Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
@Trangtraicumgar: Phải tính thử xem bể bên dưới hứng mỗi ngày bao nhiêu kg phân trên mỗi m vuông. Nếu quá ít, thì chỉ nuôi được số lượng ấu trùng không nhiều, và mật độ ấu trùng thấp thì tụi nó chuyển đen rồi cũng kiếm được chỗ nằm luôn trong đó, không thèm bò ra. Như vậy thì không thu hoạch tự động được. Lượng phân trên 10kg/m vuông/ngày thì ổn.

@AQ101: Vậy là anh bị gián đoạn nguồn trứng rồi phải không? Ấu trùng non phát triển ra sao lúc trời lạnh vậy anh? Có cần em tặng vài trăm ổ trứng không? Em muốn biết khả năng duy trì nguồn trứng với môi trường chuồng lưới có kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Phải giải quyết khâu này thì mới nuôi RLĐ được ở miền Bắc. Phần ánh sáng thì chắc không đến nổi thiếu anh hén?
 
nếu vậy em bổ sung thêm phân heo, bả mì được không anh? trại của em phân heo nhiều lắm. gần trại có nhà máy sản xuất tinh bột mì nữa nên bã mì cũng nhiều
 
@Trangtraicumgar: Vậy cũng được, nhưng đã mất công vậy thì thôi hốt phân gà đổ qua bể nuôi tập trung luôn cho tiện. Nếu làm bể nuôi ngay dưới chuồng gà thì có thể tận dụng được lượng thức ăn gà làm rơi vãi. Nhưng chuyển phân heo sang khu vực nuôi gà thì có thể làm lây bệnh gì không?
 
@Trangtraicumgar: Phải tính thử xem bể bên dưới hứng mỗi ngày bao nhiêu kg phân trên mỗi m vuông. Nếu quá ít, thì chỉ nuôi được số lượng ấu trùng không nhiều, và mật độ ấu trùng thấp thì tụi nó chuyển đen rồi cũng kiếm được chỗ nằm luôn trong đó, không thèm bò ra. Như vậy thì không thu hoạch tự động được. Lượng phân trên 10kg/m vuông/ngày thì ổn.

@AQ101: Vậy là anh bị gián đoạn nguồn trứng rồi phải không? Ấu trùng non phát triển ra sao lúc trời lạnh vậy anh? Có cần em tặng vài trăm ổ trứng không? Em muốn biết khả năng duy trì nguồn trứng với môi trường chuồng lưới có kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Phải giải quyết khâu này thì mới nuôi RLĐ được ở miền Bắc. Phần ánh sáng thì chắc không đến nổi thiếu anh hén?

Chiều nay lại thấy được gần 10 con ruồi mới nở. Đợt này anh thay đổi từ chuồng lưới quây nilon chống lạnh sang hẳn cái tủ quây kín gần hết luôn nên nhiệt độ tương đối cao. Buổi trưa như hôm nay trời nắng không cần sưởi nhiệt độ trong tủ vẫn đạt 32oC. Còn một lũ nhộng bên ngoài mới hốt từ đám bã cá đưa vào nuôi lấy giống. Theo dõi tình hình ấu trùng vẫn ăn như bình thường vì trong thùng khá nóng. Tuy nhiên ở những thùng sắp thu hoạch thì do hạn chế thức ăn chờ cho nhộng đen thì rất lâu không chuyển màu, nhộng ít vận động nằm như chết. Đợi mấy bữa nữa nếu lượng ruồi nở ít chắc lại nhờ Phương gửi cho ít để nuôi thử qua mùa đông.
 
