Chủ đề đang đi quá xa !
Không ngờ bài trên ông nghi ngờ về chính sách giáo dục gia đình và xã hội của bản thân tôi .
tôi muốn lấy ông làm thước đo cho sự việc, vì có thể ông là một chuẩn mực chăng?
Còn bây giờ ông lại nghi ngờ về nhân cách và đạo đức của tôi ?
Xã hội không thể phát triển được nếu thiếu niềm tin hoặc lòng can đảm để đứng hai chân .
Nếu người lớn lại không biết con trẻ cần gì thì người lớn còn không bằng con trẻ , vì người đã lớn và trải qua cái thời non trẻ thì phải biết con trẻ cần gì chứ ?
Có một câu nói rất hay là '' giáo dục không phải là con đường cũng chẳng phải điểm đến , không có bánh lái cũng chẳng có bánh xe ''
Con người sinh ra không phải để được giáo dục hay tìm đến sự giáo dục mà đúng hơn con người sinh ra là để sống và phát triển .
Nói cách dể hiểu hơn là con trẻ cần thế giới để phát triển chứ không cần phương pháp hay hướng đi và bánh lái .
Người lớn chưa chưa giàu có một cách đúng nghĩa , chưa xem trọng nhân cách lại đề cao hư danh . Đạo đức người lớn chưa toàn diện chuẩn mực , chưa biết cho hơn nhận - Mỗi trẻ em có những tố chất và tiềm năng khác nhau , được sinh ra để sống và phát triển trong một thế giới được người lớn góp phần nhiều tạo nên - Không có trẻ nào giống trẻ nào và luôn cần nhiều hơn những du cầu khác nhau để cho bản thân phát triển .
Nhà trường dạy kiến thức phổ thông , rèn luyện chuẩn mực sống ( yêu thương , tương trợ ) , giữ gìn đạo đức học sinh ( tri ân , tôn kính thầy cô ...) Còn gì nữa không ? Còn nhưng không nhiều ...
Trên thực tế nhà trường như thế nào ? Làm được bao nhiêu % ? Trả lời là nếu có làm tốt 100 % thì cũng chỉ là an sinh...
Thế giới là muôn màu muôn mặt ... rất khó nói .
Còn câu hỏi cuối thì đơn giản thôi à . Hãy cho tôi thấy đứa trẻ đó rồi tôi sẽ nói cho biết nên dạy nó như thế nào . Nó còn bé thì còn dạy được chứ nó lớn thì hết dạy .