Hỏi cách làm bơm nước không cần nhiên liệu?

Chào cả nhà.
E tìm hiểu trên mạng thì có mấy bài nói về vấn đề này. Nhưng chưa có bài nào dạy cách làm cái này cả. Nhà e cũng gần 1 suối nhưng nó ở phía dưới k đưa nước vào hồ dc, e muốn làm cái này để bơm nước vào hồ và tưới cho cây
Vươn e cao hợn con suối là 4m. Chổ cao nhất thì 7m. Vậy bác nào biết cách làm cái này thì chỉ vs. E xin cảm ơn và hậu tạ ạ
 


Định luật Bec nu li dạy trong trường phổ thông,
nói rằng áp suất nước tỷ lệ nghịch với tốc độ
nước, không nói đường kính ống dẫn nước. Có lẽ
bạn quên định luật này nên nói bị ngược. Nước
lặng là nước có áp suất cao nhất. Nơi nào chảy
xiết là nơi áp suất thấp nhất. Đó là nguyên lý
máy bơm hút khí. Khí bị hút vào ống, nơi ống bị
thắt ngẫng lại, vì nơi đó áp suất thấp.

Trong chuyện nước quay guồng, thì không áp dụng
định luật bec nu li, vì nước không ở trong ống.
Ở đây, lực quay guồng không phải áp suất nước,
mà lại là tốc độ nước. Định luật Bec nu li không
tính được ở đây.

Khi ống nhỏ lại, như bạn nói, là đầu phun, thì
tốc độ nước tăng lên, tỷ lệ nghich với tiết diện
ống, nhưng hệ số tỷ lệ như thế nào thì tôi không
rõ, vì đòi hỏi lý luận và công thức toán. Sự chênh
lệch áp suất giữa nơi ống lớn và đầu phun nhỏ gây
nên lực ép từ phía ống lớn (áp suất lớn) về phía
đầu phun nhỏ (áp suất nhỏ) và lên thành ống hình
phễu ở chỗ này. Vì thế thành ống đầu phun phải dày
hơn mới chịu nổi.

Đầu phun nhỏ lại để gây nên tốc độ nước, và bạn lợi
dụng động năng này để quay guồng. Bạn nâng số lượng
đầu phun lên, thì số lượng nước mỗi đầu phun sẽ ít
đi, tốc độ nước cũng bớt đi, nhưng tổng số nước chảy
sẽ nhiều lên, tăng công suất của giòng nước. Đó là
điều máy lớn người ta không làm đầu phun, mà mở hết
cả các cửa cho nước chảy tối đa.

Để điều chỉnh vòi phun, dễ nhất là điều chỉnh giòng
nước chảy vào, khỏi phải điều chỉnh từng vòi mà nhiều
vòi cho mỗi guồng quay.
 


Cám ơn anh tieudien đã nêu rõ vấn đề ổn áp dòng điện..có lẽ cũng phải theo hướng cũ là biến áp, bình và tụ. Tại vì có trao đổi 1 số bạn trên webdien về vấn đề sử dụng avr cho củ phát của mình. Họ nói có thể thiết kế riêng một bộ, cũng chưa biết sao nữa.
về vấn đề áp của đường ống, mình chỉ nghĩ vầy. Nếu đổ đầy nước vào ống và bịt kín cuối ống thì áp lớn nhất phải là đáy ống, vậy nếu xả đáy thì sẽ giảm áp cho toàn bộ đường ống vì dòng nước chảy liên tục.. nói như bác anhmytran, số lượng đầu phun nhiều thì tốc độ nước tại mỗi đầu phun sẽ giảm đi, tưong tự áp trong ống sẽ giảm đi. Thêm số lượng đầu phun hoặc chỉnh lỗ ra đầu phun thì tương tự như nhau.
Đầu phun hiện có của củ điện đang xài chỉ có 1 đầu. Từ 60 xuống 14, tia nước rất mạnh, đưa tay vào không bịt được. Đó là mình chỉ truyền 100m ống đen, cao khoảng 25m theo chiều thẳng đứng.
ngày 17 này sẽ lên trại, mình sẽ mượn máy định vị đo chính xác chiều dài đường ống và cao độ. Sau đó vẽ sơ đồ và up lên đây, mong mọi người cho ý kiến.
thanks
 
