Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Nói là cái bẫy thì cũng ko chính xác lắm vì cái đó giống như mình làm cái ổ cho con gà nó đẻ vào thôi. Speedstar nói đúng rồi đó anh kmnhi. Cái ổ đó ko cần thêm mồi màng gì đâu.
Em thấy anh chơi như người ta nuôi trùn quế đi. Nghĩa là làm cái nền xi măng, bên ngoài làm thêm cái rãnh nước để ngăn kiến. Còn chuột thì ... từ từ anh cứ suy nghĩ tiếp vậy.
Mà anh km cho em hỏi: Có đúng là buổi sáng thì RLĐ gần như nằm 1 chỗ, nó chỉ hoạt động (đi ăn, giao phối - đẻ trứng) vào chiều mát và buổi tối thôi đúng ko anh? Và cho đến giờ em vẫn thắc mắc rằng ... RLĐ trưởng thành ăn và uống ntn? Trên cái tranh mà anh chỉ thì em gần như ko thấy nó bàn tới vấn đề này.
Vì khu nhà em (Xì Phố) ko có con RLĐ nào hết nên có muốn nghiên cứu nó cũng ko được. Nếu thuận lợi thì anh cho xin địa chỉ chỗ anh để em qua ẵm 1 mớ RLĐ về nuôi nghiên cứu được ko (dù gì anh cũng thả cho nó bay mà)?

Và qua những trang web anh chỉ thì RLĐ ko phải chỗ nào cũng có. Người ta muốn nuôi lấy dòi thì cũng chỉ mua trứng về để gầy thành đàn rồi thả vào thiên nhiên, sau đó mua thêm cái "chuồng" cho nó đẻ vào thui.
 
Theo em đã đọc qua 1 số tài liệu về RLD thì khi đã thành ruồi rồi là nó không ăn uống gì hết, chỉ làm 1 việc là giao phối và đẻ thui, mình nghĩ là nó sống nhờ năng lượng đã tích tụ từ khi nó là con dòi, chính vì đặc tính đó mà ruồi lính đen được ưa chuộng vì nó không gây hại cho cây trái, ...

"Con trưởng thành sống khoảng 3-5 ngày, không ăn uống, sống dưới bóng cây." Trích từ bài báo này nè http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Dung-ruoi-de-bien-rac-thai-thanh-phan-huu-co/10713640/188/

"chu kỳ sinh trưởng trải qua 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng và thành trùng. Chu kỳ sinh trưởng trung bình là 63 ngày, thành trùng cái chỉ đẻ trứng một lần với 600-900 trứng/ổ. " http://www.cesti.gov.vn/kh-cn-trong...ru-i-linh-den-hermetia-illucens-linnacus.html
=> Chính vì vòng đời dài như vậy nên anh kmnhi mới đợi nó hóa nhộng dài cả cổ.
 
Last edited:
Ruồi lính đen không an uống gì trong thời gian sống khoảng 3-5 ngày của nó. Chỉ giao phối và dẻ trứng thôi. Hôm qua mình mới xuống chỗ anh kmnhi xin mấy chục con nhộng về mà sáng nay cũng mất 2 con hóa thành RLD rồi. Hôm nay phải ở nhà làm cái lồng cho nó. Do điều kiện mình đi làm công trình, ở phòng trọ nên chỉ làm được cái lồng bé tí thôi. Cũng làm theo mấy trang web nước ngoài và sự hứơng dẫn của anh Kmnhi. Hi vọng là nó chịu đẻ trứng.
---------------
agriviet129517863412.jpg

---------------
agriviet129517877312.jpg

---------------
agriviet129517889113.jpg

---------------
agriviet129517929715.jpg

---------------
agriviet129517940116.jpg

---------------
Anh em tham khảo có gì góp ý mình giùm nha. Chỉ mới 2 con nở thôi, vài ngày nữa chắc tụi này nở hết. Không biết có chịu đẻ nữa không.
Phan Đăng Huệ
0978792744
 
