Gợi ý giới thiệu Mô Hình Chiến Lược "Mô Hình Nuôi 4 Loài Thủy Sản Kinh Tế " (Ốc Đắng, Tép, Cá, Cua)"
Nguồn tư liệu của anh Bùi Quang Võ ở Hợp Tác Xã Tâm Phú Đức, phường 9 thành phố Vĩnh Long đã đúc kết qua những chuyến đi tham quan thực tế về một số mô hình nuôi thủy sản của nông dân ở Miền Nam Thái Lan rất phù hợp với Việt Nam.
Tên tiếng Anh:
Strategic Model for Four Aquatic Treasures
Slogan:
"Biến Quà Tặng Thiên Nhiên Thành Thịnh Vượng Bền Vững"(Transforming Nature’s Gifts into Sustainable Prosperity)
Giới thiệu mô hình
Mô hình chiến lược "Nuôi 4 Loài Thủy sản Kinh tế" là giải pháp bền vững và dễ áp dụng tại các vùng nông thôn hoặc khu vực thiếu tài nguyên. Các loài ốc, tép, cá, và cua trong mô hình đều dễ sinh sản tự nhiên, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và phù hợp với điều kiện của các địa phương khó khăn.Vài câu vè nghe cho vui nhà.
+ Anh nuôi ốc bươu đen em chen thêm con ốc Đắng, Ốc con tuy nhỏ mà lại được Thắng khen về đường lợi lộc.+ Anh tạm bỏ tôm càng xanh, anh đành ôm con tép nhỏ.. cho nó nhàng, Tép rong lan tỏa, cho thỏa tiền vô là anh sẽ tô lại con Tôm càng với em.
+ Anh ơi. Anh Nuôi cá khác làm chi, sao mình không đi nuôi con Rô phi cho nó hợp. Cá khỏe không lo, nhưng tiền to luôn vào túi...
+ Nuôi cua đồng dễ thôi, không lo chi thức ăn. Cua đồng dễ nuôi, khi lôi thôi cua cũng lớn. Cua lớn nhưng tiền vẫn vô nhanh - phú quý đến cũng thật là nhanh.
Mục tiêu chính của mô hình:
Chi phí đầu tư thấp, chỉ cần 5 triệu - 7 triệu để mua 1 - 2 bể bạt HDPE giá 1 triệu với khổ 3x4×1m = 12 m2 là đủ cung cấp cho đạm và rau xanh tạm đủ cho 2 - 3 nhân khẩu
- Lắp 2 bể bạt HDPE với chi phí trung bình 2 triệu là được 24 m2 bể, là có thể cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm sẵn có từ nguồn thức ăn tự nhiên, tiết kiệm chi phí thức ăn, đủ cung cấp cho đạm và rau xanh cho 3 - 4 nhân khẩu. Đầu tư từ 12 triệu đến 15 triệu là đủ cung cấp thức ăn quanh năm cho 3 - 5 nhân khẩu. Mô hình lớn hơn là dành cho sản xuất làm kinh tế cho khu vực hoặc cụm nhóm tập thể nhiều hộ.
- Tự cung cấp đủ đạm và tạo thu nhập ổn định cho nông dân từ các sản phẩm có giá trị kinh tế từ sản phẩm dư ra để cung cấp cho thị trường. Khuyến khích nuôi cá để phơi khô đối với nơi xa vùng dân cư để tiện bảo quản và mang ra chợ. Riêng tép nên có máy sục khí sục Ôxy để cung tép sống có giá trên 100.000 Đ/kg
- Phục hồi và bảo vệ môi trường nước ngọt tự nhiên đối với những khu vực đồi núi có Suối nước có phổ biến nhiều trâu bò, dê, cừu sẽ thải phân ra môi trường và sẽ dễ dàng làm ô nhiễm nguồn nước Suối. Khi phân bò được thu mua với giá cao phù hợp thì sẽ cải thiện đời sống kinh tế và khuyến khích người dân thu gom triệt để hơn. Chủ trương đổi phân bò lấy thực phẩm. Đây là chiến lược góp phần bảo vệ môi trường bền vững kết hợp được 2 lợi ích giữa cộng đồng và bộ phận dân cư người dân tộc thiểu số.
