Hỏi thêm về kỹ thuật trồng nấm mèo

  • Thread starter lehiep9999
  • Ngày gửi
Chào ACE Agriviet
Em vừa về Suối Nho - Đồng Nai học cách trồng nấm mèo
ACE ai có kinh nghiệm trồng nấm mèo share em với
Em học rồi nhưng chưa tự tin lắm
Em đang còn khúc mắc ở khâu trộn- ủ nguyên liệu, chổ em học thì k thêm phân bón nhưng tài liệu trên mạng thì có, cách chăm nấm hiệu quả nhất...
- em bổ sug thêm:
+ Cách hấp thanh trùng
+ giảm các bịch nấm bị mốc, chai, chết meo

Em post nếu sai mục mong Admin bỏ qua nhé :(

Email:lehiep9999@gmail.com
 


Last edited by a moderator:
Bạn Lê Hiệp thân !
Fomandehit khi bay hơi tạo ra một loại khí khá độc , tuy nhiên chúng còn phụ thuộc vào hàm lượng , nồng độ lan truyền trong không khí . Ngoài việc sử dụng thanh trùng xông hơi trong ngành sản xuất nấm ăn , chúng còn được sử dụng khá rộng rải trong lĩnh vực xông hơi khử trùng đất canh tác nông nghiệp ở một số quốc gia tiên tiến . Chúng rất gần gủi với chúng ta mặc dù mùi hơi khó chịu , thỉnh thoảng nhà bạn mua một vài tấm ván ép để sử dụng , khi cưa cắt sẽ có một mùi nồng nồng bay vào mũi . Ngành sản xuất ván ép thường sử dụng một loại keo rẻ tiền , hiệu quả cao đó là sự kết hợp của Ure và fomandehit . Khi ta bước vào xưởng sản xuất , cửa hàng bán ván ép , cốt pha mùi fomandehit bốc lên còn nồng nặc hơn , nhưng công nhân , người bán hàng vẫn vô tư làm việc trong môi trường này vì vậy Bạn không phải lo ( cả thế giới sử dụng hàng mấy chục năm rồi ) , chỉ là đừng quá lạm dụng vượt ngưỡng khuyến cáo khi sử dụng .
" Đa số người trồng nấm mèo nếu không bị bệnh này thì năng suất rất cao " , bệnh trứng ở nấm mèo thì nhiều Bạn đã nêu ra nguyên nhân rồi , mình không nói lại . Tuy nhiên có 1 vấn đề mà mình luôn quan tâm và khuyến khích mọi người là nên thực hiện đúng quy trình kỷ thuật , công nghệ trong canh tác , về lĩnh vực BVTV nên chú trọng , tập trung vào giải pháp phòng ngừa hơn là trị bệnh . Chi phí cho phòng ngừa cũng như là mình mua bảo hiểm vậy , vừa rẻ hơn lại ổn định cho năng suất mà mình kỳ vọng cho đợt thu hoạch tới . Một vài người khi khai thác ở khu vực mới chưa từng có ai trồng nấm thì thường thành công cao , vì chưa có dịch bệnh tồn lại hoặc lây lan trên diện rộng , từ đó nãy sinh chủ quan cho là mình đã làm đúng , rồi lại còn hướng dẫn cho mọi người xung quanh , thậm chí có một vài cơ quan khuyến nông địa phương , tòa soạn đến tham quan đưa lên mô hình điểm ...nhưng chỉ sau vài vụ sản xuất khi dịch bệnh có cơ hội phát tán lên diện rộng , thì bao nhiêu công sức , lợi nhuận tích lũy đều đi theo mây khói chỉ qua 1 - 2 đợt canh tác mà không chừa một ai .
Có những chủng loài dịch hại có thể nhìn được bằng mắt thường , nhưng cũng có những chủng không thể nhìn thấy được như ( vi nấm , vi rut .. ) . Vì vậy canh tác theo mô hình truyền thống được tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm của địa phương là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ , Việc ứng dụng khoa học công nghệ , kỷ thuật tiên tiến được các nhà KH đúc kết trong các quá trình nghiên cứu khảo nghiệm trên toàn thế giới , là những thành tựu bổ ích mà ta cần phải nên tìm tòi học hỏi .
Mình có một thời gian dạo thăm các trại nấm của bà con trồng nấm mèo , nấm rơm , mới nhận thấy là phần đông bà con từ sản xuất nhỏ đến quy mô lớn đều không sử dụng các thiết bị kiểm tra quản lý như : nhiệt kế , bút , giấy quỳ dùng để đo PH , máy đo độ ẩm , quạt ....
Ví dụ : cùng một quy trình kỷ thuật canh tác ( của cùng 1 người ) khi canh tác nấm rơm 2 địa điểm khác nhau cho ra hai thành quả khác nhau , một nơi thì nấm dại ( coprinus ) phát triển quá mạnh gây tổn thất nghiêm trọng , anh ta cũng không hiểu rỏ nguyên nhân . Khi mình kiểm tra thì nguồn nước tưới nhiễm phèn nặng , khi tưới vào luống nấm làm độ PH của giá thể xuống thấp , trong khi Nấm mèo cần điều kiện PH trong môi trường hơi kiềm 7,5 - 8 , hàm lượng đạm thấp , còn nấm Coprinus thì lại thích nghi trong môi trường hơi acid 5 - 6,5 , với lượng đạm cao . Khi được giải thích biết rỏ nguyên nhân và các giải pháp xử lý thì cũng đã tổn thất khá lớn rồi .
 


