Thảo luận Giải pháp cho đất dốc , đồi núi trọc.

Báo cáo
Thực hiện nhiệm vụ trồng thử nghiệm cây hồng hoa
KS. Lâm nghiệp Nguyễn Tiến Ban
ĐT: 01685409144

kết quả thực hiện trong giai đoạn 1 của nhiệm vụ như sau:
- Tổng diện tích thực hiện: 3,5 ha
- Số hộ tham gia: 20 hộ
- Địa điểm thực hiện: Xã Xuân Đám, chia 03 khu vực theo dõi trong cùng thời gian ở 03 chân đất khác nhau:
+ Đất đồi sỏi khô hạn chủ yếu ở thôn 1, diện tích: 34 sào
+ Đất bạc màu nghèo dinh dưỡng trồng ở thôn 2,3,4 diện tích: 40 sào
+ Đất đồi bạc màu xen cây ăn quả ở thôn 2,3,4 diện tích: 23 sào
I. Kết quả thực hiện
1/ Chọn hộ:
20 hộ dân của 04 thôn (Thôn 1, thôn2, thôn 3 và thôn 4) xã Xuân Đám được chọn tham gia.
2/ Chọn địa điểm thực hiện: Đất đồi trồng lâm nghiệp đã khai thác tại thôn 01, đất nghèo dinh dưỡng tại khu vực Gôi và thôn 2, 3, 4, đất xen cây ăn quả thôn 03, thôn 04.
3/ Tổ chức tập huấn kỹ thuật:
- Tổ chức 02 lớp: 01 lớp cho 35 hộ mở rộng, 01 lớp cho 20 hộ dân thực hiện mô hình) tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm đất, trồng, chăm sóc và bón phân.
4/ Hạt giống, cây giống
- 20 hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật cùng theo dõi trực tiếp thường xuyên quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
5/ Kỹ thuật trồng
- Thời gian gieo trồng: tháng 5 -6 /2010
- Mật độ gieo trồng: trên cơ sở địa hình đất đai, độ màu mỡ khác nhau như: đất sỏi khô hạn trồng cây lâm nghiệp đã qua khai thác (KV1); trồng xen vườn cây ăn quả trên vùng đất bạc màu nghèo dinh dưỡng (KV2); vùng đất đồi nghèo dinh dưỡng (KV3)
Mật độ trồng : 20.000 cây/ha tại KV1: 34 sào
18.000 cây/ha tại KV2: 23 sào
22.000 cây/ha tại KV3: 40 sào
- Khoảng cách 60 x 80 cm. Một số chân đất dốc trồng theo hình nanh sấu nhằm hạn chế sự rửa trôi, xói mòn.
- Phân bón:
+ Phân chuồng hoai mục: 15 - 20 tấn/ha, tổng số 60 tấn, tập trung bón lót.
+ Phân đạm: 150 - 200 kg/ha, tổng số 600 kg, chia bón làm 3 đợt: sau trồng 25 - 30 ngày, khi cây có nụ và giai đoạn bắt đầu hình thành quả.
+ Phân Lân: 150 kg/ha, tổng số 700 kg, tập trung bón lót giai đoạn đầu
+ Phõn Kali: 80 - 100 kg/ha, tổng số 300 kg, chia bún làm 3 đợt như phân đạm
6. Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
* Giai đoạn từ khi trồng đến 180 ngày
Theo dõi phát triển của cây ở 03 khu vực đó chọn, mỗi khu vực chọn theo dõi ngẫu nhiên 10 cây bất kỳ để đánh giá chỉ tiêu, mỗi khu vực 360 m2. Kết quả theo dừi được thể hiện qua bảng sau:
+ Bảng theo dõi chiều cao cây trung bình qua các giai đoạn chính của cây (Đơn vị tính: cm)
Sau trồng
KV1 15 30 45 60 75 90 105 120 135 150 165 180
KV1 13.5 35.1 70.6 104.6 131.7 154.5 166.1 173.3 178.4 180.6 181.6 181.9
KV2 15.9 37.3 71.2 106.7 145.3 171 181.6 189.5 192.8 194.8 195.5 195.9
KV3 14.9 36.9 70.6 105.9 147.5 177.7 198.7 209.1 213.3 216 216.4 216.7
Qua bảng trên thấy được cây Hồng hoa sinh trưởng phát triển mạnh nhất từ sau trồng 45 ngày cho đến 90 ngày. Đây là giai đoạn cây tập trung dinh dưỡng phát triển chiều cao và bộ khung tán chuẩn bị cho được cây Hồng hoa sinh trưởng phát triển mạnh nhất từ sau trồng 45 ngày cho đến 90 ngày. Đây là giai đoạn cây tập trung dinh dưỡng phát triển chiều cao và bộ khung tán chuẩn bị cho thời kì hình thành hoa và đài quả cho nên chủ yếu tập trung bón phân hỗ trợ cây trong giai đoạn này. Sau giai đoạn này chiều cao cây tăng trưởng chậm lại. Cây Hồng hoa trồng tại Gôi (KV3) phát triển chiêu cao rất nhanh do tầng đất mùn tại khu vực này cao hơn so với các khu vực khác nên chiều cao trung bình của cây trên 2m lớn hơn khu vực khác rất nhiều.
thời kì hình thành hoa và đài quả cho nên chủ yếu tập trung bón phân hỗ trợ cây trong giai đoạn này. Sau giai đoạn này chiều cao cây tăng trưởng chậm lại. Cây Hồng hoa trồng tại Gôi (KV3) phát triển chiêu cao rất nhanh do tầng đất mùn tại khu vực này cao hơn so với các khu vực khác nên chiều cao trung bình của cây trên 2m lớn hơn khu vực khác rất nhiều.
Sau trồng
KV1 30 45 60 75 90 105
KV1 2.8 4.6 5.8 6.5 6.5 6.5
KV2 0.4 1.9 4.3 5.9 6.3 6.4
KV3 0.7 0.4 3.9 4.8 4.9 4.9
Theo dõi bảng trên ta thấy cây hình thành cành nhánh chủ yếu vào giai đoạn sau trồng 30 ngày. Số cành trung bình trên cây là 5 - 6 cành. Tại khu vực 1 và 2 cây đẻ nhánh mạnh hơn so với khu vực 3. Sau trồng 3 tháng cây không phát triển thêm cành, chỉ hình thành thêm một số cành cấp 2 hiệu quả thấp. Giai đoạn này chủ yếu bón phân đạm hỗ trợ yếu bón phân đạm hỗ trợ yếu bún phõn đạm hỗ trợ thành bộ khung tán tạo tiền đề cho giai đoạn sau. (ảnh KV2)
• Giai đoạn ra hoa
Qua theo dõi thời kỳ ra hoa, đậu quả và tiếp tục sinh trưởng của nhóm theo dõi được thể hiện qua biểu:
+ Bảng theo dõi thời gian ra hoa và số lượng trung bình đài hoa của cây.
Sau trồng
KV1 60 75 90 105 120 135 150 165 180
KV1 1 3.7 15 32.2 52.7 61 66.1 67.7 68.5
KV2 2.2 10.7 21.7 44.6 60.1 76.3 84.3 85.6 86.4
KV3 1 2.2 7.2 22.6 44.2 54.2 57.9 59.6 60.1
Theo dõi bảng ra hoa thấy rằng tại khu vực 2 số hoa ra nhiều nhất, tỉ lệ hình thành đài quả cao, trung bình một cây hình thành 86.4 đài quả. Sau đó đến khu vực 1 với trung bình 68.5 đài quả/cây. Khu vực 3 số đài quả trung bình trên cây ít nhất.
(ảnh: Sau trồng 120 ngày KV2)
Qua các bảng theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả của các nhóm theo dõi, chúng tôi sơ bộ đánh giá như sau :
- Tỉ lệ cây sống đạt 95%. Sau trồng 15 ngày tiến hành dặm cây chết.
- Khả năng thích ứng trên ba khu vực của cây Hồng hoa là rất tốt. Tuy nhiên tuỳ từng khu vực với độ màu mỡ của đất đai dẫn đến hiệu quả trồng khác nhau.
- Khả năng sinh trưởng: Qua bảng theo dõi sinh trưởng của cây tại 3 khu vực khác nhau ta thấy rằng cây Hồng hoa sinh trưởng rất tốt. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, bộ khung tán che phủ cao.
- Khả năng ra nhánh, phân cành trung bình. Do điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng nên số cành, nhánh còn khá ít.
- Khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả khá cao. Hầu hết cây Hồng hoa hình thành trung bình từ 60 đến 86 hoa/cây. Tỷ lệ hình thành hoa cao là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất thu hoạch.
- Tình hình sâu bệnh: Hiện tại cho đên nay qua quá trình theo dõi cho thấy hiện tại trên cây Hồng hoa bị ảnh hưởng chủ yếu của loài sâu xanh ăn lá. Loài sâu này ảnh hưởng chủ yếu vào giai đoạn hình thành thân lá (sau trồng 30 - 120 ngày). Sâu ăn lá non ảnh hưởng khá lớn đến khả năng quang hợp của cây ảnh hưởng đến sự tổng hợp dinh dưỡng của cây. Ngoài ra cây còn bị ảnh hưởng của rệp sáp vào giai đoạn hình thành đài quả. Rệp sinh sản trong đài quả làm giảm chất lượng đài quả.
II. Sản phẩm mô hình
Kết thúc thực hiện trồng thử nghiệm mô hình hồng hoa trên đất dốc thu được một số kết quả như sau:
- Diện tích trồng thử nghiệm Hồng hoa theo qui mô mô hình trồng thử nghiệm 3.5 ha với 20 hộ dân tham gia. Các hộ trồng Hồng hoa sau khi trồng thử nghiệm đã thu hoạch trung bình 300 - 350 kg/sào. Tổng sản phẩm mô hình thu được là 29430 kg.
- Giai đoạn thu hoạch: Nắm bắt tình hình cũng như nhu cầu của nông dân tham gia mô hình, khối lượng sản phẩm thu hoạch là rất lớn so với thị trường tiêu thụ của địa phương, đơn vị đã chủ động liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm thô của địa phương. Giá thu mua thoả thuận giữa 2 bên là doanh nghiệp và người nông dân là 10.000 đ/kg.
- Mô hình triển khai thành công đã mang lại thành công nhất định cho người nông dân. Người nông dân thấy được hiệu quả kinh tế to lớn từ cây hồng hoa do năng suất thu được từ cây Hồng hoa là rất cao so với các loại cây trồng khác.
- Từ thực tế sản xuất, người dân đã được hướng dẫn cách thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm. Một số sản phẩm đã được người dân sáng tạo thành các sản phẩm thô phục vụ đời sống hàng ngày cũng như tiêu dùng tại địa phương.
III. hiệu quả mô hình
1. Hiệu quả kinh tế

