Hỏi cách làm bơm nước không cần nhiên liệu?

Chào cả nhà.
E tìm hiểu trên mạng thì có mấy bài nói về vấn đề này. Nhưng chưa có bài nào dạy cách làm cái này cả. Nhà e cũng gần 1 suối nhưng nó ở phía dưới k đưa nước vào hồ dc, e muốn làm cái này để bơm nước vào hồ và tưới cho cây
Vươn e cao hợn con suối là 4m. Chổ cao nhất thì 7m. Vậy bác nào biết cách làm cái này thì chỉ vs. E xin cảm ơn và hậu tạ ạ
 


@hcvs2202 cái bạn làm có cần lượng nước nhiều và mạnh không? Hiện giờ chưa tưởng2 dc cái bạn làm nó như thế nào cả. Hi@hcvs2202 cái bạn làm có cần lượng nước nhiều và mạnh không? Hiện giờ chưa tưởng2 dc cái bạn làm nó như thế nào cả. Hi
 


Đúng rồi anh. Hôm gọi hỏi anh gắn song song 3 củ điện 3kw, nhưng thấy phức tạp quá. Em đang lên kế hoạch làm hẳn 1 cái 20kw luôn. Vì lợi thế bên em độ dốc rất lớn. Nếu kéo ống 150m thì độ cao theo chiều thẳng đứng được khoảng 30m, lực nước rất mạnh. Nếu thành công em sẽ kéo dây điện lên đầu nguồn bơm ngược qua đồi bên nhà, giảm được độ cao cũng như khoảng cách. Đang tìm chổ gia công cái bánh xe công tác (em làm dạng pelton wheel) đường kính khoảng 70cm, anh biết chổ nào chỉ giúp với. Hôm nào mời anh lên đức trọng hỗ trợ dùm nha.
To doanhatinh: mình k phê phán ai trực tiếp, cái gì biết thì góp với anh em. Tuy nhiên, Cái gì cũng phải thực tế thì mới thấu được. Cái bơm làm trong trại mình cũng đơn giản thôi, lấy lực nước kéo cái bơm thuốc sâu loại lớn, hiện cũng bơm được 60m cao và xa 200m. Cho mình nợ hình vì đang ở nhà, hôm nào lên trại chụp gửi sau
Công thức tính :
P= g*Q*H*n. P em chọn là 20 KW, g=9,8 m^2/s lấy tròn là 10; H=chiều cao cột nước=30m; hệ số chiết giảm n-0,6. Suy ra Q=P/(g*h*n)=30/(10*30*0.6)=0.16667 m3/s
Q:Lưu lượng dòng chảy=S*v.
Với chênh cao cột nước =30m và để an toàn đường ống, chọn v(vận tốc nước chảy trong ống)=1.5m/s; tính ra s(tiết diện đường ống)=0.1111 m^2(mét vuông).
S=R^2*3.1416 (tiết diện ống=bình phương bán kính nhân Pi); chuyển vế và khai căn, tính được R=0.1880663 m=188 mm, D=0,376 m=376mm
Trên thị trường không có ống loại này, vì vậy chọn :ống nhựa bình Minh, D-400mm, dày 11,7mm. Loại này chịu áp suất 10 bar; (trong khi áp suất của em chỉ có 30m-3 bar, nhưng không có loại mỏng hơn để chọn). Ống này giá khoảng trên 1 triệu đồng/m, chiều ài đường ống của em 150 m, tiền mua ống cở 150 triệu.
Bánh xe công tác theo nguyên tắc là đặt nghiêng 45 độl kích cở cũng cần tính đúng. Dinamo (tẹc điện) mua cái cũ nhờ thợ quấn dây đồng, thay bạc đạn lại...Tính ra, giá trị công trình khoảng 300 triệu=>suất đầu tư khoảng 15 triệu đồng/KW...
 