Lợi ích của mô hình.
1. Khả năng sinh sản tự nhiên cao:- Các loài ốc như ốc Đắng, ốc Vặn, ốc Quắn, ốc Rạ, Vẹm và Hến đều sinh sản tự nhiên cho nhiều cá thể đời sau rất cao về số lượng sinh sản rất dễ dàng, nhưng lại không cần can thiệp kỹ thuật nhân tạo, giảm phụ thuộc vào con giống từ xa.
- Cá Rô Phi và Cá Rô Đồng và các loài cá nước ngọt phổ biến như cá trê, cá mè, cá lóc cũng dễ nuôi và sinh sản tốt.
- Cua Đồng lớn nhanh, sinh khối đạt yêu cầu, cung cấp lượng đạm lớn cho gia đình và chăn nuôi gia cầm, gia súc.
- Sử dụng phân gia súc như phân trâu bò, dê, cừu, cây cỏ tạp, rơm khô, phân xanh để ủ phân hoai hữu cơ để bón vào nước làm chất dinh dưỡng nuôi Tảo vi sinh vật và tạo thức ăn tự nhiên cho thủy sản.
- Tận dụng mặt nước và ánh sáng để trồng nuôi Rau Muống, Bèo Cám để làm thức ăn cho cá. Bèo có thể nuôi Ruồi Lính Đen để thu hoạch Nhộng làm thức ăn chăn nuôi.
- Kết hợp nuôi trùn quế và ruồi lính đen để làm thức ăn bổ sung giàu đạm.
- Tận dụng hồ thủy điện, hồ nhân tạo, sông suối tự nhiên làm khu vực nuôi thả.
- Mô hình phù hợp với nhiều vùng địa lý, từ miền núi ở miền Trung như Ninh Thuận, ở đồng bằng Cửu Long như An Giang. Nói chung là từ đồng bằng đến các vùng ven biển nước ngọt có nuôi nhiều trâu bò và có nhiều cỏ tạp.
- Dễ dàng nhân rộng, đặc biệt tại các khu vực nghèo khó thiếu đạm động vật và thu có thu nhập thấp.
Các 4 loài thủy sản trong mô hình.
1. Ốc:- Ốc Đắng, Ốc Vặn, Ốc Quắn, Ốc Rạ: Sinh trưởng nhanh, dễ đẻ con, thích nghi, tạo giá trị kinh tế cao. Ngoài ra có thể nuôi thêm con Ốc Núi cho nơi đồi núi có nhiều cây xanh hốc đá, nhiều lá cây khô nhưng khan hiếm nước. Ngoài Ninh Thuận ra là có thể áp dụng ở nơi khác như ở Núi Bà Đen ở Tây Ninh, các Núi Sam, Núi Cấm ở Tịnh Biên và núi ở Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Vẹm, Hến: Có thể nuôi kèm để tăng đa dạng sản phẩm và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
- Các loài tép đồng dễ sinh sản tự nhiên, cung cấp thực phẩm tươi sạch và làm thức ăn bổ sung cho gia cầm, gia súc. Tép yêu cầu nước ngọt sạch.
- Các giống cá rô phi: Thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh, dễ tiêu thụ.
- Một số loài cá nước ngọt khác phù hợp từng địa phương như cá mè, cá lóc, cá trê.
- Cua đồng: Nhanh lớn, giàu dinh dưỡng, dễ bán và làm thức ăn bổ sung chăn nuôi. Ngoài ra Ngoài ra có thể nuôi thêm con Cua Núi cho nơi đồi núi có nhiều cây xanh hốc đá, nhiều lá cây khô nhưng khan hiếm nước như Núi Bà Đen ở Tây Ninh, các đồi khu Núi Sam, Núi Cấm ở Tịnh Biên và núi ở Tri Tôn tỉnh An Giang.