Hồng hoa là cây trồng đơn giản, đễ trồng, không kén đất, khả năng thích nghi tốt trên nhiều loại đất, không sử dụng đất của các loại cây trồng khác, năng suất cao.
Năng suất bình quân từ 300 - 350 kg/sào. Tổng sản phẩm của mô hình 29430 kg.
Giá thị trường thu mua 10.000 đ/kg.
2. Hiệu quả xã hội và môi trường
a. Hiệu quả xã hội
- Tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông dân nhàn rỗi.
- Công dụng, chức năng của Hồng hoa rất đa dạng cho nên sản phẩm thu hoạch từ mô hình được người tiêu dùng tin dùng sau khi sử dụng.
b. Hiệu quả môi trường
- Đất trồng Hồng hoa chủ yếu là các vùng đất đồi trọc bỏ hoang, rừng cây lâm nghiệp ngừng khai thác và các trồng xen trong vườn cây ăn quả không hiệu quả.
- Rễ cây hồng hoa là bộ rễ chùm có khả năng cải tạo các vùng đất cằn cỗi, khô cứng, tăng độ tơi xốp cũng như màu mỡ của đất.
- Hồng hoa ít chịu tác hại của các loại sâu bệnh hại cho nên người dân ít phải sử dụng các loại hoá chất, cho nên sản phẩm thu từ cây Hồng hoa là an toàn cho người sử dụng, các hoạt chất có trong đài hoa có hoạt tính sinh học cao có thể dùng làm thuốc đông y điều trị bệnh, ngăn ngừa một số bệnh hiểm nghèo.( Mô hình thành công cấp thành phố).
 


Chẳng hiều ý bạn là thế nào?

Bạn cải tạo đồi trọc, làm ra bậc thang, tưới nước,
bón mùn, để trồng cây, hay chăn nuôi? Công trình của
bạn để làm mẫu cho cả nước, cả thế giới học tập để
cải tạo đồi trọc? Hay bạn chì có thể trồng một loại
cây gọi là "hồng hoa?" Đó là thực tế bạn đã làm được,
và bạn đã trở thành một đại gia, hay đó chỉ là một đề
tài để bạn thi tốt nghiệp trường chuyên nghiệp?

Bạn viết dài, chi tiết quá, nhưng không hiểu tổng thể
là gì? Bạn có thể tóm tắt hộ trong một vài câu không?
 
Không hiểu gì ah. đây là cây trồng trên đất dốc, đồi núi trọc đem lại hiệu quả cho bà con nông dân. Đây là mô hình tôi đã làm và đã thành công và được Sở Khoa học Công nghệ TP công nhận. Bạn có làm đâu mà hiểu.
 
làm nông nghiệp bây giờ phải tính đầu ra mới làm chứ, không thì bán chẳng ai mua, ăn cũng chẳng được.
 
cHUYỆN TRỒNG CÂY TRÊN ĐẤT DỐC THÌ ĐÃ CÓ BÀI KINH ĐIỂN , THƯỜNG ĐƯỢC GIẢNG RẤT NHIỀU TRÊN GIẨNG ĐƯỜNG RỒI , TẤT NHIÊN CHI PHÍ CẢI TẠO LÀ TỐN KÉM , PHẢI CÂN ĐỐI XEM ĐẦU VÀO VÀ ĐÀU RA XEM NÓ RA RĂNG
 


Back
Top