Last edited by a moderator:
"chu kỳ sinh trưởng trải qua 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng và thành trùng. Chu kỳ sinh trưởng trung bình là 63 ngày, thành trùng cái chỉ đẻ trứng một lần với 600-900 trứng/ổ. "
@speedstart: Nếu 1 con cái chỉ đẻ 1 lần như bạn nói thì thôi mình làm cái bẫy theo dạng như cái lờ (hic, "cái lờ" em nói là 1 đang bẫy bắt cá mà dân miền nam em nó gọi như vậy. Ko biết dân miền trung với miền bắc gọi như thế nào nên đừng có nghĩ lung tung mà tội nghiệp em). Vừa thu dòi, vừa hóa kiếp luôn mấy em ruồi cái cho nó đỡ phí. Hehe
Hôm qua mình mới xuống chỗ anh kmnhi xin mấy chục con nhộng về mà sáng nay cũng mất 2 con hóa thành RLD rồi.
@huebkhcm: Dân BK nhanh tay quá. Vậy là hổng còn gì cho mình roài : ( (
 
Bạn làm lồng giữ RLĐ cho đẻ trứng và ấp như thế rất tốt .
RLĐ trưởng thành không ăn, nhưng nó cũng tìm nơi có thức
ăn cho con nó để đẻ trứng . Chắc rằng bạn thành công thôi.
Cách làm của bạn rất khang trang, gọn ghẽ, khoa học.
*
Bẫy bắt cá ngoài bắc cũng gọi là cái Lờ.
Đó là một cái rọ tre dài, hai đầu có hai nắp để đổ cá ra,
hai bên sườn có hai cái hom trái chiều nhau để cá vào .
Cái Lờ này đặt ở giữa giòng nước chảy để bắt cá thích giòng
chảy. Con nào xuôi giòng thì vào hom bên này, còn con nào
ngược giòng thì vào hom bên kia.
*
Có lẽ làm Lờ bắt RLĐ thì khó thấy hiệu quả như bắt cá, vì
RLĐ không ham mồi, và chưa chắc nó chịu bay qua hom như cá
lách giòng đâu.
*
 
*
Có lẽ làm Lờ bắt RLĐ thì khó thấy hiệu quả như bắt cá, vì
RLĐ không ham mồi, và chưa chắc nó chịu bay qua hom như cá
lách giòng đâu.
(anhmytran).
*
Bác anhmytran, RLĐ vẫn cần mồi cho con nó. Vậy tui nghĩ "cái Lờ" hay đó chứ! Nếu muốn rộng hơn thì mình làm lồng bẫy theo kiểu bắt cua, bắt tôm hùm. Với bẫy nầy :
- Ruồi vào đẻ trứng (rồi chết, đương-nhiên).
- Trứng nở ra dòi, thành nhộng, thành ruồi rồi ở trong đó đẻ và chết cũng trong đó.
- Trong lúc đó, cửa Lờ vẫn rộng mở, đón ruồi mới vào đẻ.
- Việc của chúng ta là luôn thêm thức ăn : nuôi dòi và mời ruồi tớì đẻ.
Thân.
 
