Kinh nghiệm nuôi ốc hương giông

  • Thread starter huy luong
  • Ngày gửi
sau khi đọc qua diễn đàn mình thấy có rất ít chủ đề nói chi tiết kinh nghiệm đặc biệt là những khó khăn và cách khắc phục những khó khăn khi ta nuôi trồng một vật gì đó. Vì vậy mình lập chủ đề này mong các cao thủ có nhiều kinh nghiệm góp ý mình cảm ơn rất nhìu.
tình hình là mình ở một làng chài nhỏ ven thành phố Nha Trang, gia đình mình từ lâu làm nghề sản xuất con giống như post(sú), tôm chân trắng. Hiện tại gia đình mình có 4 cơ sở nuôi ốc hương giống. xin nói thêm về nuôi ốc huơng giống. Mình sẽ mua trứng ốc hương từ các cơ sở( khoảng 5 đến 10 triệu) sau đó đem về ấp nở trong các hồ nuôi khoảng 15 ngày có thể xuất bán.Nếu nuôi đạt và giá cao có thể lời từ 10 đến 30t. Tuy nhiên hiện tại ốc rất khó nuôi, nuôi khoảng 7 ngày là ốc bắt đầu bỏ ăn, bị vàng cánh và chết dần. Vậy ai biết nguyên nhân xin góp ý để mình và mọi người áp dụng khắc phục.rất mong đc sự góp ý của mọi người. xin cảm ơn nhìu!
 


Nuôi ốc hương không thể cầu may , phải nắm bắt rõ kĩ thuật ~

1/ Xin nói thêm về nuôi ốc huơng giống. Mình sẽ mua trứng ốc hương từ các cơ sở.
2/ Sau đó đem về ấp nở trong các hồ nuôi khoảng 15 ngày có thể xuất bán.
3/ Tuy nhiên hiện tại ốc rất khó nuôi, nuôi khoảng 7 ngày là ốc bắt đầu bỏ ăn, bị vàng cánh và chết dần.
4/ Vậy ai biết nguyên nhân xin góp ý để mình và mọi người áp dụng khắc phục.rất mong đc sự góp ý của mọi người. xin cảm ơn nhìu!


Trả lời :

1/ Không mua giống của các cơ sở không đảm bảo chất lượng (phải qua kiểm chứng hoặc có chứng từ bảo đảm chất lượng liên quan)
2/ Không di chuyển và chuyển nhượng giống khi còn quá nhỏ (ốc hương từ khi nở dạng bơi chuyển sang dạng bò phải mất ít nhất 20 ngày , không hiểu sau 15 ngày bạn bán cái gì ??? và bán cho ai ??? ai mua người đó sẽ đổ nợ)
3/ Trứng là của ốc bố mẹ đánh bắt tự nhiên hay nuôi hồ ? Trứng là đợt thứ mấy của ốc giống bố mẹ ?
4/ Muốn biết nguyên nhân thì phải bỏ tiền ra đem đi xét nghiệm , muốn khắc phục và làm nghề này chỉ có một cách duy nhất là am hiểu kĩ thuật một cách thấu đáo (phòng bệnh hơn trị bệnh ).

Gởi bạn vài dòng :
- Thấy bạn viết vài dòng , tôi dám chắc bạn chưa nắm bắt được kĩ thuật nuôi ốc hương . Nhưng bạn đã dám bỏ tiền để mua muối bỏ biển , cách làm của bạn chỉ mang lại sự nghèo khó và ô nhiễm môi trường .
- Nếu bạn muốn nắm bắt được kĩ thuật nuôi thì phải bắt đầu từ chất lượng ốc giống bố mẹ , cách phân biệt chọn lọc , nuôi vỗ , nuôi đẻ trứng , ấp trứng ........ môi trường sống , cách quản lí .
- Có nghĩa là muốn làm thì phải làm cho đến nơi đến chốn , phải tự mình hoàn thành từ A đến Z khi nuôi ốc hương giống đến kích cỡ an toàn thì mới đem bán cho người khác nuôi . Chứ không thì chỉ làm hại người khác vì khi nuôi
ốc giống mà không nắm rõ kĩ thuật nuôi , có thể do may mắn cũng nuôi được một số trưởng thành , nhưng thật chất có thể đã mang nhiều mầm bệnh , khi đem bán cho người khác nuôi thành phẩm thì người ta sẽ tán gia bại sản .
- Gởi bạn tham khảo kĩ thuật chọn lựa ốc hương giống của Việt Nam .


Xem file đính kèm 3216

B) Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~​
 
Last edited by a moderator:
1/ Không mua giống của các cơ sở không đảm bảo chất lượng (phải qua kiểm chứng hoặc có chứng từ bảo đảm chất lượng liên quan)
đảm bảo hay không thì chỉ có trời mới biết vì ở VN chẳng có chứng từ nào bảo đảm chất lượng cũng như nguồn giống xuất xứ của con ốc hương giống cả...

ốc giống mà không nắm rõ kĩ thuật nuôi , có thể do may mắn cũng nuôi được một số trưởng thành , nhưng thật chất có thể đã mang nhiều mầm bệnh , khi đem bán cho người khác nuôi thành phẩm thì người ta sẽ tán gia bại sản .
cái này thì anh Ken phân tích rất chuẩn...ở chỗ em cứ gọi vui cái vụ này là "hội chứng ốc hương chết sớm"...
 
re




Trả lời :

1/ Không mua giống của các cơ sở không đảm bảo chất lượng (phải qua kiểm chứng hoặc có chứng từ bảo đảm chất lượng liên quan)
2/ Không di chuyển và chuyển nhượng giống khi còn quá nhỏ (ốc hương từ khi nở dạng bơi chuyển sang dạng bò phải mất ít nhất 20 ngày , không hiểu sau 15 ngày bạn bán cái gì ??? và bán cho ai ??? ai mua người đó sẽ đổ nợ)
3/ Trứng là của ốc bố mẹ đánh bắt tự nhiên hay nuôi hồ ? Trứng là đợt thứ mấy của ốc giống bố mẹ ?
4/ Muốn biết nguyên nhân thì phải bỏ tiền ra đem đi xét nghiệm , muốn khắc phục và làm nghề này chỉ có một cách duy nhất là am hiểu kĩ thuật một cách thấu đáo (phòng bệnh hơn trị bệnh ).

Gởi bạn vài dòng :
- Thấy bạn viết vài dòng , tôi dám chắc bạn chưa nắm bắt được kĩ thuật nuôi ốc hương . Nhưng bạn đã dám bỏ tiền để mua muối bỏ biển , cách làm của bạn chỉ mang lại sự nghèo khó và ô nhiễm môi trường .
- Nếu bạn muốn nắm bắt được kĩ thuật nuôi thì phải bắt đầu từ chất lượng ốc giống bố mẹ , cách phân biệt chọn lọc , nuôi vỗ , nuôi đẻ trứng , ấp trứng ........ môi trường sống , cách quản lí .
- Có nghĩa là muốn làm thì phải làm cho đến nơi đến chốn , phải tự mình hoàn thành từ A đến Z khi nuôi ốc hương giống đến kích cỡ an toàn thì mới đem bán cho người khác nuôi . Chứ không thì chỉ làm hại người khác vì khi nuôi
ốc giống mà không nắm rõ kĩ thuật nuôi , có thể do may mắn cũng nuôi được một số trưởng thành , nhưng thật chất có thể đã mang nhiều mầm bệnh , khi đem bán cho người khác nuôi thành phẩm thì người ta sẽ tán gia bại sản .
- Gởi bạn tham khảo kĩ thuật chọn lựa ốc hương giống của Việt Nam .


Xem file đính kèm 3216

B) Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~​

trước tiên mình xin cảm ơn bác Ken nhiều vì đã góp ý cho mình. Nhưng mình cũng có vài điều góp ý cho bác biết thêm về cách nuôi trồng của người Việt mình ( có lẽ bác ở Đaì Loan làm ăn lớn nên cach suy nghĩ cũng khác). Thưa bác trước tiên là nhà em kinh doanh hộ gia đình nên vốn ít vì vậy chỉ làm ăn nhỏ thôi , tức là nhà em chỉ làm một phần nhỏ trong khâu sản xuât ốc giống là nuôi ấu trùng từ lúc trong trứng sau 15 đến 20 ngày là ấu trùng sẽ thành ốc bò rồi bán bác ah. có khi nhà em ấu trùng mới có 12 ngày nhưng còi to, khỏe mạnh là có người tới thu mua ấu trùng lun rồi. Đó là việc của họ nhưng theo mình biết giai đoạn nuôi ấu trùng là khó nhất trong qua trình sản xuất ốc giống đó bác Ken ah. Nếu bác nuôi đc ấu trùng tới giai đoạn bò là bác giàu to rồi ko cần phải nuôi thành ốc giống đâu bác Ken. Đó là cách nuôi của nhà em và rất nhiều hộ ở điạ phương em nữa. Thứ hai nói cho bác biết thêm là em lấy nguồn trứng ở viện NUÔI TRỒNG THỦY SẢN QUỐC GIA III ở ngoài Vạn Ninh(dốc Đá Trắng) tất cả những lấy ở ngoài đó về nuôi đều thất bại hichic. Nguyên nhân theo em biết là do trứng bị con gì đó nhỏ nhỏ li ti em quên tên tiếng anh rùi ( mà tụi em hay gọi vui là rôbốt) sống kí sinh cho đến giai đoạn ấu trùng thì nhiều vô kể, bên cạnh đó ấu trùng bị Trùng loa kèn gì nữa ...nói chung là trứng của trung tâm quốc gia gì mà dịch bệnh ko ah người dân ko ai thèm mua cả. Trong Khi đó em lấy trứng ở ngoài nuôi rất đạt nhưng rất tiếc là nguồn trứng không ổn định, lúc có lúc ko. Còn nếu nói như bác xác định được nguồn trứng tốt thì đâu tới lượt mình đâu. Ở Việt Nam là vậy đó bác chưa chắc bác làm lớn là bác cung cấp đc con giống tốt đâu. Còn em là em muốn bác nào có tí kinh nghiệm thì chỉ dẫn hoặc nêu ra cho anh em tham khảo học hỏi và phù hợp với cách làm của người Việt mình nha. Nói nhà em làm ăn nhỏ chứ 4 trại nuôi nhà em xây dựng cũng gần cả tỷ bạc rồi, làm từ A tới Z như bác Ken gợi ý chắc cũng trên 2 tỷ. hic

--------





Xem file đính kèm 3216

B) Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~​

bác Ken gửi file trên qua email manly_quay@yahoo.com
giùm mình đc ko? Mình mở file lko dc cảm ơn bác nhiều
 
Last edited by a moderator:
Tiêu chuẩn quốc gia --- Ốc hương giống - Yêu cầu kỹ thuật ------ Link

Tiêu chuẩn quốc gia --- Ốc hương giống - Yêu cầu kỹ thuật

Vào đường dẫn sau :
http://www.google.com.tw/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=2&cad=rja&ved=0CDsQFjAB&url=http%3A%2F%2Fwww.fistenet.gov.vn%2Fdu-thao-van-ban-phap-luat%2Fthong-bao-xin-y-kien-tieu-chuan%2Ftieu-chuan-format-14.12.doc&ei=DqClUfy9JIiRkgX_u4CABA&usg=AFQjCNHhRZflQaJgS0a923HwTplEBBK_QQ&sig2=g-9qBNOQjlkrZVU6aeO71Q

1/ Nhà em chỉ làm một phần nhỏ trong khâu sản xuât ốc giống là nuôi ấu trùng từ lúc trong trứng sau 15 đến 20 ngày là ấu trùng sẽ thành ốc bò rồi bán . Có khi nhà em ấu trùng mới có 12 ngày nhưng còi to, khỏe mạnh là có người tới thu mua ấu trùng lun rồi. Đó là việc của họ ......
2/ Em lấy nguồn trứng ở viện NUÔI TRỒNG THỦY SẢN QUỐC GIA III ở ngoài Vạn Ninh(dốc Đá Trắng) tất cả những lấy ở ngoài đó về nuôi đều thất bại hichic.
3/ Em lấy trứng ở ngoài nuôi rất đạt nhưng rất tiếc là nguồn trứng không ổn định, lúc có lúc ko.
4/ Ở Việt Nam là vậy đó bác chưa chắc bác làm lớn là bác cung cấp đc con giống tốt đâu.
5/ Còn nói nhà em làm ăn nhỏ chứ 4 trại nuôi nhà em xây dựng cũng gần cả tỷ bạc rồi .

Trả lời :
1/ Không có cầu sao có cung , mà cũng do có cung nên người dân mới mua được , do không hiểu được kỹ thuật nên mua bán loạn xạ , xét cho cùng do hoàn cảnh không thể trách ai được cả , khôn sống dại chết .
2/ Cho thấy nơi bán cũng không nắm rõ kỹ thuật , ai dại thì cứ mua trứng về nuôi thử .
3/ Do may mắn mới nuôi được một số , thử lâu dài xem có tán gia bại sản không .
4/ Muốn biết cơ sở có uy tín và chất lượng không thì xem xét vào nhiều mặt : lớn nhỏ không quan trọng , chủ yếu xét về mặt có thể cung cấp chất lượng giống đồng nhất trong một thời gian dài không . Nếu có thì chứng tỏ cơ sở này có đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm , nên mới cho ra sản phẩm chất lượng , nhưng nhấn mạnh phải xem xét lâu dài , chứ không phải do may mắn lúc được lúc không .
5/ Không rõ ý bạn , bạn có thể nói sơ qua trại của bạn có những thiết bị kỹ thuật gì ? 4 trại diện tích bao nhiêu ? Bằng vật liệu gì ? Năng suất ? Một tỷ là đầu tư vào gì ?

Chia sẽ ít kinh nghiệm nuôi ấu trùng Veliger với mọi người :
1/ Chất lượng giống : Cứ xét cho là chất lượng trứng không có vấn đề ( vì nếu có vấn đề thì cho dù nuôi bằng kỹ thuật cao cũng sẽ thất bại )
2/ Hoàn cảnh sống : vì ấu trùng còn rất bé nên sức chịu đựng rất kém , phải giữ hoàn cảnh sống ổn định cho ấu trùng như , nhiệt độ , độ mặn , độ PH , độ sạch ...... Nhấn mạnh nước biển nuôi ấu trừng phải qua dàn lọc vi sinh , loại bỏ tất cả các loại vi sinh không cần thiết , sau khi lọc còn phải trải qua giai đoạn diệt khuẩn , như vậy mới đảm bảo nguồn nước trong sạch cho ấu trùng sinh sống .
3/ Cho ăn : khâu này rất dễ làm ô nhiêm môi trường sống của ấu trùng , nên kết hợp cho ăn tảo và thức ăn công nghiệp , nhưng quan trọng nhất là khống chế lượng thức ăn sao cho vừa đủ , bằng cách dùng kính hiển vi quan sát ấu trùng sau khi đã ăn no , như vậy sẽ biết được lượng thức ăn cần thiết để điều chỉnh cho thích hợp .
4/ Thay nước : phải nắm rõ kỹ thuật thay nước , vì ấu trùng rất nhỏ nên rất yếu kém , khi thay nước rất dể bị lực hút đẩy làm tổn thương , nên điều chỉnh lực hút và sử dụng đúng kích thước vải lọc nước .
5/ Vận chuyển : khi đã xuống đấy thân óc rất mềm dễ vỡ , nên phải đợi ốc lớn một tí mới di chuyển đi nơi khác .
6/ Quản lý : đơn giản mà nói thì có 2 cách , cách 1 không di chuyển ốc giống , tùy vào số lượng trứng tính toán sao cho khi ốc chuyển sang dạng bò số lượng phù hợp với thể tích nuôi ,nuôi to một tí rồi mới đem đi nuôi thành phẩm , cách 2 di chuyển ốc giống sau khi đã xuống đáy , hai cách này đều có cái lợ cái hại , tùy vào khả năng nắm bắt kỹ thuật của cá nhân mà chọn cho mình một cách làm hiệu quả .

B) Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~
 
Last edited by a moderator:
re

Trả lời :
1/ Không có cầu sao có cung , mà cũng do có cung nên người dân mới mua được , do không hiểu được kỹ thuật nên mua bán loạn xạ , xét cho cùng do hoàn cảnh không thể trách ai được cả , khôn sống dại chết .
2/ Cho thấy nơi bán cũng không nắm rõ kỹ thuật , ai dại thì cứ mua trứng về nuôi thử .
3/ Do may mắn mới nuôi được một số , thử lâu dài xem có tán gia bại sản không .
4/ Muốn biết cơ sở có uy tín và chất lượng không thì xem xét vào nhiều mặt : lớn nhỏ không quan trọng , chủ yếu xét về mặt có thể cung cấp chất lượng giống đồng nhất trong một thời gian dài không . Nếu có thì chứng tỏ cơ sở này có đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm , nên mới cho ra sản phẩm chất lượng , nhưng nhấn mạnh phải xem xét lâu dài , chứ không phải do may mắn lúc được lúc không .
5/ Không rõ ý bạn , bạn có thể nói sơ qua trại của bạn có những thiết bị kỹ thuật gì ? 4 trại diện tích bao nhiêu ? Bằng vật liệu gì ? Năng suất ? Một tỷ là đầu tư vào gì ?

Chia sẽ ít kinh nghiệm nuôi ấu trùng Veliger với mọi người :
1/ Chất lượng giống : Cứ xét cho là chất lượng trứng không có vấn đề ( vì nếu có vấn đề thì cho dù nuôi bằng kỹ thuật cao cũng sẽ thất bại )
2/ Hoàn cảnh sống : vì ấu trùng còn rất bé nên sức chịu đựng rất kém , phải giữ hoàn cảnh sống ổn định cho ấu trùng như , nhiệt độ , độ mặn , độ PH , độ sạch ...... Nhấn mạnh nước biển nuôi ấu trừng phải qua dàn lọc vi sinh , loại bỏ tất cả các loại vi sinh không cần thiết , sau khi lọc còn phải trải qua giai đoạn diệt khuẩn , như vậy mới đảm bảo nguồn nước trong sạch cho ấu trùng sinh sống .
3/ Cho ăn : khâu này rất dễ làm ô nhiêm môi trường sống của ấu trùng , nên kết hợp cho ăn tảo và thức ăn công nghiệp , nhưng quan trọng nhất là khống chế lượng thức ăn sao cho vừa đủ , bằng cách dùng kính hiển vi quan sát ấu trùng sau khi đã ăn no , như vậy sẽ biết được lượng thức ăn cần thiết để điều chỉnh cho thích hợp .
4/ Thay nước : phải nắm rõ kỹ thuật thay nước , vì ấu trùng rất nhỏ nên rất yếu kém , khi thay nước rất dể bị lực hút đẩy làm tổn thương , nên điều chỉnh lực hút và sử dụng đúng kích thước vải lọc nước .
5/ Vận chuyển : khi đã xuống đấy thân óc rất mềm dễ vỡ , nên phải đợi ốc lớn một tí mới di chuyển đi nơi khác .
6/ Quản lý : đơn giản mà nói thì có 2 cách , cách 1 không di chuyển ốc giống , tùy vào số lượng trứng tính toán sao cho khi ốc chuyển sang dạng bò số lượng phù hợp với thể tích nuôi ,nuôi to một tí rồi mới đem đi nuôi thành phẩm , cách 2 di chuyển ốc giống sau khi đã xuống đáy , hai cách này đều có cái lợ cái hại , tùy vào khả năng nắm bắt kỹ thuật của cá nhân mà chọn cho mình một cách làm hiệu quả .

B) Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~[/QUOTE]

trả lời:

Qua cách hướng dẫn của bác Ken em rút ra kinh nghiệm nuôi ấu trùng ốc có lẽ quan trọng nhất là khâu vệ sinh, bên cạnh đó con giống tốt cũng rất quan trọng. Không biết cái dàn lọc vi sinh bác nói như thế nào, giá cả ra sao. NHưng ở chỗ em thì nước được bơm từ biển lên chứa trong một hồ lớn gọi là hồ lắng. Sau đó lại bơm lên một hồ lọc thô, Nước tiếp tục chạy xuống hồ lọc tinh rồi mới cho chảy vào các hồ nuôi. Hồ nuôi nhà em khoảng 6-7 khối nước bác ah. 4 trại nuôi nhà em có tổng cộng khoảng 60 hồ nuôi mỗi trại 15 hồ nuôi. Va có 4 dàn lọc nước như em nêu ở trên. TRẠi làm bằng ximang, trại nhà em ko có kính hiển vi bác ah mà mua rồi ko biết cach sử dụng nữa chứ. hic
 

Tham khảo vài hình ảnh máy lọc nước .

1/ Không biết cái dàn lọc vi sinh bác nói như thế nào, giá cả ra sao?
2/ Kính hiển vi ....

Trả lời :
1/ Dàn lọc vi sinh bạn có thể làm theo cách truyền thống như bạn đã trình bày , nhưng khâu quan trọng chủ yếu cuối cùng là phải cho tất cả nước biển qua mắt lọc 5μ~1μ . Thì coi như đã lọc được các vi sinh gây nguy hiểm cho ấu trùng veliger . Sau đó còn phải cho nước biển qua khâu diệt khuẩn bằng tia tử ngoại , như vậy mới đảm bảo nguồn nước là sạch .

Tham thảo hình ảnh lọc nước biển , khả năng lọc thô hay lọc được kĩ tùy thuộc vào mắt lọc cuối cùng .

Xem file đính kèm 3314

Thiết bị diệt khuẩn .

Xem file đính kèm 3315

-Chất lượng , năng suất , độ bền , giá cả tủy thuộc vào từng sản phẩm , tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính mà chọn lựa thiết bị .

2/ Kính hiển vi có nhiều loại , nhưng chủ yếu là xem tỉ lệ phóng to và độ rõ nét của thiết bị quyết định giá cả của sản phẩm .

Xem hình sẽ biết ít khái niệm về kính hiển vi .
Link : http://www1.tf.edu.tw/top/department/food/%E9%A3%9F%E5%93%81%E7%B3%BB%E7%B6%B2%E9%A0%81/teacher&research/%E5%90%B3%E7%B4%B9%E7%A5%BA/lesson08/3.%20%E9%A1%AF%E5%BE%AE%E9%8F%A1%E4%B8%8B%E7%9A%84%E5%BE%AE%E7%94%9F%E7%89%A9.pdf

Kết luận : Nuôi ấu trùng veliger phải dùng nước lọc kĩ , nếu lọc thô thì dùng cho nuôi ốc hương thành phẩm .

Lời khuyên : Nuôi thuỷ sản vào thời buổi hiện nay phải nắm bắt được kỹ thuật , nếu chỉ biết một ít kỹ thuật nhưng lại vội vã đầu tư vào đấy , thì không nên làm .

:unsure: Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~
 
Last edited by a moderator:
Nhờ giúp về thuốc xử lý

Cảm ơn bác ken đã chỉ dẫn cho em những kinh nghiệm quý về nuôi ấu trùng ốc hương, em sẽ cố gắng đầu tư như hướng dẫn của bác. Bác có thể hướng dẫn em một số thuốc để phòng bệnh cho ấu trùng ốc đc ko, và liều lượng sử dụng luôn nha bác vì lâu nay em nuôi mà ko sử lý thuốc gì cả. Cảm ơn bác trước nha.
 
Phòng bệnh hơn trị bệnh ~~

Bác có thể hướng dẫn em một số thuốc để phòng bệnh cho ấu trùng ốc đc ko, và liều lượng sử dụng .

Trả lời : Quá trình nuôi trứng và ấu trùng veliger chỉ sử dụng 2 loại thuốc , đó là thuốc tím và thuốc tẩy .

Cách thực hiện :

-Thuốc tím B.K.C 1 ppm : ngâm trứng trong dung dịch trong 1 phút để khử trùng . Sau đó đem toàn bộ qua bể nuôi trứng .....

-Thuốc tẩy 10 ppm : dùng khử trùng các bể nuôi và các dụng cụ nuôi , sau đó dùng nước sạch rửa sạch .