Vậy chi phí đường ống chiếm 50%. Vậy nếu em chọn địa điểm có độ dốc lớn hơn thì rút ngắn dc k?
a/e xem thử link này http://dulichngamdoi.com.vn/diem-den/nha-may-thuy-dien-nho
hình thác nước trong trại


5433f2d3d42e9.jpg
 
+Nhìn hình, anh thấy độ dốc dòng chảy rất tuyệt; nhưng dòng chảy hơi nhỏ, ước chừng khoảng chục lít/s. Với lưu lượng này, không thể làm máy phát 20 KW đâu em (Tuy nhiên, nhìn qua hình có khi không chính xác, em tải về, giải nén file anh hướng dẫn của anh ở trên, đo đạc cụ thể để tính ra công suất lắp máy thử xem)...
+Nếu làm được máy phát 20 KW thì sử dụng đủ cho khu du lịch. kể cả chạy máy lạnh, đun nấu, thắp sáng mà không bị hiện tượng "ì" máy phát như em đã bị; nhưng nếu 20KW chỉ xài cho trang trại thì thừa công suất...
+Em tính toán cân đối giữa công suất và nhu cầu tiêu thụ để tiết gảm chi phí...
 
Dạ, hôm nọ em cho chảy trong ống 90 kéo xuống 50m dài và độ cao khoảng 10m thì đo được khoảng 15lit/s. ( đo bằng cách xả vào thùng phi rồi bấm giờ) nhưng đó là chưa ngăn đập. Nếu ngăn đập thì lượng nước cũng không đáng ngại đâu.
anh tính dùm em thử có 1 vị trí chỉ cần kéo 150m dài là được khoảng 70m cao. Em muốn chạy ống sắt phi 113 dày 2.5 có dc không? Vì em nghĩ tăng độ dốc thì có thể giảm lưu lượng nước Q ---> giảm R ống, giảm giá thành. Ống sắt cũng khoảng hơn 100k/m thôi
em cần làm cái 20kw vì trại em rộng tới 30ha và tương đối sử dụng nhiều sau này, cám ơn anh đã hỗ trợ
anh cho xin cái email để tiên liên lạc
 
Dạ, hôm nọ em cho chảy trong ống 90 kéo xuống 50m dài và độ cao khoảng 10m thì đo được khoảng 15lit/s. ( đo bằng cách xả vào thùng phi rồi bấm giờ) nhưng đó là chưa ngăn đập. Nếu ngăn đập thì lượng nước cũng không đáng ngại đâu.
anh tính dùm em thử có 1 vị trí chỉ cần kéo 150m dài là được khoảng 70m cao. Em muốn chạy ống sắt phi 113 dày 2.5 có dc không? Vì em nghĩ tăng độ dốc thì có thể giảm lưu lượng nước Q ---> giảm R ống, giảm giá thành. Ống sắt cũng khoảng hơn 100k/m thôi
em cần làm cái 20kw vì trại em rộng tới 30ha và tương đối sử dụng nhiều sau này, cám ơn anh đã hỗ trợ
anh cho xin cái email để tiên liên lạc
-Theo thông tin em cung cấp thì:
1-Tính vận tốc nước chảy trong ống:
-Lưu lượng dòng chảy bằng 15 lít/s=0.015 m3/s; đường kính ống 90mm, tính ra tiết diện S=0.006362m2 (bình phương bán kính nhân pi-quy ra mét)
-Lưu lượng nước chảy trong ống Q=S*v (=tiết diện * diện tích); tính ra v (vận tốc nước chảy trong ống)=Q/S=0.0015/0.006362=2.35 m/s; đây là tính cho cột nước cao 10m như em nói. 2/Tính công suất theo điều kiện của em:
Em có thể có chiều cao cột nước 70m, khi đó, lưu lượng và vận tốc đều tăng, nhưng nó tăng bao nhiêu chưa tính được, vì suy giảm áp còn phụ thuộc vật liệu làm ống, chổ cong, mối nối của ông và chiều dài ống vv...Tạm thời anh giả thuyết vận tốc nước chảy trong ống là 7m (theo kinh nghiệm); với D ống=113mm (tính ra thiết diện=0.010029m2); Ta đã có dứ liệu để tính lưu lượng trong trường hợp sau:
Q=S*v=0.010029*7=0.070201 m3/s
Tính được công suất lắp máy: P=6Q*H=6*0.070201*70=29,5KW>20 KW-> làm được.
Nhưng nên nhớ phải dùng ống sắt, nếu dùng ống nhựa thì phải tăng D ống để giảm vận tốc nước chảy trong ống, nếu không nó phá vở đường ống
 