*
Có lẽ làm Lờ bắt RLĐ thì khó thấy hiệu quả như bắt cá, vì
RLĐ không ham mồi, và chưa chắc nó chịu bay qua hom như cá
lách giòng đâu.
(anhmytran).
*
Bác anhmytran, RLĐ vẫn cần mồi cho con nó. Vậy tui nghĩ "cái Lờ" hay đó chứ! Nếu muốn rộng hơn thì mình làm lồng bẫy theo kiểu bắt cua, bắt tôm hùm. Với bẫy nầy :
- Ruồi vào đẻ trứng (rồi chết, đương-nhiên).
- Trứng nở ra dòi, thành nhộng, thành ruồi rồi ở trong đó đẻ và chết cũng trong đó.
- Trong lúc đó, cửa Lờ vẫn rộng mở, đón ruồi mới vào đẻ.
- Việc của chúng ta là luôn thêm thức ăn : nuôi dòi và mời ruồi tớì đẻ.
Thân.
bạn đừng nghĩ vậy chứ bắt nó ở trong đó chừng ngày nó chết liền còn để nó bay đi có thể nó tìm nguồn giao phối tiếp rồi bay về đẻ tiếp
@all: kô cần làm bẫy chi cho mệt cứ như mình để cái thùng vỏ quả dứa(thơm, khóm) vậy ngày nào cũng có rlđ tới đẻ muốn bắt nó dễ hơn là làm bẫy, mình bắt hoài nhưng kô nhốt mà thả đi cho chúng tìm nguồn giao phối rồi chúng tự tìm về để đẻ. ý mình là bẫy để lấy trứng trong nuôi nhốt ruồi bố mẹ vấn đề là để thức ăn như nào để ruồi đẻ vô bẫy của mình, trên trang wed đó họ kô ghi gì sao?
@huebkhcm đã theo anh coi mô hình nghe anh hướng dẫn mà về làm vẫn kô có chổ thoát nước cho vỏ quả là sao hả em? mai mốt đây mùi hôi bốc lên em sao làm tiếp đc.
bữa qua trên đó nở được 7 con rlđ rồi nhưng tối nay lạnh quá mà hôm qua về quên che chắn lại kô bít lát nữa lên có die hết kô nữa chứ đám ruồi nhà nhỏ đang gây nuôi bị lạnh nên chết gần hết rồi.
@all : trên đó h nhộng khoảng 1/2 kg anh em nào muốn nghiên cứu thì theo mình đi xuống dưới cần giuộc một chuyến coi làm rồi lấy ít con giống về thử làm như tên huebkhcm cũng được mà
---------------
Nói là cái bẫy thì cũng ko chính xác lắm vì cái đó giống như mình làm cái ổ cho con gà nó đẻ vào thôi. Speedstar nói đúng rồi đó anh kmnhi. Cái ổ đó ko cần thêm mồi màng gì đâu.
Em thấy anh chơi như người ta nuôi trùn quế đi. Nghĩa là làm cái nền xi măng, bên ngoài làm thêm cái rãnh nước để ngăn kiến. Còn chuột thì ... từ từ anh cứ suy nghĩ tiếp vậy.
Mà anh km cho em hỏi: Có đúng là buổi sáng thì RLĐ gần như nằm 1 chỗ, nó chỉ hoạt động (đi ăn, giao phối - đẻ trứng) vào chiều mát và buổi tối thôi đúng ko anh? Và cho đến giờ em vẫn thắc mắc rằng ... RLĐ trưởng thành ăn và uống ntn? Trên cái tranh mà anh chỉ thì em gần như ko thấy nó bàn tới vấn đề này.
Vì khu nhà em (Xì Phố) ko có con RLĐ nào hết nên có muốn nghiên cứu nó cũng ko được. Nếu thuận lợi thì anh cho xin địa chỉ chỗ anh để em qua ẵm 1 mớ RLĐ về nuôi nghiên cứu được ko (dù gì anh cũng thả cho nó bay mà)?

Và qua những trang web anh chỉ thì RLĐ ko phải chỗ nào cũng có. Người ta muốn nuôi lấy dòi thì cũng chỉ mua trứng về để gầy thành đàn rồi thả vào thiên nhiên, sau đó mua thêm cái "chuồng" cho nó đẻ vào thui.

uhm h gấp quá làm tạm bợ để coi nó phát triển ra sao chứ chưa bít sao nữa. anh mới nuôi và mới có con giống thì làm sao anh bít được tập tính nó ra sao đâu mà nói nhưng thấy khoảng 11h trở về chiều nó mới tới chổ đẻ và sao khi đẻ xong nó bay đi. muốn đi thì alo hẹn nhé sđt hiện đang sử dụng 01633882843.
@all: công việc làm lồng và bẫy trứng đã xong đang chờ coi chúng giao phối và đẻ trên bẫy trứng thôi. còn bẫy trứng để cái gì thì mình làm nhìu bẫy để vô coi tụi nó thích đẻ trên bẩy nào nhất thôi àh. căn cứ vào số lượng ấu trùng và quan sát thực tế rồi mới bít.
 
Last edited by a moderator:
Đưới đáy em có làm chõ thoát nước ok rồi. Chỉ lo không biết để cái này ở đâu cho hợp lý thôi chứ thoát nước cỡ nào thì nó vẫn còn mùi. Anh kmnhi xem lại xem thức ăn cho gà vịt có làm mồi dụ nó đẻ được không?
 
anh em trên diễn đàn đừng nên làm lồng như tên huebkhcm nha ruồi bị kẹt chết hết đó hihi. cái lồng đó chỉ nuôi được ruồi nhà thôi kẹt chết kô sao chứ rlđ chết thì uổng lắm hihih
 
anh Huệ để 1 chậu đất (đất trồng cây á) ở dưới á, đất hút nước và giảm mùi hôi tốt lắm.

cài mùng đó anh mua lẻ hay mua mùng về cắt ra vậy anh Huệ?

