Keo Lai Nuôi Cấy Mô - Những Điều Cần Biết

  • Thread starter vuthilan_thsln
  • Ngày gửi
Khác với sự phát triển mạnh mẽ của một số loài cây. Cây keo lai nuôi cấy mô ở Việt Nam phát triển rất chậm, có thể nói là không phát triển. Vậy lý do tại sao?
Nguyên nhân đang được các nhà khoa học trên cả nước và nhóm nghiên cứu chúng tôi tim hiểu và sẽ công bố kết quả sớm nhất cho Quý bà con. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy một số hạn chế của cây keo lai nuôi cây mô, mong bà con chú ý khi chọn giống:
- Cây con nuôi cấy mô rất yếu, thân tròn mềm dẫn tới khả năng cây mau già, lá mỏng hơi dài. Khi trồng cây khó đứng thẳng tự nhiên.
- Tỷ lệ cây con sống sau khi trồng đạt từ 83 - 87% ( rất thấp so với >95% của cây keo lai giâm hom ).
- Sau khi trồng cây phát triển bình thường ( môt số trường hợp phát triển kém hơn cây keo giâm hom ), khả năng tỉa thưa tự nhiên kém.
- Cây từ tuổi thứ 3 xuất hiện lõi xốp, tỷ trọng kém. Hiện nay ở Nước ta chưa có mô hình trồng cây keo lai mô lớn nào thành công đáng kể về mặt kinh tế cũng như về chất lượng sản phẩm.
- Vấn đề mà bà con quan tâm nhất là giá cả cây giống rất cao từ 800 - 1200đ/cây.
Trên đây là mật số chi tiết mong bà con quan tâm. Chúng tôi sẽ công bố kết quả nghiên cứu chi tiết trong thời gian sớm nhất. Chúc Bà con thành công!
 


Không hiểu thông tin nào đáng tin cậy và kiểm chứng bằng cách nào.
----------
Thông tin này đã đọc qua: "Cây keo ươm theo phương pháp giâm hom có nhược điểm: không có rễ cọc, chỉ có rễ chùm nên dễ đổ ngã, thân giòn, dễ gãy, thường chẻ ngọn thành 2-3 nhánh, khi gió mạnh dễ bị tướt nhánh. Sau khi trồng chừng 2 năm, cây ra hoa nhưng tốc độ phát triển chậm. Trong khi đó, cây keo ươm theo phương pháp nuôi cấy mô có ưu điểm hơn như: thân thường lên thẳng, ít phân cành, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân không giòn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã. Do các đặc tính ưu việt này mà giống keo lai cấy mô có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế."
http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2009/10/82272/
 
Last edited:
Thấy được hạn chế của cây giống keo lai giâm hom, từ đầu năm 2009, doanh nghiệp (DN) tư nhân giống cây trồng Nguyên Hạnh (ở Phước An - Tuy Phước) bắt đầu phát triển cây giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Đây là cơ sở đầu tiên phát triển cây giống cấy mô trồng rừng keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Định

Cũng có thể đây chỉ là bài báo PR cho doanh nghiệp.

Trên đây là mật số chi tiết mong bà con quan tâm. Chúng tôi sẽ công bố kết quả nghiên cứu chi tiết trong thời gian sớm nhất.

Và cũng hi vọng là thời gian công bố sẽ thật sớm .
 
Đã có 2 nguồn tin trái ngược, tôi thêm 1 nguồn nữa cho phong phú:
*
Theo kinh nghiệm, các cây giâm cành và nuôi cấy mô đều thích hợp
với cây rau, củ, và bụi rậm, nhưng không tốt với những cây lấy gỗ,
vì chúng không có rễ cọc, rất dễ đổ ngã bật gốc.
*
 
Bác anhmytran nói cây cấy mô và cây giâm cành không có rễ cọc hoàn toàn đúng. Tôi chưa thấy ai trong nghề nuôi cấy mô nói cây mô là có rễ cọc cả. Trừ khi gieo trực tiếp hạt trong môi trường cấy mô.....
 
