Hiện nay do điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng oi bức kéo dài, xen kẽ những trận mưa với cường độ lớn và hạn nhiều ngày kết hợp với phương pháp canh tác chưa hợp lý làm hàng vạn ha lúa mùa sớm đang giai đoạn làm đòng, lúa mùa chính vụ đang đẻ nhánh ở các tỉnh phía Bắc bị nhiễm bệnh vàng lá lúa. Nhiều hộ nông dân tốn hàng trăm ngàn đồng tiền thuốc BVTV, phun 3-4 lần không đúng thuốc chưa khỏi gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong nông thôn.
Nhận biết: Khi bệnh mới phát sinh, ngọn và mép lá già, lá bánh tẻ biến vàng hoặc có màu đỏ đồng (đoạn khoảng 1-2cm), nhổ thăm thấy rễ có màu vàng, ít rễ trắng. Bệnh nặng các đầu lá táp khô, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, nhổ cây lúa lên dễ dàng (tụt gốc, trụi rễ), thấy bộ rễ bị đứt nhiều, rễ hút màu đen có mùi tanh hôi, không có rễ trắng.
Nguyên nhân: Ngoài yếu tố khách quan là thời tiết khắc nghiệt bất lợi cho sinh lý cây lúa còn có nguyên nhân chủ quan từ phương pháp canh tác bất hợp lý cụ thể do các nguyên nhân sau, đất lúa vụ xuân cấy liền sang vụ mùa, bón nhiều phân chuồng tươi, để gốc rạ dài không có thời gian cày lật làm dầm cho vi sinh vật phân huỷ ngấu gốc rạ và phân hữu cơ tươi. Đất chua do nhiều năm bón phân hoá học, bón phân hữu cơ chưa hoai mục lại ít được bón vôi cải tạo độ chua, trong đất thường có nhiều khí mêtan (CH4), khí sunfuhydro (H2S) và một số loại đất có “váng vàng màu gạch cua” tồn tại các ion Fe+2; AL+3 di động, do trong đất thiếu khí oxy. Mặt khác bà con nông dân thường bón phân đạm, lân, kali không cân đối, thường thừa đạm, thiếu lân, đặc biệt thiếu kali và các nguyên tố trung vi lượng như: Ca, Mg, S, Bo, Co, Mn, Cu… làm giảm khả năng đề kháng của cây lúa chống lại các loại sâu, bệnh hại (bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, tiêm lửa, đen lép hạt… thường hại nặng trên cây lúa bị vàng lá) đây là những nguyên nhân chính hợp thành bệnh ngộ độc chất hữu cơ biểu hiện triệu chứng bên ngoài bằng hiện tượng vàng lá lúa với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Phòng bệnh: Những chân ruộng lầy thụt, ngập nước thường xuyên, đất thịt trung bình đến nặng không được ải nỏ, các loại đất cát pha, bạc màu vùng đồng bằng trung du miền núi phía Bắc thường hay bị chua độ pH<5 cần bón thêm vôi bột với lượng 18-20kg/sào (360m2) khi làm đất, trộn thêm 2-3 gói Penac P (gói màu vàng của CHLB Đức, có tác dụng kích hoạt vi sinh vật có ích, trong đó có các vi khuẩn phân giải chất hữu cơ…). Chân ruộng trũng nên bón vôi và Penac P 2 lần/2vụ/năm, đất chân vàn, vàn cao bón vôi và Penac P 1lần/năm.
Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, không để gốc rạ dài cho các chân ruộng trũng và những ruộng bị bệnh vàng lá hại nặng vụ trước. Cấy mạ xúc, mạ ném, cấy nông tay giúp cho rễ lúa được cung cấp thêm oxy từ không khí.
Bón phân hoá học đảm bảo chất lượng của những hãng lớn có uy tín sản xuất như đạm ure Phú Mỹ, Hà Bắc; NPK Đầu Trâu Bình Điền; phân Supe lân và NPK Lâm Thao; NPK Văn Điển…, bón cân đối NPK theo tỷ lệ 1N:1P:1K, bón đạm theo phương châm “nặng đầu nhẹ cuối”, bón lúa theo qui luật “2 vàng, 2 xanh”, tưới nước ngập, lộ ruộng xen kẽ làm cho đất được cung cấp thêm oxy từ nguồn trao đổi tự nhiên với không khí.
Sử dụng các loại phân bón vi sinh mới: Siêu phân bón NEB-26 trộn với đạm ure hay NPK. Sử dụng phân bón hữu cơ vi lượng dạng lỏng PTS9 thay phân chuồng chưa hoai mục. Phun sản phẩm vi sinh Vườn sinh thái cho lúa. Ba loại phân bón mới (NEB-26; PTS9; Vườn sinh thái) này làm gia tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất sinh trưởng mạnh, đất tơi xốp, nhiều dưỡng khí.
