Kĩ thuật nhân giống cua đồng

  • Thread starter suhaotl
  • Ngày gửi
Tôi ở Vĩnh Phúc. Hiện giờ tôi đang rất muốn nhân giống cua đồng. Bác nào có thể giúp tôi được không? cám ơn các bác rất nhiều!
 


Đang vấn đề cua đồng mà các bác cứ nói về còng với dã tràng:L huhu
Biết đâu sắp tới có phong trào nuôi còng với dã tràng:unsure:

Cua đồng lạ tấn công ruộng lúa vùng cao, Bác nào có ý định nuôi. Xin cảnh giác, cảnh giác, cảnh giác ....
Lúc trước có coi thế giới động vật, có chiếu ở khu rừng nào, tới mùa, cua nó bò từng đàn từng đàn thiệt lớn. To và đỏ như con cua luộc vậy. Chén sạch những gì nó càn quét trên đường đi qua.
Cua nhiều như vậy sao không cho gia súc gia cầm ăn cho đỡ tốn cám nhỉ:lol: ? Xay nhuyễn làm riêu cũng tốt... (Chỉ sợ có độc tố, ăn xong ngộ độc:5^:)
 


Cua nhiều như vậy sao không cho gia súc gia cầm ăn cho đỡ tốn cám nhỉ:lol: ? Xay nhuyễn làm riêu cũng tốt... (Chỉ sợ có độc tố, ăn xong ngộ độc:5^:)[/quote]
=====================
Lúc trước ( nhớ không lầm là bắt đầu từ năm 1990) có phong trào nuôi Ốc bươu vàng xuất khẩu qua Trung Quốc. Ốc Buơu vàng ăn ngon đấy chứ nhưng chúng sinh sản quá nhiều ăn không hết. Mặc dù có nhiều lợi ícch như luột chấm mắm gừng, xào xả ớt, cho heo, vịt ăn nhưng không thể nào hết. Dẩn đến phá hoại cây lúa. Rồi diệt trừ ... vẫn không diệt tận gốc chúng được./.
 
Đó là một đảo của Úc đó Trường Giang. Mỗi năm 1 lần, cua đi như chim "thiên di" vậy. Đi dưới lòng biển, nhưng khi gặp đảo thì... đi thẳng, chứ không đi vòng! Dân đảo chỉ còn nước đóng cửa... chịu trận!
 
Ai biết cách cho cua đống sinh sản và giữ đàu con hok cho chúng ăn thịt lẫn nhau chỉ em(cháu) với nào huhu
 
Chứ không phải bị kẻ khác xử như lời bài vọng cổ Lòng dạ đàn bà hả bác XV.
Bạn tranvi ơi,
Ngày xưa... "Vua nước Sở một hôm lòng thanh-thản, Cởi long-bào giả-dạng một thường dân..."
Ổng là ông vua cho nên chưa chắc ổng biết con cua đang lột là cua đực hay cua cái; cũng như cái cặp dắt nhau về thanh-toán kẻ xấu số ... đang lột đó có phải "mèo mỡ gà đồng" gì không thi không chắc. Nhưng bây giờ tui với tranvi hỏi anh Xuân-Vũ, biết đâu hỏi ra được thì bạn nongdan-1988 có ứng-dụng được gì chăng?

Anh Xuân-Vũ ơi!
- Cua lột đúng kỳ trong tháng hay là lúc nào... hưởn thì lột chơi ?
- Cua cái và cua đực có phải lột khác ngày nhau không ?
Vậy, giả-dụ :
- Cua cái, cua đực lột khác ngày
- Cua (cái hay đực) khi lột thì lột cùng một ngày. Vậy khi lột, cua cái đồng-loạt lột và cua đực cũng vậy. (Lột theo con trăng).
Nếu giả-thiết trên là đúng, thì tôi xin đưa ra một ý thô-thiển, thử xem sao nha quý bạn :
* Cua cái đang mang con dưới yếm, được đem nuôi riêng
* Khi cua con đủ sức tự-túc thì bắt cua mẹ ra.
* Đến lúc cua con đủ lớn để có thể phân-biệt được đực cái thì phân loại đực, cái để nuôi riêng. Lúc nầy cua con vẫn còn nuôi trong chỗ nuôi nhỏ, nên dễ bắt để lựa.
* Sau khi lựa, cua con thả ra nuôi rộng đực riêng, cái riêng. Nêu chúng cùng lột 1 ngày, thì tránh khỏi nạn cua lột bị cua chưa lột "xơi tái".
* Nuôi như vậy tới khi đủ lớn để bán.
Anh Xuân-Vũ ơi! Tôi nhớ hình như cua lột đúng ngày, nhưng không biết đực cái có lột khác ngày không? Chắc anh biết. Thân.
 