Mặt nước nuôi và vùng tiềm năng.
1. Hồ nước có màu xanh:- Hồ thủy điện: Hồ Tà Đùng, Hồ Thác Bà...
- Hồ nhân tạo: Hồ Núi Cốc, Hồ Dầu Tiếng...
- Những ao hồ nước ngọt chưa khai thác hoặc khai thác không hiệu quả.
- Sông La Ngà, sông Đồng Nai, sông Bé...
- Tận dụng các vùng nước tự nhiên hoặc các khu vực đào ao nuôi.
Kỹ thuật nuôi và chế biến
1. Nguồn thức ăn:- Sử dụng cỏ khô, phân xanh, rơm mục để ủ vi sinh tạo dinh dưỡng cho tảo và thủy sản.
- Kết hợp nuôi trùn quế, ruồi lính đen để làm thức ăn bổ sung.
- Hướng dẫn nông dân cách sản xuất chế biến các món đơn giản phù hợp với khẩu vị địa phương từ ốc, tép, cá, cua.
- Sản xuất bột xay từ cua, ốc để làm thức ăn chăn nuôi gia cầm và gia súc (chim cút, gà, heo).
Tiềm năng phát triển kinh tế
1. Cung cấp đạm tự nhiên:- Giúp giải quyết bài toán thiếu đạm ở các vùng nông thôn, đặc biệt là nơi khan hiếm thực phẩm động vật.
- Tạo nguồn thu nhập ổn định từ việc bán thủy sản tươi hoặc sản phẩm chế biến.
- Góp phần bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên.
- Là bàn đạp kinh tế giúp các địa phương nghèo vươn lên phát triển bền vững.
Slogan và tài liệu hướng dẫn
Tên gọi chính thức:Mô Hình Chiến Lược: Nuôi 4 Loài Thủy Sản Kinh Tế (Ốc Đắng, Tép, Cá, Cua)Tên tiếng Anh:Strategic Model for Four Aquatic Treasures
Slogan:"Biến Quà Tặng Thiên Nhiên Thành Thịnh Vượng Bền Vững"
(Transforming Nature’s Gifts into Sustainable Prosperity)
Mô Hình Chiến Lược Nuôi "Bốn Con" Thủy Sản Nước Ngọt.
(Ốc Đắng, Tép, Cá, Cua - Giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế nông hộ)Giới thiệu tổng quan
Mô hình nuôi thủy sản nước ngọt với tên gọi “Bốn Con” là một chiến lược kinh tế thông minh, ít vốn đầu tư và tận dụng tối đa nguồn tài nguyên tự nhiên như rong tảo, vi sinh vật phù du trong nước màu xanh. Phương pháp này không chỉ giảm chi phí thức ăn công nghiệp mà còn tạo ra một hệ sinh thái bền vững, giúp nông dân có thể dễ dàng triển khai với nguồn lực hạn chế.Lợi ích nổi bật:
- Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên: rong, tảo và phù du.
- Không cần con giống từ xa nhờ các loài thủy sản dễ sinh sản tự nhiên.
- Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các vùng nông thôn thiếu vốn.
- Môi trường chăn nuôi tự nhiên tạo ra thực phẩm sạch, an toàn.
Các loài thủy sản chiến lược.
1. Ốc: (nên Tạo Giá Thể cho Ốc Đeo Bám) Ốc Đắng, Ốc Vặn, Ốc Quắn, Ốc Rạ.có thói quen bò lên giá thể để kiếm ăn
- Đặc điểm: Sinh sản nhanh, ăn rong tảo tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao.
- Ứng dụng: Làm thực phẩm cho người và xay nhuyễn làm thức ăn gia súc, gia cầm.
