Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Phải giữ thành xô càng khô càng tốt. Tránh đọng nước ở đáy bằng cách kiểm soát độ ẩm của thức ăn cho vào. Cho vào rổ không thấy nhỏ nước xuống là được. Bề mặt khô không sao. Khi ăn tụi nó sẽ xáo trộn đều. Nên cho ăn từng chút một và theo dõi xem tụi nó ăn hết thì hãy cho thêm. Có thể cho dư thức ăn một chút để tụi nó khỏi cạnh tranh nhau đến mức bỏ trốn.[/QUO
cháu chào chú phương ah, chú có thể gửi cho cháu ít trứng rlđ qua đường bưu điên được không ah, cháu ở tỉnh lạng sơn ah
có chú bác nào đã nuôi ròi bằng phân thỏ chưa ah, liệu có nuôi được không nhỉ, cháu đang tính nuôi thỏ ah
Mấy hôm nay trời se lạnh lượng trứng giảm hẳn. Nhiệt độ chưa hạ thấp lắm nên vẫn chưa bật đèn sưởi.
chào chú AQ ah, cháu ở lang sơn, cháu đang muốn tìm hiểu về nuôi ruồi lính đen, chú nuôi lâu rồi cho cháu xin ít ý kiến về nuôi ruồi đối với khí hậu ở miền bắc, cháu biết là nó sẽ kém phát triển rồi nhưng có đến mức nó bị chết không nhỉ, và cháu đang đinh nuôi nó bằng phân thỏ, nó có ăn phân thỏ không chú
 
Hôm nay mình gom vài ổ trứng đem đi ấp thử nghiệm.

IMG_4156a_zps221166cc.jpg


Bỏ các mảnh cactong chứa trứng vào một hộp nhựa nhỏ (mình dùng loại trong suốt để dễ theo dõi). Bỏ thêm vào đó một miếng cà rốt và một miếng đu đủ để tạo độ ẩm trong hộp. Đậy hộp gần kín. Đặt hộp nơi tối và mát.

@huydaika13: Mình đặt các xô rác trong vườn.
mà ko có cà rốt hay đu đủ chín thì thay bằng chuối hay thanh long được ko ạ
 
có chú bác nào đã nuôi ròi bằng phân thỏ chưa ah, liệu có nuôi được không nhỉ, cháu đang tính nuôi thỏ ah

chào chú AQ ah, cháu ở lang sơn, cháu đang muốn tìm hiểu về nuôi ruồi lính đen, chú nuôi lâu rồi cho cháu xin ít ý kiến về nuôi ruồi đối với khí hậu ở miền bắc, cháu biết là nó sẽ kém phát triển rồi nhưng có đến mức nó bị chết không nhỉ, và cháu đang đinh nuôi nó bằng phân thỏ, nó có ăn phân thỏ không chú
Miền bắc nhất là vùng núi thì không thích hợp nuôi RLĐ vào mùa đông vì - Nhân giống mùa đông rất khó khăn. Nuôi thì không ảnh hưởng lắm vì thùng nuôi lúc nào cũng sinh nhiệt nên rất ấm. Nuôi bằng phân thỏ thì mình không rõ nhưng chắc cũng như các loại ăn cỏ khác nên sẽ không được tốt. Phân nuôi RLĐ thích hợp nhất là phân cút rồi đến gà, xa xa tý nứa là phân lợn.
 
mình mới bắt 50 con gà 5 ngày tổi chuẩn bị bán tết, ai giúp mình cách thu hút ruồi lính đen nuôi nhộng làm mồi với, vì chỗ mình chắc không có ai bán giống rồi.
thank all
 
@hoangluanls: Đặt một xô phân thỏ ngoài vườn, che mưa che nắng cẩn thận, 5-7 ngày sau bới lên thử coi có dòi không. Nếu có dòi ruồi nhà hoặc nhặng xanh thì có thể nuôi ấu trùng RLĐ được. Chỉ có điều chưa biết năng suất thế nào thôi.
Thay bằng thanh long cũng được. Nó ăn được hầu hết các loại trái, củ: khổ qua, bầu, bí, cà tím, khoai lang... miễn hư dập là được, nhũn ra càng tốt.
@truonghack: gấp quá thì thu hút đại, dòi nào cũng cho gà ăn được chứ cần gì ruồi lính đen. Cứ bỏ một xô phân gà ra vườn, thả xác con gì đó lên (chuột, cá nhỏ, gà con chết, đầu tôm, mang và ruột cá, máu heo...), che nắng che mưa nhưng đừng đậy kín. Khoảng một tuần là có để thu hoạch. Chỉ có điều là khá hôi đó.
 