Last edited by a moderator:
Trong topic này bạn Dfruit đã trả lời hết các vấn đề nêu ra rồi, tuy nhiên mình xin bổ sung vài ý nữa (theo kinh nghiệm bản thân thôi)
* Khâu chuẩn bị giá thể, nên bổ sung thêm các hóa chất như vôi (để điều chỉnh pH qua môi trường kiềm, đồn thời bổ sung canxi), urea, MgSO4, KH2pO4, không nên trộn cám vì rất dễ bị nhiễm các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng... trong quá trình ủ bịch)
* Khâu thanh trùng bịch, cần hải kiểm tra nhiệt độ ở tâm bịch, vì nếu kích thước bịch lớn
phải nấu nhiều giờ mới nâng nhiệt độ trong tâm lên đến 90-95oC, đồng thời cần giữ nhiệt độ trong tâm bịch ít nhất 3 giờ mới có thể diệt được hầu hết các loại nấm tạp. Sau khi đạt thời gian thanh trùng, nên mở cửa hay nắp buồng thanh trùng cho thoát hơi nước ra từ từ, không nên mở lớn quá, sẽ có chênh lệnh nhiệt độ lớn giữa trong bịch và ngoài bịch làm cho nước bên trong bịch dịch chuyển và phân bố không đều (có thể quan sát thấy có chỗ rất khô và có chỗ rất ướt). Truồng hợp chất bịch quá nhiều, sát với nhau thì trong quá trình hấp, nước rât dễ ngưng tụ trên chỗ nút bông, chảy ngượcx vào bên trong, những bịch này rất nặng. Nếu mở cửa hoặc nắp buồng lớn quá, hoặc nhanh quá có thể bị bung hay rách bịch.
* Cấy meo, sau khi thanh trùng nên để yên 1-2 ngày cho nước bên trong bịch cân bằng đồng đều rôì mới cấy meo.
 
Chào anh Hien Hoa

* Anh Hấp thanh trùng bao lâu ạ? Chổ em là 4,5 tiếng ( Đốt 1 và âm 3,5 tiếng)
* Em thấy có chổ họ chỉ canh áp chứ không canh theo nhiệt mà tỉ lệ sống rất cao (Nồi tròn, nếu anh ở Long Khánh - ĐỒng Nai sẽ biết)
* Để 1-2 ngày lâu quá không anh, vì như thế sân bãi sẽ rất lớn, khi mà trồng tới 10 trại sẽ rất lâu
Em có thể tham quan trại anh được không ạ? Nếu được cho em xin địa chỉ.
 