các bác nên có nghiên cứu và thực nghiệm cụ thể để có kết luận chính xác, còn tranh luận kiểu tay ngang sẽ chẳng đi đến đâu và sẽ thành trò cười. vấn đề lưu lượng, vận tốc, áp suất ... là những con số khoa học và có cách tính theo những quy luật khoa học. đây chính là môn thủy tĩnh học và thủy động học. vậy nên, ai không chuyên môn, phát ngôn biết ngay.
như bác anhmytran tuy có biết chút, nhưng rõ ràng các vấn đề kỹ thuật thủy tĩnh và thủy động đều không có kiến thức cơ bản, nên có mấy điều trên viết hơi tùy tiện. tôi không muốn bới móc ai, nhưng về góc độ kỹ thuật, tốt nhất nên nói cái mình hiểu biết chắc, chứ nói như vậy không giải quyết được gì mà làm người nghe lẫn lộn đúng và chưa đúng.
nói chung ở đây nói về thủy điện, là nói sức đẩy của dòng nước lên cánh quạt nước, hay dùng từ chuyên môn là áp lực của dòng nước. như nước dội trên cao xuống, nếu nước chảy trong không trung (không theo dòng sông, suối hay ống dẫn) thì tính kiểu "thế năng biến thành động năng". nhưng nước chảy xuống trong ống, thì chịu ảnh hưởng của ống mà biến đổi, ví dụ ống hẹp dần thì sức phun tăng lên hoặc ngược lại, sức phun còn gọi áp lực (và áp lực tính theo đơn vị diện tích gọi là áp suất), ngoài ra sức phun còn chịu ảnh hưởng lực cản đường ống. đại khái mà nói, nếu 100 lit chảy xuống theo ống to sẽ hết nhanh hơn theo ống nhỏ, mặc dù cùng chiều cao. đó là ống sinh sức cản, làm biến đổi lưu lượng cũng như sức phun.
vậy thì nếu dùng ống to, nước chảy nhiều hơn thì rõ ràng lực đẩy cánh quạt sẽ khỏe hơn, hay nói khác là áp suất dòng chảy sẽ lớn hơn.
còn nói về bộ avr bên web điện bảo thiết kế được, chuyện đó bình thường. vì việc thiết kế khác với việc lấy bộ chế sẵn trong máy phát điện ra. chỉ biết rằng cuối cùng lắp vào chạy thử nó có tác dụng không, thế thôi bác ạ.
nói thêm về áp suất, những máy bơm nước cao áp thường bọn tôi có dùng đồng hồ áp suất để kiểm tra theo dõi. bác chạy máy có ống áp suất cao, cũng nên lắp cái đồng hồ áp suất để theo dõi, và làm cơ sở để điều khiển. và có nó bác sẽ chóng thấu hiểu vấn đề hơn là tranh luận xuông như ở đây. đại loại bác sẽ thử nghiệm được với 1 lưu lượng nước nhất định trên địa hình cụ thể, dùng ống bao nhiêu và đầu phun bao nhiêu sẽ có sức phun mạnh nhất. tất nhiên cần hiểu rõ sức phun khác với tia nước. vì nếu bình thường thì cứ lỗ phun nhỏ đi, tia nước sẽ mạnh lên, nhưng 1 tia nước con con dù mạnh cũng không đẩy được cánh quạt khỏe như 1 dòng nước chảy khỏe.
 
Last edited by a moderator:
37pNYX.jpg


Hôm giờ bận quá, mới về, gửi hình cho các bạn tham khảo.
Dường kính cánh quạt là 60cm tính từ tâm. Ống phi 90, dài 50m. Cao 15m.
hiện mùa mưa nên mình đã tháo máy nén vì không cần nước. Bơm cao 60m, 3 cuộn ống phun thuốc dài 150m.

37pNYX.jpg


5452f12394273.jpg
5452f17a55878.jpg
Cái bơm..loai 3 piston lớn.
15485277247_30059714f1_o.jpg
Cái hồ mình đào, suối bên kia ngọn đồi. Băng qua đỉnh truyền về hồ trữ

15050576734_2169dc70d9_o.jpg
Trại mình nhìn từ trên cao.
P7d7hn.jpg



Sắp tới mùa khô, mình sẽ triển khai hệ thống điện 20kw. Từng bước sẽ up lên. Mong các bạn góp ý. Hiện đang bắt đầu gia công cánh quạt.
 
@hcvs2202 bác có thể up rỏ cái bơm cho a e tham khảo tí dc không? Cảm ơn bác nhiều
 

Máy bơm nước không cần nhiên liệu
Cập nhật lúc 09h09' ngày 11/11/2014
counter.ashx


Climate-KIC, một sáng kiến đổi mới khí hậu của Liên minh châu Âu, gần đây đã tuyển chọn một ban giám khảo gồm các doanh nghiệp, nhà tài chính và doanh nhân để xét tặng quỹ tài trợ cho các sản phẩm mà họ đánh giá là những sáng chế công nghệ sạch tốt nhất châu Âu năm 2014.

may-bom-Barsha.jpg

Máy bơm Barsha.

Đứng đầu là công ty aQysta thuộc Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) với sản phẩm máy bơm nước Barsha, được cho có khả năng tăng năng suất thu hoạch ở các nước đang phát triển gấp 5 lần mà không cần dùng nhiên liệu hay điện để vận hành.

Về mặt cấu tạo, máy bơm gồm có một bánh xe nước đặt trên một bệ nổi và được neo cố định bên bờ sông. Khi đó, dòng nước chảy qua sẽ làm xoay bánh xe và tận dụng cơ chế xoắn ốc để nén không khí. Lượng khí này sau đó đẩy nước chảy vào một ống nhựa gắn sẵn và dẫn nước từ sông chảy lên các thửa ruộng.

Theo aQysta, cỗ máy đơn giản này có khả năng bơm nước lên cao đến 25 mét, với tốc độ tối đa 1 lít/giây. Theo nhóm thiết kế Barsha, do máy bơm không cần nhiên liệu nên cũng đồng nghĩa không tốn chi phí vận hành và không phát ra khí thải. Đặc biệt, máy có thể được chế tạo từ vật liệu sẵn có tại địa phương nên nhà nông có thể thu hồi vốn đầu tư trong vòng 1 năm, thay vì gần 10 năm như khi sử dụng máy bơm chạy bằng dầu diesel.

Hồi tháng 7 vừa qua, aQysta đã lắp đặt máy bơm Barsha đầu tiên tại Nepal và đang thành lập một công ty ở đó để sản xuất và kinh doanh thiết bị bơm nước thân thiện môi trường này. Công ty cũng đang xúc tiến việc quảng bá sản phẩm tới châu Á, Mỹ La-tinh và châu Phi.

Tham khảo: Gizmag
 
Máy bơm nước không cần nhiên liệu
Cập nhật lúc 09h09' ngày 11/11/2014
counter.ashx


Climate-KIC, một sáng kiến đổi mới khí hậu của Liên minh châu Âu, gần đây đã tuyển chọn một ban giám khảo gồm các doanh nghiệp, nhà tài chính và doanh nhân để xét tặng quỹ tài trợ cho các sản phẩm mà họ đánh giá là những sáng chế công nghệ sạch tốt nhất châu Âu năm 2014.

may-bom-Barsha.jpg

Máy bơm Barsha.

Đứng đầu là công ty aQysta thuộc Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) với sản phẩm máy bơm nước Barsha, được cho có khả năng tăng năng suất thu hoạch ở các nước đang phát triển gấp 5 lần mà không cần dùng nhiên liệu hay điện để vận hành.

Về mặt cấu tạo, máy bơm gồm có một bánh xe nước đặt trên một bệ nổi và được neo cố định bên bờ sông. Khi đó, dòng nước chảy qua sẽ làm xoay bánh xe và tận dụng cơ chế xoắn ốc để nén không khí. Lượng khí này sau đó đẩy nước chảy vào một ống nhựa gắn sẵn và dẫn nước từ sông chảy lên các thửa ruộng.

Theo aQysta, cỗ máy đơn giản này có khả năng bơm nước lên cao đến 25 mét, với tốc độ tối đa 1 lít/giây. Theo nhóm thiết kế Barsha, do máy bơm không cần nhiên liệu nên cũng đồng nghĩa không tốn chi phí vận hành và không phát ra khí thải. Đặc biệt, máy có thể được chế tạo từ vật liệu sẵn có tại địa phương nên nhà nông có thể thu hồi vốn đầu tư trong vòng 1 năm, thay vì gần 10 năm như khi sử dụng máy bơm chạy bằng dầu diesel.

Hồi tháng 7 vừa qua, aQysta đã lắp đặt máy bơm Barsha đầu tiên tại Nepal và đang thành lập một công ty ở đó để sản xuất và kinh doanh thiết bị bơm nước thân thiện môi trường này. Công ty cũng đang xúc tiến việc quảng bá sản phẩm tới châu Á, Mỹ La-tinh và châu Phi.