@truonghack: Gà mình một tuần tuổi là bắt đầu cho ăn ấu trùng RLĐ. Để gây giống RLĐ và có nguồn cung ổn định thì bạn phải mất tối thiểu hai tháng. Nhắn tin cho mình địa chỉ, mình thu xếp chuyển phát nhanh tặng bạn 50 ổ trứng nuôi chơi. Nhiêu đó có thể thu được 4kg, đủ sức gây giống. Nếu bạn đang ở Tây Ninh thì liên hệ anh thetri1975 ở bên diễn đàn rausach.com.vn. Ảnh có nguồn con giống.
 
lứa sâu non đầu tiên tự sinh sảnh thử nghiệm nuôi bằng phân gà con cho thấy, rất nhiều ấu trùng non có kích thước cực lớn anh @jnbgyu à! có con màu trắng mà dài 3,5 cm rồi, chưa chịu hóa đen
 
Gà 3 ngày tuổi ném thử ấu trùng đã gần hóa đen vào. Ngó ngó một lúc rồi mổ, rồi chạy, đuổi nhau kêu râm ran. Chưa biết ăn thế nào nhưng cái khoản tập thể dục thế là ổn. 5 phút sau quay lại không còn con nào.
Thấy hay hay lại sửa chuồng giống để nhân giống tiếp. Lót 4 mặt tủ nhân giống bằng xốp, mặt trên và trước bằng mica lấy sáng. Lắp cảm biến nhiệt+đèn sưởi hồng ngoại, đèn chiếu sáng bằng tuyp T-8 60. Phun sương phun ẩm ngày 4 lần, mỗi lần 5 phút. Cho vào tủ 2 lạng nhộng đen.
Tóm lai là giờ đã có một cái tủ nhân giống đến Tây cũng phải thèm.
Hôm qua đã thấy nở được 2 con ruồi.
 
@ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: to dữ vậy hả. Chụp hình nó nằm cạnh cây thước đưa lên đây cho anh coi với. Thường thì to như vậy thì nó cũng tích tụ đủ dinh dưỡng rồi. Cứ tóm nó cho vào xô cát ẩm vài ngày là nó chuyển đen.

@AQ101: Hôm rồi có anh Sáu ở Nha Trang ghé chỗ em, thảo luận sơ sơ rồi ảnh bay ra Hà Nội có công việc với một trại heo 5000 con ở Gia Lâm. Ảnh cần con giống RLĐ để thử xử lý phân heo. Em có cho ảnh số đt của anh.
Hình như RLĐ cần ánh sáng có bước sóng từ 500-2000 nanomet. Anh chơi đèn ống sợ nó không giao phối. Phải dùng cái đèn led chuyên dụng mà dân chơi bò sát kiểng hay dùng.
 
Sáng nay có một anh gọi, nhưng đang đi công tác nên hẹn mấy bữa nữa. Ánh sáng thì anh vẫn dùng ánh sáng mặt trời là chính, vẫn còn 2 mặt sáng. Đèn chiếu phụ thôi
 
[FONT=Tahoma,Arial,Verdana] Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.
(Bài viết của [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Th.S Triệu Minh Đức - ĐH Thành Tây)[/FONT]


