Giáo Trình Mô đun Kỹ thuật trồng nấm Linh Chi

  • Thread starter Trương Tất Thành
  • Ngày gửi
KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Linh chi là một loại nấm dược liệu. Cách đây hàng ngàn năm, Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận Linh Chi như một loại thần dược. Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng cụ thể của nấm Linh Chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn sau:

- Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)

- Bảo can (bảo vệ gan)

- Cường tâm (thêm sức cho tim)

- Kiện vị ( củng cố dạ dày và hệ tiêu hóa)

- Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)

- Giải độc ( giải tỏa trạng thái nhiễm độc)

- Giải cảm ( giải tỏa trạng thái dị cảm)

- Trường sinh (sống lâu, tăng tuổi thọ)

Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi, người ta thấy nấm Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:

- Đối với bệnh về hệ tim mạch: Nấm Linh Chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi làm giảm huyết áp, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hóa dinh dưỡng. Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotcin tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải tỏa cơn đau thắt tim.

- Đối với các bệnh về hô hấp: Nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn

- Ngoài ra nấm Linh Chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bệnh đái tháo đường, phòng chống ung thư, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát sinh. Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch

II. ĐẶC TÍNH SINH HỌC:

1. HÌNH THÁI:

Nấm Linh Chi gồm 2 phần: mũ nấm và cuống nấm. Mũ nấm hình thận , cuống nấm có thể dài hoặc ngắn, mọc lệch sang một bên. Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần lên có hình quạt.

Trên mặt mũ nấm có vân gạch đồng tâm. Màu sắc Linh Chi thay đổi từ nhỏ đến lớn dần, đầu tiên là màu trắng, đến vàng chanh, vàng nghệ, vàng cam, đỏ nâu, nâu cánh gián nhẵn bóng như láng vécni. Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến nấm.



H%c3%acnh0680.jpg


2. NHIỆT ĐỘ THÍCH HỢP:

- Giai đoạn nuôi sợi : 20°C - 30°C

- Giai đoạn quả thể : 22°C - 28°C

3. ĐỘ ẨM:

- Độ ẩm cơ chất : 60% - 65%

- Độ ẩm không khí : 80% - 95%

4. ĐỘ THÔNG THOÁNG:

Trong suốt quá trình nuôi trồng nấm linh chi ( nuôi sợi và phát triển qủa thể) đều cần độ thông thoáng tốt.

5. ÁNH SÁNG:

- Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng'

-Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được) . Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.

6. ĐỘ pH:

Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu (pH từ 5,5 đến 7)

7. DINH DƯỠNG:

Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulôza

III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM LINH CHI:

1. NGUYÊN LIỆU:

Linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố, không ẩm mốc. Ngoài ra còn có thể trồng Linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuộc họ thân thảo.

2. XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU:

- Tạo ẩm mùn cưa bằng nước sạch hòa vôi theo tỷ lệ 1%, ủ thành đống, đậy đống ủ bằng bạt nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở các tế bào gỗ.

- Sau 2 - 3 ngày, kiểm tra độ ẩm đạt 65% (kiểm tra bằng phương pháp cảm quan), đảo đống ủ, ủ lại 2 - 3 ngày.

DSCF2294.JPG


Ủ nguyên liệu

3. ĐÓNG TÚI:

- Mùn cưa đã tạo ẩm được phối trộn thêm 10% cám bắp, 10% cám gạo, 0,5% bột nhẹ trộn nhiều lần thật đều

- Cho hỗn hợp trên vào túi 25 x 35, trọng lượng mỗi túi đạt 1,2 - 1,4 kg

- Luồn cổ nút vào miệng túi, buộc dây su, cho nút bông vào, đậy nắp lại, đưa vào nồi hấp.

H%c3%acnh0868.jpg


Đóng bịch

H%c3%acnh0871.jpg


Luồn cổ nút vào bịch

H%c3%acnh0874.jpg


Cho nút bông vào cổ nút

H%c3%acnh0877.jpg


Đậy nắp, đem đi hấp

4. THANH TRÙNG:

- Phương pháp 1: Hấp cách thủy ở nhiệt độ 100ºC, thời gian kéo dài 12 - 15 giờ sôi.