Tham khảo: Gizmag
Nhìn cái hình này - mấy đại ca hiểu @hatuananh nói gì chưa - mô hình bơm nước HTA thì nén trực tiếp bằng nước luôn chứ cần gì phải qua nén khí

Dòng chảy không liên tục - chỉ cần có nước thì ta phải tạo thế năng - từ thế năng chuyển qua công năng - từ công chuyển qua lực - hoặc trực tiếp từ thế năng qua lực nén luôn - được chưa

Chỉ cần 5 phút suy nghĩ sau khi đọc toppic - tôi đả nghĩ ra cách rồi - rất tiếc là tôi chưa có cơ hội lên đồi núi - định ko vào đây nữa vì mọi người đả hiểu nguyên lí - nhưng vô tình toppic hiện lên - nên vào pa láp zậy thôi

Còn ai lúc đầu thương hại @hatuananh thì " suốt đời bọn mày chỉ có thế mà thôi "
 
Last edited by a moderator:
như bác anhmytran tuy có biết chút, nhưng rõ ràng các vấn đề kỹ thuật thủy tĩnh và thủy động đều không có kiến thức cơ bản, nên có mấy điều trên viết hơi tùy tiện. tôi không muốn bới móc ai, nhưng về góc độ kỹ thuật, tốt nhất nên nói cái mình hiểu biết chắc, chứ nói như vậy không giải quyết được gì mà làm người nghe lẫn lộn đúng và chưa đúng.
Có loại người chỉ nói người khác học kém mình,
nhưng không chỉ ra được ý nào người ta nói sai.
Đó là lối ngụy biện, biến cái đúng của người
ta thành cái sai. Học đến đâu, nói ra lý lẽ
người ta phục, mới là họd. Kể bằng cấp với lý
lẽ ngụy biện, thì cái bằng cấp ấy có giá trị
gì? Bằng mua, bằng ăn cắp, bằng kể bịa ra, đều
là những loại bằng cấp để ngụy biện, không thể
vạch ra cái sai cái đúng cái tốt cái dở, lập
lờ đánh lận con đen.

Tổng kết lại: chỉ những lời bình luận về một
ý kiến mới là bình luận có giá trị. Những lời
bình luận về người khác, cho dù tên người khác
đó là ai, đều không có giá trị, và những người
có những bình luận đó cũng không có giá trị
luôn. Bằng cấp của họ là rác rưởi.
 
điều kiện của mình như thế này: rẫy cách nguồn nước 300m ( kênh thủy lợi nước quanh năm, kênh rộng >10m sâu > 3m). kênh dạng nổi nên có thể kéo nước chảy tới chân đồi chứ không lên nổi trên đồi. nếu đặt bơm RAm dưới bờ kênh có thể thâp hơn mực nước trong kênh >1,5m. vậy mình có thể đưa nước lên cao và đi xa như vậy được không????
có thể lam đc bạn à
 
Có loại người chỉ nói người khác học kém mình,
nhưng không chỉ ra được ý nào người ta nói sai.
Đó là lối ngụy biện, biến cái đúng của người
ta thành cái sai. Học đến đâu, nói ra lý lẽ
người ta phục, mới là họd. Kể bằng cấp với lý
lẽ ngụy biện, thì cái bằng cấp ấy có giá trị
gì? Bằng mua, bằng ăn cắp, bằng kể bịa ra, đều
là những loại bằng cấp để ngụy biện, không thể
vạch ra cái sai cái đúng cái tốt cái dở, lập
lờ đánh lận con đen.

Tổng kết lại: chỉ những lời bình luận về một
ý kiến mới là bình luận có giá trị. Những lời
bình luận về người khác, cho dù tên người khác
đó là ai, đều không có giá trị, và những người
có những bình luận đó cũng không có giá trị
luôn. Bằng cấp của họ là rác rưởi.
ở đây có lẽ không cần khoe bằng cấp bác ạ, vì cái bài này người dân cổ xưa đã làm dưới dạng cái cọn nước rồi, chưa kể dùng sức gió như cánh buồm để đẩy thuyền.
vấn đề là hiện tại, người ta dùng kỹ thuật để thu gọn nó lại và tăng hiệu quả nó lên thôi.
còn lý luận thế nào, ai làm nấy biết, ai không hiểu ráng chịu. có vậy thôi. nếu bác có tò mò, cố đọc thêm sách nào tùy bác
 
ai làm nấy biết, ai không hiểu ráng chịu.
Thế thì lần sau có bàn luận gì, thì nhớ bàn kỹ thuật,
đừng nói chung chung người khác tay ngang, ám chỉ
chính mình thì tay dọc nữa nghe.