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.<o:p></o:p>
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…<o:p></o:p>
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.<o:p></o:p>
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.<o:p></o:p>
1. Lựa chọn thức ăn nuôi dòi<o:p></o:p>
Cách phối chế: tốt nhất là kết hợp phân gà với phân lợn. Dùng phân trâu bò kém hiệu quả. Có 3 cách thức phối chế:<o:p></o:p>
-Phân lợn, gà mỗi loại 50%, thêm chút ít nước, độ ẩm 80%.<o:p></o:p>
-Phân lợn 1 phần, phân gà 2 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.<o:p></o:p>
-Phân lợn 2 phần, phân gà 1 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.<o:p></o:p>
2. Kỹ thuật nuôi dòi<o:p></o:p>
a. Dùng chậu nhựa: <o:p></o:p>
Mỗi chậu nhựa sản xuất 1-1,5kg dòi, có thể nuôi 50-75 con rùa cá sấu. Sử dụng nội tạng động vật, chuột chết, đặt vào nơi có nhiều ruồi, nhặng để nhử chúng đến đẻ trứng. Thu trứng dòi vào sáng và tối, đưa trứng vào chậu nhựa đường kính 60cm, hoặc thùng nhựa đường kính 30cm, cho thêm chút ít rượu vào chậu, giữ độ ẩm, đậy nắp, sau 2-3 ngày sẽ có dòi. Cách làm này có thể làm ngoài trời, không cần giống. Thức ăn nuôi dòi, từ ít đến nhiều, sử dụng phân gà, lợn trộn theo tỉ lệ 1/1 cho vào chậu. Một chậu nhựa đường kính 60cm, cho 1kg phân, cho thêm 100cc nước đường có 3% rượu (hoặc nước dỉ đường), sau 4-5 ngày là có dòi. Khi thu dòi, cho nước vào chậu dùng gậy đập nhẹ vào chậu, dòi sống sẽ nổi lên mặt nước, dùng vợt vớt ra rửa sạch, khử trùng rồi đem nuôi. Nước bã cho vào bồn khí sinh học hoặc hố phân để phân huỷ. Cũng có thể sử dụng nước bã này đưa vào ao để nuôi rùa, ba ba, lươn, cá…<o:p></o:p>
b. Nuôi trên đất ngoài trời: <o:p></o:p>
Là cách nuôi phù hợp phương thức nuôi quy mô lớn.<o:p></o:p>
-Chọn nơi nuôi: chọn nơi đất bằng phẳng xa nhà, gần trại chăn nuôi, diện tích khoảng 4m<sup>2</sup>.<o:p></o:p>
-Làm lồng nuôi: dùng cọc sắt hoặc gỗ để làm lồng nuôi, cao 50cm, phía trên lồng và 2 bên có lớp các tông để che nắng. Xung quanh lồng có 1 lớp vải nhựa che phủ để giữ nhiệt, giữ ẩm. Lồng có kích cỡ nhỏ, có thể di chuyển.<o:p></o:p>
-Trên lớp đất phẳng được rải phân gà trộn phân lợn theo tỉ lệ 1/1. Cho thêm nước, đảm bảo độ ẩm phân, giữ lớp phân tơi xốp, dầy 5-10cm. Sau đó đậy lồng lên lớp đất đã rải phân, dỡ vải nhựa 2 bên, trên lớp phân rải bỏ thêm vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi.<o:p></o:p>
-Sau khi rải phân, giữ phân đủ ẩm, để ruồi đẻ trứng và nở. Với phân gà chỉ cần giữ ẩm là được, nhưng nếu dùng phân lợn thì cho thêm nước amôniac 0,03% để nhử ruồi đến đẻ trứng. Sau ngày đầu tiên ruồi đẻ trứng, bỏ vải nhựa xung quanh lồng, nén nhẹ lớp phân, để trứng ruồi nở. Sau 8-12 giờ, trứng ruồi sẽ nở. Sau khi trứng nở, không được để đọng nước. Sau khi nở 6-9 ngày, có thể thu dòi. Phải đảm bảo không để dòi hoá nhộng. Do dòi sợ nắng, khi thu dòi, rỡ chụp lồng, để ánh nắng chiếu thẳng vào lớp phân, dòi sẽ chui xuống đáy, sau đó gạt lớp phân phía trên, rồi gom phân và dòi ở phía dưới, có thể thu được dòi, phân còn lại sẽ bổ sung phân tươi rồi san ra tiếp tục nuôi dòi đợt sau. <o:p></o:p>