Công nghệ của VN
images827060_IMG_4086.jpg




Công nghệ Thailand:

strw000.jpg


strw005.jpg



Agriviet.Com-MAH02108.JPG


__________________________________________________ ________
còn đây là công nghệ Indonesia

Agriviet.Com-4.jpg



Agriviet.Com-3.jpg


Agriviet.Com-7.jpg


Agriviet.Com-6.jpg


Agriviet.Com-5.jpg


Agriviet.Com-1.jpg


Agriviet.Com-2.jpg

 
ko biết họ làm như thế nào mà năng xuất đáng để mơ ước quá đi các bác ơi:wub:
 
các bác nghĩ sao về năng suất của họ?em chỉ kết cách trồng theo kiểu thái lan họ làm thế nào mà nguyêu liệu thì ít như sản lượng thì cao,ko biết hồi nào dân ta mới dạt sản lương như vậy huhuhuhu
 

ko biet ho dung cach nao hay them phan bon gi ,hoa chat gi ......ma san luong cao the xin cac bac co the cho mot loi giai thich thoa doan ko
 
bác Dfruit ơi ko biết bên trung quốc họ trồng nấm rơm như nào vậy bác có thể chia sẻ để bà con mình học ? được ko:9^:
 
Trong ngành sản xuất và canh tác nấm ăn có một nhóm mà phương thức canh tác không cần dùng túi , không cần hấp nhiệt thanh trùng giá thể , chỉ chất thành từng đống ủ giá thể thôi như các loài : Nấm rơm ( straw mushroom ) khu vực nhiệt đới , Nấm Brasil , (Agricus) cận nhiệt đới , Nấm Mỡ ( Bisporus , Brow Crimini ) thuộc khu vực ôn đới .
- Năng xuất bình quân của nấm rơm 25% trên khối lượng giá thể khô
- Năng xuất bình quân Nấm Brasil , (Agricus) 30% trên khối lượng giá thể khô
- Năng xuất bình quân Nấm Mỡ ( Bisporus , Brow Crimini ) 30% trên khối lượng giá thể khô
Thời gian chỉ canh tác trong tối đa chỉ khoảng 25 - 30 ngày /đợt . Lượng Phân Compost từ giá thể sau thu hoạch của các loại nấm này có giá trị thương mại khá hấp dẫn từ bằng đến cao hơn giá nguyên liệu đầu vào . Công nghệ cao hiệu quả là ở chổ đó .
Mình xin nêu sơ bộ quy trình kỷ thuật canh tác các chủng nấm này ( chúng chỉ khác nhau về giống cấy và vùng khí hậu )
a) Thành phần nguyên liệu chính : Rơm rạ ( lúa nước , lúa mì , lúa mạch , lúa miến , thân ngô , thân đậu) , phân chuồng ( bò , heo , gà ) , Can xi ( Vôi , thạch cao , bột nhẹ ) , Đất sạch ( đất mùn từ ao hồ sông suối , than bùn rêu )
b) Khâu xử lý nguyên liệu :
- rơm rạ khi qua máy gặt có lắp đặt thêm thiết bị cắt nhỏ , trường hợp sản xuất nhỏ thì rơm rạ sau khi tập trung về trại sẽ được đưa qua máy cắt xay sau cho độ dài tối đa dưới 12cm . Mục đích là giúp chúng phân hủy nhanh , dễ đảo trộn , dễ vậv chuyển cơ giới và làm cho độ nén sau này của giá thể khi đưa vào kệ trồng luôn chặt ( bởi rơm rạ hơi xốp ) .
