Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
mình đang nuôi cho chuột ăn, k cho mà nó cũng chui vào đào bới ăn. bửa nay còn đc vài mống. giờ k còn thời gian mà nuôi nữa.
 
em thì đang nhức nhối về ruồi đây. có bác nào có cách diệt ruồi hiệu quả ko ạ (diện tích khoảng 200m2)
mùa nắng đang đến, mưa thì lâu lâu có 1 trận
thế là ruồi bay ò ò như quân nguyên, bu khắp nơi. đậu lên cả người mình

Đập ruồi nhiều quá bị street luôn :1:
 
bây giờ có nhang diệt ruồi đó boi, khá hiệu quả.. diệt được con đã bay bay còn ấu trùng thì hok
 
em chỉ sợ đốt nhang xong thỏ hít 1 hồi, no luôn
thế là đc ăn thịt thỏ-_-
 
hay á, để về em làm thử
còn cái dzụ nhang diệt ruồi của anh thantai47: bắt ruồi xong lấy nhang chít vào đít cho nó chết :1: hừ hừ, hận
 
Hôm rồi dùng xác mì để ấp trứng. Kết quả là những con mới nở bị chết sạch. Tiêu tùng hết hơn 100 ổ trứng. Có thể sâu mới nở không ăn được xác mì. Ấp trứng bằng hèm thì rất tốt, sâu non phát triển mạnh, chỉ có điều hèm cũng thu hút ruồi nhà vào đẻ.
Hôm rồi mình trộn xác mì và khoai nghiền, thấy sâu non lớn nhanh hơn là chỉ dùng khoai nghiền. Như vậy thức ăn hỗn hợp nhiều loại sẽ tạo môi trường sinh trưởng tốt cho sâu non. Chỉ có điều cần xác định tỷ lệ phù hợp.
Mấy bữa nay lượng trứng giảm chỉ còn 30-40 ổ/ngày.
 
Sau gần một tháng không thu được nhộng đen, hôm qua đã có trở lại, từ thùng Bug Barrack mới đóng:

Agriviet.Com-IMG_4435a.jpg


Agriviet.Com-IMG_4436a.jpg


Thùng dài 2m, rộng 60cm. Có thể chứa được lớp dư chất dày 40cm. Mình không cố định miếng ván ở đáy mà có thể tháo rời để xả dư chất ra. Dùng ván xi măng dày 8mm và gần 10m sắt V lỗ 4cm. Tiền ván hết 190k.

Thử nghiệm nuôi sâu non bằng hỗn hợp xác mì và hèm cho kết quả tốt. Sâu non lớn nhanh và đều. Giờ thì mình đang thử nghiệm ở các tỷ lệ trộn khác nhau giữa xác mì, hèm và nước. Hỗn hợp này nuôi trong xô nhựa hay thau đều ổn, không thấy hiện tượng sâu trốn đi, hoặc cũng có thể vừa rồi mình thử nghiệm ở mật độ thấp.
 
Sau gần một tháng không thu được nhộng đen, hôm qua đã có trở lại, từ thùng Bug Barrack mới đóng:

Agriviet.Com-IMG_4435a.jpg


Agriviet.Com-IMG_4436a.jpg


Thùng dài 2m, rộng 60cm. Có thể chứa được lớp dư chất dày 40cm. Mình không cố định miếng ván ở đáy mà có thể tháo rời để xả dư chất ra. Dùng ván xi măng dày 8mm và gần 10m sắt V lỗ 4cm. Tiền ván hết 190k.

Thử nghiệm nuôi sâu non bằng hỗn hợp xác mì và hèm cho kết quả tốt. Sâu non lớn nhanh và đều. Giờ thì mình đang thử nghiệm ở các tỷ lệ trộn khác nhau giữa xác mì, hèm và nước. Hỗn hợp này nuôi trong xô nhựa hay thau đều ổn, không thấy hiện tượng sâu trốn đi, hoặc cũng có thể vừa rồi mình thử nghiệm ở mật độ thấp.

bac nuôi sâu gì vậy bác, à tỷ lệ bác cho hèm và xác mỳ thế nào, xác mỳ có phải ủ khong bác
 
bac nuôi sâu gì vậy bác, à tỷ lệ bác cho hèm và xác mỳ thế nào, xác mỳ có phải ủ khong bác
Mình nuôi ấu trùng ruồi lính đen. Xác mì mua từng bao nặng khoảng 29kg, giá 20-21 nghìn đồng. Xài trực tiếp không cần ủ. Tỷ lệ trộn thì mình vẫn còn đang thử nghiệm. Hiện giờ chỉ biết tỷ lệ 1:1 tương đối ổn. Đang tìm tỷ lệ tốt hơn. Ngoài ra còn phải xác định tỷ lệ cho từng giai đoạn nuôi nữa. Nuôi trong khoảng 30 ngày, có thể là 10 ngày đầu tỷ lệ khác, mà 20 ngày sau tỷ lệ khác. Nói chung là mày mò tìm quy trình chuẩn tương đối cái đã.