Dạo này lạnh quá, không biết ruồi, nhộng có sống nỗi ko nữa.
 
Last edited:
Có gì anh kmnhi chỉ giáo thêm nhé. Đám nhộng của em chỉ mới nở có 1 con à ( chưa chết) hii. Không biết mấy bữa nữa nó nở thêm có sao không đây? Đám của anh sao rồi?
 
@huebkhcm: số lượng dòi của bạn hơi ít nên thức ăn (vỏ dứa) dư thừa sinh hôi là chuyện bình thường. Chừng nào bạn có nhiều dòi rồi, thức ăn cho bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu thì ko còn hôi nữa đâu.
@kmnhi:
trên đó h nhộng khoảng 1/2 kg anh em nào muốn nghiên cứu thì theo mình đi xuống dưới cần giuộc một chuyến coi làm rồi lấy ít con giống về thử làm như tên huebkhcm cũng được mà
<= Được lời này của anh như mở tấm lòng. Em sẽ thu sếp rồi sớm làm 1 chuyến về nhà anh đó. Không còn ngại ngùng nữa. Hehe

Ý của em khi nói chuyện làm bẫy nhốt luôn ruồi mẹ bên trong rồi hóa kiếp làm thức ăn là tại vì bạn speedstart nói là ruồi cái chỉ đẻ 1 lần rồi chết nên em nghĩ là nếu vậy thì bắt nó luôn để tăng nguồn thức ăn cho gia cầm để đỡ phí thôi mà.

Còn như bác Thủy-Canh nói (cái này là suy bụng ta ra bụng người nè, nếu em có nói sai thì mong bác Thủy-Canh mắt nhắm mắt mở cho qua nha) thì là 1 bước tiến quan trọng nữa trong vấn đề nuôi nhốt RLĐ. Vừa tận thu nguồn ruồi bố mẹ ngoài tự nhiên, vừa giữ lại hết mớ RLĐ từ dòi tiến hóa thành. Một ý tưởng rất hay mà khi em nói làm cái lờ để bẫy em không thể nghĩ ra được.

căn dứ trên web anh chỉ thì chưa thấy có bất kỳ chỉ dẫn nào về chuyện thức ăn cho ruồi bố mẹ. Còn dòi thì nó ăn gần như ko chừa thứ gì (miễn ko cứng ngắc như thủy tinh hay ống thép thôi - hehe). Những loại thức ăn mà theo em thấy họ hay liệt kê là: rau - củ - quả, thức ăn tinh bột gồm có gạo (ko biết ở nước ngoài có phân biệt gạo và cơm hay ko, chỉ thấy ghi là "rice"), bắp (chắc ko fải là bắp khô đâu)... Cá, thịt, xác cà phê, túi trà lọc, thức ăn công nghiệp...v...v...

Mọi người có thể vào xem trang này: http://translate.google.com.vn/translate?js=n&prev=_t&hl=vi&ie=UTF-8&layout=2&eotf=1&sl=en&tl=vi&u=http%3A%2F%2Fraisesoldierflies.com%2F%3Fp%3D722 (làm biếng dịch và cũng làm biếng viết mà copy cái phần đã dịch ra để về sửa lại nó ko cho nên cho thẳng link. Người viết blog này đã làm 1 bảng kê về lượng thức ăn và lượng dòi thu hoạch được theo ngày cụ thể. Chỉ có điều là ông ta sử dụng hệ đo lường của Mỹ (1 ounce[oz] =28,35g **** 1 Lbs [hoặc lb - hoặc đọc bản dịch thấy nó ghi £ ] thì = 0.4535924Kg). Và hơi khó hiểu vì chẵng hạn google dịch Tue - 1.4oz gỡ bỏ (0,04 kg) chưa thành niên bới <= nghĩa là "thứ 3 - lấy ra 1,4oz(0,04kg) dòi chưa trưởng thành [chắc là ý muốn nói tới mấy con dòi còn màu trắng] - tương tự thì bới trưởng thành có thể hiểu là dòi trưởng thành [màu đen]. Ngày 11-Ngày 17 tháng 5 chất thải trong = bới 2.9kg ra = 0,04 kg tỷ lệ chuyển đổi 1% => từ ngày 11 tới ngày 17 tháng 5 bỏ vào 2,9kg thức ăn thừa - dòi lấy ra được 0.04kg - tỷ lệ chuyển đổi 1% (tỷ lệ của khối lượng dòi thu được trên khối lượng thức ăn bỏ vào)