- Tạo đống ủ : một lớp rơm rạ 40 - 50cm là một lớp phân chuồng 10 cm rắt 1 lớp vôi + ure ( tỷ lệ 1000 kg rơm rạ - 100 kg phân chuồng , 15 kg urê , vôi 15 kg ) , cứ thế có thể tạo đống ủ cao từ 1,5 - 2,5m , ngang 1,5 - 2m , chiều dài thì vô tư . tuy nhiên mặt sân ủ phải có độ dốc nhẹ theo chiều dài để dễ thoát nước . Sau đó tưới đẩm nước đều mặt trên của đống ủ phủ bạt che kín ( hạn chế bốc hơi nước giúp lưu giử độ ẩm cao ) PH lúc này khoảng 9 - 12 độ . sau 7 ngày đảo đống ủ lần 1 , thường thì do sản xuất công nghiệp nên họ sử dụng xe cơ giới quay đảo ( công suất 1 giờ có thể đảo khoảng 300 khối trong 2 lượt đi và về ) , sau đó lại tủ bạt che kín . ( trong quá trình đảo sẽ thấy hơi nóng bốc lên , do nhiệt độ đống ủ khi phân hủy sinh nhiệt lớn 70 - 80 độ C ) . sau 3 ngày tiếp theo lại đảo lần 2 ( lần này lại tiếp tục cấp nước tưới nhưng theo dạng phun mưa ) . 3 ngày tiếp theo đảo lần 3 ( lần này không phun nước ) .
- Cấy trồng : sau 2 ngày của lần đảo thứ 3 , kiểm tra PH khoảng 7,5 - 8 là bắt đầu chuyển giá thể vào kệ trồng nhiều tầng trong nhà trồng với độ dày giá thể khoảng 20cm - kiểm tra nhiệt độ bên trong thảm giá thể khoảng 32 - 35 độ C là có thể cấy rắc meo giống ( trường hợp sử dụng cơ giới họ đưa giá thể vào băng tải - trên đường tải đi qua thiết bị rắc meo lên bề mặt ) , dùng tấm ván dày hoặc trục lăn ép chặc thảm giá thể .
- Tạo lớp vỏ : Đất sạch + than bùn thêm vôi để chỉnh độ PH ( 7,5 - 8 ) trộn đều , không tưới nước . Sau 3 ngày cấy meo , dùng hổn hợp này phủ lên bề mặt thảm giá thể với độ dày khoảng 1 - 2cm . sau đó tưới phun sương , phủ nilon che luống ( giử nhiệt và độ ẩm ) 1 ngày cần dở lên rũ nhẹ 2 - 3 lần cho thoáng không khí . sau khoảng 2 - 3 ngày khi quả thể nhú lên thì dở bỏ màn phủ .
- Nước tưới cho Nấm rơm cần hơi ấm khoảng 30 - 32 độ C ( tránh nước lạnh dưới 22 độ sẽ ức chế đột ngột sự tăng trưởng sợi nấm) , hòa thêm nước vôi trong sau cho độ PH khoảng 7,5 - 8
- Nhiệt độ nhà nấm luôn kiểm soát ở mức 29 - 35 độ C ( kể cả vào ban đêm )
- Độ ẩm không khí 85 - 90% ( tránh dưới 70% hoặc trên 95% các hiện tượng tiêu cực sẽ xảy ra làm ảnh hưởng đến năng suất) , độ ẩm trong giá thể 65 - 70% .
* So sánh :
- Trồng nấm rơm ở VN không khuyên khích xử dụng phân chuồng , cám , bột ngô ( thiếu dinh dưỡng bổ sung )
- Rơm rạ thường để nguyên không xử lý kích cở
( bất tiện , chuyển hóa vi sinh chậm )
- Quy trình trồng nấm rơm của VN không có tạo lớp vỏ
( rất dễ bị nhiễm khuẩn )
- Khâu xử lý nguyên liệu theo truyền thống rất khó ứng dụng cơ giới nên chi phí tăng cao , đồng thời khả năng bị nhiễm khuẩn sẽ cao hơn
(do sử dụng quá nhiều lao động thời vụ nên khâu giử vệ sinh trong nhà nấm sẽ kém ) .
- Giống nấm rơm VN khi canh tác đậu quả kích cở không đồng bộ size nhỏ nhiều nên cho năng xuất thấp
( khả năng chuyển hóa vi sinh từ nguyên liệu thấp , thiếu nguồn dinh dưỡng bổ sung) , liều lượng meo khuyến cáo sử dụng cao hơn VN : 1 mét vuông 6 -7 bịch meo ; TQ 2 chai meo 750ml/chai ( tốn kém chi phí sản xuất ) .
Phế phẩm giá thể sau thu hoạch của họ thường rất dễ bóp vụn , khi ngữi cho một mùi thơm đặc trưng của tơ nấm , khi đưa qua máy đánh tơi là vô bao thành chế phẩm phân Compost nấm có giá khá cao . Còn phế phẩm của ta vẫn còn dai , phải thêm vi sinh ủ một thời gian nữa mới thành phân nấm .
 