Tùy theo quy mô sản xuất, ta có thể hấp bịch trong thùng phi hoặc ở lò hấp, với số lượng 60 bịch / thùng phi, 700 - 1500 bịch / lò hấp.

Có thể sử dụng các loại chất đốt như củi, trấu, than tổ ong để đun nước hấp bịch nhưng dùng than tổ ong để hấp bịch là tốt nhất vì nhiệt độ ổn định.

Thời gian hấp ở thùng phi kéo dài trên 12 tiếng đồng hồ kể từ khi nước sôi. (3 lần than tổ ong)

Thời gian hấp ở lò hấp kéo dài trên 36 tiếng đồng hồ kể từ khi nước sôi.

- Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119 - 126ºC (áp suất đạt 1,2 - 1,5 At) trong thời gian 90 đến 120 phút.

H%c3%acnh0336.jpg


Hấp bịch bằng thùng phi

DSCF0050.JPG


Hấp bịch bằng lò hấp

5. CẤY GIỐNG:
Bước chuẩn bị:

- Giống: Giống Linh chi có 2 loại: trên hạt thóc và trên que sắn.

Cần chọn giống đúng độ tuổi, không nhiễm: mốc, vi khuẩn, nấm dại.

- Phòng cấy: sạch sẽ, được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh.

- Dụng cụ cấy giống: que cấy, đèn cồn, panh kẹp, kéo, cồn sát trùng, bông sạch, box cấy (tủ cấy)

- Nguyên liệu đã được thanh trùng để nguội.

DSCF2503(1).JPG


Tủ cấy

DSCF2505(1).JPG


Các dụng cụ cấy giống: Que cấy, kéo, panh kẹp, đèn cồn, bật lửa.

Cách cấy:

- Dùng bông thấm cồn lau box cấy.

- Lau tay thật kỹ từ khuỷu tay đến bàn tay, kẽ tay bằng bông cồn.

- Các dụng cụ cấy (que cấy, panh kẹp, kéo) được lau bằng bông thấm cồn.

- Đốt đèn cồn trong box cấy.

- Lau chai giống, túi nguyên liệu cho vào tủ cấy.

- Mở nút chai giống phía trước ngọn lửa cồn.

- Mở nút bông ở túi nguyên liệu ra, (nút bông được kẹp trên tay)

- Dùng que cấy hơ qua ngọn lửa cồn rồi khều giống cho vào túi nguyên liệu

- Lắc cho giống đều trên bề mặt túi nguyên liệu

- Hơ nút bông qua ngọn lửa cồn rồi đậy vào cổ nút

- Đưa túi nguyên liệu đã cấy giống ra khỏi box cấy và dùng giấy mỏng buộc lên trên cổ nút

DSCF2518.JPG


Thấm bông cồn, lau tay và các dụng cụ cho vào tủ cấy

DSCF2520.JPG


Đốt đèn cồn

DSCF2522.JPG


Cấy giống

DSCF2523.JPG


Lắc cho giống đều trên bề mặt, hơ nút bông, đậy vào cổ nút

H%c3%acnh0741.jpg


Đưa bịch phôi ra khỏi box cấy và dùng giấy mỏng buộc lên trên cổ nút

Như vậy ta đã hoàn thành xong một bịch phôi nấm linh chi, tiếp tục cấy các bịch nguyên liệu còn lại theo từng bước thao tác trên.
6. Ươm sợi:

a. Chuẩn bị khu vực ươm:

Nhà ươm sợi phải đảm bảo các yêu cầu:

- Sạch sẽ, thông thoáng

- Ánh sáng trong phòng đủ để đọc sách

- Độ ẩm từ 75% đến 85%

- Nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C

b. Ươm bịch:

- Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm, đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành từng luống. Giữa các giàn, luống có lối đi để kiểm tra.

- Trong thời gian ươm không được tưới nước trực tiếp vào bịch nấm. Hạn chế việc vận chuyển.

- Trong quá trình sợi nấm phát triển cần quan sát kỹ, nếu thấy có túi bị nhiễm phải loại bỏ ra khỏi khu vực ươm, tránh lây nhiễm.

- Khoảng 20 - 25 ngày, sợi tơ nấm mọc được 1/3 - 1/2 bịch nấm, bắt đầu có sự hình thành quả thể ở miệng cổ nút.

