GỌT TỈA, TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT HOA THỦY TIÊN

Thủy Tiên có sức sống mạnh, tính thích ứng rất tốt. Vỏ củ, bào mầm lá, cuống hoa, tuy qua tỉa nhưng sau vài ngày là có thể lành lặn.
Chỉ đảm bảo cho bộ phận gốc, vầng rễ, các bào mầm và lá đình hoa còn để lại không bị thương là cây có thể phát triển bình thường.
Tạo hình Thủy Tiên, ngoài việc vận dụng hình thái sinh trưởng đặc biệt của Thủy Tiên thì đều chủ yếu nữa là thông qua cắt, gọt, tỉa để phá bỏ một số tổ chức tế bào củ, tạo thành những hình thái kỳ dị như ý muốn.
Thực hiện được điều đó là do vỏ củ, bào mầm lá, và cuống hoa qua cắt, tỉa, gọt dũa các tổ chức tế bào bị phá, tuy được làm lành nhưng sự sinh trưởng cũng bị kiềm chế, kiểm soát. Ngược lại, bên phía củ không bị cắt gọt vẫn phát triển bình thường. Sự phát triển mất cân đối có chủ động do vận dụng tốt công nghệ cắt, tỉa, gọt, cạo và kỹ thuật thủy dưỡng có thể làm cho lá cây uốn lượn, khống chế độ cao thấp cũng như vị trí lá và giò hoa phù hợp với yêu cầu tạo hình nghệ thuật.

Dĩ nhiên, qua thực hành gọt tỉa, tạo hình, với đôi bàn tay khéo, óc thẩm mĩ được sáng tạo rút kinh nghiệm, chúng ta sẽ có những tác phẩm nghệ thuật từ hoa thủy tiên ngày càng ưng ý.
1. Phương pháp cắt tỉa, cạo gọt vỏ củ :
Qua cắt tỉa cạo gọt, vỏ củ tuy thay đổi không nhiều nhưng mặt thân trắng sạch trang nhã. Cho nên, khi cắt tỉa cần cố gắng đưa lưỡi dao gọt sao cho vết dao ngay ngắn, vết rạch rõ ràng, tập trung cao vào việc thực hiện những ý tưởng trên củ hoa.
Nếu muốn cầu hoa phát triển rộng ra, phải cắt nốt phần vỏ củ nhưng phải đảm bảo sự cân đối, thăng bằng giữa các cạnh để tạo hình một sản phẩm đẹp. Vết cắt gọt sạch sẽ, dứt khoát sẽ tránh được dập vỡ, phòng và ngăn chặn sự thối nát do ô nhiễm gây ra ; ngăn chặn tích cực sự biến chất gây thối rễ hỏng củ làm ảnh hưởng đến mặt ngoài của vỏ củ, hạn chế sự sinh trưởng của cây.
2. Phương pháp cắt tỉa tạo gọt bào mầm:
Bào mầm được cắt tỉa, cạo gọt, khi thủy dưỡng sẽ phát triển chậm. Bào mầm sạch như ngọc, trong như tuyết( còn gọi là ngọc trắng), mọc ở giữa lá như mặc áo xanh thắt đai, màu sắc tươi tắn, chổ rộng thì mập mạp, chổ hẹp thì gầy dài.
Cắt gọt xong, bào mầm sẽ lộ ra cùng lá và hoa với hòa sắc đẹp là cụm chất liệu chủ yếu để tạo hình.
3. Phương pháp cắt tỉa lá:
Nếu không qua cắt tỉa, lá Thủy Tiên chỉ vươn thẳng lên trên như lá hành, lá tỏi, nhiều khi còn lấn át làm cho cầu hoa rũ xuống như ở ngoài tự nhiên. Muốn làm cho lá thấp, uốn cong, khống chế hướng phát triển của chúng, bắt buộc phải cắt tỉa cho phù hợp.