Sẵn tiện nói về ruồi thì em có chút kinh nghiệm thô thiển xin được trình bày để mọi người xem thử coi có xài được không. Chuyện là ngày xưa ở quê em [Vũng Tàu] có 1 đợt không hiểu sao ruồi nhà nhiều chịu không xiết, bực lắm mà chẵng biết làm gì. May sao có ông anh rể về chơi, thấy vậy ổng làm cái bẫy ruồi thấy rất đơn giản nhưng cực kì hiệu quả. Mô tả sơ sơ như sau:
agriviet1295283262bayru.jpg

Cái miệng bẫy cũng bao lưới luôn, chỉ chừa 2 đầu ra vào thôi. Miệng bẫy nên làm theo kiểu "mở rộng hết cỡ đầu vào - siết chặt đầu ra". Chân đế thì điều chỉnh sao cho ko quá cao cũng không quá thấp so với dĩa mồi. Phần nắp trên cùng nên làm cho mở ra mở vào được để tiện thu hoạch ruồi (tùy từng người mà thêm bớt thiết kế nắp để sao cho phù hợp với nhu cầu nha - Không cần thông báo khi sửa bản thiết kế vì ... baby tui chưa kịp đăng ký độc quyền đâu. Hahaha). Tỷ lệ thất thoát ko quá 5%. Dùng cái bẫy này nếu siêng siêng ra hù ruồi cho nó bay lên thì 1 ngày kiếm ko dưới vài trăm con đâu. Thiết nghĩ cũng là 1 cách tốt để thu ruồi ngoài tự nhiên vào nuôi nhốt.
 
Last edited:
anh Huệ để 1 chậu đất (đất trồng cây á) ở dưới á, đất hút nước và giảm mùi hôi tốt lắm.

cài mùng đó anh mua lẻ hay mua mùng về cắt ra vậy anh Huệ?

Dạo này lạnh quá, không biết ruồi, nhộng có sống nỗi ko nữa.
Mình mua lẻ rồi về vây lại thôi.
Tại cái lồng của mình nhỏ quá nên không có chỗ bỏ chậu cây vào
 
@huebkhcm: số lượng dòi của bạn hơi ít nên thức ăn (vỏ dứa) dư thừa sinh hôi là chuyện bình thường. Chừng nào bạn có nhiều dòi rồi, thức ăn cho bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu thì ko còn hôi nữa đâu.
@kmnhi:
<= Được lời này của anh như mở tấm lòng. Em sẽ thu sếp rồi sớm làm 1 chuyến về nhà anh đó. Không còn ngại ngùng nữa. Hehe

Ý của em khi nói chuyện làm bẫy nhốt luôn ruồi mẹ bên trong rồi hóa kiếp làm thức ăn là tại vì bạn speedstart nói là ruồi cái chỉ đẻ 1 lần rồi chết nên em nghĩ là nếu vậy thì bắt nó luôn để tăng nguồn thức ăn cho gia cầm để đỡ phí thôi mà.

Còn như bác Thủy-Canh nói (cái này là suy bụng ta ra bụng người nè, nếu em có nói sai thì mong bác Thủy-Canh mắt nhắm mắt mở cho qua nha) thì là 1 bước tiến quan trọng nữa trong vấn đề nuôi nhốt RLĐ. Vừa tận thu nguồn ruồi bố mẹ ngoài tự nhiên, vừa giữ lại hết mớ RLĐ từ dòi tiến hóa thành. Một ý tưởng rất hay mà khi em nói làm cái lờ để bẫy em không thể nghĩ ra được.

căn dứ trên web anh chỉ thì chưa thấy có bất kỳ chỉ dẫn nào về chuyện thức ăn cho ruồi bố mẹ. Còn dòi thì nó ăn gần như ko chừa thứ gì (miễn ko cứng ngắc như thủy tinh hay ống thép thôi - hehe). Những loại thức ăn mà theo em thấy họ hay liệt kê là: rau - củ - quả, thức ăn tinh bột gồm có gạo (ko biết ở nước ngoài có phân biệt gạo và cơm hay ko, chỉ thấy ghi là "rice"), bắp (chắc ko fải là bắp khô đâu)... Cá, thịt, xác cà phê, túi trà lọc, thức ăn công nghiệp...v...v...

