Hướng dẫn trồng cây bơ từ hạt, xinh xinh làm cảnh

Từ tháng 5 tới tháng 9 là mùa chính của bơ nên chắc hẳn chúng ta sẽ không thể bỏ qua món này rồi mọi người nhỉ. Trước giờ không biết đã có ai trồng cây bơ từ hạt chưa, mình thấy hay hay nên chia sẻ để mọi người cùng làm thử
biggrin.gif




Bước 1:
- Nhẹ nhàng bổ đôi quả bơ để lấy hạt ra. Chú ý xác định phần trên và phần dưới của hạt: phần trên là phần gần với núm của quả bơ còn phần dưới là ở đầu ngược lại.



Bước 2:
- Bóc bỏ phần vỏ ngoài của hạt quả bơ rồi xiên 3 que tăm cách đều nhau vào giữa hạt.


Bước 3:
- Ngâm hạt bơ vào nước sao cho nước chỉ tiếp xúc với phần dưới của hạt và ngập đến khoảng nửa hạt. Chúng mình cần giữ cho phần trên khô ráo nhé!


Bước 4:
- Để hạt bơ ở nơi khô thoáng, có ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 5 ngày, chúng mình cần thay nước cho bơ 1 lần.


Bước 5:
- Nếu hạt tốt, mầm sẽ bắt đầu mọc sau khoảng 2 - 4 tuần hoặc không thì sẽ phải mất 8 tuần. Lúc này, các bạn cần giữ cho rễ cây lúc nào cũng ngập trong nước nhé!



Bước 6:
- Khi thân cây đã cao được khoảng 15cm thì các bạn cần cắt ngắn thân còn khoảng 8cm. Điều này sẽ giúp cây tăng trưởng tốt hơn.


Bước 7:
- Khi cây mọc trở lại đến khoảng 15cm thì chúng mình chuyển cây sang trồng vào đất nghen.








Sau khi trồng xong, mọi người nhớ chú ý tới lượng nước hàng ngày để cây không bị khô và chết. Trồng cây vào 1 cái chậu nhỏ nhỏ để ở góc phòng phải nói là xinh lắm luôn!

Theo Mask Online.
 


Tôi không bóc vỏ hạt bơ như bạn.
Thế nhưng tôi lại lấy dao cắt bớt
đầu và đít hạt bơ đi. Cắt đít hạt
bơ chừng 2-3mm, và cắt đầu hạt bơ
chừng 3-4mm. Làm thế, bơ chóng
nảy chồi và rễ hơn.

Sau khi bơ mọc lên chừng 1 năm,
thì ta lấy chồi ở cây bơ đã có trái
mà ta thích ăn, tiếp vào đó, thì chỉ
2-3 năm sau có trái, tùy theo cây mọc
xấu hay mọc tốt, và nếu tốt, thì 5
năm sẽ có tạ trái.

Nếu không tiếp chồi, mà cứ để cây
gốc mọc lên, nếu chăm sóc tốt, thì
7 năm sẽ có trái.
 
Tôi không bóc vỏ hạt bơ như bạn.
Thế nhưng tôi lại lấy dao cắt bớt
đầu và đít hạt bơ đi. Cắt đít hạt
bơ chừng 2-3mm, và cắt đầu hạt bơ
chừng 3-4mm. Làm thế, bơ chóng
nảy chồi và rễ hơn.

Sau khi bơ mọc lên chừng 1 năm,
thì ta lấy chồi ở cây bơ đã có trái
mà ta thích ăn, tiếp vào đó, thì chỉ
2-3 năm sau có trái, tùy theo cây mọc
xấu hay mọc tốt, và nếu tốt, thì 5
năm sẽ có tạ trái.

Nếu không tiếp chồi, mà cứ để cây
gốc mọc lên, nếu chăm sóc tốt, thì
7 năm sẽ có trái.
tiếp chồi là gì vậy bạn, bạn giải thích giúp đc k, vì mình k phải dân trồng cây chuyên nghiệp nên k rành lắm
 
tiếp chồi là gì vậy bạn, bạn giải thích giúp đc k, vì mình k phải dân trồng cây chuyên nghiệp nên k rành lắm
TIếp chồi ở đây theo mình hiểu là ghép chồi ở cây đã cho quả vào thì sẽ nhanh có quả hơn. ko biết đúng ko nữa nhưng chắc là vậy rồi. chứ chờ 7 năm mới có quả thì :Dapdau::Dapdau::Dapdau: lâu quá trời
 
TIếp chồi ở đây theo mình hiểu là ghép chồi ở cây đã cho quả vào thì sẽ nhanh có quả hơn. ko biết đúng ko nữa nhưng chắc là vậy rồi. chứ chờ 7 năm mới có quả thì :Dapdau::Dapdau::Dapdau: lâu quá trời
ặc ặc... trong trường hợp không tìm ra cây đang ra quả, thì phải chờ 7 năm mới có trái sau hả trời, sao nghe phiêu quá vậy
 
tiếp chồi là gì vậy bạn, bạn giải thích giúp đc k, vì mình k phải dân trồng cây chuyên nghiệp nên k rành lắm
Tiếp cũng gọi là Ghép. Ngày xưa còn gọi là
Lai Vô Tính. Có lẽ từ ngữ này bây giờ không
còn xài nữa, vì không đúng lắm.

Kỹ thuật này đã dạy trong trường học phổ
thông ở lớp 5 lớp 6 gì đó rồi. Lý luận là
thế này: Một người thận bị hỏng. Một người
bị tai nạn xe hơi chết cụt đầu. Vậy thì có
thể lấy thận của người chết mà ghép vào người
hỏng thận.

Cây cối thì có thể ghép chồi (ngọn) của cây
này lên thân cây kia. Khác với ghép thận ở
người, chồi có thể mọc to lớn bình thường
như cành của cây chủ vậy. Vì ghép, nên chồi
vẫn mang tính chất của nó, mặc dàu hơi có bị
ảnh hưởng tính chất của cây chủ một chút.
Cũng vì thế, người ta mới nói là Lai Vô Tính.

Trong trường phổ thông, học trò được thực tập
ghép Cà Ghém với Cà Chua, Cà Chua lên Thuốc Lá.
Những cây này mềm, dễ ghép, rẻ tiền, và tỷ lệ
sống khá cao, nên thường cho học trò tập làm.
Chỉ mấy hôm, có thể thấy mầm ghép sống hay chết.
Ghép bơ thì phải mấy tuần mới biết sống hay
chết.

Ghép Bơ dễ mà khó. Dễ ở chỗ ghép được cây sống.
Khó ở chỗ cây ra trái không ngon. Ở Mỹ, ghép
Bơ phải chọn cây làm gốc là giống gì, chứ không
phải giống nào cũng được. Nó ảnh hưởng sức mọc
của chồi, tuổi thọ của chồi, và nhất là chất
lượng của trái. Khó nhất là làm sao biết được
gốc Bơ là giống gì? Chỉ người chủ vườn bán trái
Bơ mới biết thôi. Trái bơ đều là bơ lai hết, phấn
đực giống này thụ phấn lên nhị cái của giống kia,
là giống của chồi ghép. Vì thế mới khó.
 



Back
Top