Những cách cắt tỉa tạo thế lá thường gặp là:
Thế lượn vòng:
Phải cắt xén đi nửa độ rộng từ đầu xuống cuối lá. Với phần lá ở mép trong củ, có thể dùng dao nhọn ba cạnh theo mạch lá cắt xuống đến phần cuống lá. Như vậy, mới có thể làm lá phát triển luôn luôn ở thế uốn cong.
Trong khi cắt xén lá phải chú ý:
- Đưa lưỡi dao theo chiều mạch lá chính xác, không được cắt đứt lá, tỉa lá theo chiều dọc.
- Không được làm tổn thương cuống hoa để tránh làm héo lá và hoa câm ( không nở được )
- Nếu cắt xén đi 3/5 độ rộng của lá cho đến cuống lá, lá sẽ càng uốn cong hơn, càng xuống thấp hơn như nằm xẹp xuống (thế càng cua)
- Từ đầu lá cắt xén đi 1/3 độ rộng của lá xuống tới cuống lá, lá sẽ uốn thành hình vòng cung lớn ở thế hơi cao hơn thành hình càng cua lớn.
Thế lông vũ:
Phải căn cứ vào vị trí khác nhau của lá để tiến hành cắt tỉa thành hình dáng lông vũ đa dạng.
Thí dụ:
Tạo hình đuôi phượng hoàng, lộng ở giữa đuôi vừa to, dài, hơi cong.từ đầu lá cắt xén đi 1/3 độ rộng của lá, cạo khẽ một chút vỏ mỏng tạo hình những lá có hình vòng cung rộng. Theo chiều cao, lá bị cạo đi lớp vỏ mỏng sẽ cong xuống thành hình vòng cung tương đối to cân xứng với lông vũ hai bên đuôi chim phượng.
Ngược lại, nếu xén đi 1mm độ rộng từ giữa đến đầu lá, chổ bị cắt xén cạo nhẹ đi một ít vỏ mỏng, chiếc lá sẽ bị cong một cung tương đối lớn mà hẹp. Chổ đối xứng với mầm lá hai bên, phía ngoài từ đầu lá cắt xén đi 1mm độ rộng của lá xuống tới chân lá, ở giữa cạo đi một lớp vỏ mỏng, lá tao thành vòng cung lớn. Ba loại lá kiểu này sẽ tạo thành lông đuôi phượng hoàng.
Tạo hình đuôi gà đơn giản hơn:
Có thể từ giữa lá cắt xén đi 2mm độ rộng của lá dọc xuống chân lá, ở giữa phần lá bị cắt cao đi một lớp vỏ mỏng, tạo hình những lá hình vòng cung tương đối hẹp dạng đuôi gà.
Các lông nhỏ phải cắt xén đi 1/2 độ rộng của lá, hẹp, to, nhỏ của các hình vòng cung để cắt xén lá.
4. Phương pháp cạo gọt cuống hoa:
Cuống hoa nếu không có tác động của dao sẽ cùng nhau mọc thẳng. Phải chủ động khống chế độ cao thấp, vị trí và dáng vẻ ngông hoa thông qua việc cạo lớp vỏ mỏng ở cuống hoa để tạo ra:
Hoa tầng cao:
Vươn cao tự nhiên thì không cần động dao.
Trên cuống hoa, đoạn gần đế hoa cạo một ít vỏ mỏng, phía sau chổ cạo không động dao. Hoa vẫn mọc cao nhưng đọan đầu( chổ bị cạo) hơi cong, dáng tao nhã.

img20161230090527790.jpg

Hoa tầng trung( lớp giữa ):
Trên cuống hoa cạo nhẹ đi 1/5 vỏ mỏng cuống hoa cho tới gốc cuống. Chổ cuống hoa còn ẩn trong thân thì dùng dao ba cạnh nhọn lách tới gốc cuống(rễ cầu) cạo nhẹ. Gốc cuống bị thương có thể hạn chế cuống hoa phát triển.
Chú ý không đưa dao quá phạm vào quá sâu làm đứt cuống hoa, làm hoa câm (không nở được) hoặc cuống bị bẻ cong quá mức cần thiết, điều chỉnh chính xác hoa ở tầng giữa.
Hoa tầng thấp:
Theo chiều cuống hoa, cạo đi 1/3 lớp vỏ mỏng của cuống cho tới góc cuống hoa. Khi phát triển hoàn chỉnh cuống hoa sẽ uốn cong xuống thành hoa tầng thấp.
Lưu ý: tránh tình huống lá đè xuống tầng thấp nhất làm hoa không nở được bằng cách điều chỉnh kịp thời khi thủy dưỡng.
Phương hướng của hoa:
Cuống hoa bị cạo ở phía nào, hoa sẽ bị cong về phía đó.
Bào hoa và góc hoa không được cạo gọt. Trong cắt tỉa, cạo gọt tuyệt đối không được để hai bộ phận này bị thương nếu muốn có những sản phẩm tốt.
Gốc sạch sẽ, không giập, thối, nẫu sẽ to khỏe giúp cây phát triển mạnh mẽ.
 




Back
Top