@AQ101: Nếu ấu trùng nuôi đủ to (23mm trở lên) thì nó đã tích đủ dinh dưỡng rồi. Nhưng có thể do trời lạnh nên nó chuyển sang trạng thái ít vận động và có thể ngủ đông luôn chứ không chuyển đen. Em nghe nói cỡ 12ºC là nó ngủ đông rồi.
Sáng thứ Hai tới em có chuyển một lô trứng đi Vĩnh Phúc. Nhân tiện em gởi tặng anh 200 ổ trứng luôn.
Nhiệt độ ban ngày còn khoảng 24-25ºC, ấu trùng lớn chậm hẳn, cũng chậm chuyển đen và chuyển không đều. Tháng trước nuôi 15 ngày là đã chuyển đen, giờ đến 18 ngày mà trong thùng nuôi đa số vẫn còn màu trắng. Những con chuyển đen thì chậm hóa kén, kén thì chậm hóa ruồi, ruồi thì đẻ ít lại. Kết quả là mấy ngày gần đây mình lại rơi vào tình trạng thiếu trứng. Hi vọng mấy ngày tới nhiệt độ tăng lên thì tình hình sẽ cải thiện.
 
Co gi
gửi hapylove.!


Chào bạn, bạn cũng là ngừơi nhanh nhạy đó, nếu mua con giòi thì giá thành sẽ rẻ hơn trùn quế ( giun ) nếu muốn tôi có thể giúp bạn sản xuất tại chỗ khỏi phải mua, mà bạn tên thật là gì và ở đâu vậy, nói tôi nghe điều kiện môi trường nơi bạn sống và làm việc đi, nếu đủ điều kiện tôi hứa sẽ giúp, cách đây 2 năm tôi mới ko sản suất giòi nữa vì điều kiện môi trường, nhưng nó thật sự là nguồn lợi vô cùng lớn đó, đủ khả năng làm giầu từ nó đó bạn, mà nói thật nếu dùng giòi để nuôi gia cầm và nuôi cá thì không còn gì bằng. thân chào.!
Anh giup e huong dan dc k ah. E dang phan van nuoi giun voi doi. Co gi mong a giup do sdt cua e0919196708 e o nghe an
 
@jnbgyu hiện tại em đã chuyển sang chế độ nuôi kiểm soát nhiệt độ trong lồng lưới để tránh mùa đông! có chút hiệu quả khi thu được rất ít ổ trứng, nhưng dù sao thì vẫn là tín hiệu tốt! thế hệ trong lồng lưới của em là ruồi F1 của lứa trứng ( ruồi bố mẹ P) đầu tiên anh gửi trước đây! Bên cạnh đó em đang thay đổi dạng thức ăn và phương pháp nuôi để thu hoạch theo hướng công nghiệp! ấu trùng phát triển tương đối tốt trong mỗi trường mới này! nhưng do lượng trứng mới quá ít nên làm gián đoạn và thiếu nguồn con giống mới! anh có thể giúp em một số lượng trứng mới được không ạ? em cám ơn anh!
 
@ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: Dùng hộp thư trong diễn đàn gởi cho anh địa chỉ, anh xem bữa nào nhiều có nhiều trứng thì anh gởi cho em một lô. Vừa rồi vì một số thử nghiệm bị thất bại nên lượng trứng dạo này hơi ít. Nếu nhiệt độ ngoài đó quá thấp thì trứng cũng khó nở. Nhiệt độ ban ngày dưới 20ºC thì ấu trùng cũng hơi khó nuôi. Trứng thì cần đặt vào nơi có nhiệt độ tối thiểu 25ºC thì nó mới nở tốt. Trong này anh cũng đang nghiên cứu phương pháp nuôi công nghiệp, cũng có chút tiến triển khả quan, chi phí thức ăn giảm còn trên dưới 10k cho một kg ấu trùng.
 
@ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: Dùng hộp thư trong diễn đàn gởi cho anh địa chỉ, anh xem bữa nào nhiều có nhiều trứng thì anh gởi cho em một lô. Vừa rồi vì một số thử nghiệm bị thất bại nên lượng trứng dạo này hơi ít. Nếu nhiệt độ ngoài đó quá thấp thì trứng cũng khó nở. Nhiệt độ ban ngày dưới 20ºC thì ấu trùng cũng hơi khó nuôi. Trứng thì cần đặt vào nơi có nhiệt độ tối thiểu 25ºC thì nó mới nở tốt. Trong này anh cũng đang nghiên cứu phương pháp nuôi công nghiệp, cũng có chút tiến triển khả quan, chi phí thức ăn giảm còn trên dưới 10k cho một kg ấu trùng.
Anh jnbgyu cho em hỏi dạo này thí nghiệm nuôi bằng phân hiệu quả thế nào rồi anh, phần ứng dụng ấu trùng RLD giờ chủ yếu nuôi gà được rồi phải không ah, lúc trước thấy anh bảo có bán cho chim cá cảnh, không biết kết quả giờ ra sao ah :)
 
