Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Cả mình và anh kmnhi đều nuôi RLD nở ra từ nhộng chứ không phải bắt ngoài tự nhiên, nhưng mà nó vẫn không chịu giao phối gì cả. Kiên trì mấy bữa nữa nếu không được thì phaỉ thả ra thôi không nó chết thì tội nó. Chết mà cũng không được hưởng tí sung sướng nào. Chắc là lại phải mày mò làm kiểu lồng mới thôi.
 
Còn bạn kimnhi nói về RLĐ, thì có lẽ phải làm lồng nuôi nó to như cái nhà
thì nó mới cảm thấy tự nhiên mà chửa đẻ được.
*
uhm mình cũng cảm thấy vậy đó, nên mình cũng đang dự định làm một cái lớn và cao như của họ, hihih nhưng tài chính kô cho phép mà thôi.
---------------
mong anh em dịch giúp ra phần phân biệt giữa rlđ đực và cái giúp mình, chứ mình kô hiểu nổi khi google dịch như vậy.
---------------
Anh kmnhi đã vào lại web mà anh hay vào chưa? Ông ta đã thành công trong việc nuôi nhốt rồi kìa. Nếu người ta làm được thì anh em mình cũng có thể làm được đúng không anh?
anh cũng rất cố gắng tạm thời vẫn đang quan sát tụi rlđ và tìm cách phân biệt đực cái. nếu nở ra mà mình phân biệt được thì tốt quá cái này mình vẫn chưa làm được nên kô bít có phải là nở ra một loại đực kô hay cái kô thì sao nó giao phối với nhau được.

Thứ 2: Trong môi trường nuôi nhốt mà anh tạo ra (cái mùng) thì có điều kiện thuận lợi để nó phát triển hay không? Các điều kiện này theo em gồm có: **Nhiệt độ **Độ ẩm **Mức độ thoáng khí **Ánh sáng **Diện tích (thể tích) **cây và nước.
hihi em hỏi quá thừa môi trường nuôi nhốt của anh chỉ nhỏ và thấp hơn cái nhà của tụi nước ngoàii chút àh, nhưng anh có để chậu cây vào như của họ và độ ẩm từ đất bốc lên kô khác gì tự nhiên cả, thoáng khí là cái mùng đó đâu có bít lại đâu.

Khổ, ở chỗ anh đã có RLĐ trong tự nhiên từ trước tới giờ
trời ở đâu cũng có loại ruồi này cả tuy nhiên ngoài tự nhiên có rất ít với lại nó thích sống trong vườn cây nên ở đâu kô ồn ào, có cây cối và có trái cây chín hư là có ruồi àh, tại lâu nay kô bít nên đâu ai để ý kỹ đâu, h bít rồi thì để ý đi. cứ thấy chổ nào có trái cây hư bỏ thành đống thì lâu lâu bới lên coi, chứ đừng chê hôi chê dơ mà bỏ qua. anh bây h thành thói quen về dưới cần giuộc vào nhà hàng xóm chơi cứ đi vòng vòng rồi đi tới thùng rác ngó nghiêng chút nếu thấy lạ cứ bới lên coi rồi đi rửa tay thôi.
nên không nuôi nhốt cũng chẵng sao
ai nói kô nuôi nhốt chẳng sao, nếu kô nuôi nhốt thì làm sao có sl lớn được ngày vài con vào đẻ thì làm ăn được gì, nói hoài sao cứ chẳng hiểu gì cả ta.
khâu nuôi côn trùng như nuôi dế, nuôi sâu qui, sâu super worm, và nuôi ruồi nói chung là nuôi côn trùng thì vấn đề nuôi nhốt thật nhìu con bố mẹ tập trung vào một chổ để cho đẻ thật nhìu thì mình mới có thu nhìu, chứ như em nói thì đi bắt dế, hay sâu qui hay ruồi ngoài thiên nhiên ngày em bắt được nhiu con?
 