H%200178.jpg


Bịch linh chi bắt đầu ra quả thể

7. Chăm sóc, thu hái:

- Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, có mái chống nắng, mưa và chủ động được các điều kiện sinh thái như:

+ Nhiệt độ thích hợp thích hợp cho nấm mọc,. dao động từ 22º C - 28º C
+ Độ ẩm không khí đạt 80 - 90%
+ Ánh sáng khuyếch tán và chiếu đều từ mọi phía (mức độ đọc sách được)
+ Tránh gió lùa trực tiếp vào phòng nuôi trồng, độ thông thoáng vừa phải
- Xếp các bịch nấm trên giàn giá hoặc treo túi trên dây, (bịch nấm nằm ngang)

- Tưới phun sương nhẹ nhàng vào túi nấm mỗi ngày từ 3 - 5 lần (tùy theo điều kiện thời tiết). Duy trì sự chăm sóc như trên cho đến khi mặt trên của quả thể nấm có một màu nâu đồng nhất (không còn màu trắng, vàng) nữa thì thu hái.

- Thu hái:

+ Dùng dao thật sắc, cắt cuống nấm sát bề mặt cổ nút

+ Quả thể nấm sau khi thu hái được phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ từ 40º - 45ºC (sấy ở nhiệt độ trên 45ºC sẽ làm mất tính chất dược liệu của nấm)

+ Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2, 3.

- Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng thật kỹ bằng foocmon nồng độ 0,5 - 1%

DSCF0951.JPG


Sự phát triển của quả thể nấm linh chi



H%200676.jpg


Nấm linh chi gần đến tuổi thu hoạch

H%200663.jpg


Chuyển nấm đi phơi

CÁCH DÙNG NẤM LINH CHI

1. Sắc nước uống: Lấy khoảng 10-20g nấm Linh chi đã thái lát cho 1 lần sắc, đổ 3 bát nước đun sôi cô đặc để lấy 1 bát, làm 3 lần như vậy; sau đó đổ trộn lẫn với nhau để uống

2. Uống dạng trà: Cho 5-10g nấm Linh chi thái lát hoặc đã nghiền nát vào 200ml nước sôi hãm lại, sau 10 phút rồi uống; có thể pha nhiều lần, khi nào thấy nước hết đắng thì thôi

3. Ngâm rượu: Thái 1 lạng nấm Linh chi thành từng miếng mỏng, ngâm trong 2,5 lít rượu mạnh (40-450) sau 20 ngày có thể sử dụng. Ta cũng có thể để nguyên cánh nấm ngâm trong bình rượu cho đẹp, thời gian ngâm rượu linh chi nguyên cánh phải kéo dài hơn khi chúng ta dùng linh chi thái lát để ngâm, sau khi ngâm 30 ngày có thể sử dụng.
 


Cái này cực hay nhỉ - Đọc vui ghê ! Giờ mình mới biết giáo trình Mô dun là nó như vầy !
 
anh cho em hỏi là nơi nào dạy trồng nấm linh chi ah.
Bạn có thể liên hệ: Hợp tác xã sản xuất giống và dịch vụ nuôi trồng nấm An Hải Đông
Địa chỉ: Lô 47-48 đường Thích Thiện Chiểu, khu tái định cư Suối Đá, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0511 2249917 - Email: vuthimui0306@gmail.com
 
Có thể sử dụng các loại chất đốt như củi, trấu, than tổ ong để đun nước hấp bịch nhưng dùng than tổ ong để hấp bịch là tốt nhất vì nhiệt độ ổn định.

Thời gian hấp ở thùng phi kéo dài trên 12 tiếng đồng hồ kể từ khi nước sôi. (3 lần than tổ ong)