Last edited by a moderator:
bác có thể up vài tấm hình trồng nấm rơm ở bên trung quốc ko:wub:
 
theo bácDfruit thì ngoài nguyên liệu rơm thì ta có thể dùng nguyên liệu nào khác để trồng nấm rơm ko
 
Vùng canh tác Nấm rơm của TQ tập trung ở phía Nam và Đông Nam : Quảng đông , Quảng tây , Chiếc giang .. với các nguồn nguyên liệu chính từ phế phẩm rơm rạ canh tác cây lương thực . Mốt số ít khu vực phía Tây Bắc củng có thể canh tác vào mùa hè với các nguyên liệu từ phế phẩm ngành trồng cây bông vải , đậu tương .
TQ có một công nghệ canh tác nấm rơm vào mùa đông khá hay , bởi giá Nấm rơm vào mùa đông khá cao , đó là phương thức canh tác trong nhà có xông hơi nước nóng . Họ dùng một hoặc chuổi nhiều thùng phuy đung nóng bên ngoài và dẫn hơi nóng vào bên trong nhà trồng , vừa tạo độ ẩm , vừa sưởi ấm cho nhà nấm . Năng suất canh tác không hề thua kém so với canh tác vào mùa hè , bởi các chủng loại dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến năng xuất canh tác nấm rơm vào mùa này rất thấp . Các khu vực phía Bắc nước ta nên ứng dụng công nghệ này vào mùa đông , nguồn sinh lợi sẽ rất lớn .

Một số hình ảnh canh tác Nấm rơm trong nhà với hệ thống kệ nhiều tầng
7mzq.jpg


rmkt.jpg

Các thùng phuy nước dùng đung sưởi ấm nhà nấm
pit8.jpg


uefr.jpg


5mjw.jpg
 
Quy trình nhân giống Nấm mèo ( phần tiếp theo ) :
4/ Nhân phôi bào tử Nấm :
công đoạn này thực hiện trong tủ cấy trên lửa đèn cồn với dụng cụ là một que xiên có móc
- trích xuất 1 mẫu nhỏ thạch từ phểu chứa bào tử gốc ( gien mẹ ) đã lây lan sang ống nghiệm chứa thạch ( đã vô trùng ) - đóng nút bông - đưa vào tủ ấm .
- Ống nghiệm sau khi đã lây lan bào tử có thể trích xuất thêm 1 lần nữa sang các ống nghiệm khác để nhân phôi ( chỉ thêm 1 lần duy nhất để tránh hiện tượng thoái hóa giống ) .
5/ chuẩn bị túi giống cấp 2 :
- Nguyên liệu bao gồm :
a) hạt lúa mì , hạt ngô ( ngâm nước 12 -24 giờ ) - luộc sôi vớt ra để ráo
99% , thạch cao ( bột nhẹ ) 1%
b) Mùn cưa cao su 30% , vỏ hạt bông ( bông phế ) 20% , lỏi ngô xay 30% , cám gạo ( bột ngô ) 18% , thạch cao ( bột nhẹ ) 1% , đường sucrose 1% , 50 - 60% nước . PH 5,5 - 6,5
- Phối trộn tất cả nguyên liệu lai với nhau và tạo đống ủ , phủ bạt che kín trong khoảng 2 - 3 giờ . sau đó vô túi nilon hoặc chai thủy tinh - đóng nút bông chặc - chuyển vào lò hấp nhiệt thanh trùng trong 8 - 10 giờ với nhiệt độ 95 - 100 độ C ( nếu sử dụng nồi áp suất với nhiệt độ 120 độ C chỉ cần hấp 4 - 5 tiếng ) . Sau thời gian hấp xã hơi buồng hấp , chờ nhiệt độ xuống dưới 40độ C chuyển túi vào nhà cấy .
6/ nhân giống cấp 2 : thao tác này nên thực hiện trong tủ cấy đã thanh trùng .
- Trích xuất một lượng thạch đã lây lan bào tử chứa trong ống nghiệm khoảng 1,5 - 2cm dài sang túi giá thể bằng que xiên có móc ( thao tác dưới ngọn lửa đèn cồn ) - đóng nút bông túi . Chuyển sang nhà nuôi sợi .
7/ Chuẩn bị nhà nuôi sợi : nhà xây tường hoặc nhà che bạt tối có hệ thống kệ .
- dùng 1 chén men cho vào 3 - 4 g thuốc tím + 10ml fomandehit xông hơi trong 2 - 4 giờ ( trước khi đưa túi cây vào phòng ) . sau thời gian xông hơi phun Carbedazim 1/500 , Dichlorvos 1/500 lên tường và sàn phòng cả trong và ngoài nhà nuôi sợi . Bên ngoài nhà nuôi sợi rắc vôi bột xung quanh
- Túi đã cấy bào tử chuyển vào phòng nuôi sợi đặt trên kệ . nhiệt độ phòng 26 - 32 độ C , độ ẩm không lớn hơn 70% , ánh sáng khuyết tán yếu , thông gió thường xuyên . Các túi nhiễm khuẩn cần được loại bỏ bất cứ thời gian nào khi phát hiện để tránh lây lan . thời gian thực hiện công đoạn này từ 20 - 25 ngày .
Túi sau khi đã chạy sợi đều có thể được cung cấp cho thị trường giống ( thời gian tồn trữ không quá 15 ngày ) . Ngoài ra túi cũng có thể được nhân hệ số thêm 1 lần nữa khi sợi ăn lan từ 8 - 9/10 túi và chỉ 1 lần duy nhất để tránh lão hóa sợi theo tỷ lệ 1/20 - 1/25 .
 