Bà con muốn minh đóng góp cụ thể những điều mình biết,
không muốn nghe lời gièm pha, chê bôi người khác bằng
những lời chung chung mà không vạch ra được chỗ sai.
 
+Mình có đưa lên 2 mô hình:Chế tạo bơm RAM và làm chong chóng gió trục đứng (bơm nước nhờ sức gió, nếu không có dòng chảy)
+Bạn tải file về, giải nén và theo đó làm thử, có gì vướng mắc, liên hệ với tôi:vodinhtienpt@gmail.com.
Chú ý: file THIET KE QUAT GIO TRUC DUNG phải có phần mềm AutoCad để mở. Nếu ai không rành, mang file đến các tiệm quảng cáo in ra khổ A0 và mang đến tiệm cơ khí có người đọc được bản vẽm, họ sẽ theo đó chế tạo hoàn chỉnh cho bạn.
+Nhắn bạn amytran: Bạn là thành viên tích cực, lĩnh vực nào bạn cũng tham gia, chỉ dạy mọi người. Tuy nhiên, mỗi người có chuyên sâu từng lĩnh vực, không có ai toàn diện về mọi lĩnh vực, do đó, bạn nên khiêm tốn và thảo luận nhẹ nhàng, không nên chê bai người khác để làm mình nỗi bật lên!. Như bài bơm RAM, thấy bạn nói nhiều chỗ không đúng và không hiểu nguyên lý lẫn thực tế nhưng tôi không tranh luận lại, vì tôi vào đây để học tập, thấy ai đúng thì học, sai thì bỏ qua, đồng thời trình bày trên diễn đàn tất cả những gì mình biết...Nếu động chạm, mong bạn thông cảm!
chào Bác VODINHTIEN@! Em ở miền tây, gió nhiều,nước kênh cách mặt ruộng khoảng 1m nên em muốn làm máy bơm dùng sức gió theo cách này:
hoặc đơn giản hơn 1 chút. Anh có thể chỉ dẩn em dược ko? cám ơn anh nhiều.
 
Mấy bác bàn luận hay quá. Thấy bác tiến có vẻ có nhiều kinh nghiệm nhất. Chắc phải lưu email của bác lại để sau này có gì hỏi. Nếu có được sđt thì càng tốt.
Mình xin thảo luận với các bác chút: mình cũng là dân thủy lợi thủy điện, cũng có thiết kế 1 cái vài chục MW, và thì công cũng vài cái rồi, nguyên lý thực hiện thì đọc sách chắc ai cũng biết, nhưng thực hành như bác tiến thì không phải ai cũng đã trải qua. Vì là dân xây dựng nên mình thấy khó nhất là phần bộ máy phát điện và bộ ổn định dòng điện(bộ biến thế), thủy điện lớn thì dễ vì có catalog để chọn hết rồi, kinh phí chênh lệch không bao nhiêu vì vốn đầu tư lớn, thủy điện nhỏ cỡ vài kW đến vài chuc kW thì chẳng biết thế nào mà mua cho đồng bộ. Như bác ở trên làm cái 20kW thì đủ thắp sáng cho cả bản rồi. Khi nào công trình hoàn thành thì bác nhớ đưa hình lên cho anh em xem học hỏi.
Xin hỏi bác tiến là theo kinh nghiệm của bác thì mức đầu tư cho 20kW chỉ tính riêng từ phần turbin thủy lực đến bộ biến thế là khoảng bao nhiêu và nếu tính theo suất đầu tư cho 1kW là bao nhiêu.
Còn theo điều kiện của chủ ra mục này thì mình góp ý bác nên làm theo mô hình bơm nước dựa vào sức gió, trên youtube có hướng dẫn cụ thể, để có kinh nghiệm thì bác nên mua cái bơm xe đạp mấy chục ngàn về chế lại vì mình thấy khó ở bộ phận hút xả thôi, làm có kinh nghiệm thì làm cái lớn vận hành trơn tru hơn.
 
Bơm ko dùng nhiên liệu
@okimduy trong clip đăng trên vnexpress không có đoạn quay cao độ và các lấy nước từ đầu nguồn, nên không biết thông số tế nào,mình đã ngăn suối cho cao lên 50cm, dẫn vào bơm, nhưng lưu lượng đầu ra ở độ cao 5m chỉ nhỏ giọt (thông số máy bơm: Đầu vào ống 42, dùng 2 van 1 chiều cánh lật, bình tích áp 114, dài 800mm, đầu ra ống 21), nhờ bạn chia sẽ thêm kinh nghiệm thực tế. Cám ơn
 


Back
Top