Anh tính vậy là em tự tin để làm.
Vì địa hình bên em rất khó thi công. Phải dẫn ống theo triền núi có độ dốc lớn cho nên em làm như vầy anh thấy có được không,
trước mẳt em cho xe đào đào 1 con đường đi theo đường ống dự tính lắp đặt, tuy nhiên con đường sẽ không dốc được như vậy. Em sẽ lắp đưòng ống theo con đường là 150m. Đến cuối đường em cho cắm thẳng đường ống xuống nơi đặt củ điện để đạt độ cao 70 hoặc có thể hơn. Làm vậy nhằm dễ thi công đường ống nhưng không biết có đạt được hiệu suất tối ưu không ?. Từ trên cắm xuống có cần làm buồng xoắn hay ko ?
- em thấy trong hình phía cái poluya quay bánh xe công tác họ gắn thêm cái bánh đà của máy dầu thì phải. Mục đích của nó hình như làm tăng trớn vòng quay phải không?
- về đầu phun quay bánh xe công tác, từ ống phi 113 sẽ xuống còn 21 và em dự tính sẽ lắp 2 đầu phun vuông góc với nhau 90 độ
Ống lắp đặt là ống sắt đen phi 113, dày 2,5.
1 lần nữa cám ơn anh rất nhiềuĐầu phun
K4mCQDI.jpg
 

Về thi công:
+Với cao độ, chiều dài và địa hình như vậy, anh nghĩ máy đào leo lên coi chừng...lật xuống và rất khó thi công. Tốt nhất là dùng "máy đào 2 chân" (là sức người đó). Em chỉ cần đào rộng và sâu vừa đủ chôn ống xuống đất là được. Gặp chổ đá bàng thì cho ống đi nỗi trên đất rồi đổ bê tông che lấp, gặp vật cản thì né ra,,,
+Trên đầu đường ống (họng thu nước) phải lắp van điều tiết, sau này có thể mình sẽ điều chỉnh van sao cho lượng nước vào vừa đủ cho ra điện thế 220v. Dưới đáy ống lấy nước nên đặt ống nhựa 220 có nút bít để xả cặn đáy (bùn, cát) vì nước chảy vào ống cũng kéo theo bùn, cát tích tụ có thể lâu ngày làm ngập đến họng thu bước. Chung quanh đó cần làm lưới chắn là lưới B40-1,8m, lợp thêm lớp lưới inox 1x1mm để đảm bảo không có vật thể nào chảy vào ống chính làm nghẹt ống. Nói chung, chỉ cần đặt ống thu nước chìm hoàn toàn trong nước là được, không nhất thiết phải xây đập chắn dòng...
+Về máy phát, hiện củ điện *tua bin thủy điện) lớn nhất đang bán trên thị trường cũng chỉ 4KW, không có loại 20 KW vì ít người cần; do đó, em nên làm bánh xe công tác và gắn dinamo của máy diesel như chỗ khu du lịch làm là ổn, nhưng chú ý: Khi đưa nước về đến nới đặt máy, cần cho vào thùng chứa để đo lại lưu lượng cuối ống, đo lại chính xác chênh cao cột nước (dùng máy kinh vĩ hoặc thủy chuẩn để đo, không được ước lượng). Từ dữ liệu này, tính lại công suất máy phát cho phép (P=6QH) rồi mới mua máy phát (dinamo). nên nhơ máy phát 20 KW thì em chỉ xài được 15 KW thôi.Phải làm bánh trớn như ở khu du lịch máy chạy mới ổn định...
 
