Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
các bác cho em ? chừ nuôi dòi bằng phân tươi là rẻ nhất như em sợ lỡ lấy phân gà ,heo ở nơi nhiễm bệnh(h5n1,lo mong long mong....) về làm thức ăn cho dòi và sau đó lấy dòi đó cho gia súc gia cầm minh ăn thì sẽ .......mong các bác cho ý kiến???:9^:

--------

ngoài ra trong phân còn có rất nhiều vi rút vi khuẩn nếu nó kí sinh trên dòi sau đó truyền bệnh lại cho gia súc gia cầm thì nguy trong các thức ăn nuôi dòi thì phân tươi dễ kiếm nhất và rẻ nhất như hơn hoi thối tí..mong các cho ý kiến và biện pháp khắc phục?
 
Last edited by a moderator:
các bác cho em ? chừ nuôi dòi bằng phân tươi là rẻ nhất như em sợ lỡ lấy phân gà ,heo ở nơi nhiễm bệnh(h5n1,lo mong long mong....) về làm thức ăn cho dòi và sau đó lấy dòi đó cho gia súc gia cầm minh ăn thì sẽ .......mong các bác cho ý kiến???:9^:

--------

ngoài ra trong phân còn có rất nhiều vi rút vi khuẩn nếu nó kí sinh trên dòi sau đó truyền bệnh lại cho gia súc gia cầm thì nguy trong các thức ăn nuôi dòi thì phân tươi dễ kiếm nhất và rẻ nhất như hơn hoi thối tí..mong các cho ý kiến và biện pháp khắc phục?

dòi rld có khả năng diệt hầu hết vi khuẩn và sán . nên nuôi bằng phân gà
 
mình nuôi trong một cái chậu hoa đường kính hơn 1m, cao 0,5 m, ai bày cách thu hoạch với,

--------

mình dùng sơn nhũ bạc quét 1 lớp dày ở miệng chậu nhưng nó vẫn bò ra ngoài như thường
Bạn thử dùng một cái rổ đựng cám ướt thả lên trên bề mặt dư chất, sau 8 tiếng đồng hồ thì tụi nó sẽ bò vô ăn dày đặc trong rổ đó. Cách này không thu hoạch triệt để lắm nhưng cũng tạm ổn. Thay cám ướt bằng món gì đó tanh tanh cũng hiệu quả lắm.
Khả năng leo trèo của dòi ruồi nhà còn lợi hại hơn so với dòi ruồi lính đen nữa. Nếu thành xi măng dựng đứng và khô ráo thì còn ngăn được tụi nó, chứ có độ dốc thì tụi nó leo trốn dễ ợt, nhất là ban đêm độ ẩm tăng cao nữa.


các bác cho em ? chừ nuôi dòi bằng phân tươi là rẻ nhất như em sợ lỡ lấy phân gà ,heo ở nơi nhiễm bệnh(h5n1,lo mong long mong....) về làm thức ăn cho dòi và sau đó lấy dòi đó cho gia súc gia cầm minh ăn thì sẽ .......mong các bác cho ý kiến???:9^:

--------

ngoài ra trong phân còn có rất nhiều vi rút vi khuẩn nếu nó kí sinh trên dòi sau đó truyền bệnh lại cho gia súc gia cầm thì nguy trong các thức ăn nuôi dòi thì phân tươi dễ kiếm nhất và rẻ nhất như hơn hoi thối tí..mong các cho ý kiến và biện pháp khắc phục?
Mình thì cũng ngại chuyện này cho nên mới nuôi RLĐ. Nếu nuôi dòi ruồi nhà thì phải xa khu dân cư, trại nuôi phải khép kín và nên sấy khô dòi để tiệt trùng.

Sau một tháng thử nghiệm nuôi trong xô nhựa với khoai nghiền có độ ẩm khoảng 50-60% thì mình thấy kết quả không khả quan lắm. Trong xô nhiều sâu non nhưng kích thước nhỏ. Xô nào mình cho nhiều khoai (5-7kg) thì bên trong rất nóng. Có một xô mình cho 3kg khoai thì kích thước sâu có khá hơn, độ ẩm dư chất thấp nhất trong số các xô nhưng vẫn chưa đạt mức mình mong muốn. Mình vẫn thử nghiệm thêm kiểu nuôi này, có thay đổi khối lượng khoai và số ổ trứng.
 