Last edited:
Không hiểu thông tin nào đáng tin cậy và kiểm chứng bằng cách nào.
----------
Thông tin này đã đọc qua: "Cây keo ươm theo phương pháp giâm hom có nhược điểm: không có rễ cọc, chỉ có rễ chùm nên dễ đổ ngã, thân giòn, dễ gãy, thường chẻ ngọn thành 2-3 nhánh, khi gió mạnh dễ bị tướt nhánh. Sau khi trồng chừng 2 năm, cây ra hoa nhưng tốc độ phát triển chậm. Trong khi đó, cây keo ươm theo phương pháp nuôi cấy mô có ưu điểm hơn như: thân thường lên thẳng, ít phân cành, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân không giòn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã. Do các đặc tính ưu việt này mà giống keo lai cấy mô có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế."
http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2009/10/82272/http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2009/10/82272/http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2009/10/82272/
http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2009/10/82272/
http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2009/10/82272/
Anh Vị có thể kiểm chứng thực tế:
kiểm chứng cây con: anh xin 2 loại cây gống trên và so sánh bằng mắt thường.
kiểm chứng rừng thành phẩm: a liên hệ với các xí nghiệp giống xin đi thực tế vào khu vực trồng cây keo lai mô thí nghiệm để so sánh. Còn rừng keo lai hom thành phẩm thì ở đâu cung có.
Về nhược điểm của cây keo lai hom chính là ko có rễ cọc nhưng gần đây bà con đã có cách khắc phục cây đỗ gốc là: trồng liên tiếp 4-5 hàng ranh dày ( 1*2m ) bằng dòng BV10 ở khu vục Bà Rịa Vũng Tàu rất hiệu quả.
 
Thành thực cảm ơn bác về thông tin nay. mấy năm trước chúng tôi có làm và cung ứng cho khách hàng sau đó đc khách hàng phản ánh lại rất nhiều. nhiều trường hợp phải bồi thường.
 

doanh nghiệp chúng tôi hàng năm trồng cả gần ngàn ha rừng nguyên liệu giấy nên việc chọn giống hết sức quan trọng. Mây năm trước chúng tôi đã bỏ ra hàng tỷ đồng để mua giống keo lai mô. Kết quả là năng suất quá kém so với cây keo hom. Vì vậy bà con nên cân nhắc kỹ khi trồng keo lai mô.
 
Thật vậy hả bác "người rừng". Mình thấy Trường Thành Xanh Phú Yên (Cty con của Trường Thành Bình Dương) thấy tụi nó trồng cây keo cấy mô cũng khá lắm mà. Thấy cây lên thẳng, ít chẻ nhánh, đồng đều. Mình cũng tính mua ít keo cấy mô mà nghe vầy ớn quá.
 
nuoi cay mo keo lai

minh dang lam luan van nuoi cay mo cay keo lai. Co ban nao co tai lieu hoac luan van ve nuoi cay mo cay keo lai cho minh xin voi. Cam on nhieu!
 
Ôi trời .Chẳng biết đường nào mà lần cả Thông tin nào chính xác đây.Tôi đã từng trồng keo bằng hạt,giâm hom và sắp tới định thử trồng keo cấy mô sao nghe các bác nói thấy chao đảo quá.Theo bác chủ topic thì từ tỉ lệ sống,sức tăng trưởng ,chất lượng gỗ đều kém cả.Vậy lý do gì giá cây giống cấy mô lại đắt gấp 2 lần cây giâm hom.Ở chỗ tôi cây giâm hom giá đã 800d/cây.Nhờ bác nào tỉnh táo chỉ giúp vì chỉ khoảng 1 tháng nữa là tôi trồng keo rồi.Thanks
 