Bác Xuân VŨ vào giúp cháu với? Làm như bác Thủy Canh đc nhưng vất vả. Dù sao cũng là cách, làm đc là làm tất hok đc sợ mệt.hi
 
Cua ,Ghẹ ,Dạm ,vv lột xác ko phải theo tuần trăng ,mà nó lột theo mức độ sinh trưởng của chính bản thân nó . Vào tuần trăng ,Cua và Ghẹ thường óp hơn bình thường là vì vào thời điểm đó trăng sáng , Chúng khó kiếm được thức ăn. NGười thiếu thức ăn còn óp huống chi là cua ghẹ.
Kinh nghiệm chăn nuôi : Để hạn chế tình trạng ăn thịt lẫn nhau trong rất nhiều loài như: Dế ,cua,ếch,cóc ... Là phải nuôi đồng lứa và thiết kế nhiều nơi trú ẩn để chúng ko tiêu diệt lẫn nhau
Hồi bé,nhà em có một chiếc ao rất rộng được bố và chú ruột đắp từ thời chiến tranh . Bờ ao xếp bằng đá hộc . Cứ chiều chiều tụi trẻ con bọn em lại ra đó câu Dạm . Mỗi lần thả con nhái xuống ,nhấc lên cũng có vài chú Dạm bám vào . Sau này nước biển ko vào được ao thì cua đồng phát triển trong ao kinh lắm ... Các khe đá nhung nhúc toàn cua là cua .... Các bác nuôi cua cứ thả xuống ao những vật mà cua có thể làm hang trốn khi lột xác- có thể xếp đá hộc thành những ốc đảo nhỏ để làm nơi leo trèo ,trú ẩn ,sinh sản của cua . Đảm bảo tỉ lệ hao hụt sẽ giảm đáng kể . Khi đánh bắt chỉ cần dùng mồi nhử là lòng gà ,nhái ,chuột vứt vào chỗ nước sâu thiết kế để cho cua ăn là được .
 

bác nuoide nói chí phải,cua chỉ lột theo vòng sinh trưởng của nó thôi...vì trong những ao cá em nuôi cua sinh sản tự nhiên khá nhiều,rãnh rỗi em thường bắt về ăn chơi....trong số đó luôn có cua lột(đực cái đều có cả)...điều này chứng tỏ cua lột xác không theo tuần trăng...còn về vấn đề cua óp thì chưa chắc là do khó kiếm được thức ăn(vì khi nuôi thức ăn luôn đầy đủ) mà do sau khi lột cua cần nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường để làm cứng lớp vỏ mới...nên hầu hết cua đều óp sau khi lột cả...
đúng là khi nuôi cua,ghẹ thì điều khó khăn nhất chính là làm sao cho chúng không thịt lẫn nhau...và phương pháp của bác nuoide(thiết kế nhiều nơi trú ẩn)cũng là 1 phương pháp hay mà người nuôi cần tham khảo....thân...
 
nếu hạn chế được thất thoát thì rất dễ giàu. vì mùa mưa cua quá rẻ mua về để đó nuôi vài tháng lời gấp 10 lần rồi :)
 
Cám ơn Exiter và nuoide,
Vậy tôi xin góp thêm chi-tiết về một con vật tương-tự : đó là một thứ tôm. Ở VN (Bến-tre), con nầy thường đào hang và đùn "mà" (đất dưới hang) lên đậy miệng hang. Dân địa-phương gọi là con tèng-heng. Tôi nhiều lần đào bắt chơi. Nhưng tại Úc thì lại nuôi công-nghiệp, tên là Yabbi. Tôi bỏ trong bồn nuối cá kiểng thì chúng cũng lột vỏ, cũng đẻ như ngoài thiên-nhiên. Nhưng khả-năng leo trèo của chúng thì khỏi chê! Chúng rất khôn-ngoan, tận-dụng bất cứ thứ gì có thể leo được ra khỏi hồ kiếng là chúng làm liền. Khả-năng bắt mồi thì cũng khỏi chê luôn! Cá lội ngang thì nhanh như chớp, kẹp dính tức thì, nên chỉ nuôi chung được với cá lớn thôi! Người ta nuôi để bán như sau :
- Dưới đáy ao đặt 1 miệng cống thoát nước (để xả nước dơ).
- Ống nước sạch chảy vào từ trên bờ.
- Đầy hết đáy ao là thật nhiều vỏ xe hơi. Tôm trú-ẩn và lột vỏ trong đống vỏ xe nầy.
- Cho ăn bằng cách rải thức ăn dạng viên. Tôm có khả-năng tìm mồi rất giỏi.
- Thu-hoạch bằng cách thả chìm vào ao những cái lồng khoảng 1mX1mX1m. Trên miệng lồng khoét 1 lổ tròn đường kính 2 hoặc 3 tấc. Tại miệng nầy, gắn 1 ống lưới vòng miệng lổ, thòng xuống độ 2 tấc. Mồi đựng trong 1 cái khay dưới đáy. Đây là 1 cái bẩy, giống như bẩy mối, tôm vào thì rất dễ, nhưng không biết đường ra. Tôm trưởng-thành từ đuôi tới càng dài khoảng 1 tấc.

Lúc tôi nuôi tôm nầy trong lồng kiếng, tôi nhận thấy : Chúng rất ỷ mạnh hiếp yếu. Nhưng sau khi tôi bỏ vào đó nhiều ống PVC 4cm dài 2 tấc thì mấy con đang lột được yên ổn, mấy con yếu bị rượt có chỗ núp ngay thì tránh được nạn truy đuổi.
Con nầy với con cua đồng tuy khác nhau, nhưng tập-tính cũng có vài cái giống nhau, các bạn há !
Thân.
 
Cảm ơn các pác đã góp ý kiến, quả thật rất hay. Em(cháu)sẽ áp dụng, Thanks mọi ng nhìu
 
Cám ơn Exiter và nuoide và Thuy-canh
Vậy tôi xin góp thêm chi-tiết về một con vật tương-tự : đó là một thứ tôm. Ở VN (Bến-tre), con nầy thường đào hang và đùn "mà" (đất dưới hang) lên đậy miệng hang. Dân địa-phương gọi là con tèng-heng. Tôi nhiều lần đào bắt chơi. Nhưng tại Úc thì lại nuôi công-nghiệp, tên là Yabbi. Tôi bỏ trong bồn nuối cá kiểng thì chúng cũng lột vỏ, cũng đẻ như ngoài thiên-nhiên. Nhưng khả-năng leo trèo của chúng thì khỏi chê! Chúng rất khôn-ngoan, tận-dụng bất cứ thứ gì có thể leo được ra khỏi hồ kiếng là chúng làm liền. Khả-năng bắt mồi thì cũng khỏi chê luôn! Cá lội ngang thì nhanh như chớp, kẹp dính tức thì, nên chỉ nuôi chung được với cá lớn thôi! Người ta nuôi để bán như sau :
- Dưới đáy ao đặt 1 miệng cống thoát nước (để xả nước dơ).
- Ống nước sạch chảy vào từ trên bờ.
- Đầy hết đáy ao là thật nhiều vỏ xe hơi. Tôm trú-ẩn và lột vỏ trong đống vỏ xe nầy.
- Cho ăn bằng cách rải thức ăn dạng viên. Tôm có khả-năng tìm mồi rất giỏi.
- Thu-hoạch bằng cách thả chìm vào ao những cái lồng khoảng 1mX1mX1m. Trên miệng lồng khoét 1 lổ tròn đường kính 2 hoặc 3 tấc. Tại miệng nầy, gắn 1 ống lưới vòng miệng lổ, thòng xuống độ 2 tấc. Mồi đựng trong 1 cái khay dưới đáy. Đây là 1 cái bẩy, giống như bẩy mối, tôm vào thì rất dễ, nhưng không biết đường ra. Tôm trưởng-thành từ đuôi tới càng dài khoảng 1 tấc.

Lúc tôi nuôi tôm nầy trong lồng kiếng, tôi nhận thấy : Chúng rất ỷ mạnh hiếp yếu. Nhưng sau khi tôi bỏ vào đó nhiều ống PVC 4cm dài 2 tấc thì mấy con đang lột được yên ổn, mấy con yếu bị rượt có chỗ núp ngay thì tránh được nạn truy đuổi.
Con nầy với con cua đồng tuy khác nhau, nhưng tập-tính cũng có vài cái giống nhau, các bạn há !
Thân.
Em đồng ý là cua thịt nhau rất nhiều. Nhưng con cua tập tính khác với con tôm, con tôm thì như bác Thuy-canh thả vật gì có thể trú ẩn là được giống như ở quê em người ta nuôi tôm thì phải chất chà cho nó (chất cây xuống nước) để làm chỗ trú ẩn. Nhưng con cua thì tập tính đào hang mà. Như vậy mình áp dụng giống con tôm dc ko? Hay phải làm hang nhân tạo cho nó. Nếu thức ăn đầy đủ thì nó có ăn thịt lẫn nhau hay ko? (vì đã ăn no rùi đâu cần ăn nữa)...
Mong các bác cho ý kiến.
 