Tép giống là tép nhỏ được thu hoạch từ ruộng đồng để thả dưới ruộng mà nuôi dưỡng tiếp để thành tép Thương Phẩm như hình phía dưới.
Tép được nuôi vỗ béo để thành tép Thương Phẩm có giá trị cao.
- Phù hợp với môi trường ao, hồ tự nhiên.
- Sinh sản tự nhiên quanh năm, ít cần chăm sóc.
- Thu hoạch hoặc mua tép non, tép nhỏ từ ao ruộng về nuôi tiếp từ 2 - 4 tháng là bắt đầu tuyển tép lớn ra.
- Loài phổ biến: Cá rô phi, cá chép, cá mè, cá trôi, cá tra.
- Đặc điểm: Thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh, dễ nuôi ở nước màu xanh.
- Loài chính: Cua đồng.
- Lợi thế: Lớn nhanh, giá trị kinh tế cao, nguồn cung cấp đạm phong phú.
Ý nghĩa của nước màu xanh trong mô hình.
Nước màu xanh là đặc điểm nổi bật của mô hình, tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thủy sản.Nguồn gốc màu xanh của nước:
- Phát sinh từ sự phát triển của tảo lục, vi sinh vật phù du tự nhiên khi môi trường nước giàu dinh dưỡng.
- Các chất dinh dưỡng trong nước được cung cấp từ việc ủ rơm, bã mía, cám gạo với men vi sinh EM.
1. Tạo thức ăn tự nhiên: Nước có màu xanh là do có nhiều Rong, Tảo và vi sinh vật là nguồn thức ăn dồi dào và dễ tiêu hóa cho thủy sản, giúp không tốn hoặc giảm chi phí thức ăn công nghiệp.
2. Cân bằng hệ sinh thái: Tảo xanh hấp thụ khí CO₂, cung cấp oxy và ổn định chất lượng nước.
Nuôi trồng Bèo Tấm có lưới phía dưới để không bị cá ăn. Vừa cản bớt nắng gió để giảm thất thoát nước. khi cho cá ăn chỗ khác thì sẽ vớt Bèo Tấm ra ngoài.
Trồng Bèo Tai Tượng, Rau Mát. Rau Muống để tiêu thụ chất thải trong bể nuôi. Rau muống nhiều cũng có thể bán bớt hoặc trộn với cám, nhộng rồi lính đen để làm cám viên nuôi cá trê cá trám. Rau muống nhiều băm nhỏ nuôi nhiều loại cá khác.
3. Tăng hiệu quả kinh tế: Năng suất thủy sản tăng nhờ tận dụng nguồn dinh dưỡng tự nhiên.
4. Kỹ thuật tạo nước màu xanh.
Để tạo nước màu xanh hiệu quả, cần thực hiện các bước sau:
Nguyên liệu:
Rơm khô, bã mía, cám gạo, men vi sinh EM.
Quy trình:
1. Chuẩn bị nguyên liệu: Rơm khô, bã mía được cắt nhỏ và phơi khô.
2. Ủ nguyên liệu:
Trộn rơm, bã mía và cám gạo theo tỷ lệ 5:3:2.
Thêm nước sạch và men vi sinh EM, đảm bảo độ ẩm khoảng 60-70%.
Ủ trong hố kín hoặc thùng chứa trong 7-10 ngày.
3. Bón nguyên liệu đã ủ vào ao nuôi:
Trải đều hỗn hợp đã ủ xuống đáy ao hoặc rải quanh mép nước.
Sau 3-5 ngày, nước ao sẽ chuyển sang màu xanh do sự phát triển của tảo lục và phù du vi sinh.
5. Thiết kế mô hình ao nuôi.
1. Kích thước ao:Diện tích nhỏ nhất là 20 m² bằng Bể Bạt cho những nơi ít nước. Khuyến khích nên có từ 50m² đến 100m². Phù hợp nơi thuận nguồn nước và tập trung nhân khẩu khoảng 10 người là nên xây dựng bể từ 500-1.000 m², độ sâu nước từ 1,2-1,5 m.
2. Chất lượng nước:
Nước sạch, không ô nhiễm, có dòng chảy nhẹ.
Ưu tiên nước từ hồ thủy điện, hồ nhân tạo (hồ Tà Đùng, hồ Núi Cốc), hoặc sông La Ngà.
3. Bố trí khu vực nuôi:
Xây ao nhỏ dành riêng cho ốc và tép, ao lớn hơn cho cá và cua. Hoặc trong bể nuôi Tép Cua là có thể nuôi cá trong Vèo nhỏ.
4. Hệ thống Oxy hóa nước:
Sử dụng quạt nước hoặc máy sục khí nếu cần thiết để duy trì đủ oxy trong nước.
6. Lợi ích kinh tế và xã hội.
Giảm chi phí: Tận dụng được thức ăn tự nhiên sẽ giúp giảm đến 70% chi phí thức ăn công nghiệp.
Tăng thu nhập: Năng suất cao và đầu ra ổn định cho thị trường địa phương.
Phát triển bền vững: Sử dụng tài nguyên tái tạo và tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm nông nghiệp.
Cải thiện dinh dưỡng: Cung cấp thực phẩm giàu đạm, sạch và an toàn cho khu vực dân cư người Dân tộc thiểu số sống thưa thớt trên đồi núi ở đất liền và hải đảo.
7. Kết luận.
Mô hình chiến lược "Nuôi Bốn Loài Thủy sản Nước ngọt" là một giải pháp bền vững và hiệu quả. Chỉ cần đầu tư từ 10 triệu đến 15 triệu là có thể đảm bảo thức ăn quanh năm cho 3 - 4 nhân khẩu. Dự án mang lại lợi ích lớn tuy đầu tư nhỏ, lợi cả về kinh tế lẫn môi trường và cả tính nhân văn.
Chỉ cần với sự hỗ trợ từ kỹ thuật cơ bản và chi phí thấp, mô hình này phù hợp để nhân rộng ở các khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng thiếu thức ăn đạm.
Đặc biệt là quan tâm đến các đồng bào Dân tộc người thiểu số ở vùng xa vùng sâu vắng vẻ bị hạn chế giao thông.
Tận dụng nguồn nước sông suối để tích trữ trong những hồ bể nhân tạo để giúp người dân tự nuôi được những con ốc, con tép, con cá để làm thực phẩm.
Giúp người dân lắp đặt Hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời để bơm nước nuôi cá.
Cá dư làm khô ăn dần hoặc bán ra để mua các nhu yếu phẩm khác
Chúc bà con mình thành công với gợi ý mô hình chiến lược kinh tế này
Phiên bản 2 :
Mô hình nuôi 4 loài thủy sản của ông Bùi Quang Võ ở Vĩnh Long.
1. Tổng quan:Mô hình "Nuôi Bốn Con" bao gồm ốc, tép, cá, cua, là chiến lược nuôi trồng thủy sản nước ngọt với mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và giúp nông dân thoát nghèo. Mô hình này tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp và tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Cách thức vận hành mô hình:
A. Lựa chọn và nuôi từng loài thủy sản:
Ốc (ốc Đắng và ốc Rạ):Ốc Đắng: Phù hợp với môi trường nước ngọt tự nhiên, dễ sinh trưởng.
Ốc Rạ: Giống lai phát triển nhanh hơn, kích thước lớn hơn, học từ mô hình Trung Quốc và Đài Loan.
Thức ăn: Tận dụng rau, cỏ mục, rơm rạ, lá khô, lục bình.
Điều kiện nuôi: Tạo dòng chảy và mưa nhân tạo để cung cấp oxy, giúp ốc sinh sản quanh năm.