Dạ, cám ơn anh.
Em sẽ khảo sát địa điểm trước. Vì hệ thống thác bao quanh đất dài gần 2km lận. Để mượn máy định vị bên kiểm lâm đo độ cao cho chính xác. Để thi công xong đường ống rồi tính tiếp.
Có gì anh tư vấn giúp nha.. Hihi
 
Dạ, cám ơn anh.
Em sẽ khảo sát địa điểm trước. Vì hệ thống thác bao quanh đất dài gần 2km lận. Để mượn máy định vị bên kiểm lâm đo độ cao cho chính xác. Để thi công xong đường ống rồi tính tiếp.
Có gì anh tư vấn giúp nha.. Hihi
Chúp cái hình máy bơm nước không cân điện vs bạn ơi. Hóng lâu rồ mà chưa thấy nên hỏi lại xem bạn có quên k. Hi
 
Chúp cái hình máy bơm nước không cân điện vs bạn ơi. Hóng lâu rồ mà chưa thấy nên hỏi lại xem bạn có quên k. Hi
Không quên đâu bạn. Hiện đang ở nhà. Ngày 17 này mới lên trại. Mình sẽ chụp up lên và diễn giải chi tiết cho bạn. Chờ nhe.
 
Không quên đâu bạn. Hiện đang ở nhà. Ngày 17 này mới lên trại. Mình sẽ chụp up lên và diễn giải chi tiết cho bạn. Chờ nhe.
Uk. Đang còn lâu nhỉ. Mà bạn ở tỉnh nao vậy? Nêu gần thì xin đến thăm quan xem thế nao luôn:)
 
Tôi thấy trong link có nói đường ống dài
700 mét, độ cao 100 mét thì có lẽ người thiết
kế hơi kém.

Với độ cao 100 mét, thì áp lực của nước là 10 ký
trên 1 centimet, một áp suất khủng, phải cần vỏ
ống bằng thép dày mới chịu nổi, và tua bin không
phải nhỏ yếu như trong hình được, và công suất
không chỉ 20Kw mà phải hàng trăm hay hàng nghìn kw.

38-5.jpg


Việt Nam có thủy điện từ Mỹ VNCH để lại thiết kế
đường ống như thế này:

nha-may-thuy-dien-da-nhim-19.jpg


Theo góp ý của mọi người, thì nên đào hay đắp một
vũng nước nơi đầu ống, để đầu ống chìm dưới mặt
nước, nhưng không sát đáy. Đáy vũng để moi đất
cát, rác rưởi tích tụ, khỏi trôi vào miệng ống.
Đó chính là thiết kế các cống rãnh thành phố hàng
trăm năm nay.

Nếu tận dụng áp suất của độ cao mấy chục mét,
thì ống phải bằng thép tốt và dày mới không bị
bục, và không có chỗ nào bằng nhựa cả.

Đầu phun trong hình của bạn không tốt, vì nó phải
chịu áp suất khi cong lên võng xuống như vậy, làm
mất bớt công suất. Đầu phun trong hình trên thì
tốt hơn, vì chĩa thẳng vào guồng nước. Nên làm đầu
phun càng ngắn càng tốt. Đây là một động cơ phát
điện sức nước không cần đầu phun:

v_altayskom_zapovednike_ustanovlena_mini_ges_sdelannaya_iz_generatora_i_starogo_traktora_thumb_fed_photo.jpg


Ở máy thủy điện lớn, thì không có đầu phun, mà guồng
nước đặt luôn trong giòng nước chảy. Nước tràn ngâp
buồng guồng, luồn qua các khe mà chảy qua các cánh
guồng:

hydroturbine.jpg
 
Em cũng nghĩ vậy, có khi không cần phải dài 700m đâu. Nếu có độ cao tốt. Rút ngắn quãng đường sẽ giảm giá thành đường ống rất nhiều. Có điều đang phân vân là ống dày 2,5 zem liệu có chịu nổi áp suất không. Đường xá xa xôi chở ống vào thi công xong nó bục 1 phát thì chỉ có chết.
mục tiêu thật sự chỉ cần 20kva thôi, và đây là công trình trọng điểm của trại. Rất mong anh em nào biết tư vấn dùm. Mình chỉ dân tay ngang thôi.
 
các bác làm củ phát 20 kw là khá to rồi, không nên làm mò mà cần có thiết kế tốt, nếu không sẽ làm đồ sắt vụn cả đấy.
một củ phát 20 kw cần 1 cái máy nổ dầu khá to mới kéo được, nói thế để thấy khi bộ phát điện hoạt động, kích từ bắt đầu sinh lực và cuộn dây đồng sinh từ trường thì lực cần kéo khá lớn mới kéo được, nếu không nó sẽ chạy như rùa và điện sẽ chỉ sinh ra rất yếu, không lên được 220 v với 20 kw đâu..
cần phải nói thêm sức mạnh của thác nước quý ở chỗ độ dốc lớn và độ cao lớn, chứ độ dốc nhỏ thì nó cũng kém đi. vậy nên có độ cao rồi thì phải cố bố trí tăng áp suất bằng nhiều cách, trong đó tăng độ dốc là 1 cách.. ngoài ra giảm đường kính ống dẫn là 1 cách nữa, ví dụ ống nước của thủy điện đa nhim của nhật làm (trong ảnh trên) có đường kính giảm đáng kể. một cách nữa là làm tăng đường kính cánh quạt nước lên, chứ nhỏ vậy thì phát sao được điện lớn. về ống thép, độ dày ống nước sinh hoạt cũng hàng ly, sao có ống tính bằng zem được, mà lấy ống mỏng như vậy làm thì mấy bữa nó bục cả mảng ra luôn.
về lượng nước, nếu lưu lượng có 15 l/s, thì chỉ được chừng 60 m3/giờ, có thể nói là khá ít. theo ý riêng tôi, không thể sinh được công suất điện 20 kw.
theo tôi biết, những nhà máy thủy điện lớn, như sông đà, thì cũng phải có 1 hệ thống biến áp và ắc quy, để bù điện và nâng điện áp, vì dòng nước quay tuốc bin chỉ sinh ra điện với điện áp thấp thôi. muốn hòa lưới điện thì phải dùng biến áp để nâng lên, và có ắc quy để bù dao động tăng giảm điện áp. bác làm củ phát điện nên biết cấu tạo của máy phát có bộ ổn định điện áp khá phức tạp, nhất là các máy hiện đại, nếu không điện áp tăng giảm lung tung không dùng được. nay củ phát chạy riêng mà không có bộ ổn định, thì e rằng máy móc ở trại sẽ chóng ra bãi hết.
nói thêm về tuốc bin, nếu làm cánh tuốc bin nhỏ thì tuy có thể tăng tốc độ quay, nhưng lực quay yếu, khả năng sinh điện thấp. còn làm cánh tuốc bin to thì tuy quay chậm hơn, nhưng lực quay mạnh hơn, khả năng sinh điện khỏe hơn. vì vậy người ta chọn phương án làm cánh tuốc bin to ra, và thu lấy dòng điện thấp áp này, dùng biến thế để nâng lên. người ta có thể dùng đổi tốc cơ học để tạo ra vòng quay lớn-nhằm sinh ra dòng điện có điện áp cao hơn, nhưng dường như biện pháp cơ học này hao tốn hơn là biện pháp dùng biến thế.
nói chung cái vụ thủy điện nhỏ này chỉ nên làm tùy tiện để thắp sáng thôi, còn để chạy máy thì cần làm nghiêm chỉnh, bài bản, nếu không thì lợi chưa thấy đã thấy hại, hư hao vật liệu, tốn công của, và hỏng máy công tác.các bác nên tính cho kỹ.
 