c. Cách nuôi trong chậu ven ao: <o:p></o:p>
Dùng 1 chậu đường kính 40cm treo trên mặt ao nuôi rùa đặt cách nhau 1-2m. Chậu đặt cách mặt nước 20cm. Cho phân vào chậu, trộn chút ít nước amoniac, trên đó bỏ vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi đẻ trứng. Ruồi nhặng sẽ kéo nhau vào đẻ, chỉ sau 7 ngày là có dòi bò ra trong chậu. Khi đó, đổ lớp phân có dòi xuống ao để rùa ăn. <o:p></o:p>
Cách làm này rất đơn giản, cứ 2 kg phân thu được 500g dòi. Cần lưu ý, chậu không sâu quá, khoảng 10-15cm, nên dùng chậu nhựa, đáy có 2-3 lỗ thoát nước để không đọng nước khi gặp mưa. Khi cho phân vào chậu, dùng giấy các tông che 3/4 chậu, còn chừa lại 1/4 để nhử ruồi, nhặng. Việc che nắng còn có lợi cho sinh trưởng của ruồi. Trong quá trình nuôi, phải giữ độ ẩm vừa phải.<o:p></o:p>
d. Nuôi trên giá đặt trong nhà<o:p></o:p>
Cách nuôi này phù hợp phương thức nuôi trang trại lớn. Cấu trúc giá nuôi đảm bảo tự động tách dòi, giảm nhân công, thao tác thuận tiện, quản lý dễ.<o:p></o:p>
-Làm nhà nuôi dòi: sử dụng nhà cũ, kho cũ, xa dân cư, gần chuồng trại, để tiện lấy phân tươi. Một gian rộng 30-50m<sup>2</sup>, có cửa kính hoặc lưới thép. Xung quanh gian nhà có rãnh ngăn kiến.<o:p></o:p>
-Giá nuôi dòi: trong gian phòng làm giá phẳng xây bằng gạch rộng 1,5m<sup>2</sup>, cao 30cm. Trên giá phẳng có xây gờ xung quanh, cao 10cm, xung quanh giá có rãnh rộng 3cm, sâu 2cm để thu dòi. Trên giá phẳng dùng xi măng láng mặt trơn nhẵn. Ở 2 góc hai bên có lỗ thu dòi, đường kính 3cm, phía dưới lỗ này có đặt bình hứng dòi.<o:p></o:p>
-Cho ăn, nhử dòi và thu dòi: phân tươi (lợn và gà) được sử dụng tương tự các cách làm trên. Phân được trộn nước, rải thành đống nuôi dòi ở giữa, phía trong dầy 15cm, xung quanh 3-4cm. Trên giá có bỏ chuột chết, nội tạng động vật khoảng 500g. Sau khi đưa trứng vào 4-5 ngày là có dòi. Khi dòi trưởng thành sẽ tự động bò ra khỏi đống phân, tìm nơi để hoá nhộng. Chúng sẽ bò tập kết vào rãnh rồi rơi xuống bình hứng dòi. Vào mùa hè mỗi ngày đổi bình hứng dòi 2 lần, dòi tươi lấy ra, rửa bằng KMnO<sub>4</sub> 0,1% trong 3 phút có thể để nuôi.<o:p></o:p>
-Đổi thức ăn: lần cho ăn đầu tiên sau khi gây nuôi 5 ngày là có dòi. Khi đó, thức ăn ở phía trên vẫn chưa sử dụng, phía dưới cũng sử dụng chưa hết. Do đó, sau khi thu dòi lần 1 cho thêm 40% thức ăn mới trộn vào thức ăn cũ, rồi gây dòi lần 2. Lần 3 thêm 50% thức ăn mới, những lần sau đó bổ sung thức ăn mới theo tỉ lệ cao hơn và vẫn tận dụng thức ăn cũ.<o:p></o:p>
Trường Đại học Thành Tây đã phối hợp với một số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất dòi làm thức ăn cao đạm, rẻ tiền để nuôi rùa, ba ba, tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật để chuyển giao cho nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho nông dân.