Tép:
Môi trường nuôi: Thích hợp ở vùng nước ngọt có độ oxy cao, sạch.
Thức ăn: Vi sinh tự nhiên được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng từ phù sa nhân tạo chủ yếu có được từ chất hữu cơ như nhánh cây khô, lá cỏ mục.
Kỹ thuật: Tạo canxi cho vỏ con Ốc và Tép bằng cách sục khí để bổ sung CO2 làm chất thành Can xi cung cấp cho ốc tép.
Cá:
Loài cá chủ đạo: Cá rô phi, cá lóc, cá trê, hoặc cá mè trắng.
Thức ăn: Sử dụng thức ăn tự nhiên như tảo vi sinh, cỏ mục, phế phẩm nông nghiệp.
Môi trường: Duy trì dòng chảy nhẹ để kích thích cá vận động và phát triển cơ bắp.
Cua:
Môi trường nuôi: Ao nhỏ hoặc bể bạc có độ sâu vừa phải.
Thức ăn: Cua tự kiếm ăn từ nguồn vi sinh, kết hợp bổ sung cỏ khô hoặc lục bình.
Kỹ thuật: Thay nước định kỳ, tạo môi trường tự nhiên để tăng khả năng sinh trưởng. Môi trường nước cạn để dễ quan sát quản lý kiểm soát. Không phù hợp mực nước sâu vì khó kiểm soát được việc ăn lẫn nhau.
B. Nguồn thức ăn tự nhiên và phù sa nhân tạo:
1. Nguồn thức ăn:Sử dụng phân bò, cỏ mục, rơm rạ, lục bình, rau mát khô, và nhánh cây mục băm nhỏ, bèo tấm, rau muống, Khoai môn ngứa để làm chất dinh dưỡng tự nhiên.
Nuôi tảo và phù du từ phế phẩm nông nghiệp.
Phát triển thức ăn nhân tạo giúp bổ sung khi nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm.
2. Tạo phù sa nhân tạo:
Nguyên liệu: Rau củ, trái cây, thực vật khô như nhánh cây mục, lá cỏ khô, phân bò, phân gia súc gia cầm. Cần thiết nhập phân gà về ủ phân hữu cơ để đủ điều kiện tạo ra phù sa nhân tạo.
Quy trình: Xử lý và trộn nguyên liệu từ phân ủ hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng tương tự phù sa tự nhiên từ mùa lũ.
C. Kỹ thuật hỗ trợ:
1. Dòng chảy và mưa nhân tạo:
Sử dụng hệ thống bơm nước và phun mưa để tăng cường oxy, giúp thủy sản phát triển nhanh và khỏe mạnh. Đặc biệt là cần thiết cho Tép Đẻ con.
2. Năng lượng tái tạo:
Lắp đặt hệ thống Điện năng lượng Mặt Trời, Thủy Điện Mini, Điện Gió ( Phong Điện) để vận hành máy bơm nước, sục khí oxy, điện sinh hoạt.
3. Kiểm soát chất lượng nước:
Sử dụng chất dinh dưỡng tự nhiên và giám sát thường xuyên để duy trì môi trường nước sạch. Lưu ý những nơi gần đất có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
4. Thay đổi và thích nghi:
Định kỳ kiểm tra môi trường sống như Oxy, pH và các tiêu chuẩn nước của từng loài để điều chỉnh mô hình phù hợp với từng mùa hoặc thay đổi của thời tiết.
Lợi ích kinh tế và môi trường:
1. Kinh tế:
Tăng thu nhập cho nông dân thông qua sản lượng ổn định quanh năm.
Giảm chi phí đầu vào nhờ tận dụng phế phẩm nông nghiệp, phân bò, phân hữu cơ từ lá cây cỏ khô và cả phá. hóa hóa học.
2. Môi trường:
Giảm thiểu ô nhiễm nước nhờ mô hình nuôi trồng tự nhiên. Nước xả thải bể nuôi sẽ tận dụng trồng trọt.