Mọi người có thể vào xem trang này: http://translate.google.com.vn/tran...n&tl=vi&u=http://raisesoldierflies.com/?p=722 (làm biếng dịch và cũng làm biếng viết mà copy cái phần đã dịch ra để về sửa lại nó ko cho nên cho thẳng link. Người viết blog này đã làm 1 bảng kê về lượng thức ăn và lượng dòi thu hoạch được theo ngày cụ thể. Chỉ có điều là ông ta sử dụng hệ đo lường của Mỹ (1 ounce[oz] =28,35g **** 1 Lbs [hoặc lb - hoặc đọc bản dịch thấy nó ghi £ ] thì = 0.4535924Kg). Và hơi khó hiểu vì chẵng hạn google dịch Tue - 1.4oz gỡ bỏ (0,04 kg) chưa thành niên bới <= nghĩa là "thứ 3 - lấy ra 1,4oz(0,04kg) dòi chưa trưởng thành [chắc là ý muốn nói tới mấy con dòi còn màu trắng] - tương tự thì bới trưởng thành có thể hiểu là dòi trưởng thành [màu đen]. Ngày 11-Ngày 17 tháng 5 chất thải trong = bới 2.9kg ra = 0,04 kg tỷ lệ chuyển đổi 1% => từ ngày 11 tới ngày 17 tháng 5 bỏ vào 2,9kg thức ăn thừa - dòi lấy ra được 0.04kg - tỷ lệ chuyển đổi 1% (tỷ lệ của khối lượng dòi thu được trên khối lượng thức ăn bỏ vào)

Sẵn tiện nói về ruồi thì em có chút kinh nghiệm thô thiển xin được trình bày để mọi người xem thử coi có xài được không. Chuyện là ngày xưa ở quê em [Vũng Tàu] có 1 đợt không hiểu sao ruồi nhà nhiều chịu không xiết, bực lắm mà chẵng biết làm gì. May sao có ông anh rể về chơi, thấy vậy ổng làm cái bẫy ruồi thấy rất đơn giản nhưng cực kì hiệu quả. Mô tả sơ sơ như sau:
agriviet1295283262bayru.jpg