[/FONT]
Hay quá! Giờ mới nghe lần đầu.
Ai có hình chuồng dòi ko nhỉ?chuồng nuôi mà ko cần thu ấy.nó tự bò ra rồi rơi vào bình thu ấy.
Bác nào có cho e xin nha.gửi qia mail. Giúp em phanson518@gmail.com
E cảm ơn.
 
Phải đọc đến 2 lần topic 54 trang này mới hiểu tương đối, để cho các bạn khác tiện theo dõi, mình xin phép tóm tắt quy trình, nếu có gì sai , các bác chỉ thêm để chỉnh lại cho đúng.

Ruồi Lính Đen


Tuy xếp vào loại ruồi, nhưng được khoa học đánh giá là không mang mầm bệnh, là loài côn trùng có ích chỉ sau con ong, được nhà nước khuyến khích nuôi.


C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.jpg



- Vòng đời khoảng 50-60 ngày: Con RLĐ đẻ trứng ra, sau từ 2-4 ngày sẽ nở thành ấu trùng non. Nó ăn liên tục trong 10-20 ngày thì lớn hết cỡ và ngưng ăn, chuyển màu đen và bò đi kiếm chỗ khô ráo, yên tĩnh để nằm yên rồi hóa nhộng. Khoảng 10-15 ngày sau thì nó nở ra thành con RLĐ. RLĐ chỉ sống 5-8 ngày, trong thời gian đó nó chỉ uống nước, giao phối, kiếm bãi rác để đẻ và sau đó thì chết. khi ở giai đoạn ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm thô 20%, béo 11%, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao).


- Ấu trùng RLĐ rất phàm ăn. Mỗi ngày, mỗi con ăn một lượng thức ăn có trọng lượng bằng bản thân nó. Phân được xử lý sẽ hết mùi hôi rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi m vuông chuồng nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày.


- Phân gia súc gia cầm thường có chứa vi khuẩn, nhưng sau khi được ấu trùng RLĐ xử lý bằng cách ăn, phần còn lại hầu như không còn vi khuẩn, trở thành loại phân bón hữu cơ sạch.
- Số liệu nuôi hiện tại: 4kg hèm + 4kg xác mì +1kg nước+ khoảng 3000 con giống, sau 14 ngày cho ra 500-650g ấu trùng tươi sống.


- Tốc độ nhân đàn: Cứ hai tháng tăng 8-10 lần.
Theo các tài liệu nước ngoài, cứ 10kg phân heo sẽ cho ra 1kg ấu trùng.

Nuôi trùn quế bằng phân bò, mỗi mét vuông thu được khoảng 3kg trùn sau 45 ngày. Hiện nay mình nuôi ấu trùng RLĐ bằng hèm và xác mì, mỗi mét vuông thu được khoảng 2kg mỗi ngày, theo kiểu nuôi nhiều tầng. Uớc tính là dùng phân heo thì năng suất cũng không thua kém bao nhiêu. Nếu nuôi dạng bể (1 tầng) giống nuôi trùn, ước tính mỗi mét vuông thu được 500-1000g ấu trùng mỗi ngày. Năng suất cao gấp từ 7 đến 30 lần.


- Mỗi ngày cứ mỗi mét vuông, trùn ăn hết 1kg phân bò. Ấu trùng RLĐ ăn hết 10-20kg phân heo. Tốc độ xử lý phân cao gấp từ 10-20 lần.


- Phân heo và phân gà khó dùng để nuôi trùn quế. Họ thường dùng phân bò. Ấu trùng RLĐ thì không hợp với phân bò lắm, vì phân bò còn ít dinh dưỡng hơn phân heo hoặc gà. Do đó mình mới đề nghị hợp tác với trại heo hoặc gà.