Nói chung là tận dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm sự phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp và hóa chất.
3. Xã hội:
Giúp người dân không có ruộng đất tận dụng mặt nước sông, rạch, kênh, mương để nuôi trồng.
Hỗ trợ nông dân ở vùng nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ứng dụng thực tiễn:
1. Mô hình nên xây dựng tại An Giang ở những nơi có nhiều bò và lá cây mục, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau nơi có nước ngọt .. nói chung là nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có nước ngọt. ( ốc Đắng không hợp nước lợ )
Tạo Giá Thể cho Ốc Đeo Bám.
Đặc biệt như ở những nơi có nhiều lá Dừa, Lá Chuối Tươi Khô gì cũng được, Lá Bàng, Lá Sa Kê, nhánh cây, ống tre, ống lồ ồ chẻ hai để để làm Giá Thể cho Ốc đeo bám kiếm ăn dạng Biểu Sinh rất tốt.
Phù hợp với điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và những nơi có nguồn nước. Nguồn nước không yêu cầu phong phú, mà chỉ cần đủ nước là được vì lượng nước cung cấp nuôi thủy sản luôn ít nước hơn trồng cây. Chỉ nên trồng rau và thủy sinh là để hút chất thải và che nắng để giảm thất thoát. Những nơi hiếm nước thì dùng nước thải ở bể Tép để chuyển sang bề ốc và cá rô phi và cuối cùng bể cá trê rồi xả ra tưới cây hoặc cung cấp nước cho trồng Thủy Canh theo nước tuần hoàn tuần tự như sau
Tép --> Ốc --> Cá Rô Phi --> Cá Trê --> Để Tưới Cây hoặc cho Thủy Canh.
2. Chuyển giao kinh nghiệm:
Ông Bùi Quang Võ đã chia sẻ mô hình này chỉ dành riêng trên Diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam mà thôi, chủ yếu để giúp các vùng đất có nhiều đá sỏi, địa hình đồi núi thiếu nước trồng trọt như Ninh Thuận sẽ tiếp cận được mô hình dễ áp dụng, nhiều thành công.
3. Phát triển lâu dài:
Kết hợp mô hình này với các chương trình dự án phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời mở rộng sang các giống loài thủy sản khác.
4. Là "4 Loài Cứu Sinh" cung cấp Đạm Động Vật dồi dào cho con người trong hoàn cảnh điều kiện sản xuất nông nghiệp khan hiếm nước ngọt không riêng gì ở Việt Nam.
Mô hình nuôi bốn con thủy sản của ông Bùi Quang Võ không chỉ là giải pháp kinh tế, mà còn là cách tiếp cận sáng tạo để bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững cho Việt Nam và một số đất nước có khi hậu nắng ấm và có nước ngọt.
Vài câu thư giãn cho vui nhà vui cửa trước khi mình xem tiếp nha Anh Chị Em thân mến.
Vài câu vè nghe cho vui nhà.
+ Anh nuôi ốc bươu đen em chen thêm con ốc Đắng, Ốc con tuy nhỏ mà lại được Thắng khen về đường lợi lộc.+ Anh tạm bỏ tôm càng xanh, anh đành ôm con tép nhỏ.. cho nó nhàng, Tép rong lan tỏa, cho thỏa tiền vô là anh sẽ tô lại con Tôm càng với em.
+ Anh ơi. Anh Nuôi cá khác làm chi, sao mình không đi nuôi con Rô phi cho nó hợp. Cá khỏe không lo, nhưng tiền to luôn vào túi...
+ Nuôi cua đồng dễ thôi, không lo chi thức ăn. Cua đồng dễ nuôi, khi lôi thôi cua cũng lớn. Cua lớn nhưng tiền vẫn vô nhanh - phú quý đến cũng thật là nhanh.
File đính kèm
Last edited: