Thảo luận Hướng đi nào cho ngành nuôi ngao Nam Định?

  • Thread starter Ngao sạch Giao Thủy
  • Ngày gửi
Sản phẩm ngao Giao Thủy hiện đã có mặt không chỉ ở thị trường trong nước, tại các hệ thống siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng, khách sạn... mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài như thị trường Trung Quốc, thị trường EU thông qua các nhà máy chế biến xuất khẩu phía nam.

Nghề nuôi ngao ở Giao Thủy - Nam Định bắt đầu hình thành từ năm 1992 và phát triển trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đến năm 2004 có bước phát triển mạnh, thu nhập tăng nhanh, trung bình mỗi năm đạt sản lượng 23- 25 ngàn tấn/ha, riêng năm 2015 sản lượng đạt trên 28 ngàn tấn và có nhiều hộ đạt trên 40 tấn/ha như hộ ông Nguyễn Văn Cửu ở Giao Xuân, ông Thực, ông Hưng. Sản phẩm ngao Giao Thủy hiện đã có mặt không chỉ ở thị trường trong nước, tại các hệ thống siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng, khách sạn... mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài như thị trường Trung Quốc, thị trường EU thông qua các nhà máy chế biến xuất khẩu phía nam.

Để nghề nuôi ngao phát triển bền vững, mở rộng thêm nhiều thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng, cải thiện đời sống của hàng ngàn người dân trong vùng, tại Hội thảo tìm hiểu nhu cầu thị trường thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị và sản xuất bền vững nghề nuôi ngao tỉnh Nam Định diễn ra vừa qua, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, thảo luận các vấn đề nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nghề nuôi ngao tiếp tục duy trì và phát triển bền vững.

chi-cuc-thuy-san-nam-dinh.jpg


Ông Hoàng Mạnh Hà - Chi cục trưởng Chi cục thủy sản phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng kết hợp với Chi cục Thủy sản và Hội nhuyễn thể huyện Giao Thủy tổ chức tại Quất Lâm - Giao Thủy - Nam Định. Đến tham dự hội thảo có đồng chí Hoàng Mạnh Hà - Chi cục trưởng Chi cục thủy sản, Sở NN&PTNT Nam Định, bà Nguyễn Thị Thu Huệ - Giám đốc Trung tâm bảo tồn sinh vật và phát triển cộng đồng (MCD).

trung-tam-mcd.jpg

Bà Nguyễn Thị Thu Huệ - Giám đốc Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) phát biểu tại hội thảo

Nam Định là tỉnh ven biển có diệc tích nuôi ngao lớn nhất Miền Bắc Việt Nam với diện tích trên 1600 ha, chủ yếu tập trung ở hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, trong đó diện tích nuôi ngao chủ yếu ở huyện Giao Thủy, cụ thể là tập trung ở 5 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Từ năm 1992, nghề nuôi ngao bắt đầu hình thành và phát triển ở đây, đến năm 2004 đã có bước phát triển mạnh, sản lượng lớn, thu nhập của người nuôi tăng nhanh, trung bình mỗi năm đạt sản lượng 23- 25 ngàn tấn/ha, riêng năm 2015 sản lượng đạt trên 28 ngàn tấn và có nhiều hộ đạt trên 40 tấn/ha như hộ ông Cửu, ông Hưng, ông Thực ở Giao Xuân - Đây là những hộ đã chú trọng chọn bãi, cải tạo nền bãi nuôi, khơi thông dòng chảy tạo môi trường thuận lợi cho ngao phát triển và chọn thời điểm thả giống, quản lý sản phẩm nên năng suất tăng lên qua từng năm. Trong khi đó, toàn tỉnh có nhiều Doanh nghiệp sản xuất theo quy trình khép kín từ sản xuất giống, ương nuôi thương phẩm và tổ chức bao tiêu sản phẩm tới người tiêu dùng như Doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung. Do đó, con ngao của tỉnh đã tìm được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước như thị trường Trung Quốc, thị trường EU thông qua các nhà máy chế biến xuất khẩu phía nam và tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị trong nước.

chi-cuc-thuy-san-nam-dinh-2.jpg

Bà Cao Thị Nga - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản trình bày định hướng phát triển nghề nuôi ngao

Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản, trong đó có con ngao đang ngày một cạn kiệt, nguyên nhân chính là do môi trường sinh thái vùng nuôi đang bị suy thoái cùng với mật nuôi thả dày dẫn đến thiếu nguồn thức ăn cho ngao; các khâu liên kết giữa phát triển nguồn giống, nuôi thương phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ nên sản phẩm bị ép giá, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Trong khi đó nhận thức của nhân dân trong bảo vệ môi trường còn hạn chế, việc xả rác thải trên bãi biển và các khu vực nuôi đã gây ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân mà trước đây EU công nhận sản phẩm ngao của tỉnh ở loại B, nay đã giảm xuống còn loại C cũng đồng nghĩa với con ngao có khả năng không còn được tiêu thụ tại thị trường Châu Âu.

dai-bieu-thao-luan.jpg

Các đại biểu thảo luận tại hội trường về định hướng phát triển nghề nuôi ngao

Để nghề nuôi ngao phát triển bền vững, tìm và hướng tới nhiều thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản, tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tìm các giải pháp cho nghề nuôi ngao, trong đó cùng với cần có sự tham gia vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các ngành địa phương trong việc xây dựng thương hiệu, cần quy hoạch vùng nuôi phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo mặt bãi, nâng dần diện tích nuôi bán thâm canh, thâm canh thương phẩm, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi ngao tập trung, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống nhập từ tỉnh ngoài vào địa bàn, đồng thời có chính sách khuyến khích nhằm hạn chế việc xuất giống đi nơi khác, vận động các hộ nuôi ngao thành lập các tổ nhóm sản xuất để xây dựng mô hình sản xuất mới như góp cổ phần thuê đất từng vùng nuôi theo nhóm, giảm thiểu vây chắn và chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất; với ngao thương phẩm cần tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ môi trường nhằm củng cố, bảo vệ và mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu ngao Nam Định nói riêng, "Ngao Giao Thủy" nói riêng, xác định tiêu chuẩn chất lượng để khẳng định sản phẩm trên thị trường, từng bước đưa sản phẩm ngao của tỉnh xuất bán rộng rãi không chỉ trong nước mà trên thị trường thế giới.

Nguồn: Thủy Sản Giao Thủy
 




Back
Top