ở ven bờ ruộng, xung quanh các nghĩa trang, có hoa màu trắng, lá nhọn. Lá cỏ mực dùng để rà miệng cho trẻ sơ sinh, trừ đẹn, sạch miệng. Cây cỏ mực kết hợp với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho cá.
Cách dùng: Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g cỏ mực, 10g lá trầu đem giả nát vắt lấy nước cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức ăn, cho cá ăn từ 1 – 3 lần/ ngày.
16.Sài đất (Weledia calendulacea (L). Less)
pitabhringaraj_480.jpg

Một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đó, nơi đất tốt có thể cao tới 0,5m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ, lá gần như không cuống, mọc đối hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, cụm hoa hình đầu, cuống cụm hoa dài vượt các nhành lá. Hoa màu vàng tươi. Cao tách chiết thảo dược sài đất đều có tác dụng với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn. Cách dùng: phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá nuôi. Dùng tươi: 3,5-5,0kg giã lấy nước trộn với thức ăn cho 100kg cá/ngày, trong 7 ngày liên tục.
17.Cây cau (Areca catechu L)
39368_large.jpg

Tên khác: cây tân lang, binh lang Thành phần hoá học trong hạt cau có tanin lúc non chừng 70% lúc chín còn 15 - 20%. NgoàI ra còn chất mỡ, đường, muối vô cơ. Hoạt chất chính trong hạt cau là 4 Ancaloit: Arecolin (C8H13NO2), Arecaidin (C7H11NO2), Guracin (C6HgNO2), Guvacolin (C7H11NO2). Trong hạt cau Arecolin chiếm 0,1 - 0,5 % oxy nguyên tử oxy hoá protein của tế bào ký sinh trùng làm tê liệt thần kinh của giun, sán, tê liệt cả cơ trơn nên giun sán không bám được vào thành ruột dễ bị đẩy ra ngoài. Cách dùng: Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá. Liều dùng: 4g hạt cau/1kg cá/ ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày. Trị bệnh sán dây: Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1 g hạt cau/2kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.
18.Cây sòi (Sapium sebiferum (L) Roxb)
sapium.jpg

Dùng lá sòi trị bệnh thối rữa mang, bệnh trắng đầu của cá. Cách dùng: Để phòng bệnh lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao. Để trị bệnh cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước). Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.
 


Last edited by a moderator:
trước đây khi mới tập tành nuôi cá tôi cũng học hỏi ở một số bà con nuôi cá trước mình.
tôi nuôi bè cá bống tượng chúng thường bị con "bọ" đeo mang hút máu cũng dể gây bệnh ghẻ mang tôi được hướng dẩn dùng lá xoan, dây giác, lá cây bình bát, cỏ mực lá nhỏ...treo nơi đầu nguồn nước.
và thật vậy từ đó về sau cá bống tượng không còn bị "bọ"đeo mang nữa.
tỏi thì xay ra trộn vào thức ăn giúp cho hệ tiêu hóa
và....tôi vẩn còn xử dụng cho tới giờ
mong được đóng góp thêm
 
Còn một loại cây nữa nhưng do mình mới được một người nuôi cá xác nhận nên chưa khẳng định lắm .Đó là cây chồi hôi tiếng địa phương gọi là thế. dùng chữa bệnh đỏ mắt ở cá bác nào có thông tin thêm về cây này cũng như tác dụng của nó thì lên tiếng cho anh em được mở mang kiến thức Thân
---------------
trước đây khi mới tập tành nuôi cá tôi cũng học hỏi ở một số bà con nuôi cá trước mình.
tôi nuôi bè cá bống tượng chúng thường bị con "bọ" đeo mang hút máu cũng dể gây bệnh ghẻ mang tôi được hướng dẩn dùng lá xoan, dây giác, lá cây bình bát, cỏ mực lá nhỏ...treo nơi đầu nguồn nước.
và thật vậy từ đó về sau cá bống tượng không còn bị "bọ"đeo mang nữa.
tỏi thì xay ra trộn vào thức ăn giúp cho hệ tiêu hóa
và....tôi vẩn còn xử dụng cho tới giờ
mong được đóng góp thêm
Con bọ mà bác nói không biết có phải con này không?
sieuthiNHANH2010072320329mzbkmdljzd27637.jpeg

sieuthiNHANH2010072320329ntllownlmj40624.jpeg
 
Last edited by a moderator:
Lá xoan.
tôi đã thử để chữa bệnh trên cá bống tượng rất hiệu quả.
 
toàn thấy mấy bác nói có hiệu quả nhưng là trong môi trường nước ngọt....không biết có bác nào đã dùng và có hiệu quả trong môi trường nước mặn chưa nhỉ....
 
tôi nuôi cá bống độ mặn có >= 15/1000
còn ngược lại thì chưa rõ.:D
 
toàn thấy mấy bác nói có hiệu quả nhưng là trong môi trường nước ngọt....không biết có bác nào đã dùng và có hiệu quả trong môi trường nước mặn chưa nhỉ....