Hiện nay trại heo thường bán phân với giá 10.000đ mỗi bao nặng từ 15-18kg. Nếu họ dùng số phân đó để nuôi ấu trùng RLĐ, họ sẽ có được tối thiểu 1kg ấu trùng cộng thêm khoảng 7-9kg dư chất. Loại dư chất này có thể tiếp tục dùng để nuôi trùn quế hoặc bón cho cây ăn trái, cây công nghiệp... Mình coi như bán rẻ thì 1kg ấu trùng có giá 20.000đ, số dư chất có giá 2000đ. Bạn nuôi gà chắc cũng biết nếu có ai bán ấu trùng RLĐ với giá đó thì các trại nuôi gà sẽ không bỏ qua, vì hiện nay trùn quế cũng có giá từ 30-40.000đ/kg rồi


1.Tìm Giống Ruồi Lính Đen:


- Mua khoảng 100 ổ trứng (tốn 100.000đ, nở ra khoảng 30.000 con ấu trùng)
- Tự tìm giống từ thiên nhiên: Kiếm vỏ quả thơm(dứa, khóm) và vỏ quả mít bỏ vào thùng, trên mặt đống vỏ quả đó để 1cái rổ nhỏ ( hoặc che nắp đậy thùng có khe hở, bên trong gắn các ổ thu trứng bằng giấy cac tông) rồi để dưới tán cây trong vườn nhà ,chờ khoảng 10 ngày lật coi có dòi BSF ở đâu cũng có BSF chứ kô riêng chổ.
-Nếu kô có nữa thì có thể vô bãi rác của chợ mà tìm chổ nào có rau cải dạt hư với vỏ quả thơm, vỏ qua mít hư nhìu là chổ đó có dòi BSF
- Nhà nào có nuôi gà, vịt, heo, mà thức ăn rơi vào phân gà, vịt, heo... thì gom lại thành đống để dưới tán cây thì có đủ loại ruồi tới trong đó có BSF nữa. nếu muốn thu trứng thì canh BSF lại đẻ, tìm cách bắt lấy vì loài này dễ bắt lắm và mình chắc chắn đó là BSF cái đang tìm chỗ đẻ.

Nếu bạn bắt đầu gây giống từ thiên nhiên, thì nên đặt nhiều xô rác ở càng nhiều nơi càng tốt, nhưng phải ở trong bóng râm, được che mưa che nắng. Nên đậy xô gần kín, chỉ có một khe hở khoảng 2-3cm, để thoát bớt hơi ẩm và mùi tỏa ra thu hút ruồi. nên người ta hay kẹp vài mảnh bìa cactong có dợn sóng (lấy từ thùng mì tôm chẳng hạn) vào mặt dưới nắp đậy thùng nuôi để ruồi đẻ vào.


2. Lồng Ruồi Bố Mẹ và thu trứng




Chuồng lưới rộng khoảng 2x2x8m ở ngoài trời hoặc che nắng một phần, trồng một ít cây xanh nhỏ bên trong, có gắn phun sương tạo ẩm và đặt vài cái xô rác có gắn bìa các tông dưới nắp để thu trứng. Quan trọng là tạo mùi hấp dẫn RLĐ. Tốt nhất là có một ổ ấu trùng RLĐ lớn nhỏ lủ khủ bên trong xô, còn không thì phải tạo mùi chua, kiểu như ngũ cốc lên men, trái cây hư dập bỏ trong xô đậy gần kín khoảng 1 tuần...


a.Xô thu trứng: Chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.




b. Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen để hóa thành Ruồi bố mẹ




Với ruồi bố mẹ cho ăn với : 1 đĩa đựng nước đường tán và 1 đĩa đựng máu động vật trộn với cám gạo ( đĩa này sẽ thu trứng ruồi )


3. Ấp Trứng


- Giai đoạn 1 : Sau khi thu trứng ruồi cho vào 1 cái khay đựng cám gạo , trộn đều lên rồi cho hổn hợp vào những thùng cacton có lớp túi nilon ( giống túi đựng rác ) bên trong sau đó giử chế độ ấm bằng bóng đèn tròn, sau 2-4 ngày trứng nở ra giòi con .


4. Nuôi và Thu Hoạch:

C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image010.jpg


Pipe: Ống thu nhộng (đường kính 15cm trở lên)
Ramp: Mặt phẳng dốc lên (35-45độ)
Disposal Area: Khoảng chứa dòi và rác
Residue Evacuation: Xả chất thải (dùng làm phân hữu cơ)
Conveyor: Máng xả.


C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image011.jpg


kiểu Bug Barrack

C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image012.jpg



- Giai đoạn 2 : Sau khi giòi đã phát triển đều hết , đem hổn hợp rải lên hố nuôi có chứa sẳn phân chuồng ( phân chuồng khi đưa vào hố có tưới dung dịch EM pha loãng để hạn chế mùi hôi ) .
- Giai đoạn 3 : Sau khi giòi mập tròn, làm bẩy thu hoạch giòi bằng một cái sô nhựa có chứa một ít dung dịch nước đường tán, giòi sẽ theo mùi mà tự chui vào thùng sau đó họ rải sơ một ít cám gạo cho ráo đáy thùng ( giòi không bị chết ngộp ) và sẳn có thức ăn nó sẽ không lên thành thùng để thoát ra .

Ban đầu mình cấp vào thùng 5kg ấu trùng 7 ngày tuổi, mỗi con to cỡ hạt nếp, rồi cho 10kg rác vào. Vài ngày sau, ấu trùng lớn dần, sức ăn tăng lên nên lượng rác cho vào tăng dần...15...20kg. Mức 20kg cứ duy trì mãi như vậy, nếu cứ khoảng 10-15 ngày mình cấp thêm vào 1-2kg ấu trùng non để bù cho những con trưởng thành không ăn nữa và bò ra ngoài.

Cứ đều đặn cho phân gà, lục bình băm nhỏ, ấu trùng vào. Khi lớp dư chất dày lên thì mở cửa xả cào dư chất ra đem đi nuôi trùn. Ấu trùng chỉ hoạt động ở lớp 20cm trên cùng nên việc xả dư chất không ảnh hưởng gì.
Ấu trùng được nhân giống riêng, ấp nở cho đến khi lớn cỡ hạt gạo thì mới trút vào bể xử lý phân. Thường thì trong bể xử lý sẽ có một lớp ấu trùng dày 5-10cm đủ kích thước lúc nhúc.
 
anh @jnbgyu hôm trước e hoa mắt nhìn nhầm, hehe con ấu trùng to thì 2,5-2,7 cm nhưng nó vẫn trắng nguyên mà không hóa nhộng đen và loại này cũng nhiều!
@AQ101 mùa đông của anh thế nào rồi ạ?? mấy hôm nay miền bắc rét lắm anh ơi
 
@ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: Trời lạnh có thể làm cho ấu trùng chậm chuyển đen, mặc dù kích thước lớn.
Trong này ban ngày nhiệt độ khoảng 26-27ºC, độ ẩm giảm. Trứng ruồi chậm nở hơn, ấu trùng cũng chậm lớn hơn.
Khách hàng của anh mua trứng chuyển ra Hải Phòng, nhiệt độ khoảng 15ºC, trứng nở rất ít.
 
Cho e hỏi các bác tí nhé. Hiện e chuẩn bị xây dựng trại gà đẻ theo hướng công nghiệp thấy trên diễn đàn về rld rất ý nghĩa nên e tính là phía trên mình làm như thiết kế truyền thống còn phía dưới thay vì lót trấu mình xây bể cao khoảng 20-30 cm để hứng phân và nuôi ấu trùng dòi trực tiếp có được k ạ? Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cả nhà.
 
Hôm làm xong cái tủ giống, không để ý nhiệt độ lên cao hơn 45 độ, làm ruồi chết gần hết. Mấy hôm trời lạnh nhờ bộ cảm biến và đèn sưởi nên lúc nào cũng duy trì 25oC. Hai ngày kiểm tra một lần, không thấy có con nào, chán định bỏ thì hôm nay lại thấy mới nở 2 con. Chắc sáp tới lại có một số. Đáng tiếc là lô nhộng chờ vào giống do sơ sảy vị lũ gà nhảy lên xơi gần hết. Vậy nên hiện chỉ còn có vài lạng nhộng giống và một số đang chờ nở.
 
Back
Top