Last edited by a moderator:
agriviet1295614077bugse.jpg

Con ruồi đực là con nằm bên phải. Nghe ổng nói cách phân biệt là nhìn vào cái khoang trắng dưới bụng con ruồi. Con nào có thì là đực (ko biết RLĐ of Mỹ có khác RLĐ of VN ko)
 
Con ruồi đực là con nằm bên phải. Nghe ổng nói cách phân biệt là nhìn vào cái khoang trắng dưới bụng con ruồi. Con nào có thì là đực (ko biết RLĐ of Mỹ có khác RLĐ of VN ko)

hôm qua bắt được con ruồi cái đang đẻ mà quên coi cái khoang trắng dưới bụng nó màu gì. nói chung theo quan sát con nào cũng có cái khoang đó hết áh nhưng h chưa bít con đực có màu gì và con cái có màu gì, để trưa nay canh bắt nhốt thử trong cái ly thủy tinh coi sao đã. rlđ ở đâu cũng giống nhau chẳng có khác gì đâu.
---------------
theo mình quan sát bữa h, thả rlđ vào tự nhiên là thua rồi, thả nhìu mà về đẻ ít và đẻ nhìu nơi chứ kô phải đẻ vào thùng vỏ thơm của mình. cho nên phải cố gắng làm sao nuôi nhốt lại mới được chứ như h là kô được rồi.
 
Last edited by a moderator:
Tìm muốn nổ con mắt mà vẫn ko có bài viết nào khác đề cập tới vụ phân biệt RLĐ đực hay cái.
Chỉ tìm được 1 bài nói chung về đặc điểm của ruồi nói là ruồi cái thường lớn hơn ruồi đực và khoảng cách giữa 2 mắt ruồi cái xa hơn (ở ruồi đực, 2 mắt gần như sát với nhau).
RLĐ đực sống lâu hơn con cái (đực 9 ngày và cái 8 ngày) -
Males within diet treatments and field-collected specimens were significantly smaller than females and emerged 1–2 d before females. <= câu này ko biết nên dịch ra làm sao. Có lẽ ý nó nói là ruồi đực thoát nhộng nhanh hơn ruồi cái.
Gender-wise, the female's abdomen is reddish at the top and the male's abdomen is rather bronze. <= câu này cũng chỉ về cách phân biệt giới tính nhưng ... mình ko biết dịch. Nhờ bác Thủy-Canh dịch giúp vậy >"<
Và theo các bài viết phân tích thì có vẻ nếu khu nào có nhiều RLĐ thì các loại ruồi khác sẽ bị giảm đi đáng kể do RLĐ sẽ tiêu diệt các địch thủ mà nó cho là có khả năng gây hại hoặc cạnh tranh sống cho nó hoặc con nó. Và đây cũng là loài duy nhất mà dòi (nhộng) và con trưởng thành không mang bất cứ mầm bệnh nào.​
 
Last edited:
Tìm muốn nổ con mắt mà vẫn ko có bài viết nào khác đề cập tới vụ phân biệt RLĐ đực hay cái.
Chỉ tìm được 1 bài nói chung về đặc điểm của ruồi nói là ruồi cái thường lớn hơn ruồi đực và khoảng cách giữa 2 mắt ruồi cái xa hơn (ở ruồi đực, 2 mắt gần như sát với nhau).
RLĐ đực sống lâu hơn con cái (đực 9 ngày và cái 8 ngày) -
Males within diet treatments and field-collected specimens were significantly smaller than females and emerged 1–2 d before females. <= câu này ko biết nên dịch ra làm sao. Có lẽ ý nó nói là ruồi đực thoát nhộng nhanh hơn ruồi cái.
Gender-wise, the female's abdomen is reddish at the top and the male's abdomen is rather bronze. <= câu này cũng chỉ về cách phân biệt giới tính nhưng ... mình ko biết dịch. Nhờ bác Thủy-Canh dịch giúp vậy >"<

Và theo các bài viết phân tích thì có vẻ nếu khu nào có nhiều RLĐ thì các loại ruồi khác sẽ bị giảm đi đáng kể do RLĐ sẽ tiêu diệt các địch thủ mà nó cho là có khả năng gây hại hoặc cạnh tranh sống cho nó hoặc con nó. Và đây cũng là loài duy nhất mà dòi (nhộng) và con trưởng thành không mang bất cứ mầm bệnh nào.​

Trời đất, bộ bạn tưởng tui giỏi vụ nầy sao? Vậy cứ hiểu là mình chia sẻ không khách-sáo, bạn nào thấy sai thì sửa ngay dùm, kẻo "chìm xuồng" cả đám'.

Về tính giống, bên trên bụng dưới con cái có màu hơi đỏ trong khi con đực thì lại có màu (vàng) thau.
*(... màu hơi đỏ bên trên... tui hiểu là gần ngực, nhưng vẫn là bụng, tức là dưới nhìn lên mới thấy, chứ không phải trên lưng).