Cái miệng bẫy cũng bao lưới luôn, chỉ chừa 2 đầu ra vào thôi. Miệng bẫy nên làm theo kiểu "mở rộng hết cỡ đầu vào - siết chặt đầu ra". Chân đế thì điều chỉnh sao cho ko quá cao cũng không quá thấp so với dĩa mồi. Phần nắp trên cùng nên làm cho mở ra mở vào được để tiện thu hoạch ruồi (tùy từng người mà thêm bớt thiết kế nắp để sao cho phù hợp với nhu cầu nha - Không cần thông báo khi sửa bản thiết kế vì ... baby tui chưa kịp đăng ký độc quyền đâu. Hahaha). Tỷ lệ thất thoát ko quá 5%. Dùng cái bẫy này nếu siêng siêng ra hù ruồi cho nó bay lên thì 1 ngày kiếm ko dưới vài trăm con đâu. Thiết nghĩ cũng là 1 cách tốt để thu ruồi ngoài tự nhiên vào nuôi nhốt.
hi em làm cái bẩy đó cũng được nhưng để bắt ruồi nhà đi nhé đừng bắt rlđ nhé, số lượng rlđ đã ít em tính tận diệt nó luôn chắc.
sry anh em mấy nay ở dưới đó quan sát rlđ nên kô lên mạng được. thí nghiệm nuôi nhốt rlđ vào cái mùng đã thất bại rồi, ngồi quan sát cả mấy ngày mình thấy kô thể nuôi nhốt như nuôi ruồi nhà được. trong cái mùng đó nó kô giao phối kô thể đẻ kể cả bắt rlđ cái từ tn bay tới đẻ trong cái thùng vỏ quả thơm bỏ vô mùng rồi nó cũng kô đẻ được mình vẫn đang suy nghĩ cách nào để có thể nuôi nhốt rlđ nhưng h thì thua rồi.
---------------
mấy anh em đừng tưởng nó đẻ 1 lần rồi chết mà lầm nhé, mình đã từng bắt trong một ngày được 7con rlđ cái nhốt lại cho đẻ rồi nhốt vài ngày coi sao. qua ngày nó vẫn sống tuy nhiên chỉ có 1 con chết chắc là ngày cuối cùng của cuộc đời nó rồi còn mấy con kia tới chiều vẫn kô thấy đẻ nữa nên mình thả ra tn kô bít có quay về để tiếp hay ko mà thôi và theo quan sát thấy ổ trứng nó đẻ trong ngày làm gì có 600-900 trứng chừng 200 trứng 1 ổ là hết sức rồi tại mình kô có kính lúp phóng to ổ trứng rlđ mà chụp hình cho anh em xem mà thôi.
---------------
để từ từ mình có tiền mua cái nhà lưới dành để trồng rau sạch rồi trồng cây vào trong đó thử thả rlđ lại vào đó rồi quan sát tiếp chứ hiện h mình eo hẹp quá kô lo nổi nên h tạm thời ngưng thí nghiệm nuôi nhốt rlđ lại chờ có kinh phí rồi thí nghiệm tiếp. sry anh em.
---------------
hiện tại có nhiu nhộng thành rlđ mình thả hết vào tn, nếu anh em nào có điều kiện muốn thí nghiệm thì cứ alo cho mình nhé mình gởi nhộng cho thí nghiệm nhé.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn baby_plm nhiều lắm!
Khi nào thuận-tiện, tui sẽ làm một chỗ nuôi dòi có kèm 1 cái bẫy bắt ruồi, chuyện mùi hôi tính sau.
Chỗ nuôi quây lưới, bẫy sẽ lợi-dụng đặc-tính tìm mồi của ruồi là ngửi mùi và mắt nhìn của ruồi.
Bẫy :
- Khoét 1 lỗ ở vách lưới, chỗ dễ nhìn thấy.
- Đặt 1 ống tròn đường kính đừng nhỏ lắm, 20-30cm. Ống dài cũng khoảng 2-3 hay 4tấcc. Ống nầy quay được bằng 1 mô-tựa thật nhỏ, được làm cho giảm tốc-độ xuống thật chậm, chậm đến độ ruồi đậu vô vẫn không thấy xoay.
- Trét đường, hay bất cứ thứ mồi nào nào ruồi thích lên ống.
- Ống quay từ trên xuống.
- Ống được đặt vào lổ vách sao cho ống thật sát bên trên, nhưng bên dưới hở chừng 4-5cm.
- Ruồi đậu vào ống ăn (đường,...), ống lăn ruồi vào trong, lên tới trên thì đụng vách, ruồi phải bay ra và lúc đó là ở trong màn rồi.
- Nếu sợ ruồi bay ra ở khoảng hở bên dưới, dựng 1 vách gần ống, đừng để cho ruồi từ trong thấy khoảng hở.
Có khả-thi không?
Thân.
 
Cám ơn bạn baby_plm nhiều lắm!
Khi nào thuận-tiện, tui sẽ làm một chỗ nuôi dòi có kèm 1 cái bẫy bắt ruồi, chuyện mùi hôi tính sau.
Chỗ nuôi quây lưới, bẫy sẽ lợi-dụng đặc-tính tìm mồi của ruồi là ngửi mùi và mắt nhìn của ruồi.
Bẫy :
- Khoét 1 lỗ ở vách lưới, chỗ dễ nhìn thấy.
- Đặt 1 ống tròn đường kính đừng nhỏ lắm, 20-30cm. Ống dài cũng khoảng 2-3 hay 4tấcc. Ống nầy quay được bằng 1 mô-tựa thật nhỏ, được làm cho giảm tốc-độ xuống thật chậm, chậm đến độ ruồi đậu vô vẫn không thấy xoay.
- Trét đường, hay bất cứ thứ mồi nào nào ruồi thích lên ống.
- Ống quay từ trên xuống.
- Ống được đặt vào lổ vách sao cho ống thật sát bên trên, nhưng bên dưới hở chừng 4-5cm.
- Ruồi đậu vào ống ăn (đường,...), ống lăn ruồi vào trong, lên tới trên thì đụng vách, ruồi phải bay ra và lúc đó là ở trong màn rồi.
- Nếu sợ ruồi bay ra ở khoảng hở bên dưới, dựng 1 vách gần ống, đừng để cho ruồi từ trong thấy khoảng hở.
Có khả-thi không?
Thân.
kiểu bẫy ruồi của baby-plm như của tụi nước ngoài ý mà công hiệu thì khỏi nói rồi
---------------
agriviet1295488894ridma.jpg
 