Nói thêm :

-Phòng bệnh cho ấu trùng là việc quan trọng nhất , có nghĩa là phải tạo hoàn cảnh sống sạch bệnh cho ấu trùng , để tạo môi trường sống sạch bệnh cho ấu trùng phải có kinh nghiệm trong việc chọn giống cũng như loại bỏ những bọc trứng kém chất lượng ngay từ đầu , khi ươm trứng phải luôn quan sát sự thay đổi của bọc trứng , nếu phát hiện không lành mạnh thì loại bỏ ngay , như vậy sẽ giảm tối đa các nguyên nhân gây bệnh cho ấu trùng . Khi phát hiện ấu trùng bị bệnh thì không nên đầu tư vào thuốc vì tiền mất tật mang , ấu trùng rất yếu không chịu nổi các loại thuốc , chỉ có cách loại bỏ bể ươm đó , và xử lý khử trùng kĩ lưỡng , nếu khống sẽ lây lan qua các bể khác .

-Các thiết bị sau khi dùng phải khử trùng rồi mới dùng cho bể ươm khác , tránh tình trạng dùng chung thiết bị , bệnh lây lan từ bể này sang bể khác .

-Nhân viên vào khu vực ươm giống phải được khử trùng , không để chó mèo gà vào khu vực nuôi , nội bất suất ngoại bất nhập .

-Đem đốt tất cả các bọc trứng mang mầm bệnh cũng như những nguồn gốc mang mầm bệnh , nhấn mạnh phải " ĐỐT " chứ không đem chôn hoặc vứt rãi rát bên ngoài .

B) Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~
 
re

Trả lời : Quá trình nuôi trứng và ấu trùng veliger chỉ sử dụng 2 loại thuốc , đó là thuốc tím và thuốc tẩy .

Cách thực hiện :

-Thuốc tím B.K.C 1 ppm : ngâm trứng trong dung dịch trong 1 phút để khử trùng . Sau đó đem toàn bộ qua bể nuôi trứng .....

-Thuốc tẩy 10 ppm : dùng khử trùng các bể nuôi và các dụng cụ nuôi , sau đó dùng nước sạch rửa sạch .

Nói thêm :

-Phòng bệnh cho ấu trùng là việc quan trọng nhất , có nghĩa là phải tạo hoàn cảnh sống sạch bệnh cho ấu trùng , để tạo môi trường sống sạch bệnh cho ấu trùng phải có kinh nghiệm trong việc chọn giống cũng như loại bỏ những bọc trứng kém chất lượng ngay từ đầu , khi ươm trứng phải luôn quan sát sự thay đổi của bọc trứng , nếu phát hiện không lành mạnh thì loại bỏ ngay , như vậy sẽ giảm tối đa các nguyên nhân gây bệnh cho ấu trùng . Khi phát hiện ấu trùng bị bệnh thì không nên đầu tư vào thuốc vì tiền mất tật mang , ấu trùng rất yếu không chịu nổi các loại thuốc , chỉ có cách loại bỏ bể ươm đó , và xử lý khử trùng kĩ lưỡng , nếu khống sẽ lây lan qua các bể khác .

-Các thiết bị sau khi dùng phải khử trùng rồi mới dùng cho bể ươm khác , tránh tình trạng dùng chung thiết bị , bệnh lây lan từ bể này sang bể khác .

-Nhân viên vào khu vực ươm giống phải được khử trùng , không để chó mèo gà vào khu vực nuôi , nội bất suất ngoại bất nhập .

-Đem đốt tất cả các bọc trứng mang mầm bệnh cũng như những nguồn gốc mang mầm bệnh , nhấn mạnh phải " ĐỐT " chứ không đem chôn hoặc vứt rãi rát bên ngoài .

B) Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~
Vậy là bác nuôi ko sử dụng thuốc giống em, thành công chủ yếu là ở khâu trứng thật tốt và vệ sinh bể nuôi thật sạch ko để dịch bệnh lây lan. Em sẽ thử cách của bác. Thank bác nhìu nha. Nếu bác có kinh nghiệm xương máu nào thì chia sẻ cho anh em ở Việt Nam mình biết nha Bác. Bác có nuôi ốc hương bên Đài Loan ko bác? Nếu có thì chia sẽ thêm về cách nuôi và sự thành công cuả việc nuôi ốc bên đó cho anh em học hỏi nha bác.
 


Back
Top