Thân ái.
 
Last edited:
Bác anhmytran,
Bác tìm kiếm hay quá! Hoan-nghênh bác!
Tui không nhớ là mình có gặp con Ruồi nầy chưa, vậy xin :
- Bác và bà con nói thêm về nó,
- Cũng như cho xem thêm tài-liệu, hình ảnh (nếu có).
Thân.
 
Bác anhmytran,
Bác tìm kiếm hay quá! Hoan-nghênh bác!
Tui không nhớ là mình có gặp con Ruồi nầy chưa, vậy xin :
- Bác và bà con nói thêm về nó,
- Cũng như cho xem thêm tài-liệu, hình ảnh (nếu có).
Thân.

có thể là bác thấy rồi mà kô để ý đó, chứ hình ảnh chụp do anhmytran up lên là quá rõ rồi, nhưng để nói thêm chút là như nuoide nói đôi khi nuôide thấy vài con bay quanh chuồng bồ câu thì thường đó là những con cái tìm chổ đẻ nó bị hấp dẫn bởi mùi thức ăn công nghiệp và mùi phân bồ câu lẫn vào nhau khi chim ăn rơi vãi.
nếu bác nuôi gà vịt heo mà thức ăn rơi vãi lẩn trong phân thì bác dọn để đống đó rồi canh vài ngày, nếu như môi trường tự nhiên chổ bác có nhìu rlđ thì mình đảm bảo bác sẽ thấy có vài con rlđ tới đẻ và đẻ chung với đám ruồi nhặng cái này là do mình chứng kiến thực tế tại nơi mình làm chứ kô phải tìm hiểu ở đâu cả.
còn về pheromone do ấu trùng rlđ tiết ra ức chế ruồi nhà và nó có ăn ấu trùng của ruồi nhà hay ko thì mình chưa thấy có thể do mật độ của ấu trùng rlđ mình nuôi chưa cao nên chưa thể kiểm nghiệm được
còn về ruồi đực và cái thì mình phân biệt được rồi, nhìn trên lưng thì kô thể thấy, nhưng nhìn từ dưới bụng, thì cả ruồi đực và ruồi cái đều có cái khoang dưới bụng, với con đực thì cái khoang đó có màu trắng còn con cái thì màu xanh.
---------------
agriviet1295748501800px.jpg
 
Last edited by a moderator:
Góp nhặt một số kiến thức về RLĐ mới thu thập được

Tên thường gọi: Ruồi lính đen (back soldier fly)
Chi/Loài: Hermetia illucens
Kích thước: dài từ ¾ đến 7/8-inch khi đã trưởng thành (từ 1,9 đến 2,3 centimét)
Thức ăn: phân, phân trộn và các loại chất thải hữu cơ khác (kể cả thức ăn gia súc).
Ghi chú: ruồi trưởng thành không cắn.

Ruồi lính đen được tìm thấy chủ yếu ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới phía tây bán cầu và nước Úc. Chúng được tìm thấy tại những nơi có nhiều ánh nắng.
Chúng là một trong những loài ruồi có lợi nhất. Bản thân ruồi trưởng thành và ấu trùng (dòi) của chúng được coi là không mang mầm bệnh.
Những con trưởng thành không có miệng và tất nhiên là không ăn, không cắn (=> không gây hại đối với cây trồng và con người). Chúng dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi chứ không bay lung tung (đó là lý do vì sao ta ít thấy chúng).
Một con cái thường đẻ 1 lần khoảng 500 trứng ở gần hoặc trong các vật chất hữu cơ. Trứng của chúng hình bầu dục và dài khoảng 0,8 tới 1mm. Ban đầu trứng có màu kem nhưng sẽ tối màu hơn qua 1 thời gian. Có thể mất từ 4 ngày đến 3 tuần trứng mới nở (tùy điều kiện môi trường). Khi mới nở, ấu trùng có màu trắng kem và dài khoảng 1,8mm. (As it develops through six instars, it becomes a reddish-brown.) Chắc câu này nên dịch là: qua 6 lần lột xác hoặc qua 6 ngày tuổi thì nó trở thành màu nâu đỏ. Ấu trùng thở qua da.

Hiện nay, ấu trùng ruồi lính đen được xem như là một giải pháp hữu hiệu trong những việc:
*****Xử lý, kiểm soát chất thải và mùi hôi: Với cấu trúc miệng lớn và mạnh mẽ, chúng ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các hợp chất hữu cơ này có thời gian để phân hủy. Do đó lập tức loại bỏ được mùi hôi. Khi ăn, chúng thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải chúng ăn vào. Theo thống kê tại Mỹ, chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hóa này chúng có thể làm tiêu giảm từ 75% tới 80% lượng chất thải cùng với bất kỳ các mầm bệnh nào.

*****Bổ sung nguồn thức ăn có chất lượng cao:
Bảng phân tích dinh dưỡng của dòi khô. (phân tích của Mỹ năm 2002)
Protein thô 47.3% Chất béo 30.6%
Ca 4.74% P 0.77%
Mg 0.38% K 0.85%
Na 0.126% Fe 176 ppm
Zn 162 ppm Cu 24 ppm
Mn 554 ppm Mo <1ppm
Ngoài ra, nhiều chuyên gia tin rằng lượng canxi cao trong ấu trùng có thể đảo ngược tác dụng của các bệnh về xương khớp. Các chất dinh dưỡng của ấu trùng có giá trị tương đương với thịt và xương hoặc bột cá.

*****Bổ sung nguồn phân bón hữu cơ: Phân của ấu trùng RLĐ trông giống như bã cà phê (màu đen hoặc nâu đậm và nhuyễn). Được coi là một loại phân hữu cơ sạch, giàu dinh dưỡng và nhiều lợi khuẩn cũng như nấm. Ta có thể bón bổ sung cho cây trồng hoặc dùng để cải tạo đất bạc màu.
Chất thải lỏng thu được trong quá trình nuôi ruồi cũng là một loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Ta cũng có thể pha chất lỏng này trong nước với tỷ lệ 1/15 hoặc 1/10 để phun tười như phân bón lá. Tuy nhiên, nếu ta dùng chất này tưới lên thức ăn mới (chất thải mới) sẽ thu hút một cách mạnh mẽ ruồi mẹ đến đẻ trứng.
Phân của chúng cũng được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho các loại trùn. Sau khi nuôi trùn ta có thể thu được phân trùn (vermicuture) - cũng là một loại phân bón rất tốt.
Hơi lạc đề 1 chút nhưng hiện nay có khá nhiều người nuôi cấy cây giống ở
nước ngoài sử dụng phân trùn trộn với trà rồi ngâm tạo dung dịch để bón cho cây con. Phương pháp này giúp cây con ít bị bệnh và nấm phá hoại.

*****Kiểm soát dịch hại: Với số lượng lớn ấu trùng RLĐ ăn và thải phân, nó tạo ra một loại chất gây bất lợi đối với đối việc đẻ trứng và với quá trình nở ra của các loại ruồi và côn trùng khác. Đó là chưa kể đến vấn đề phàm ăn của ấu trùng RLĐ cũng trực tiếp tranh giành lượng thức ăn của các loại ấu trùng khác.
 
Những con trưởng thành không có miệng và tất nhiên là không ăn, không cắn (=> không gây hại đối với cây trồng và con người). Chúng dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi chứ không bay lung tung (đó là lý do vì sao ta ít thấy chúng).
Một con cái thường đẻ 1 lần khoảng 500 trứng ở gần hoặc trong các vật chất hữu cơ. Trứng của chúng hình bầu dục và dài khoảng 0,8 tới 1mm. Ban đầu trứng có màu kem nhưng sẽ tối màu hơn qua 1 thời gian. Có thể mất từ 4 ngày đến 3 tuần trứng mới nở (tùy điều kiện môi trường). Khi mới nở, ấu trùng có màu trắng kem và dài khoảng 1,8mm. (As it develops through six instars, it becomes a reddish-brown.) Chắc câu này nên dịch là: qua 6 lần lột xác hoặc qua 6 ngày tuổi thì nó trở thành màu nâu đỏ. Ấu trùng thở qua da.
theo mình thấy khi mới nở thành ruồi thì nó có cái vòi như vòi của ruồi nhà mà, sao nói là nó kô có miệng vậy ta? con cái thường đẻ một ổ trứng chừng 200 trứng àh, chắc là nó phải đẻ 2-3 lần, trứng lúc đầu có màu trắng đục 3-4 ngày sau mới đậm màu, ở môi trường nóng ẩm 4 ngày mới nở, còn hiện tại thời tiết hơi lạnh chưa biết mấy ngày nó nở, vẫn đang quan sát.