#Các thùng phuy nước dùng đung sưởi ấm nhà nấm#bác có thể có tấm ảnh nào rõ hơn chi tiết hơn về cách xông hơi nước nóng vào trong nhà ko
 
bác Dfruit cảm ơi bác thật nhiều về những thông tin bổ ích bác đã cung cấp làm cho em được mở rộng tầm nhìn và có thêm nhiều kiến thức về trồng nấm,mong bác tiếp tục chia sẽ thêm nhiều bài viết nữa về trồng nấm thank bác:9^::wub::9^:
 
bác Dfruit cho em ? thêm tí chuyện này niềm trung có nguồn nguyên liệu keo rất nhiều có thể dùng làm trồng nấm bào ngư và nấm mèo được ko vậy? #cây keo có phải là cây tràm ko ạ?#

Mình cũng đang có ý tưởng đó , vì nhận thấy thị trường gổ keo lai chỉ bán chủ yếu cho thị trường Nhật nên rất nghi ngờ về chuyện này . Giấy là loại vật chất có thể tái chế dễ dàng , nhưng người Nhật lại mua nhiều gổ keo lai mà theo thông tin trên thị trường là chỉ đễ sản xuất giấy , nếu gổ cây keo không có tinh dầu thì chắc chắn chỉ để làm nấm Enoki ( Kim châm ) , Eryngii ( Nấm hào ) , Shimeji ( Nấm Ngọc thạch ) ... vì đây là những chủng nấm xứ lạnh trồng công nghiệp trong nhà bảo ôn mà Nhật là Quốc gia có thế mạnh ( Nhật nằm trong top 10 quốc gia hàng đầu của thế giới về ngành Nấm ăn ). Cũng rất mong Anh em trong ngành nông lâm nghiệp nếu có điều kiện nghiên cứu , hoặc có thông tin nào về chủng loại cây này cung cấp thêm thông tin . Nếu cây keo lai mà không có tinh dầu thì giá của nó phải gấp 2 - 3 lần giá hiện tại vì theo mình biết vỏ của cây keo có chứa nhiều hàm lượng acid tannic tạo môi trường sinh trưởng tốt cho các chủng loại nấm cao cấp như Shiitake (Donco) , Linh chi , Enoki , Eryngii , Shimeji , Maitake , Nấm Turkey Tail ... Các anh em nào đang làm ngành Nấm mèo . nấm bào ngư cũng nên làm thử vài bịch mẫu bằng mùn cưa hoặc dăm gổ cây keo lai để khảo nghiệm xem sợi có tăng trưởng không . Nếu tăng trưởng tốt thì sẽ là một cơ hội mới cho cộng đồng người trồng nấm cũng như người trồng keo .
- Nấm mèo có biên độ nhiệt khá rộng từ 22 - 30 độ C nên miền trung vẫn có thể trồng tốt ( theo mùa ) . Theo mình nếu canh tác theo kiểu cải thiện đời sống thì dùng mùn cưa các trại cưa sẻ gổ ( số lượng ít ) theo mô hình truyền thống , còn nếu Bạn muốn canh tác thương mại và có thể mở rộng hổ trợ cho bà con xung quanh cùng canh tác ( cung cấp túi trồng đã cấy meo ) thì nên đi theo hướng mới , dùng nguyên liệu dồi dào sẳn có của địa phương là phế phẩm sau thu hoạch Ngô ( thân , lá , lõi ) .
Muốn nắm được kế hoạch chi tiết cho chương trình phát triển ngành Nấm ăn tại địa phương thì Bạn liên lạc với mình qua số đt : 0919897448 hoặc email : dunguyen1203@gmail.com .