Bạn thử dùng một cái rổ đựng cám ướt thả lên trên bề mặt dư chất, sau 8 tiếng đồng hồ thì tụi nó sẽ bò vô ăn dày đặc trong rổ đó. Cách này không thu hoạch triệt để lắm nhưng cũng tạm ổn. Thay cám ướt bằng món gì đó tanh tanh cũng hiệu quả lắm.
Khả năng leo trèo của dòi ruồi nhà còn lợi hại hơn so với dòi ruồi lính đen nữa. Nếu thành xi măng dựng đứng và khô ráo thì còn ngăn được tụi nó, chứ có độ dốc thì tụi nó leo trốn dễ ợt, nhất là ban đêm độ ẩm tăng cao nữa.



Mình thì cũng ngại chuyện này cho nên mới nuôi RLĐ. Nếu nuôi dòi ruồi nhà thì phải xa khu dân cư, trại nuôi phải khép kín và nên sấy khô dòi để tiệt trùng.

Sau một tháng thử nghiệm nuôi trong xô nhựa với khoai nghiền có độ ẩm khoảng 50-60% thì mình thấy kết quả không khả quan lắm. Trong xô nhiều sâu non nhưng kích thước nhỏ. Xô nào mình cho nhiều khoai (5-7kg) thì bên trong rất nóng. Có một xô mình cho 3kg khoai thì kích thước sâu có khá hơn, độ ẩm dư chất thấp nhất trong số các xô nhưng vẫn chưa đạt mức mình mong muốn. Mình vẫn thử nghiệm thêm kiểu nuôi này, có thay đổi khối lượng khoai và số ổ trứng.

vì khoai ít giá trị dinh dưỡng lên dòi nó nhỏ, thường thì dùng nguyên liệu càng có chất thì dòi càng to, với cả dòi của nhặng xanh sẽ to hơn của ruồi đen.
nếu ta sợ phân tươi có thể làm mầm gây bệnh ta có thể dùng phân đã ủ hoặc phân được xử lý qua bể bioga để giảm mầm bệnh
 
@vu_tuan: Mình thì đang nuôi ruồi lính đen. Theo mình biết thì loài này có ấu trùng to nhất trong các loài ruồi. Vì thế mà nó cũng lâu lớn hơn so với nhặng xanh, ruồi nhà... Dĩ nhiên nếu nuôi bằng thức ăn giàu dinh dưỡng thì nó sẽ lớn nhanh hơn so với nuôi bằng loại ít dinh dưỡng. Nhưng vì vấn đề chi phí nên mình phải cân đối giữa loại thức ăn và thời gian nuôi. Khoai thì cũng đủ dinh dưỡng cho tụi nó lớn, vì mình đã từng thấy nhiều con khá lớn trong đống khoai cũ mục. Có lẽ vấn đề là mật độ nuôi gây nhiệt độ cao, cho nên mình mới thử điều chỉnh mật độ nuôi xuống, và thử dùng thau nhựa thay cho xô.
 
Các bác ơi. có bác nào đã nuôi rui cho chút ý kiến đánh giá hiệu quả được không ạ. Ví dụ: 1m2 nuôi được bao nhiu gam dòi trong 1 ngày ạ? Có sát với bài viết trên không ạ?
Cám ơn các bác nhiều! Rất trông mong phản hồi chân thành của các bác.
 
@truongsardc: Mình chưa nuôi quy mô đủ lớn để kết luận chắc chắn, nhưng với một số thực nghiệm mà mình đã làm, mình nghĩ là nếu nuôi ruồi nhà thì với 18m vuông chuồng nuôi, hoàn toàn có thể đạt tới mức 9,75kg dòi mỗi ngày giống số liệu trên. Dĩ nhiên là cần thêm mặt bằng để làm lối đi, kho, khu ấp trứng... Tổng diện tích khoảng 40m vuông thì được. Nhưng nuôi ruồi nhà thì khá hôi.
 
@truongsardc: Mình chưa nuôi quy mô đủ lớn để kết luận chắc chắn, nhưng với một số thực nghiệm mà mình đã làm, mình nghĩ là nếu nuôi ruồi nhà thì với 18m vuông chuồng nuôi, hoàn toàn có thể đạt tới mức 9,75kg dòi mỗi ngày giống số liệu trên. Dĩ nhiên là cần thêm mặt bằng để làm lối đi, kho, khu ấp trứng... Tổng diện tích khoảng 40m vuông thì được. Nhưng nuôi ruồi nhà thì khá hôi.
Cám ơn bác nhiều lắm!
Có lẽ mình phải lên kế hoạch nuôi con này vào thời gian tới. nuôi con gì mà không hôi hôi bạn nhỉ? Người thử không biết tắm như chúng xem, không bít .... Đều hôi. hihi
Chân thành cám ơn bạn!
Chúc bạn sức khỏe!
 