nhớ không lầm thì ở sài gòn nuôi cua trong thùng nhựa, mà tìm hoài không thấy bài đó đâu cả, bác nào biết post lên cho a e học hỏi đi
 
Bạn ơi, hiện nay cua đồng đã được sản xuất ( nhân giống ) rất nhiều ở Nha Trang và tỉnh Cà Mau ( huyện Năm Căn) nếu bạn muốn tìm hiểu thì đến những vùng đó đi.
---------------
Con cua thì trong quá trình nhân giống hay nuôi nên chú ý đến việc làm nơi trú ẩn của chúng, thì tỉ lệ hao hụt vì ăn thịt nhau sẽ giảm.
 
Last edited by a moderator:
Bạn ơi, hiện nay cua đồng đã được sản xuất ( nhân giống ) rất nhiều ở Nha Trang và tỉnh Cà Mau ( huyện Năm Căn) nếu bạn muốn tìm hiểu thì đến những vùng đó đi.
---------------
Con cua thì trong quá trình nhân giống hay nuôi nên chú ý đến việc làm nơi trú ẩn của chúng, thì tỉ lệ hao hụt vì ăn thịt nhau sẽ giảm.

Bạn thân ơi,

Có lẽ bạn nhầm vì Nha Trang (Viện TS 3) và Cà mau họ làm cua biển, ko phải cua đồng.

Tuy nhiên ý thứ 2 của bạn thì đúng cho mọi loài cua !!!

Thân,
 
không ngờ bác thuycanh cũng am hiểu chuyện con còn con cua vậy ta !
Đôi khi thấy bác rất thú -vị . Một vài câu từ quen thuộc của bác cũng được nhiều người trên diễn đàn sử dụng , chúc bác luôn vẻ !
 
Bạn tranvi ơi,
Ngày xưa... "Vua nước Sở một hôm lòng thanh-thản, Cởi long-bào giả-dạng một thường dân..."
Ổng là ông vua cho nên chưa chắc ổng biết con cua đang lột là cua đực hay cua cái; cũng như cái cặp dắt nhau về thanh-toán kẻ xấu số ... đang lột đó có phải "mèo mỡ gà đồng" gì không thi không chắc. Nhưng bây giờ tui với tranvi hỏi anh Xuân-Vũ, biết đâu hỏi ra được thì bạn nongdan-1988 có ứng-dụng được gì chăng?

Anh Xuân-Vũ ơi!
- Cua lột đúng kỳ trong tháng hay là lúc nào... hưởn thì lột chơi ?
- Cua cái và cua đực có phải lột khác ngày nhau không ?
Vậy, giả-dụ :
- Cua cái, cua đực lột khác ngày
- Cua (cái hay đực) khi lột thì lột cùng một ngày. Vậy khi lột, cua cái đồng-loạt lột và cua đực cũng vậy. (Lột theo con trăng).
Nếu giả-thiết trên là đúng, thì tôi xin đưa ra một ý thô-thiển, thử xem sao nha quý bạn :
* Cua cái đang mang con dưới yếm, được đem nuôi riêng
* Khi cua con đủ sức tự-túc thì bắt cua mẹ ra.
* Đến lúc cua con đủ lớn để có thể phân-biệt được đực cái thì phân loại đực, cái để nuôi riêng. Lúc nầy cua con vẫn còn nuôi trong chỗ nuôi nhỏ, nên dễ bắt để lựa.
* Sau khi lựa, cua con thả ra nuôi rộng đực riêng, cái riêng. Nêu chúng cùng lột 1 ngày, thì tránh khỏi nạn cua lột bị cua chưa lột "xơi tái".
* Nuôi như vậy tới khi đủ lớn để bán.
Anh Xuân-Vũ ơi! Tôi nhớ hình như cua lột đúng ngày, nhưng không biết đực cái có lột khác ngày không? Chắc anh biết. Thân.
Anh trung ơi cua đồng lột ngoài đồng thì không biết . nhưng cua đực và cua cái lột cũng giờ với nhau, 1, 2, 3, cùng nhau LỘT
 
các bác nói đúng đấy, nuôi cua đồng thì không khó nhưng làm sao để chúng đừng thịt lẫn nhau lúc lột xác mới là vấn đề lớn ? còn kỹ thuật sin sản cho cua đồng có bác nào biết thì giúp với?
 


Back
Top