Tôi chắc chắn cây ươm cấy mô phải đắt hơn giâm chồi rồi.
*
Giâm chồi ra sao, thi ai cũng biết: làm đất, cắm chồi,
chăm sóc tưới bón.
*
Ươm cấy mô thì phải bỏ vốn và công ra làm cho đến khi mô
ươm to lớn bằng chồi. Đó là đoạn đắt tiền hơn chứ còn ở
đâu nữa? Tôi chưa biết phải lấy Mô to lớn chừng nào, xài
những chất hoá học khó kiếm và đắt tiền ra sao, môi trường
to rộng, nhiệt độ, độ ẩm, và độ tiệt trùng như thế nào,
và tốc độ mọc lớn ra sao (để tính ra thời gian Mô lớn bằng
Chồi giâm, và nhờ đó mà tính ra tiền phí tổn).
*
Ươm cấy hạt, thì cũng đắt hơn giâm chồi ở đoạn ươm cấy
cho đến khi to lớn bằng chồi. Tuy thế, ươm cấy hạt thì
ai cũng biết làm. Chỉ ươm cấy mô thì tôi chưa biết làm
như thế nào thôi.
*
Giá thành thì khác nhau cái đoạn từ Mô hay Hạt cho đến khi
lớn bằng Chồi, nhưng chất lượng thì khác nhau ở Hạt và
Mô hay Chồi. Tôi cho rằng Mô và Chồi không khác nhau mấy,
nhưng ươm từ Hạt thì khác hẳn. Nếu tôi kinh doanh, tôi không
bao giờ ươm cấy Mô. Lý do là tôi không có máu mạo hiểm. Cái
gì mình đã làm được rồi, thì không muốn thử của lạ nữa. Nếu
khong thích giâm chồi, thì ươm hạt, cũng thừa sức tính đưọc
trước cả tiền vốn, lẫn thời gian có cây giống, và mùa trồng.
*
 
Tôi chắc chắn cây ươm cấy mô phải đắt hơn giâm chồi rồi.
*
Giâm chồi ra sao, thi ai cũng biết: làm đất, cắm chồi,
chăm sóc tưới bón.
*
Ươm cấy mô thì phải bỏ vốn và công ra làm cho đến khi mô
ươm to lớn bằng chồi. Đó là đoạn đắt tiền hơn chứ còn ở
đâu nữa? Tôi chưa biết phải lấy Mô to lớn chừng nào, xài
những chất hoá học khó kiếm và đắt tiền ra sao, môi trường
to rộng, nhiệt độ, độ ẩm, và độ tiệt trùng như thế nào,
và tốc độ mọc lớn ra sao (để tính ra thời gian Mô lớn bằng
Chồi giâm, và nhờ đó mà tính ra tiền phí tổn).
*
Ươm cấy hạt, thì cũng đắt hơn giâm chồi ở đoạn ươm cấy
cho đến khi to lớn bằng chồi. Tuy thế, ươm cấy hạt thì
ai cũng biết làm. Chỉ ươm cấy mô thì tôi chưa biết làm
như thế nào thôi.
*
Giá thành thì khác nhau cái đoạn từ Mô hay Hạt cho đến khi
lớn bằng Chồi, nhưng chất lượng thì khác nhau ở Hạt và
Mô hay Chồi. Tôi cho rằng Mô và Chồi không khác nhau mấy,
nhưng ươm từ Hạt thì khác hẳn. Nếu tôi kinh doanh, tôi không
bao giờ ươm cấy Mô. Lý do là tôi không có máu mạo hiểm. Cái
gì mình đã làm được rồi, thì không muốn thử của lạ nữa. Nếu
khong thích giâm chồi, thì ươm hạt, cũng thừa sức tính đưọc
trước cả tiền vốn, lẫn thời gian có cây giống, và mùa trồng.
*

bac anhmytran phân tích rất đúng.
Bà con khi trồng rừng kinh tế cần cân nhắc trước khi trồng kinh tế.
 