Lượng RLĐ giảm mạnh, vài ngày tới có thể sẽ đứt luôn nguồn trứng. Vừa rồi bị hai vố nặng quá. Một là nguồn thức ăn măng chua có vấn đề làm chết gần hết thùng biopod, là nguồn cung cấp nhộng đen chủ yếu. Hai là chọn sai loại thức ăn là khoai nghiền "nguyên chất". Chu kỳ nuôi đang bị gián đoạn, giờ chỉ hy vọng vào lô sâu non đang nuôi bằng hỗn hợp xác mì và hèm.
 
Mình nuôi ấu trùng ruồi lính đen. Xác mì mua từng bao nặng khoảng 29kg, giá 20-21 nghìn đồng. Xài trực tiếp không cần ủ. Tỷ lệ trộn thì mình vẫn còn đang thử nghiệm. Hiện giờ chỉ biết tỷ lệ 1:1 tương đối ổn. Đang tìm tỷ lệ tốt hơn. Ngoài ra còn phải xác định tỷ lệ cho từng giai đoạn nuôi nữa. Nuôi trong khoảng 30 ngày, có thể là 10 ngày đầu tỷ lệ khác, mà 20 ngày sau tỷ lệ khác. Nói chung là mày mò tìm quy trình chuẩn tương đối cái đã.

Lượng RLĐ giảm mạnh, vài ngày tới có thể sẽ đứt luôn nguồn trứng. Vừa rồi bị hai vố nặng quá. Một là nguồn thức ăn măng chua có vấn đề làm chết gần hết thùng biopod, là nguồn cung cấp nhộng đen chủ yếu. Hai là chọn sai loại thức ăn là khoai nghiền "nguyên chất". Chu kỳ nuôi đang bị gián đoạn, giờ chỉ hy vọng vào lô sâu non đang nuôi bằng hỗn hợp xác mì và hèm.
mình nhốt trong lưới cả tuần không thấy nó đẻ,nên thả ra ngoài tự nhiên hết
làm sao cho nó đẻ được zị
 
mình nhốt trong lưới cả tuần không thấy nó đẻ,nên thả ra ngoài tự nhiên hết
làm sao cho nó đẻ được zị

ruồi gì vậy, k phải ruồi lính đen rồi .

--------

Sau gần một tháng không thu được nhộng đen, hôm qua đã có trở lại, từ thùng Bug Barrack mới đóng:

Agriviet.Com-IMG_4435a.jpg


Agriviet.Com-IMG_4436a.jpg


Thùng dài 2m, rộng 60cm. Có thể chứa được lớp dư chất dày 40cm. Mình không cố định miếng ván ở đáy mà có thể tháo rời để xả dư chất ra. Dùng ván xi măng dày 8mm và gần 10m sắt V lỗ 4cm. Tiền ván hết 190k.

Thử nghiệm nuôi sâu non bằng hỗn hợp xác mì và hèm cho kết quả tốt. Sâu non lớn nhanh và đều. Giờ thì mình đang thử nghiệm ở các tỷ lệ trộn khác nhau giữa xác mì, hèm và nước. Hỗn hợp này nuôi trong xô nhựa hay thau đều ổn, không thấy hiện tượng sâu trốn đi, hoặc cũng có thể vừa rồi mình thử nghiệm ở mật độ thấp.

hình như thùng nuôi nghiêng quá rồi , bò theo góc thì dễ nhưng khi bò chéo sẽ bị lăn xuống , 20 độ là hợp lí . xác mì là xác củ khoai lang đó phải k bạn, bạn xay nhỏ ra đó hả, dưới đáy thùng có đục lỗ thoát nước không, giữa 2 tâm xi măng có khe hở k, hở 1 tí là tụi nó vẫn chui ra được, nên gián keo lại
 