Biện pháp khắc phục (trị bệnh phần ngọn theo triệu chứng) khi lúa bị nhiễm bệnh hiện nay: Tuyệt đối không được bón đạm hoặc phân NPK khi lúa đang bị nghẹt rễ.
Lúa chớm bị bệnh đầu tiên phun ngay hỗn hợp 3 loại sản phẩm cải tạo đất, thuốc BVTV và phân bón lá (2 gói Penac P + 2 gói một trong các loại phân bón qua lá: Comcat; NT001; K-Humate; K-H701/702; Atonic; YogenR… cộng một trong các loại thuốc trừ nấm bệnh phổ rộng (Nativo; Bavistin; Tilt-supe, Alvin 5EC,…). Sau phun thuốc 2-3 ngày cần tháo cạn nước, bón vôi bột lúc khô sương (20kg/sào), làm cỏ sục bùn nếu điều kiện cho phép, để khô 7-10 ngày cho nứt chân chim (độ ẩm khoảng 60%). Nếu bị bệnh nặng phun lại phân bón qua lá lần 2-3 sau lần 1 khoảng 5-7 ngày. Sau khi xử lý 10 ngày lá lúa mới có màu xanh, nhổ thăm thấy có rễ trắng, tưới nước ngập 2-3cm, bón phân đạm + kali hoặc bón NPK trộn với NEB-26 cho lúa tiếp tục đẻ nhánh hoặc làm đòng được thuận lợi.
Những ruộng lúa nếp nếu bị vàng lá thường nhiễm thêm bệnh đạo ôn lá cần phun 2 lần một trong các loại thuốc trừ bệnh đạo ôn chất lượng cao có tên thương phẩm sau: Nativo; Filia; Kabim; Bump; Fujion. Phun lần 1 sau các loại thuốc xử lý vàng lá 1 ngày, phun lần 2 khi lúa thấp tho trổ bông để phòng bệnh đạo ôn cổ bông.
Chú ý: Khi pha hỗn hợp 3 loại sản phẩm, cần pha loãng mỗi loại sản phẩm với 4-5 lít nước sau đổ từng loại pha loãng vào bình bơm, vừa đổ vừa khuấy cho đều mục đích để hạn chế các sản phẩm thuốc BVTV và phân bón lá phản ứng hoá học với nhau làm giảm hiệu quả của từng loại. Phun vào chiều mát ngày không mưa, sử dụng bằng bình bơm có béc tia nhỏ làm tăng hiệu quả của thuốc.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Nhận biết: Khi bệnh mới phát sinh, ngọn và mép lá già, lá bánh tẻ biến vàng hoặc có màu đỏ đồng (đoạn khoảng 1-2cm), nhổ thăm thấy rễ có màu vàng, ít rễ trắng. Bệnh nặng các đầu lá táp khô, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, nhổ cây lúa lên dễ dàng (tụt gốc, trụi rễ), thấy bộ rễ bị đứt nhiều, rễ hút màu đen có mùi tanh hôi, không có rễ trắng.
Nguyên nhân: Ngoài yếu tố khách quan là thời tiết khắc nghiệt bất lợi cho sinh lý cây lúa còn có nguyên nhân chủ quan từ phương pháp canh tác bất hợp lý cụ thể do các nguyên nhân sau, đất lúa vụ xuân cấy liền sang vụ mùa, bón nhiều phân chuồng tươi, để gốc rạ dài không có thời gian cày lật làm dầm cho vi sinh vật phân huỷ ngấu gốc rạ và phân hữu cơ tươi. Đất chua do nhiều năm bón phân hoá học, bón phân hữu cơ chưa hoai mục lại ít được bón vôi cải tạo độ chua, trong đất thường có nhiều khí mêtan (CH4), khí sunfuhydro (H2S) và một số loại đất có “váng vàng màu gạch cua” tồn tại các ion Fe+2; AL+3 di động, do trong đất thiếu khí oxy. Mặt khác bà con nông dân thường bón phân đạm, lân, kali không cân đối, thường thừa đạm, thiếu lân, đặc biệt thiếu kali và các nguyên tố trung vi lượng như: Ca, Mg, S, Bo, Co, Mn, Cu… làm giảm khả năng đề kháng của cây lúa chống lại các loại sâu, bệnh hại (bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, tiêm lửa, đen lép hạt… thường hại nặng trên cây lúa bị vàng lá) đây là những nguyên nhân chính hợp thành bệnh ngộ độc chất hữu cơ biểu hiện triệu chứng bên ngoài bằng hiện tượng vàng lá lúa với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Phòng bệnh: Những chân ruộng lầy thụt, ngập nước thường xuyên, đất thịt trung bình đến nặng không được ải nỏ, các loại đất cát pha, bạc màu vùng đồng bằng trung du miền núi phía Bắc thường hay bị chua độ pH<5 cần bón thêm vôi bột với lượng 18-20kg/sào (360m2) khi làm đất, trộn thêm 2-3 gói Penac P (gói màu vàng của CHLB Đức, có tác dụng kích hoạt vi sinh vật có ích, trong đó có các vi khuẩn phân giải chất hữu cơ…). Chân ruộng trũng nên bón vôi và Penac P 2 lần/2vụ/năm, đất chân vàn, vàn cao bón vôi và Penac P 1lần/năm.
Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, không để gốc rạ dài cho các chân ruộng trũng và những ruộng bị bệnh vàng lá hại nặng vụ trước. Cấy mạ xúc, mạ ném, cấy nông tay giúp cho rễ lúa được cung cấp thêm oxy từ không khí.
Bón phân hoá học đảm bảo chất lượng của những hãng lớn có uy tín sản xuất như đạm ure Phú Mỹ, Hà Bắc; NPK Đầu Trâu Bình Điền; phân Supe lân và NPK Lâm Thao; NPK Văn Điển…, bón cân đối NPK theo tỷ lệ 1N:1P:1K, bón đạm theo phương châm “nặng đầu nhẹ cuối”, bón lúa theo qui luật “2 vàng, 2 xanh”, tưới nước ngập, lộ ruộng xen kẽ làm cho đất được cung cấp thêm oxy từ nguồn trao đổi tự nhiên với không khí.
Sử dụng các loại phân bón vi sinh mới: Siêu phân bón NEB-26 trộn với đạm ure hay NPK. Sử dụng phân bón hữu cơ vi lượng dạng lỏng PTS9 thay phân chuồng chưa hoai mục. Phun sản phẩm vi sinh Vườn sinh thái cho lúa. Ba loại phân bón mới (NEB-26; PTS9; Vườn sinh thái) này làm gia tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất sinh trưởng mạnh, đất tơi xốp, nhiều dưỡng khí.
Biện pháp khắc phục (trị bệnh phần ngọn theo triệu chứng) khi lúa bị nhiễm bệnh hiện nay: Tuyệt đối không được bón đạm hoặc phân NPK khi lúa đang bị nghẹt rễ.
Lúa chớm bị bệnh đầu tiên phun ngay hỗn hợp 3 loại sản phẩm cải tạo đất, thuốc BVTV và phân bón lá (2 gói Penac P + 2 gói một trong các loại phân bón qua lá: Comcat; NT001; K-Humate; K-H701/702; Atonic; YogenR… cộng một trong các loại thuốc trừ nấm bệnh phổ rộng (Nativo; Bavistin; Tilt-supe, Alvin 5EC,…). Sau phun thuốc 2-3 ngày cần tháo cạn nước, bón vôi bột lúc khô sương (20kg/sào), làm cỏ sục bùn nếu điều kiện cho phép, để khô 7-10 ngày cho nứt chân chim (độ ẩm khoảng 60%). Nếu bị bệnh nặng phun lại phân bón qua lá lần 2-3 sau lần 1 khoảng 5-7 ngày. Sau khi xử lý 10 ngày lá lúa mới có màu xanh, nhổ thăm thấy có rễ trắng, tưới nước ngập 2-3cm, bón phân đạm + kali hoặc bón NPK trộn với NEB-26 cho lúa tiếp tục đẻ nhánh hoặc làm đòng được thuận lợi.
Những ruộng lúa nếp nếu bị vàng lá thường nhiễm thêm bệnh đạo ôn lá cần phun 2 lần một trong các loại thuốc trừ bệnh đạo ôn chất lượng cao có tên thương phẩm sau: Nativo; Filia; Kabim; Bump; Fujion. Phun lần 1 sau các loại thuốc xử lý vàng lá 1 ngày, phun lần 2 khi lúa thấp tho trổ bông để phòng bệnh đạo ôn cổ bông.
Chú ý: Khi pha hỗn hợp 3 loại sản phẩm, cần pha loãng mỗi loại sản phẩm với 4-5 lít nước sau đổ từng loại pha loãng vào bình bơm, vừa đổ vừa khuấy cho đều mục đích để hạn chế các sản phẩm thuốc BVTV và phân bón lá phản ứng hoá học với nhau làm giảm hiệu quả của từng loại. Phun vào chiều mát ngày không mưa, sử dụng bằng bình bơm có béc tia nhỏ làm tăng hiệu quả của thuốc.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: