Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
4-6 ngày là có trứng, 10 đực hoặc cái hết thì chịu. Nuôi rld khó nhất là gây giống ở sll và duy trì đàn rld giống
 
Bữa giờ nuôi trong xô nhựa thì ổn, sâu non lớn đều, khoảng 22-30 ngày thì có một bộ phận chuyển màu đen, nhưng khi trút sang thùng nhựa tròn 120 lít đặt nghiêng để tiếp tục thu nhộng đen thì xuất hiện tình trạng sâu non chui sâu vào lớp dư chất, nằm sát đáy thùng và chết. Mình đoán là do trời quá lạnh, hoặc loại dư chất này nếu quá dày (trên 20cm) sẽ ảnh hưởng xấu đến chúng. Có lần mình thu hoạch bằng cách lọc qua lưới lúc sâu non được 25 ngày tuổi, phần dư chất còn lại được mình cho vào thau nhựa để riêng một chỗ để theo dõi. Sau khoảng 15 ngày trút ra xem thì thấy có khoảng 100 sâu non còn sót lại trong lần lọc trước (do kích thước nhỏ) vẫn phát triển tốt, kích thước bình thường. Như vậy nên mình thử khắc phục vấn đề thu nhộng đen bằng cách duy trì độ dày dư chất dưới 20cm.
 
Mấy ngày nay RLĐ trong chuồng lưới sắp hết. Trứng còn có 1 ổ/ngày.
Sau khi khắc phục bằng cách duy trì độ dày dư chất ở mức dưới 20cm và dùng xô nghiêng để thu nhộng đen, tình hình có vẻ ổn. Sau gần 4 tháng bết bát trong việc thu nhộng đen, hôm nay thu được gần nửa kg nhộng đen từ lô trứng ấp ngày 20/1. Đợt này nhộng đen có kích thước hơi nhỏ, có lẽ do đợt lạnh vừa qua, hoặc cũng có thể do bao hèm mình mới mua gần đây chất lượng hơi kém.
Tóm lại là quy trình nuôi RLĐ bằng hèm+xác mì đã tương đối ổn ở phần chính. Còn lại một số chi tiết nhỏ cần điều chỉnh thêm.
Mình hỏi thăm vài nơi thì thấy có thể mua sỉ xác mì với giá 350đ/kg, hèm thì 1000đ/kg. Như vậy nếu chăn nuôi quy mô lớn có thể giảm chi phí thức ăn xuống còn 6000-7000đ cho một kg nhộng.
 
cho mình hỏi tí, mình định làm lại cái nhà lưới bé bé cao cao, k biết có cần thiết phải có cây xanh trong nhà lưới k nhỉ , còn nếu đặt ngoài trời nắng mùa hè , ruồi có bị thiếu nước không nhỉ
 
Mấy ngày nay RLĐ trong chuồng lưới sắp hết. Trứng còn có 1 ổ/ngày.
Sau khi khắc phục bằng cách duy trì độ dày dư chất ở mức dưới 20cm và dùng xô nghiêng để thu nhộng đen, tình hình có vẻ ổn. Sau gần 4 tháng bết bát trong việc thu nhộng đen, hôm nay thu được gần nửa kg nhộng đen từ lô trứng ấp ngày 20/1. Đợt này nhộng đen có kích thước hơi nhỏ, có lẽ do đợt lạnh vừa qua, hoặc cũng có thể do bao hèm mình mới mua gần đây chất lượng hơi kém.
Tóm lại là quy trình nuôi RLĐ bằng hèm+xác mì đã tương đối ổn ở phần chính. Còn lại một số chi tiết nhỏ cần điều chỉnh thêm.
Mình hỏi thăm vài nơi thì thấy có thể mua sỉ xác mì với giá 350đ/kg, hèm thì 1000đ/kg. Như vậy nếu chăn nuôi quy mô lớn có thể giảm chi phí thức ăn xuống còn 6000-7000đ cho một kg nhộng.
bác đang thử nghiệm ở đâu vậy bác
 
@huydaika13: Mình thì thấy nên làm nóc lưới cao chừng 2m thôi cho dễ giữ ẩm và dễ... tóm mấy con nhện giăng lưới ở đó. Nên có cây xanh cho ruồi đậu và cũng để mát chuồng. Mình đang dùng lá lốt. Chỗ mình thậm chí còn dẫn nước (thải ở bếp) cho chảy tràn ra nền chuồng. Nói chung là nên giữ đất nền chuồng luôn ẩm ướt, cũng là để tưới mấy cái cây bên trong. Mọi thứ nào có thể đưa ra ngoài được thì đưa ra ngoài chuồng lưới: khung đỡ (may cái lưới giống như mùng, treo lên khung đỡ), mái che... Bên trong chuồng lưới chỉ có cây xanh, xô thu trứng, xô cát ẩm chứa nhộng.
bác đang thử nghiệm ở đâu vậy bác
Mình làm ở Đông Thạnh, Hóc Môn. Bạn muốn đến chơi thì gọi mình. Phương 0918201070.
 
[Help me!] muốn Xin tài liệu

Bác nào cho mình xin tài liệu về quy trình Nuôi RLĐ từ khâu thu hút ruồi đến đẻ trứng. Cho mình hỏi thêm các một số mô hình nuôi ruồi lính đen ở trong nước và nước ngoài với ???
Mình cần mấy cái tài liệu này nhằm phục vụ khóa luận ra trường và đang muốn làm ngay 1 mô hình phù hợp với quê mình !!!!!! :nchuyen::4^:
Bác nào có tài liệu xin gửi đến địa chỉ gmail của mình nhé!!!!
Gmail của mình: hung92.hua@gmail.com
 
Last edited by a moderator:
@huydaika13: Mình thì thấy nên làm nóc lưới cao chừng 2m thôi cho dễ giữ ẩm và dễ... tóm mấy con nhện giăng lưới ở đó. Nên có cây xanh cho ruồi đậu và cũng để mát chuồng. Mình đang dùng lá lốt. Chỗ mình thậm chí còn dẫn nước (thải ở bếp) cho chảy tràn ra nền chuồng. Nói chung là nên giữ đất nền chuồng luôn ẩm ướt, cũng là để tưới mấy cái cây bên trong. Mọi thứ nào có thể đưa ra ngoài được thì đưa ra ngoài chuồng lưới: khung đỡ (may cái lưới giống như mùng, treo lên khung đỡ), mái che... Bên trong chuồng lưới chỉ có cây xanh, xô thu trứng, xô cát ẩm chứa nhộng.

Mình làm ở Đông Thạnh, Hóc Môn. Bạn muốn đến chơi thì gọi mình. Phương 0918201070.

có nghĩa là cái khung xương mình làm to hơn cái mùng lưới, sau đó treo mùng lưới lên khung đúng k hè, vậy mấy các lực căng lưới tập trung vào mấy cái điểm cột dây chứ k phải khung đở cả lưới như khi xưa nữa ah.
cây lát lốt nó cao có 20-30 cm mà ruồi thì thích đậu trên cao, mình nghĩ nên trông cây giây leo .
bạn có che mưa che nắng bằng gì k, nắng quá thì nó khát nước , mưa quá thì nó ướt cánh
 
@huydaika13: Đúng rồi, chỉ cần làm bộ khung ngoài, làm thêm mái che một nửa chuồng lưới, treo cái chuồng lưới (mùng) ở trong. Lá lốt của mình cứ dựa nhau và dựa lưới mà lên đến 60-70cm. Mình chủ yếu che mưa che nắng cho mấy cái xô cát ẩm và xô thu trứng thôi. Khát nước thì không lo, vì mình dẫn nước thải vào tưới ẩm nền chuồng thường xuyên.
 
Mình dừng nuôi rld đã lâu, mấy bữa nữa trời ấm dự tính nuôi lại nhưng lần này không bỏ nhiều thời gian cho nó nữa, dành thời gian cho những thứ khác thiết thực hơn. Nhớ hồi đầu mình search tìm tài liệu làm cái bẫy ruồi thì gặp cái topic này lúc đó đã hơn 50 trang, hào hứng đến mức thức trắng đêm để đọc hết, sau đó thi thoảng còn đọc lại nữa. search trên mạng thấy có bài báo nói tỉnh bên triển khai cái dự án "làng rau, làng hữu cơ" do nước ngoài tài trợ trong đó có nhắc đến rld, giữa trưa nắng liền phi xe gần 50km sang tới nơi thì mới biết tại mình k đọc kĩ bài báo đó hơn 1 năm rồi nhưng lúc mình sang thì nó mới đang rục rịch triển khai, người dân ở đó cũng không mặn mà với dự án lắm. Kết quả mình thu được từ chuyến đi là 1 tờ biên lai 300k do lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường-_-

Bạn nào định bắt đầu nuôi rld thì đừng quá kỳ vọng vào nó như mình, cứ nghĩ "người khác không làm được nhưng mình nhất định thành công" vì nó khó nên làm được mới thú vị. RLD cũng hay nhưng nó không phải toàn là ưu điểm như mấy bài báo hay mấy cái khoá luận đọc được trên mạng đâu, nuôi có một ít cho ăn thức ăn có chọn lọc mà còn vẫn còn một đống dư chất, chăm như chăm con mọn còn không xong nói chi đến xử lý cả một bãi rác.

@jnbgyu: bạn nên tính đến việc thương mại hóa đi, mình nghĩ để tìm được quy trình sản xuất số lượng lớn và giá thành hạ để làm thức ăn cho gà lợn thì còn lâu lăm, trước mắt nên nhắm đến thị trường chim cá cảnh, thú cưng. Lang thang bên forum gà rừng Việt Nam thấy bên đó họ bắt buộc phải cho gà con ăn thêm mối, nhưng ngày nào cũng đi đào mối thì mất thời gian lắm và nuôi mối thì cũng không tiện mấy, cho ăn sâu quy thì họ cũng rất sợ bị nhiễm bệnh. So ra thì sâu non rld có nhiều lợi thế như sạch, sống dai có thể dự trữ cho ăn dần.
 
Last edited by a moderator:
Cho mình hỏi xác mì bạn mua ở đâu vậy, thực chất xác mì là gì, có phải bã của củ sắn k? Chỗ mình gọi củ sắn, chỗ khác hay gọi củ khoai mì. Nếu đúng là củ sắn thì xác mì có tại nhà máy làm bột ngọt, chỗ mình k có. Bạn nuôi 10 ổ trứng/1 xô 18 lít/7kg thức ăn hả. Lâu nay cái thùng gỗ ván ép của mình vẫn y vậy, số lượng larvae giảm còn 1/3~1/4, mình k nhặt trái cây cho nó ăn nữa, mỗi ngày chỉ có bà dì mỗi buổi sáng đổ phân gà vào đó, phân của 15 con gà trong 1 đêm, vậy nên vẫn tồn tại cho đến hôm nay, những con larvae trưởng thành bò wa đám dư chất đã khô lâu ngày giống như đất để ngủ rồi thanh ruồi bay đi, chắc lâu lâu cũng có con vào đẻ. Nếu tìm mua dc thức ăn như xác mì thì chắc sắp tới cũng làm lại cho vui. Nếu 10k thức ăn thành 1 kg larvae tính ra rẽ hơn thức ăn cho gà rồi. Cho mình hỏi sau thời gian dài như vậy thì bạn thấy vấn đề gì khó giải quyết nhất, thức ăn, con giống, nhiệt độ ,môi trường ...
 
Hỏi kinh nghiệm

anh @huydaika cho em hỏi về quy trình ấp trứng của ruồi lính đen với ạ?
 
mình có biết gì đâu, đem tài liệu này làm đề tài tốt nghiệp thì bị thiếu tài liệu tham khảo đó,
ấp trứng thì thế này, giữ trứng nơi có độ ẩm k thấp quá, ví dụ như trong xô có nước đóng gần kín miệng, 4-5 ngày sau trứng nở.
trong tự nhiên thì thế này, con ruồi mẹ đi tới gần 1 bãi rác có chất hữu cơ đang phân huỷ, nó sẽ đẻ trứng gần nguồn thức ăn đó, k đẻ trực tiếp vào đó. hơi nước từ đó giúp trứng nở. nói chung là chỉ cần đừng khô nóng quá là tự nó nở rồi.
sau khi nở xong, larvae con rơi xuống thức ăn, bắt đầu ăn và lớn, 1 tháng sang già dài khoảng 1,5 cm bò ra chỗ khô ráo ví dụ như chui xuống đất để hoá nhộng, sau khi hoá nhộng, 1-2 tuần sau thành ruồi chui ra khỏi xác lên mặt đất, sau 1 giờ là bay được, 1-2 ngày sau tìm bồ ghép đôi, 4,5 ngày tuổi thì lại tìm chỗ đẻ. 7 ngày thì chết.
chúng thường đẻ vào những nơi có mùi larvae con đang sống.
larvae sống rất khoẻ và có thể sống mà k cần thức ăn, chúng sẽ hoá nhộng mặc cho cơ thể chưa trưởng thành.

thực tế tóm gọn vậy đó, làm đồ án thì viết dông dài vô, tệ tệ phải 100 trang thì mới được :D
 
hung92.hua

mình có biết gì đâu, đem tài liệu này làm đề tài tốt nghiệp thì bị thiếu tài liệu tham khảo đó,
ấp trứng thì thế này, giữ trứng nơi có độ ẩm k thấp quá, ví dụ như trong xô có nước đóng gần kín miệng, 4-5 ngày sau trứng nở.
trong tự nhiên thì thế này, con ruồi mẹ đi tới gần 1 bãi rác có chất hữu cơ đang phân huỷ, nó sẽ đẻ trứng gần nguồn thức ăn đó, k đẻ trực tiếp vào đó. hơi nước từ đó giúp trứng nở. nói chung là chỉ cần đừng khô nóng quá là tự nó nở rồi.
sau khi nở xong, larvae con rơi xuống thức ăn, bắt đầu ăn và lớn, 1 tháng sang già dài khoảng 1,5 cm bò ra chỗ khô ráo ví dụ như chui xuống đất để hoá nhộng, sau khi hoá nhộng, 1-2 tuần sau thành ruồi chui ra khỏi xác lên mặt đất, sau 1 giờ là bay được, 1-2 ngày sau tìm bồ ghép đôi, 4,5 ngày tuổi thì lại tìm chỗ đẻ. 7 ngày thì chết.
chúng thường đẻ vào những nơi có mùi larvae con đang sống.
larvae sống rất khoẻ và có thể sống mà k cần thức ăn, chúng sẽ hoá nhộng mặc cho cơ thể chưa trưởng thành.

thực tế tóm gọn vậy đó, làm đồ án thì viết dông dài vô, tệ tệ phải 100 trang thì mới được :D
đúng ý mình hỏi rồi.... mà bạn cho mình hỏi về cách bạn ấp trứng, thấy có @jnbgyu bảo kiếm cái xô cát ẩm rồi cho trứng lên bề mặt cát ẩm đó..(sau đó đậy kín thì phải..mình không nhớ rõ) đúng không nhỉ? và sau khi nở mình cho chúng vào xô thức ăn luôn hay đợi vài giờ mới cho vào...????
 
Last edited by a moderator:
@rubic: Ở trường hợp của bạn thì đơn giản nhất là bạn cứ đổ rác (của nhà bếp, thức ăn thừa, rau củ dập, phân gà...) vào một thùng to có che mưa nắng ở góc vườn, thả thêm vỏ thơm lên trên cùng. Vài ngày lại cho thêm rác vào. Lâu dần sẽ có một quần thể ấu trùng RLĐ trong đó. Có nó làm căn bản rồi mới làm thùng nuôi có bộ phận thu hoạch nhộng đen.
Đúng là những bài báo và các bài luận văn nghiêng nhiều về ưu điểm hơn là khuyết điểm của loài này. Do đó nhiều người bắt tay vào làm đã bị vỡ mộng và nản chí. Đi học một cái nghề (đã có cả triệu người làm rồi) còn mất từ vài tháng đến vài năm, vậy thì làm sao có thể hy vọng nuôi thành công ngay một giống vật nuôi mới chỉ trong vài tháng? Cái này mình rút ra được sau hơn một năm theo đuổi RLĐ.
Một năm đó không vô ích. Mình có được nhiều kinh nghiệm sau nhiều khó khăn thất bại. Mình sẽ theo đuổi RLĐ trong 5 năm. Nếu sau đó vẫn thất bại thì mình sẽ đành kiếm tiền bằng cách khác vì mình còn phải lo cho gia đình riêng. Cũng may là mình có một số điều kiện thuận lợi hơn những người đã bỏ cuộc. Mình sẽ cố tận dụng những thuận lợi đó trước khi mình cũng bỏ cuộc.
Chắc khi nuôi, bạn thấy mệt vì dư chất quá nhiều. Nhưng nếu nhìn ở góc độ dư chất chính là thức ăn dành cho trùn quế, thì lại khác. Nó cũng là một nguồn tài nguyên, cũng đẻ ra tiền. Vấn đề ở đây là làm sao tách riêng ấu trùng và dư chất.
Mình nghĩ rằng vấn đề này có thể giải quyết bằng cách xử lý thức ăn đầu vào sao cho:
- Kích thước phải đủ nhỏ (để ấu trùng tiếp cận từ nhiều hướng, ăn nó thật nhanh, ăn xong dư chất còn lại cũng ít và có kích thước nhỏ).
- Độ ẩm phải phù hợp (50-60%, hầu như không để lại nước rỉ).
Sau đó chỉ cần dùng lưới sắt có kích cỡ mắt lưới phù hợp để lọc. Có thể lọc theo kiểu ấu trùng rơi xuống, dư chất còn trên lưới, hoặc ngược lại.
Mình thì muốn thương mại hóa từ một năm trước kìa. Nhưng ngay từ khâu gây giống cho đủ số lượng đã gặp phải khó khăn rắc rối rồi. Từ đó đến nay chỉ lo giải quyết vấn đề gây giống thôi. Giờ thì đã có một quy trình (hay là "một cái tạm gọi là quy trình") để có thể gây giống ổn định.
Thực ra mình cũng bị nhiều cái khó: phải không tạo mùi hôi, diện tích nhỏ, nhân công ít... Để giải quyết những thứ đó, đã dẫn mình đến tình hình hiện giờ. Chứ nếu mình có miếng đất lớn lớn và kha khá vốn thì mình đã làm theo kiểu khác, và giờ có khi đã có thu nhập rồi (cũng có khi thất bại to rồi B))

@huydaika13: Đúng là bã sắn đó. Tận nguồn thì giá 350-400đ/kg. Hiện nay mình mua lẻ từng bao 29kg tính ra giá 750đ/kg.
Mình nuôi RLĐ, hồi trước tưởng dễ chứ thật ra yếu tố nào cũng khó hết. Phải suy nghĩ tìm cách giải quyết. Thức ăn thì hồi trước cứ lấy rau củ dập ở chợ về quăng vô. Sau đó thấy để nguyên thì tụi nó xử lý không rốt ráo, nên xắt vụn. Rồi nước rỉ quá nhiều không thấm hết, gây úng. Thế là chuyển sang khoai. Nhưng dùng khoai không thì không đủ dinh dưỡng. Vậy là chuyển sang xác mì và hèm thì thấy ổn.
Về thùng nuôi và thu hoạch: dùng rau củ nuôi thì chỉ có thể dùng biopod hoặc Bug Barrack là tiện thu hoạch, nhưng xử lý vấn đề nước rỉ cũng rất cực. Giờ dùng xác mì và hèm thì chủ động thu hoạch hơn. Nuôi trong xô, thau... đều được, miễn duy trì dư chất dưới 20cm, cỡ 10-15cm là tốt. Cứ trải mỏng dư chất trên lưới sắt vài giờ là sâu trắng sâu đen gì cũng chui xuống lộp độp. Muốn lấy nhộng đen thì hốt hết cho vào xô nghiêng, đậy nắp gần kín để tăng độ ẩm là nhộng đen bò ra. Mùa khô mình dùng thau nhựa nuôi thấy ổn, nhưng sang mùa mưa có khi phải dùng gỗ tạp đóng khay nuôi để ngăn nó bò ra.
Về môi trường và nhiệt độ thì thực tế mình không thể kiểm soát được, nên cũng mặc kệ. Vừa rồi trời lạnh cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ lớn của ấu trùng và tuổi thọ của RLĐ. Chịu thua, không thể đầu tư thiết bị để ổn định nhiệt độ và độ ẩm nhà nuôi, nhà lưới theo ý mình được. Khi trời nóng thì mình chỉ có thể giữ độ dày dư chất trong thau nuôi ở mức 10cm để tránh bên trong quá nóng. Với lại RLĐ là loài ở xứ nhiệt đới, khí hậu miền Nam là phù hợp nhất để nuôi nó.
Về con giống: chỉ có thể xác nhận là nó tăng gấp 10 lần sau mỗi 2 tháng. Nhưng do thời gian vừa rồi mình gặp nhiều rắc rối nên mất nguồn cung nhộng đen. Mấy ngày nay coi như không có trứng. Vài hôm trước mới bổ sung 1,5kg nhộng đen, hy vọng cuối tuần này có đợt RLĐ mới nở ra. Có thể nói hiện nay vấn đề khó khăn nhất là thiếu con giống. Chỉ có giai đoạn giữa năm rồi là dồi dào được chút đỉnh. Nay có quy trình nuôi rồi thì hy vọng nhanh phục hồi sản lượng.

@hung92.hua: Xô cát ẩm là dùng cho nhộng đen trú chờ vũ hóa thành ruồi. Còn ấp trứng ruồi thì dùng hộp nhựa, thả trứng vô, xịt cho vài giọt nước, đậy lại 24h rồi cho thức ăn (chuối, bí đỏ, khổ qua, cơm, bún... thứ gì bị dập, ẩm ướt, nhiều dinh dưỡng là được) vào. Lúc này đậy hờ bằng giấy báo cũng được, đậy kín quá bị mốc, chủ yếu là tránh làm bên trong hộp quá khô. Thường thì trứng đẻ ra sau 2-4 ngày sẽ nở. Mình hiện nay trộn 1kg xác mì + 1kg hèm +1 lít nước, cho vào xô nhựa, thả cactong chứa trứng lên, dùng lưới mùng chụp lại (tránh ruồi nhà vào đẻ), sau 5-10 ngày mở ra thấy lúc nhúc lớn cỡ cây tăm.
Nếu có thời gian, bạn đọc lại topic này từ trang 37. Mình có mô tả công việc từ lúc mới bắt đầu làm, có hình ảnh minh họa nữa.
 
Trời HN lạnh nên ruồi không nở được. Đóng cái chuồng nuôi rộng 1m dài 2 m cao 1.6 m. Lắp cả cảm biến nhiệt độ và đèn sưởi hồng ngoại. Mấy hôm rồi thấy ruồi nở được khá nhiều chừng 50 con, nhưng chưa thấy giao phối. Ánh sáng thì hôm nào nắng thì mở hết cả ra, độ ẩm thì có cả 2 thùng nước to. Nhìn ẩm kế lúc nào cũng từ 30%-70%. Nhiệt độ duy trì 25-27oC. Chiều ruồi đến thế mà vẫn chưa được quả trứng nào. Chắc chuyển chuông ruồi qua làm chuồng úm gà con quá!!!
 
@jnbgyu : nguồn bã sắn bạn mua tại đâu vậy, trong đó chắc có các nhà máy sản xuất tinh bột, ở mình chắc không có, cũng ít thấy người trồng sắn
 
@rubic: Ở trường hợp của bạn thì đơn giản nhất là bạn cứ đổ rác (của nhà bếp, thức ăn thừa, rau củ dập, phân gà...) vào một thùng to có che mưa nắng ở góc vườn, thả thêm vỏ thơm lên trên cùng. Vài ngày lại cho thêm rác vào. Lâu dần sẽ có một quần thể ấu trùng RLĐ trong đó. Có nó làm căn bản rồi mới làm thùng nuôi có bộ phận thu hoạch nhộng đen.
Đúng là những bài báo và các bài luận văn nghiêng nhiều về ưu điểm hơn là khuyết điểm của loài này. Do đó nhiều người bắt tay vào làm đã bị vỡ mộng và nản chí. Đi học một cái nghề (đã có cả triệu người làm rồi) còn mất từ vài tháng đến vài năm, vậy thì làm sao có thể hy vọng nuôi thành công ngay một giống vật nuôi mới chỉ trong vài tháng? Cái này mình rút ra được sau hơn một năm theo đuổi RLĐ.
Một năm đó không vô ích. Mình có được nhiều kinh nghiệm sau nhiều khó khăn thất bại. Mình sẽ theo đuổi RLĐ trong 5 năm. Nếu sau đó vẫn thất bại thì mình sẽ đành kiếm tiền bằng cách khác vì mình còn phải lo cho gia đình riêng. Cũng may là mình có một số điều kiện thuận lợi hơn những người đã bỏ cuộc. Mình sẽ cố tận dụng những thuận lợi đó trước khi mình cũng bỏ cuộc.
Chắc khi nuôi, bạn thấy mệt vì dư chất quá nhiều. Nhưng nếu nhìn ở góc độ dư chất chính là thức ăn dành cho trùn quế, thì lại khác. Nó cũng là một nguồn tài nguyên, cũng đẻ ra tiền. Vấn đề ở đây là làm sao tách riêng ấu trùng và dư chất.
Mình nghĩ rằng vấn đề này có thể giải quyết bằng cách xử lý thức ăn đầu vào sao cho:
- Kích thước phải đủ nhỏ (để ấu trùng tiếp cận từ nhiều hướng, ăn nó thật nhanh, ăn xong dư chất còn lại cũng ít và có kích thước nhỏ).
- Độ ẩm phải phù hợp (50-60%, hầu như không để lại nước rỉ).
Sau đó chỉ cần dùng lưới sắt có kích cỡ mắt lưới phù hợp để lọc. Có thể lọc theo kiểu ấu trùng rơi xuống, dư chất còn trên lưới, hoặc ngược lại.
Mình thì muốn thương mại hóa từ một năm trước kìa. Nhưng ngay từ khâu gây giống cho đủ số lượng đã gặp phải khó khăn rắc rối rồi. Từ đó đến nay chỉ lo giải quyết vấn đề gây giống thôi. Giờ thì đã có một quy trình (hay là "một cái tạm gọi là quy trình") để có thể gây giống ổn định.
Thực ra mình cũng bị nhiều cái khó: phải không tạo mùi hôi, diện tích nhỏ, nhân công ít... Để giải quyết những thứ đó, đã dẫn mình đến tình hình hiện giờ. Chứ nếu mình có miếng đất lớn lớn và kha khá vốn thì mình đã làm theo kiểu khác, và giờ có khi đã có thu nhập rồi (cũng có khi thất bại to rồi B))

@huydaika13: Đúng là bã sắn đó. Tận nguồn thì giá 350-400đ/kg. Hiện nay mình mua lẻ từng bao 29kg tính ra giá 750đ/kg.
Mình nuôi RLĐ, hồi trước tưởng dễ chứ thật ra yếu tố nào cũng khó hết. Phải suy nghĩ tìm cách giải quyết. Thức ăn thì hồi trước cứ lấy rau củ dập ở chợ về quăng vô. Sau đó thấy để nguyên thì tụi nó xử lý không rốt ráo, nên xắt vụn. Rồi nước rỉ quá nhiều không thấm hết, gây úng. Thế là chuyển sang khoai. Nhưng dùng khoai không thì không đủ dinh dưỡng. Vậy là chuyển sang xác mì và hèm thì thấy ổn.
Về thùng nuôi và thu hoạch: dùng rau củ nuôi thì chỉ có thể dùng biopod hoặc Bug Barrack là tiện thu hoạch, nhưng xử lý vấn đề nước rỉ cũng rất cực. Giờ dùng xác mì và hèm thì chủ động thu hoạch hơn. Nuôi trong xô, thau... đều được, miễn duy trì dư chất dưới 20cm, cỡ 10-15cm là tốt. Cứ trải mỏng dư chất trên lưới sắt vài giờ là sâu trắng sâu đen gì cũng chui xuống lộp độp. Muốn lấy nhộng đen thì hốt hết cho vào xô nghiêng, đậy nắp gần kín để tăng độ ẩm là nhộng đen bò ra. Mùa khô mình dùng thau nhựa nuôi thấy ổn, nhưng sang mùa mưa có khi phải dùng gỗ tạp đóng khay nuôi để ngăn nó bò ra.
Về môi trường và nhiệt độ thì thực tế mình không thể kiểm soát được, nên cũng mặc kệ. Vừa rồi trời lạnh cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ lớn của ấu trùng và tuổi thọ của RLĐ. Chịu thua, không thể đầu tư thiết bị để ổn định nhiệt độ và độ ẩm nhà nuôi, nhà lưới theo ý mình được. Khi trời nóng thì mình chỉ có thể giữ độ dày dư chất trong thau nuôi ở mức 10cm để tránh bên trong quá nóng. Với lại RLĐ là loài ở xứ nhiệt đới, khí hậu miền Nam là phù hợp nhất để nuôi nó.
Về con giống: chỉ có thể xác nhận là nó tăng gấp 10 lần sau mỗi 2 tháng. Nhưng do thời gian vừa rồi mình gặp nhiều rắc rối nên mất nguồn cung nhộng đen. Mấy ngày nay coi như không có trứng. Vài hôm trước mới bổ sung 1,5kg nhộng đen, hy vọng cuối tuần này có đợt RLĐ mới nở ra. Có thể nói hiện nay vấn đề khó khăn nhất là thiếu con giống. Chỉ có giai đoạn giữa năm rồi là dồi dào được chút đỉnh. Nay có quy trình nuôi rồi thì hy vọng nhanh phục hồi sản lượng.

@hung92.hua: Xô cát ẩm là dùng cho nhộng đen trú chờ vũ hóa thành ruồi. Còn ấp trứng ruồi thì dùng hộp nhựa, thả trứng vô, xịt cho vài giọt nước, đậy lại 24h rồi cho thức ăn (chuối, bí đỏ, khổ qua, cơm, bún... thứ gì bị dập, ẩm ướt, nhiều dinh dưỡng là được) vào. Lúc này đậy hờ bằng giấy báo cũng được, đậy kín quá bị mốc, chủ yếu là tránh làm bên trong hộp quá khô. Thường thì trứng đẻ ra sau 2-4 ngày sẽ nở. Mình hiện nay trộn 1kg xác mì + 1kg hèm +1 lít nước, cho vào xô nhựa, thả cactong chứa trứng lên, dùng lưới mùng chụp lại (tránh ruồi nhà vào đẻ), sau 5-10 ngày mở ra thấy lúc nhúc lớn cỡ cây tăm.
Nếu có thời gian, bạn đọc lại topic này từ trang 37. Mình có mô tả công việc từ lúc mới bắt đầu làm, có hình ảnh minh họa nữa.
cám ơn anh!
 
Back
Top