Các ý kiến của bạn rất hay.

Xin giải thích ý này:

"giảm đường kính ống dẫn là 1 cách (tăng áp suất) nữa"

Theo nước lặng, thì áp suất nước phụ thuộc vào độ sâu,
không phụ thuộc vào hình dạng cột nước.

Theo nước chảy, thì áp suất nước tỷ lệ nghịch với tốc
độ. Tốc độ thì tỷ lệ thuận với tiết diện giòng chảy.
Vì vậy, nơi nào đường kính ống dẫn càng nhỏ, thì áp
suất nước chỗ đó cũng nhỏ theo luôn.

Ống nước thủy điện Đa Nhim, khi nước chảy, thì áp suất
nhẹ bớt đi. Nếu đóng nước không cho chảy, thì các ống
ở dưới chân núi có thể bị nổ tung vì áp suất quá lớn.
 
Anh tính vậy là em tự tin để làm.
Vì địa hình bên em rất khó thi công. Phải dẫn ống theo triền núi có độ dốc lớn cho nên em làm như vầy anh thấy có được không,
trước mẳt em cho xe đào đào 1 con đường đi theo đường ống dự tính lắp đặt, tuy nhiên con đường sẽ không dốc được như vậy. Em sẽ lắp đưòng ống theo con đường là 150m. Đến cuối đường em cho cắm thẳng đường ống xuống nơi đặt củ điện để đạt độ cao 70 hoặc có thể hơn. Làm vậy nhằm dễ thi công đường ống nhưng không biết có đạt được hiệu suất tối ưu không ?. Từ trên cắm xuống có cần làm buồng xoắn hay ko ?
- em thấy trong hình phía cái poluya quay bánh xe công tác họ gắn thêm cái bánh đà của máy dầu thì phải. Mục đích của nó hình như làm tăng trớn vòng quay phải không?
- về đầu phun quay bánh xe công tác, từ ống phi 113 sẽ xuống còn 21 và em dự tính sẽ lắp 2 đầu phun vuông góc với nhau 90 độ
Ống lắp đặt là ống sắt đen phi 113, dày 2,5.
1 lần nữa cám ơn anh rất nhiềuĐầu phun
K4mCQDI.jpg
theo tôi biết thì ống nước thác đa nhim chỉ giảm có 1 nửa so giữa miệng trên đỉnh và miệng cuối ống. nay bác giảm tụt từ miệng 113 xuống 21 thì nói luôn là lực còn được bao nhiêu để quay cánh tuốc bin. nó sẽ hao phí rất lớn vào cái gọi là "sức cản đường ống". về cái này, bác cần nghiên cứu kỹ, vì nếu quả thực bác quyết định như vậy thì bác đúng là dân tay ngang, và nghe các loại "tư vấn ngang", để ra kết quả trái ngang. trong thủy lực học, việc giảm ống làm tăng áp suất là đúng theo định luật becnuli, nhưng còn việc tính sức cản đường ống thì ít người nói, chỉ dân trong nghề nói thôi. vì vậy việc giảm ống đi bao nhiêu để thiệt hại ít nhất là vấn đề tính toán cụ thể theo các tuyến ống cụ thể.
 