@truongsardc: Mình chưa nuôi quy mô đủ lớn để kết luận chắc chắn, nhưng với một số thực nghiệm mà mình đã làm, mình nghĩ là nếu nuôi ruồi nhà thì với 18m vuông chuồng nuôi, hoàn toàn có thể đạt tới mức 9,75kg dòi mỗi ngày giống số liệu trên. Dĩ nhiên là cần thêm mặt bằng để làm lối đi, kho, khu ấp trứng... Tổng diện tích khoảng 40m vuông thì được. Nhưng nuôi ruồi nhà thì khá hôi.
bác đã dự kiến tốn khoảng bao nhiêu kg khoai thì được 1kg dòi chưa bác.
 
bác đã dự kiến tốn khoảng bao nhiêu kg khoai thì được 1kg dòi chưa bác.
Nuôi dòi bằng khoai ạ. Khoai 15-16 ngàn/ kg. Vậy bán khoai mua cám vừa nhàn vừa hiệu quả kinh tế các bác nhỉ?
 
Nuôi dòi bằng khoai ạ. Khoai 15-16 ngàn/ kg. Vậy bán khoai mua cám vừa nhàn vừa hiệu quả kinh tế các bác nhỉ?
trời bác quy hoạch vậy chết bọn em. mỗi vùng mỗi khác chứ bác. chỗ em ở daknong giờ họ đang thu khoai, khoai hà, khoai vỡ, khoai xấu xí có 1 ngàn 1 cân tại bờ thôi. có những vùng có những món khác mà. ai lại dùng khoai hàng xuất khẩu cho dòi bao giờ đâu bác. bác ví vậy không khác gì đong gạo 18.000 vnd về nấu thành cơm để làm dòi. như vậy đâu có được.
 
bác đã dự kiến tốn khoảng bao nhiêu kg khoai thì được 1kg dòi chưa bác.
Mình vẫn chưa xác định cụ thể, vì vừa rồi bận chăm con bệnh nên bỏ bê trại, không theo dõi chăm sóc và ghi chép kỹ. Kết quả đợt rồi là chỉ có những con sâu non có kích thước nhỏ hơn dự tính. Chỉ có thể ước tính cần khoảng 5-8kg khoai để cho ra 1kg nhộng. Hiện giờ mình đang làm lại, giảm mật độ nuôi để xem sao.

Nuôi dòi bằng khoai ạ. Khoai 15-16 ngàn/ kg. Vậy bán khoai mua cám vừa nhàn vừa hiệu quả kinh tế các bác nhỉ?
Giá đó là khoai bán trong siêu thị mà. Khoai ở chợ đầu mối có khi chỉ 4000đ/kg. Mình thì lượm khoai ở các vựa thải ra, chỉ tốn công và tiền xăng chở về. Nuôi dòi là để tận dụng các nguồn thức ăn rẻ tiền: phân chuồng, phế phẩm nông sản... Thứ nào giá trên 2000đ/kg thì phải tính toán lại hiệu quả chứ không lỗ chết.
 
Mình vẫn chưa xác định cụ thể, vì vừa rồi bận chăm con bệnh nên bỏ bê trại, không theo dõi chăm sóc và ghi chép kỹ. Kết quả đợt rồi là chỉ có những con sâu non có kích thước nhỏ hơn dự tính. Chỉ có thể ước tính cần khoảng 5-8kg khoai để cho ra 1kg nhộng. Hiện giờ mình đang làm lại, giảm mật độ nuôi để xem sao.


Giá đó là khoai bán trong siêu thị mà. Khoai ở chợ đầu mối có khi chỉ 4000đ/kg. Mình thì lượm khoai ở các vựa thải ra, chỉ tốn công và tiền xăng chở về. Nuôi dòi là để tận dụng các nguồn thức ăn rẻ tiền: phân chuồng, phế phẩm nông sản... Thứ nào giá trên 2000đ/kg thì phải tính toán lại hiệu quả chứ không lỗ chết.
Vậy em ở Hải Dương khoai lang ngoài chợ cũng 13-16 ngàn/kg chứ nào đã vào siêu thị đâu các bác. Vụ này em xin ruộng trồng mấy sào khoai loang vừa cho thỏ và bán. Hihi. Nhưng chắc không nuôi dòi bằng khoai được. Em đang định thí nghiệm nuôi dòi của ruồi nhà cho chúng xử lý phân gà, phân lợn để lấy dòi và phân trồng gừng vào vụ xuân tới. Nhưng ngoài bắc sắp vào đông rùi chắc phải làm nhà màng nilon chắc mới nuôi được các bác nhỉ?
 