Chất thải lỏng thu được trong quá trình nuôi ruồi cũng là một loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Ta cũng có thể pha chất lỏng này trong nước với tỷ lệ 1/15 hoặc 1/10 để phun tười như phân bón lá. Tuy nhiên, nếu ta dùng chất này tưới lên thức ăn mới (chất thải mới) sẽ thu hút một cách mạnh mẽ ruồi mẹ đến đẻ trứng.
thông tin này có ích lắm hihi mai về lấy tưới lên lớp vỏ thơm mới bỏ vô thử coi ruồi mẹ về đẻ nhìu kô.

Kiểm soát dịch hại: Với số lượng lớn ấu trùng RLĐ ăn và thải phân, nó tạo ra một loại chất gây bất lợi đối với đối việc đẻ trứng và với quá trình nở ra của các loại ruồi và côn trùng khác. Đó là chưa kể đến vấn đề phàm ăn của ấu trùng RLĐ cũng trực tiếp tranh giành lượng thức ăn của các loại ấu trùng khác.
có thể do trứng của loại khác kô nở được và tính phàm ăn nên mấy loại khác kô thể sống chung được
---------------
Cái nhà mà anh kmnhi thấy thì là 1 dạng nhà kính (cột và kèo làm từ ống nhựa PVC, phủ bên ngoài là nilon), đây là phương pháp để đối phó với mùa đông ở nơi người nuôi ruồi ở (tây nam Florida). Ông ấy chỉ mới nghiên cứu cái vụ nuôi nhốt này thôi và còn đang trong tình trạng theo dõi. Cái này mà xài ở vn thì ko ổn vì làm như vậy thì người chui vào đó còn chết chứ đừng nói BSP.
chắc anh phải làm nhà kính giống vậy quá chứ làm lồng bằng vải mùn thì thua rồi.
Em nghĩ cái "chuồng" nuôi dòi và biến tấu theo kiểu "vn có gì xài đó" của anh kmnhi là quá chuẩn. Chỉ có điều em còn thắc mắc là anh có làm cái "ổ đẻ" bằng giấy "cạc tông" như ông đó ko? Anh thử làm đi rùi nếu ruồi chịu đẻ vô thì cắt ra gửi cho em 1 ổ trứng với. Hehe
h vẫn chưa hiểu cái bẫy trứng của họ làm là để dưới đất hay treo trong lồng nuôi nè em có thể email hỏi họ được kô?
 
Last edited by a moderator:
theo mình thấy khi mới nở thành ruồi thì nó có cái vòi như vòi của ruồi nhà mà, sao nói là nó kô có miệng vậy ta?
Anh ui, nói thiệt là em chưa tận mắt thấy 1 con RLĐ sống bao giờ hết nên họ nói sao thì ... em dịch ra như vậy thui. Em cũng chả biết nữa.
con cái thường đẻ một ổ trứng chừng 200 trứng àh, chắc là nó phải đẻ 2-3 lần, trứng lúc đầu có màu trắng đục 3-4 ngày sau mới đậm màu
Theo cách tính đơn giản của em thì 1 trứng tương đương với 2mm3 => 500 trứng tương đương với 1cm3. nói chung là với số lượng thì chúng ta cứ phải ước lượng thôi. Với lại em lấy thông số of nước ngoài. Mà theo em biết thì RLĐ tính ra cũng vài ba chi loài khác nhau nên cũng khó mà giống nhau.
ở môi trường nóng ẩm 4 ngày mới nở, còn hiện tại thời tiết hơi lạnh chưa biết mấy ngày nó nở, vẫn đang quan sát.
Có 1 đoạn mà em không dịch nhưng đại để thì nó nói: RLĐ thường bắt đầu xuất hiện vào khaong3 tháng 4 và cũng có thể léo dài tới tháng 5 <= Em nghĩ là trứng of RLĐ sẽ nở tùy theo điều kiện có phù hợp hay không (vì nước ngoài thường thì có từ 3 tới 4 mùa)
h vẫn chưa hiểu cái bẫy trứng của họ làm là để dưới đất hay treo trong lồng nuôi nè em có thể email hỏi họ được kô?
Em đã quan sát rất kĩ những bài viết + hình trên khá nhiêu blog và diễn đàn thì những bẫy trứng of họ được treo trong chuồng ăn. Như em cũng đã dịch: "Một con cái thường đẻ 1 lần khoảng 500 trứng ở gần hoặc trong các vật chất hữu cơ". Và như trong web mà anh đưa, ở trong nhà kính thì ông ta chỉ để một loạt bẫy trứng mà ko có thức ăn cho nó mà nó vẫn đẻ vào. Theo nghiên cứu sinh vật học nói chung thì tùy vào từng điều kiện cụ thể nhưng bản năng of động vật hoang dã luôn chọn nơi tốt nhất và có khả năng thích hợp nhất cho thế hệ sau của chúng.
attachment.php

Chỉ đơn giản là 1 cái bẫy, khồng cần mồi màng.
attachment.php

attachment.php

Bẫy trứng treo trên nắp của lồng ăn.