Tôi chắc chắn cây ươm cấy mô phải đắt hơn giâm chồi rồi.
*
Giâm chồi ra sao, thi ai cũng biết: làm đất, cắm chồi,
chăm sóc tưới bón.
*
Ươm cấy mô thì phải bỏ vốn và công ra làm cho đến khi mô
ươm to lớn bằng chồi. Đó là đoạn đắt tiền hơn chứ còn ở
đâu nữa? Tôi chưa biết phải lấy Mô to lớn chừng nào, xài
những chất hoá học khó kiếm và đắt tiền ra sao, môi trường
to rộng, nhiệt độ, độ ẩm, và độ tiệt trùng như thế nào,
và tốc độ mọc lớn ra sao (để tính ra thời gian Mô lớn bằng
Chồi giâm, và nhờ đó mà tính ra tiền phí tổn).
*
Ươm cấy hạt, thì cũng đắt hơn giâm chồi ở đoạn ươm cấy
cho đến khi to lớn bằng chồi. Tuy thế, ươm cấy hạt thì
ai cũng biết làm. Chỉ ươm cấy mô thì tôi chưa biết làm
như thế nào thôi.
*
Giá thành thì khác nhau cái đoạn từ Mô hay Hạt cho đến khi
lớn bằng Chồi, nhưng chất lượng thì khác nhau ở Hạt và
Mô hay Chồi. Tôi cho rằng Mô và Chồi không khác nhau mấy,
nhưng ươm từ Hạt thì khác hẳn. Nếu tôi kinh doanh, tôi không
bao giờ ươm cấy Mô. Lý do là tôi không có máu mạo hiểm. Cái
gì mình đã làm được rồi, thì không muốn thử của lạ nữa. Nếu
khong thích giâm chồi, thì ươm hạt, cũng thừa sức tính đưọc
trước cả tiền vốn, lẫn thời gian có cây giống, và mùa trồng.
*
Cám ơn bác đã phân tích cụ thể.Nhưng có điều tôi vẫn không hiểu được nếu mô & chồi không khác nhau mấy(chủ topic cho rằng mô còn tệ hơn) tại sao người ta lại tốn thêm chi phí để sản xuất nó.Tôi khác bác ở chỗ là luôn muốn thử cái mới .Như hồi năm 2005 tôi là người đầu tiên mua giống keo giâm hom về trồng ở xã ai cũng chê cây xốp .Vậy mà bây giờ thì chẳng còn ai trồng keo hột nữa.Định thử trồng bằng cấy mô vì đọc 1 số tài liệu thì cây ít bị đỗ ngã hơn giâm hom.Mà thực tình không biết có đúng không?Nhờ các bác giúp đỡ .Thanks
 
Tôi cũng muốn thử cái mới, nhưng tuổi già thì lười thêm.
Tôi rất muốn biết vì sao cơn sốt cấy Mô lại lan rộng thế:
cây cảnh, cây rừng, cây ăn trái, rồi có thể đến cả rau nữa.
*
 
Đóng góp ý kiến

Tôi là một người trực tiếp tham gia trồng thử nghiệm giữa cây Keo lai giâm hom và cây keo lai mô. Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại chưa có kết quả chính xác (chưa đủ năm để kết thúc đề tai), nhưng là ng trực tiếp theo dõi, đánh giá sự phát triển của 2 loài này tôi có nhận xét như sau: Cây Keo lai Mô khác biệt so với cây keo lai giâm hom ở chổ cây phát triển đồng đều, ít phân cành, cành nhánh nhỏ, lá xanh đều, cây chịu ngập úng rất tốt (trồng thử nghiệm trên đất cà giang ngập úng), và về tỷ lệ sống của cây mô cao hơn cây keo giâm hom. Còn về trữ lượng thì đến thời điểm hiện tại chưa có sự sai khác về trữ lượng giữa cây giâm hom và cây mô. Tôi nghĩ, nếu quý anh chị nào muốn thử nghiệm cái mơi với giống cây mô thì trước hết nên thử nghiệm trên diện tích nhỏ khoảng 1-3ha, thậm chí trồng thử nghiệm so sánh với giống keo hom, rồi sau đó trồng đại trà trên quy mô lớn
 