Vậy em ở Hải Dương khoai lang ngoài chợ cũng 13-16 ngàn/kg chứ nào đã vào siêu thị đâu các bác. Vụ này em xin ruộng trồng mấy sào khoai loang vừa cho thỏ và bán. Hihi. Nhưng chắc không nuôi dòi bằng khoai được. Em đang định thí nghiệm nuôi dòi của ruồi nhà cho chúng xử lý phân gà, phân lợn để lấy dòi và phân trồng gừng vào vụ xuân tới. Nhưng ngoài bắc sắp vào đông rùi chắc phải làm nhà màng nilon chắc mới nuôi được các bác nhỉ?
uh . mình thấy trời đang vào thu se se lạnh . ruồi cũng ít rồi. nói chung ấu trùng ròi khó nở khi nhiệt độ dưới 20.
ôi nuôi dòi phải dùng thức ăn là các đồ phế thải và tận dụng bác a. ai lại sài đồ giống người thì nhiệt độ cao lắm.
phân gà , phân lợn có thể nuôi trùn mà bác. bác mua khoai hỏi mấy bà bán khoai ở chợ có khoai hỏng khoai mót khoai thối gom lại con mua 1 ít nghe có vẻ có lý. nuôi bằng phân gà thì không nên lắm nên ủ sau đó nuôi trùn. phân lợn thì cho bioga lấy bã thải bioga nuôi trùn năng xuất hơn
 
Gần một tuần nay thùng biopod bị bốc mùi, chết nhiều sâu non và xuất hiện dòi ruồi nhà. Nguyên nhân có thể là do món măng chua có hóa chất. Thiệt hại 80-90%. May mà còn nhiều lô sâu non trong các xô và thau đang thử nghiệm. Nguồn cung nhộng đen sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng trong nửa tháng tới. Có lẽ nhân cơ hội này mình sẽ đóng một thùng dạng Bug Barrack bằng ván xi măng. Tranh thủ lúc nguồn trứng RLĐ vẫn còn, thử nghiệm nuôi bằng xác mì trong các thau nhỏ luôn.
 
Theo mình thì cứ chốt lại 2 hướng.
1. Đã làm thì làm hẵn theo hướng nuôi công nghiệp, như bọn TQ làm, không thể nuôi nhỏ lẻ được vì tốn rất nhiều công sức và tiền bạc. Huớng này mình hoan nghênh.
2. Còn cho nhẹ công nhất, theo mình biết 1 người ở Long khánh làm như vầy. Ổng trồng rất nhiều đu đủ, cho chín rụng, thúi ra, có dòi rồi thả gà vườn, cách này chúng ta nghĩ rằng là lãng phí, tuy nhiên, hẵn là nhẹ phần công cán. Chúng ta cứ tính chi phí này nọ, có bao giờ tính rằng phần công và thời gian mình bỏ ra chăm sóc cho dòi chiếm bao nhiêu không? Mà chốt lại con vật kinh tế chủ đạo vẫn là gà? Vậy hãy dành thời gian cho gà.
vài góp ý. Thân.
 
Nuôi thử BSF bằng vở dứa. Kết quả chết hết cả bầy cả ngàn con :angry:
Làm mãi đến giờ vẫn chưa thu dc ổ trứng nào.
Nếu nuôi ấu trùng ruồi nhà thì rất nhanh, nhưng cũng phải thu hoạch nhanh không thì chúng hóa nhộng hết. Tôi ủ chút mắm cá 2ngày đã thu đưọc 1 lô ấu trùng ruồi nhà cho gà ăn.
 
Thử tới thử lui bữa giờ mình mới xác định là không thể dùng khoai nghiền để nuôi theo mô hình Philippin được. Sâu non chậm lớn quá chừng. Mấy bữa nay mình dùng xác mì trộn thêm vô thì thấy có vẻ ổn. Ở chỗ mình xác mì giá 700-800đ/kg. Nuôi trong xô nhựa thì không nóng nhiều như khoai nghiền.
 
Thử tới thử lui bữa giờ mình mới xác định là không thể dùng khoai nghiền để nuôi theo mô hình Philippin được. Sâu non chậm lớn quá chừng. Mấy bữa nay mình dùng xác mì trộn thêm vô thì thấy có vẻ ổn. Ở chỗ mình xác mì giá 700-800đ/kg. Nuôi trong xô nhựa thì không nóng nhiều như khoai nghiền.

mình nuôi trong cái chậu hoa đường kính 1 m ,mỗi ngày thu được 1 lạng dòi lính đen,không đủ 20 con ngan con ăn ~~
 
Back
Top