Mà theo như em thấy, việc tạo bẫy đẻ trứng chẵng qua cũng chỉ là để lấy nguyên ổ trứng đó đem bán mà thôi. Còn anh em ta nếu không cần kinh doanh thì cũng chả cần nó làm gì đâu anh ơi.

Hơn ai hết em mong cho anh thành công trong việc nuôi nhốt RLĐ để em có thể bắt chước mà làm theo. Chúc anh thành công!
 
Tôi có đọc tài liệu tiếng Anh nói RLĐ không đẻ trứng thẳng vào nguồn thức ăn của giòi,
mà đẻ ở ngoài, gần cạnh thức ăn, để giòi sau khi nở, mới bò vào ăn . Vì thế anh ta mới
làm bẫy trứng để có nhiều giòi, chưa hẳn là để bán đâu. Nếu không làm bẫy, ruồi mẹ khó
tìm nơi đẻ trứng, và có thể bay đi tìm nơi khác đẻ trứng.
*
Trong thế giới côn trùng, rất nhiều loại khi trưởng thành thì chỉ để giao phối và đẻ,
chứ không ăn, ví dụ phù du, cánh quýt, ngài tằm, vân vân. RLĐ không ăn thì cũng không lạ.
*
 
Bác anhmytran,
Hôm nay tui ra thư-viện tìm tài-liệu về con RLĐ. Qua máy, tui tìm hết các thư-viện, thì máy báo là không đâu có. Chỉ có dĩa nhạc tên "Black Soldier Fly".
Tui nhờ nhân-viên quản-thủ :
- Bà cho tui đặt trước, mượn cuốn nầy nếu có.
(Ở đây, khi mình dặn như vậy, thì khi sách đó được ai đang mượn trả lại, dù trả ở thư-viện khác, họ cũng sẽ :
- Đem sách về tại thư-viện nơi tui tiếp-xúc.
- Gọi điện-thoại báo cho tui).
Nhưng bà nầy tươi cười xin lỗi :
- Tôi làm quản-thủ thư-viên 20 năm rồi, chưa thấy tên sách nầy. Rất tiếc.

Vậy bây giờ nhờ bác :
- Mấy tay ở Mỹ "quậy" con Ruồi nầy dữ lắm. Bác đọc tài-liệu ở đâu vậy?
- Nếu có sách, thì nếu bác biết tên, cho tui xin. Tui tìm cách mua.
Thân.
 
Chú Trung vào google search bằng từ khóa "black soldier fly" thì có 1 đống.
Mấy bữa trước em có vào 1 số web of mấy cái hiệp hội gì gì đó, thấy nó viết cũng chuyên nghiệp lắm mà bây giờ tìm lại tạm thời chưa ra >"<
 
ngoài ra còn cái trang thebiopod.com đó nữa nói chung là nhiều vô số kể làm gì mà kô tìm được?
---------------
nếu kô thì tìm thử tài liệu mang tên Hermetia Illucens đó là tên khoa học của loài ruồi đó
---------------
hihi tìm tên thông dụng kô có thì tìm tên khoa học là có thôi àh
---------------
@baby_pm & anhmytran làm ơn vào trang này và dịch giúp coi sao google dịch khó hiểu thật
http://biosystemsblog.com/2009/03/2...e-of-hermetia-illucens-achieved-in-captivity/
---------------
biosystemsblog.com/2009/03/27/eggs-hatch-complete-reproduction-cycle-of-hermetia-illucens-achieved-in-captivity/
 
Last edited by a moderator:
em mới vao diễn đàn mong mấy bác chỉ thêm.tóm lại là ai biết cách tạo ra con dòi thi chỉ em với.em nuôi cóc can có dòi làm thức ăn cho nó.cảm on mấy bác quan tâm
 
Back
Top