Loại mà cho cá ăn thì mình nghĩ sẽ có hiệu quả thôi. Nhưng với loại ngâm vào trong nước như lá xoan thì bạn có cơ hội cứ thử đi rùi bạn sẽ biết ngay mà. Nhưng loại này theo như bạn nói trước đây thì kiếm số lượng lớn thì cũng hơi bị oải ah
 

tôi chưa biết cây chồi hôi (thế) và cũng chưa biết công dụng như thế nào ?
còn con" bọ" trong hình nhìn không rỏ... hơi giống,nó dài khoảng 1 phân cở phân nữa ruột viết bic để lên gạch bạn ép móng tay bạn nghe tiếng "cốp" hi...hi
dây thuốc cá vừa có công dụng diêt cá (đúng ra nó làm nổ mắt cá) dùng đúng liều có công dụng giúp tôm (tôm sú) lột xác đồng loạt nữa
theo tôi nó vẩn có tác dụng với môi trường nước mặn (vì thời gian tôi nuôi tôm ở vĩnh châu có phổ biến cho bà con xử dụng )độ mặn từ 5-15/1000
 
Last edited by a moderator:
con bọ ở hình trên là một loài giáp xác ký sinh trên cá có tên là Lernaea,
Mình có nghe nói nuôi cá bống tượng hay bị bọ đeo mang nhưng không có thuốc diệt phải bắt lên dùng kẹp gấp từng con một . ờ đây các bác có những bài thuốc dân gian trị thật hay dỡ phải tốn công!!
 
con bọ ở hình trên là một loài giáp xác ký sinh trên cá có tên là Lernaea,
Mình có nghe nói nuôi cá bống tượng hay bị bọ đeo mang nhưng không có thuốc diệt phải bắt lên dùng kẹp gấp từng con một . ờ đây các bác có những bài thuốc dân gian trị thật hay dỡ phải tốn công!!

Trời đất nuôi công nghiệp mà diệt thủ công vậy đến bao giờ hả bác. Diệt thủ công vậy chỉ dùng cho những người chơi cá kiểng thui vì chơi có số lượng ít .
 
Cây thuốc nam được sử dụng trong nuôi thủy sản đã được mọi người áp dụng rộng rãi và hiệu quả chữa bệnh của nó đã được mọi người thừa nhận. Tiện đây cho mình hỏi luôn không biết đối với động vật trên cạn đã có ai sử dụng thuốc nam để trị bệnh chựa?và hiệu quả của nó ra sao? ai có kinh nghiệm trong chuyện này xin cho ý kiến để mọi người cùng tham khảo Thân!(có vẻ lạc đề một tí rùi hihi...)
 
Trời đất nuôi công nghiệp mà diệt thủ công vậy đến bao giờ hả bác. Diệt thủ công vậy chỉ dùng cho những người chơi cá kiểng thui vì chơi có số lượng ít .
Tại mình có nghe một người bạn kể từng đi thực tập ở trại sản xuất giống cá bống tượng ,ở đó người ta thường xuyên bắt cá bố mẹ lên kiểm tra chủ yếu là để gấp bọ bám trên mang cá , chắc tại ở đó người ta chưa tìm được cách diệt nào hửu hiệu hơn nên làm thủ công !!
 
Tại mình có nghe một người bạn kể từng đi thực tập ở trại sản xuất giống cá bống tượng ,ở đó người ta thường xuyên bắt cá bố mẹ lên kiểm tra chủ yếu là để gấp bọ bám trên mang cá , chắc tại ở đó người ta chưa tìm được cách diệt nào hửu hiệu hơn nên làm thủ công !!

Chắc ở đó do là làm sản xuất giống có thể cá thể bố mẹ không nhiều lại tiện kiểm tra mức độ thành thục cá bố mẹ nên họ làm thủ công luôn cho tiện đó thôi
 
mình hỏi thì lý do là như vậy còn theo mình nghỉ là người ta sợ ảnh hưởng đến cá bố mẹ nên không dùng thuốc để diệt !!
 
Cám ơn chủ topic . Bài viết rất bổ ích cho những người chưa biết như mình .
 
Sau thời gian tìm hiểu và kiểm chứng mình biết được hai loại cây trị bệnh gan trên tôm là cây mần ri và cây chó đẻ. cây chó đẻ thì chắc nhiều người biết rùi nhỉ
31510300.jpg
 


Back
Top