Hôm nay em vừa hỏi chuyện một người bạn chủ xưởng cưa, anh ấy cho biết mạt cưa keo bán cho người ta trồng nấm mèo 100k một khối, mà không có đủ hàng để bán vì vậy phải mở rộng mạch cưa để thu được nhiều mạt cưa hơn.

vào nhà người quen thấy đống củi bằng gỗ keo liền ra xem và phát hiện vài thanh có nấm mèo mọc:
Agriviet.Com-cui_go_Keo.jpg


gỗ vụn như hình trên bán làm củi giá 180 ngàn đến 200 ngàn một khối.
Ban đầu em định xin ít mạt cưa và mấy khúc củi về thử nghiệp nhưng thấy như vậy có lẽ không cần thiết nữa nên thôi, bữa nào em đi xem thực tế mấy trại nấm xem năng suất khi trồng bằng nguyên liệu này có cao không.
 
Last edited by a moderator:
Rất cám ơn thông tin của Bạn rubic . Mong có thêm nhiều thông tin hơn về cây keo lai ( có hay không hàm lượng tinh dầu ??? ) .
Như vậy một phần nghi vấn của mình về sản lượng dăm gổ keo lai xuất khẩu hiện nay trên thị trường Việt nam để cung ứng cho ngành sản xuất Nấm là có cơ sở . Nhật Bản , Hàn Quốc , Đài Loan , Trung Quốc là những quốc gia có thế mạnh về ngành canh tác và sản xuất Nấm xứ lạnh ( lợi thế vùng miền khí hậu ) . Điều này sẽ mở ra một hướng đi mới ( ngành trồng nấm ) cho các khu vực đã và đang trồng rừng bằng cây keo lai ( trồng nấm dưới tán rừng ) .
* Một giải pháp canh tác mới của Nấm Linh chi ( bán gổ ) theo tài liệu TQ :
- Gổ (keo lai) có đường kính từ 8 - 12 cm cắt khúc dài khoảng 20cm ( tùy theo độ dài của túi trồng )
- Giá thể mùn cưa ( gổ keo hoặc gổ cao su ) phồi trộn theo tỷ lệ : 78% mùn cưa + 20% cám gạo hoặc bột bắp + 1% thạch cao hoặc vôi + 1% đường ( đường tán hoặc đường đen ) + nước 50 - 60% , PH túi trồng sau khi hấp nhiệt yêu cầu từ 5,5- 6,5 .
Thực hiện : rải 1 lớp giá thể dưới đáy túi , cho lóng gổ keo lai cho vào giữa túi , cho thêm giá thể vào xung quanh cột chặc bằng dây nhựa . Công đoạn hấp khử trùng thanh nhiệt giống như sản xuất nấm mèo , nấm Linh chi . Công đoạn cấy meo giống như quy trình sản xuất Nấm linh chi .
Mục đích của giải pháp này là :
- Nguồn nguyên liệu sẳn có rẻ tiền tại chổ
- Sợi Nấm linh chi tăng trưởng tốt trong môi trường hơi acid và thông thoáng ( lỏi túi là gổ )
- Chất dinh dưỡng bổ sung sẽ giúp tai nấm phát triển mạnh và lớn hơn
 
Khâu chuẩn bị giá thể, nên bổ sung thêm các hóa chất như vôi (để điều chỉnh pH qua môi trường kiềm, đồn thời bổ sung canxi), urea, MgSO4, KH2pO4, không nên trộn cám vì rất dễ bị nhiễm các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng... trong quá trình ủ bịch)

Bác cho em hỏi tỷ lệ phối trộn của các loại nguyên liệu trên (vôi, urea, MgSO4, KH2PO4) với mạt cưa để trồng bào ngư trắng, bào ngư xám với.

Cảm ơn Bác.
 


Back
Top