Last edited by a moderator:
mình nhốt trong lưới cả tuần không thấy nó đẻ,nên thả ra ngoài tự nhiên hết
làm sao cho nó đẻ được zị
Nếu đúng là RLĐ, thì cần có các điều kiện sau:
- Nắng: tụi nó cần nắng mới giao phối được.
- Cây: trong chuồng lưới nên có một ít cây xanh, để có chỗ cho tụi nó tránh nắng, đồng thời tạo độ ẩm cho không khí.
- Chỗ đẻ: có thể là một chén phân gà cũng được, hoặc một xô trái cây hư, đặt trong bóng râm.
hình như thùng nuôi nghiêng quá rồi , bò theo góc thì dễ nhưng khi bò chéo sẽ bị lăn xuống , 20 độ là hợp lí . xác mì là xác củ khoai lang đó phải k bạn, bạn xay nhỏ ra đó hả, dưới đáy thùng có đục lỗ thoát nước không, giữa 2 tâm xi măng có khe hở k, hở 1 tí là tụi nó vẫn chui ra được, nên gián keo lại
Loại ván xi măng này nhám chứ không nhẵn, nên tụi nó vẫn bò lên được. Mỗi sáng mình vẫn thấy nhộng đen trong hai xô hứng. Để vài bữa mình quan sát vào ban đêm xem có nhiều con lăn xuống trở lại không.
Xác mì là phần bã của củ khoai mì, sau khi được nhà máy xay nhỏ để lọc lấy tinh bột.
Dưới đáy thùng mình chỉ kê miếng ván vào và trét đất sét xung quanh. Các khe khác quanh vách thì dùng keo chống dột trét rồi. Dùng xác mì và hèm thì lượng nước rỉ hầu như không có.
 
Sưu tập các nguồn tư liệu của Anh " Ba " , mình thấy Công nghệ SX giòi của họ đã đạt đến đỉnh rất cao rồi . Tuy nhiên tra cứu mãi vẫn không thấy tài liệu nào của họ về nhân giống RLĐ . Tập trung khai thác ở nước họ là loài Ruồi đầu đỏ , chắc có lẽ loài này có nhiều ưu điễm nổi trội hơn ( năng suất đẻ cao , giòi mau lớn , dễ nuôi ... ) .
Là nó đây :
da2h.jpg


Các Bạn nên có thêm một hướng nghiên cứu về loài này thử xem , hy vọng sẽ có một vài chuyển biến tích cực .
Đâm đầu vào đá hoài cũng ê chứ nhĩ .
Mình tra cứu một số tài liệu từ nguồn khác thì sâu non của RLĐ có ưu điểm là giàu can xi , tuy nhiên cái hiện nay ngành chăn nuôi VN đang cần lại là nguồn nguyên liệu giàu protein giá rẻ .
 
Sưu tập các nguồn tư liệu của Anh " Ba " , mình thấy Công nghệ SX giòi của họ đã đạt đến đỉnh rất cao rồi . Tuy nhiên tra cứu mãi vẫn không thấy tài liệu nào của họ về nhân giống RLĐ . Tập trung khai thác ở nước họ là loài Ruồi đầu đỏ , chắc có lẽ loài này có nhiều ưu điễm nổi trội hơn ( năng suất đẻ cao , giòi mau lớn , dễ nuôi ... ) .
Là nó đây :
da2h.jpg


Các Bạn nên có thêm một hướng nghiên cứu về loài này thử xem , hy vọng sẽ có một vài chuyển biến tích cực .
Đâm đầu vào đá hoài cũng ê chứ nhĩ .
Mình tra cứu một số tài liệu từ nguồn khác thì sâu non của RLĐ có ưu điểm là giàu can xi , tuy nhiên cái hiện nay ngành chăn nuôi VN đang cần lại là nguồn nguyên liệu giàu protein giá rẻ .

con này quê em hay gọi là con nhặng xanh và nhặng đỏ, ấu trùng của nó to gấp đôi RLĐ.
 
con này quê em hay gọi là con nhặng xanh và nhặng đỏ, ấu trùng của nó to gấp đôi RLĐ.

con RLD nó to lắm bác à,như đầu đũa đấy
giờ mỗi ngày thu được gần 2 lạng gà ăn nhìn đã lắm
 
Liệu các vật nuôi mà cho ăn dòi như thế này có tiềm ẩn nhiều bệnh và mối nguy nào khác hay không mới quan trọng
theo mình thì không dòi cũng như trùn vậy , các enzin của nó tiêu hóa được những cái đó
 
Back
Top