Cám ơn ý kiến của anh..
trước hết xin đính chính là ống phi 113, dày 2,5 ly.
- việc mình giảm đường ống từ 113 xuống còn 21 là do trong quá trình làm củ phát của trung quốc loai 3kw thấy như vầy: ống dẫn nước là phi 60 đến củ phát nó giảm ngay đầu phun ra còn có khoảng 14 ----> điều này có phải làm cho tia nước mạnh hơn không ? Hay là để nguyên đầu ống?
- về điện áp thì thấy họ kêu dùng bộ AVR để ổn định điện áp, vậy khi phát điện thì tùy công suất mình sẽ tìm cách ổn định hắn sauCác anh xem thử hình này, đầu phun họ có thể chỉnh lớn nhỏ được

5438ea73d7583.jpg
 
nếu bác làm bằng đầu phun chỉnh được thì nên làm, vì bây giờ khó kiếm công thức tính kích thước đầu phun tối ưu ở tình trạng của bác, không có số liệu rõ về lưu lượng, cao độ, độ dốc ..., vả lại lưu lượng này còn biến đổi. trong ví dụ trên, ống 60 giảm xuống miệng phun 14 nhưng nó dùng mấy miệng phun, cần cộng hết số miệng mới biết tỉ lệ giảm thực tế. vả lại, vấn đề độ dốc cũng ảnh hường sức nén của nước. về lý thuyết, độ cao là chỉ ra thế năng của dòng nước, nhưng vào cụ thể dòng nước chảy xuống còn chịu lực cản đường ống, độ dốc càng ít lực cản càng nhiều. vậy nên nếu vào hoàn cảnh cụ thể, phải cho nước chảy rồi đo cụ thể áp lực mới có số đúng.
còn về bộ AVR, nếu bác chưa thạo về máy phát điện thì cần nghiên cứu kỹ đã. nếu nói bộ avr này theo nghĩa chung, nó có thể là bộ kích từ trong máy phát điện. bộ này chỉ đấu trong máy phát chạy bằng đầu nổ thôi, mà bộ kích của máy nổ dầu khác với của máy nổ xăng, và của các đời máy cũng khác nhau. e là không đưa vào thủy điện được. vì trong máy nổ, nó có 1 cái đi na mô bé tý làm nhiệm vụ kích từ trường ban đầu vào củ phát, theo thiết kế của máy nổ kiểu honda, và bộ avr này nó ổn định dòng từ kích này, để dẫn đến ổn định điện đầu ra. nói vậy để bác hiểu là bộ này có những đầu dây gì và cần cấu tạo máy thế nào mới dùng được nó. khác với kiểu máy nổ honda, kiểu của tàu là gắn mấy thanh nam châm trong roto củ phát, khi củ phát quay, nam châm này sinh từ trường kích vào các cuộn phát, và cuộn phát sẽ sinh điện. vì cấu tạo thế, nên củ phát tàu có kiểu ổn định khác kiểu của honda. và nói luôn là các kiểu ổn định khác nhau có chất lượng dòng điện ra khác nhau. vậy nên bác dùng củ phát nào phải biết rõ cấu tạo của nó thì mới chọn thiết bị kèm theo được.
nếu khó, thì cứ bài thủy điện truyền thống là dùng biến áp, ắc quy, tụ bù, đỡ phải nghĩ.
nói thêm về ống, ống thủy điện chịu lực và mài mòn nhiều, nếu dùng ống mỏng như ống nước sinh hoạt thì chắc tuổi thọ chẳng được mấy. ví dụ nếu áp suất nước trong ống tới 10 kg/cm2 thì chắc ống phải dày tới 5 ly mới ổn, nếu không nó hay phá lung tung. việc này muốn biết rõ thì phải lắp đồng hồ áp vào ống mà theo dõi. bác có đủ tiền làm thì nên thuê hẳn các đội thi công chuyên, họ đủ máy và kinh nghiệm. chứ không thì ống cao tới 60 m mà nó vỡ thì phun ra mạnh đấy, không như chảy trong dòng suối tự nhiên đâu. tất nhiên độ dày ống cũng không nhất thiết, như bọn tôi lắp ống, áp suất nước tới 10 kg/cm2, nhưng ống 250 mới cần dày tới 8 ly, còn ống 27, ống 21 thì cũng không dày tới 3 ly.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top