Thời gian hấp ở lò hấp kéo dài trên 36 tiếng đồng hồ kể từ khi nước sôi.
Hi bác Trương Tất Thành!
Em cũng đang trồng nấm, em cũng làm số lượng nhỏ thôi nên cũng hấp = thùng phuy.Bữa h em đun = củi , thấy cực quá nên tính chuyển sang xài than tổ ong cho tiện, but còn 1 số băn khoan , lo lắng em nêu ra đây nhờ bác cho ý kiến .Tại vì lý thuyết là 1 chuyện mà zô thực tế đôi khi nó có nhiều trục trặc. Hì...
Thứ 1 : Bác có nói là " dùng than tổ ong để hấp bịch là tốt nhất vì nhiệt độ ổn định" , bác có thề cho em biết nhiệt độ ổn định là bao nhiêu ko ? 12h liên tục vẫn giử đc nhiệt độ đó hả?
Thứ 2 :Em được biết than đá khi cháy sản sinh ra các khí như : carbon dioxide, nito oxit....gây ảnh hưởng hệ hô hấp, cái này thì em cũng ko wan tâm lắm, vì đày là giải pháp tạm thời thôi, cái em wan tâm là nó có ảnh hưởng gì đến môi trường trồng nấm ko?
Thứ 3 : Là cái mà em lo lắng nhất, lúc trước nhà em có buôn bán đồ ăn sáng nên cũng xài than tổ ong, đc 1 time do nấu nhiều nên cái nồi nó bị lủng lỗ, mà cái nồi này của nhà em là của Mỹ hồi xưa, bà nội em nấu củi mười mấy năm ko sao, wa mẹ em nấu than đá vài năm là tiêu luôn. Còn cái thùng phuy em thấy nó mỏng manh wa bác. Nấu than đá mà công ko đáng tội thi em chết mất.
Hy vọng quá trinh nấu của bác ntn giúp đỡ em ít thông tin. Cám ơn bác nhiều!
 
Hi bác Trương Tất Thành!
Em cũng đang trồng nấm, em cũng làm số lượng nhỏ thôi nên cũng hấp = thùng phuy.Bữa h em đun = củi , thấy cực quá nên tính chuyển sang xài than tổ ong cho tiện, but còn 1 số băn khoan , lo lắng em nêu ra đây nhờ bác cho ý kiến .Tại vì lý thuyết là 1 chuyện mà zô thực tế đôi khi nó có nhiều trục trặc. Hì...
Thứ 1 : Bác có nói là " dùng than tổ ong để hấp bịch là tốt nhất vì nhiệt độ ổn định" , bác có thề cho em biết nhiệt độ ổn định là bao nhiêu ko ? 12h liên tục vẫn giử đc nhiệt độ đó hả?
Thứ 2 :Em được biết than đá khi cháy sản sinh ra các khí như : carbon dioxide, nito oxit....gây ảnh hưởng hệ hô hấp, cái này thì em cũng ko wan tâm lắm, vì đày là giải pháp tạm thời thôi, cái em wan tâm là nó có ảnh hưởng gì đến môi trường trồng nấm ko?
Thứ 3 : Là cái mà em lo lắng nhất, lúc trước nhà em có buôn bán đồ ăn sáng nên cũng xài than tổ ong, đc 1 time do nấu nhiều nên cái nồi nó bị lủng lỗ, mà cái nồi này của nhà em là của Mỹ hồi xưa, bà nội em nấu củi mười mấy năm ko sao, wa mẹ em nấu than đá vài năm là tiêu luôn. Còn cái thùng phuy em thấy nó mỏng manh wa bác. Nấu than đá mà công ko đáng tội thi em chết mất.
Hy vọng quá trinh nấu của bác ntn giúp đỡ em ít thông tin. Cám ơn bác nhiều!
Thứ 1 : Dùng than tổ ong để hấp bịch là tốt nhất vì nhiệt độ ổn định là vì nó không thay đổ nhiệt độ trong quá trình hấp chứ mình chưa nhắc tới nhiệt độ bao nhiêu. Thông Thường nhiệt độ than tổ ong bị đun nóng tới 700-800 độ C khi nào cháy hết thì thay 12h liên tục vẫn mình thấy vẫn ổn định hơn loại than khác.
Thứ 2 : Khi hấp tốt nhất là không để quá gầm khu vực trồng nhà nuôi nấm còn môi trường trồng nấm không ảnh hưởng gì cả.
Thứ 3: Khi ở nhiệt độ cao thì các loại sắt thép dễ bị Oxi hóa hơn. Thùng phi được làm từ sắt nên dùng một thời gian thì cũng bị thủng thôi (Kể cả bạn dun bằng than củi). Khi đó thì thay thùng phi khác thôi.
 



Back
Top