Last edited:
Giống Keo lai cấy mô và Keo lai cành giâm khi đưa vào sản xuất , canh tác có 2 chức năng hoàn toàn khác nhau .
- Giống keo lai cấy mô hầu hết là được xử dụng làm cây mẹ cho cống tác nhân giống đại trà ( thu hoạch cành giâm ) , thời gian sinh trưởng của chúng dài và cần điều kiện chăm sóc thường xuyên , chì có các Cty cây giống , vườn ươm là xử dụng nguồn này . Khi cây mô lớn người ta thu hoạch cành giâm để nhân giống và qua nghiên cứu các nhà KH trên thế giới khuyến cáo chỉ nên thu hoạch cành giâm từ 3 - 4 đợt , không nên lạm thu vì những đợt sau phẩm chất cành giâm sẽ kém đi .
- Cây giống keo lai nhân bằng cành giâm có sức tăng trưởng nhanh , giá thành rẻ , thích nghi trên mọi địa hình ( bộ rể tăng trưởng mạnh ở tầng đất mặt độ sâu từ 0,4 - 1m ) , và nhiều thổ nhưỡng khác nhau , phù hợp cho sản xuất , canh tác trồng rừng .
Hơn 2 năm qua có rất nhiều thông tin khá bi quan cho các pháp nhân , hộ trồng rừng bằng nhóm cây trồng này .
- Giá thành thu mua thấp từ 700k - 1200k/tấn ( giá tại nhà máy ) .
- 1 ha đất keo lai cho thu hoạch từ 70 - 120 tấn gổ
Với chi phí nhân công khai thác + vận chuyển ra khỏi rừng + bóc vỏ + bốc xếp lên xe tải + Vận chuyển về nhà máy ... tất cả phí cộng lại gần tương đương với tổng số tiền bán gổ nếu trồng rừng ở khu vực xa , sâu với trục lộ chính . cự ly xa với nhà máy thu mua . Do vậy một số hộ đã bỏ hoặc cho không sau khi đã trồng 5 - 6 năm mà vẫn khống có người nhận ( cây sau 7 năm giá trị sẽ thấp hơn rất nhiều , nhà máy không thu mua do vậy bắt buộc phải khai thác ) .
Có một đặc tính quan trọng là đất sau khi trồng keo lai sẽ trở nên màu mở hơn ( cây keo lai trên thế giới được trồng để cải tạo đất rừng nghèo kiệt do bộ rể của nó sản sinh ra những nốt sần hấp thụ mạnh Ni tơ trong tự nhiên tương tự như cây họ đậu ) . Và vấn đề là sau Keo lai thì nên triển khai chủng loại cây trồng nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao , vừa có công năng tương tự cây rừng . Đó là bài toán dành cho những nhà KH Nông Lâm Nghiệp trong nước , nghiên cứu tìm ra lời giải ( vì thực chất trồng keo lai không mang lại hiêu quả kinh tế cho người trồng rừng ) .
Riêng mình thì đã và đang nghiên cứu lĩnh vực phát triển Rừng Citrus xứ lạnh ( các giống Cam , Quýt , Bưởi , Chanh cận nhiệt đới nhập ngoại ) cho những khu vực Cao Nguyên Nam Trung Bộ có độ cao từ 800 - 1700m , để giải bài toán này .
Agriviet.Com-1._Navel_%252833%2529.jpg
 