Last edited by a moderator:
Bẫy kiểu Baby_plm là bẫy thời bao cấp, có ảnh chụp Bác Hồ đang đập ruồi
bằng cái vỉ đập ruồi đan bằng lạt tre.
*
Nói chung, nó là một cái thùng (thường đóng vuông có 4 góc) căng lưới
thép chống ruồi muỗi, ngày xưa vẫn để đóng chạn đựng thức ăn, và ở đáy
cũng là một cái nón cụt bằng lưới thép, miệng dưới càng to càng tốt, còn
chóp trên có đường kính chừng 4 centimét. Ruồi có đặc tính khi cất cánh
bay thì bay lên trên, và nó không thích chui qua lỗ hẹp. Vì thế, miệng
chóp trên mà quá hẹp, thì nó lại bay xuống và ra ngoài, nhưng quá rộng
thì những con đã ở trong bẫy rồi, lại có thể bay qua lỗ mà ra. Như vậy
bẫy ruồi không thể làm hom như bẫy tôm cua cá được, mà phải để hở lỗ
chừng 3-5 centimet, và đĩa mồi (cá ươn) không quá thấp so với miệng dưới
(chỉ chừng 3 centimet thôi) để ruồi chỉ bay lên mà vào bẫy chứ không bay
ngang hay bay xuống mà ra ngoài.
*
Còn bạn kimnhi nói về RLĐ, thì có lẽ phải làm lồng nuôi nó to như cái nhà
thì nó mới cảm thấy tự nhiên mà chửa đẻ được.
*
 
Anh kmnhi đã vào lại web mà anh hay vào chưa? Ông ta đã thành công trong việc nuôi nhốt rồi kìa. Nếu người ta làm được thì anh em mình cũng có thể làm được đúng không anh?

Thứ nhất: RLĐ anh nhốt là mấy con anh bắt được ngoài tự nhiên hay tiến hóa từ dòi mà anh có. Nếu là loại bắt từ tự nhiên thì ko đẻ cũng là phải rồi. Con người ta đang tự do, tung tăng bay lượn thoải mái giờ bị bắt nhốt thì ... Em nghĩ tốt nhất là dùng loại thứ 2 mà em nói vì đó cũng là 1 cách "thuần hóa" giống. Từ nhỏ tới lớn nó chỉ biết cái thế giới of nó chỉ có vậy thì nó chẵng thể ưu tư gì mà cứ làm theo bản năng sinh tồn là duy trì nòi giống mà thôi.

Thứ 2: Trong môi trường nuôi nhốt mà anh tạo ra (cái mùng) thì có điều kiện thuận lợi để nó phát triển hay không? Các điều kiện này theo em gồm có: **Nhiệt độ **Độ ẩm **Mức độ thoáng khí **Ánh sáng **Diện tích (thể tích) **cây và nước.

Khổ, ở chỗ anh đã có RLĐ trong tự nhiên từ trước tới giờ rồi nên không nuôi nhốt cũng chẵng sao chứ giả sử em đi đâu đó lập trại mà ko nuôi nhốt thì gầy bao nhiêu giống cho đủ để chơi kiểu "tự nhiên mà sống" như anh. Hix, phải chi anh gần nhà em thì đỡ vã quá. >"<

@Thủy-Canh: Bác đúng là nông dân kỹ thuật cao. Cái gì cũng thêm 1 chút máy móc. Có điều em-cháu có chút ý kiến là nếu bác để 1 lỗ hở ra như vậy thì ... ruồi bên ngoài chưa biết vào được bao nhiêu nhưng ruồi bên trong chắc là nó bay ra cũng ko ít. Bác có cách làm cho nó ko bay ra không?
 
Thưa bạn,
Tui nghĩ là ruồi khó bay ra lắm.
Nếu baby_plm muốn cho chắc thêm, thì gắn thêm nhiều gân ngang trên ống. Những đường gân nầy khi xoay xuống sẽ sát đất, ruồi sợ không dám bay ra. Còn phần trên thì làm như rèm, "quét" lui mấy chú muốn trốn trại.
Như vậy ổn không?
Thân.
 
Back
Top