Last edited by a moderator:
Giống Keo lai cấy mô và Keo lai cành giâm khi đưa vào sản xuất , canh tác có 2 chức năng hoàn toàn khác nhau .
- Giống keo lai cấy mô hầu hết là được xử dụng làm cây mẹ cho cống tác nhân giống đại trà ( thu hoạch cành giâm ) , thời gian sinh trưởng của chúng dài và cần điều kiện chăm sóc thường xuyên , chì có các Cty cây giống , vườn ươm là xử dụng nguồn này . Khi cây mô lớn người ta thu hoạch cành giâm để nhân giống và qua nghiên cứu các nhà KH trên thế giới khuyến cáo chỉ nên thu hoạch cành giâm từ 3 - 4 đợt , không nên lạm thu vì những đợt sau phẩm chất cành giâm sẽ kém đi .
- Cây giống keo lai nhân bằng cành giâm có sức tăng trưởng nhanh , giá thành rẻ , thích nghi trên mọi địa hình ( bộ rể tăng trưởng mạnh ở tầng đất mặt độ sâu từ 0,4 - 1m ) , và nhiều thổ nhưỡng khác nhau , phù hợp cho sản xuất , canh tác trồng rừng .
Hơn 2 năm qua có rất nhiều thông tin khá bi quan cho các pháp nhân , hộ trồng rừng bằng nhóm cây trồng này .
- Giá thành thu mua thấp từ 700k - 1200k/tấn ( giá tại nhà máy ) .
- 1 ha đất keo lai cho thu hoạch từ 70 - 120 tấn gổ
Với chi phí nhân công khai thác + vận chuyển ra khỏi rừng + bóc vỏ + bốc xếp lên xe tải + Vận chuyển về nhà máy ... tất cả phí cộng lại gần tương đương với tổng số tiền bán gổ nếu trồng rừng ở khu vực xa , sâu với trục lộ chính . cự ly xa với nhà máy thu mua . Do vậy một số hộ đã bỏ hoặc cho không sau khi đã trồng 5 - 6 năm mà vẫn khống có người nhận ( cây sau 7 năm giá trị sẽ thấp hơn rất nhiều , nhà máy không thu mua do vậy bắt buộc phải khai thác ) .
Có một đặc tính quan trọng là đất sau khi trồng keo lai sẽ trở nên màu mở hơn ( cây keo lai trên thế giới được trồng để cải tạo đất rừng nghèo kiệt do bộ rể của nó sản sinh ra những nốt sần hấp thụ mạnh Ni tơ trong tự nhiên tương tự như cây họ đậu ) . Và vấn đề là sau Keo lai thì nên triển khai chủng loại cây trồng nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao , vừa có công năng tương tự cây rừng . Đó là bài toán dành cho những nhà KH Nông Lâm Nghiệp trong nước , nghiên cứu tìm ra lời giải ( vì thực chất trồng keo lai không mang lại hiêu quả kinh tế cho người trồng rừng ) .
Riêng mình thì đã và đang nghiên cứu lĩnh vực phát triển Rừng Citrus xứ lạnh ( các giống Cam , Quýt , Bưởi , Chanh cận nhiệt đới nhập ngoại ) cho những khu vực Cao Nguyên Nam Trung Bộ có độ cao từ 800 - 1700m , để giải bài toán này .
Agriviet.Com-1._Navel_%252833%2529.jpg
dân làm cam quýt thấy tấm hình của bác trong lòng lại thấy nao nao.
ko biết tấm hình đc chụp ở đâu?
theo dõi diễn đàn thì dự án của bác cũng khá lâu rồi ko biết bác đã trồng đc số nào chưa?
 
Chào Bạn Gadacuasat !
Ảnh này là 1 trong số hàng ngàn tư liệu mà mình lưu trữ để nghiên cứu về ngành công nghiệp Citrus của TQ ( cây có múi ở những Quốc gia như Brasil , Hoa kỳ , Trung Quốc ... họ đã nâng chúng lên thành ngành Công nghiệp , không còn là Nông nghiệp nữa , bởi các chủng loài Cam , Quýt , Bưởi xứ lạnh ở nước họ được trồng thành rừng , chúng được gọi là Rừng Citrus ) .
Mình cám ơn Bạn và một số Anh em trên diễn đàn đã quan tâm lĩnh vực mà mình tâm huyết . do thiếu nguồn vốn đầu tư ( mình dự tính bán căn nhà đang cho thuê để lấy tiền đầu tư , nhưng thị trường bất động sản đóng băng lâu quá nên gần 2 năm nay vẫn chưa bán được ) . Do vậy mình đã chuyển Đề án này cho Sở Nông Nghiệp và sở KHCN tỉnh Lâm Đồng xin tài trợ cho Đề tài KH về chương trình Chiến lược phát triển Rừng Citrus tại những khu vực đồi trọc nghèo kiệt dùng để tái canh rừng . Các Anh Lãnh đạo cũng tâm đắc lắm , hy vọng trong thời gian tới sẽ có những nguồn tài trợ của Tỉnh để triển khai lĩnh vực này , nếu như từ giờ đến lúc đó mình vẫn chưa thể bán được nhà .
 


Back
Top