@hata: Hồi trước có thử một thí nghiệm nhỏ với phân bò nhưng không thành công. Anh Yên Sơn có nói là ảnh nuôi được bằng phân bò nhưng mình cũng chưa thu xếp được thời gian để đến xem ảnh nuôi thế nào.
Giờ thì mình vẫn chưa có điều kiện để thử nghiệm với phân heo và gà. Có điều là các khách hàng mua trứng của mình vẫn đang làm thử và bảo nuôi bằng phân gà rất tốt, dùng phân heo thì có khó khăn hơn.
Nhà mình có nuôi mười mấy con gà, có cho tụi nó ăn bổ sung ấu trùng, thấy rất tốt. Gà không bệnh tật gì dù không dùng thuốc ngừa, thịt ngon, đẻ trứng đều.
Thị trường chim cá cảnh thì mình vẫn bán lai rai. Nhưng chủ yếu là khách hàng nuôi gà đá. Họ bảo là ăn vào gà rất sung và dai sức, còn gà mái thì đẻ sai trứng hơn hẳn. Bữa giờ mình vẫn bán với giá 100k/kg ấu trùng.
 
Cho em hỏi thêm về việc cho gà ăn. Ròi thu xong cho ăn trực tiếp hay sát trùng như thế nào ạ. Sợ ròi dính phân và vi khuẩn
 
@phungnguyendiep: Gà thả vườn nó ăn lung tung đủ thứ ngoài đất thì có sao đâu. Nếu ngại thì có thể khử trùng bằng thuốc tím.
 
Bạn xét nghiệm ở đâu. Đắt không bạn
Bạn xét nghiệm ở đâu. Đắt không bạn
 
chào anh @jnbgyu, mình đọc qua diễn đàn thấy rất hứng thú với việc nuôi BSF của anh, mình muốn ứng dụng việc nuôi BSF này vào hồ nuôi cá trắm và đàn gà của ba vợ mình ở dưới Kiên Giang, nhưng mà nơi đó điều kiện điện đóm thiếu thốn, nhưng đất đai thì bao la, vậy nuôi lấy ấu trùng BSF có được không? Anh có bán giống ruồi bố mẹ không?
P/s: hình như anh là anh Phương bán sâu canxi phải ko?
 
@phungnguyendiep: Mình xét nghiệm ở Sắc Ký Hải Đăng, 79 Trương Định Q1. Đợt xét nghiệm ấu trùng khô, chỉ có hai chỉ tiêu là đạm và béo, hết 240k. Ấu trùng khô có lượng đạm 47%, béo 29%.
@minhthang450: Nuôi con này thì không dùng điện cũng được, trừ khi loại thức ăn bạn dùng cần phải băm, xay. Nó ăn tạp lắm, cho nên có thể tận dụng được rất nhiều loại phế phẩm nông nghiệp để nuôi nó. Vấn đề còn lại là bạn dùng nó để nuôi cá trắm và gà thì có tạo ra hiệu quả để bù đắp chi phí nuôi BSF không? Bạn tham khảo thêm topic này:
http://agriviet.com/threads/gay-nuo...va-hieu-qua-kinh-te.210445/page-4#post-710439
Nếu chỗ bạn có nguồn phế phẩm nông sản nào đó giá thật rẻ (trên dưới 1000đ/kg) hoặc cho không, thì rất phù hợp để nuôi, vì khi đó bạn dùng ấu trùng thu được để nuôi con nào cũng thắng chắc.
Mình có bán trứng ruồi đi khắp các tỉnh thông qua chuyển phát nhanh bưu điện. Đối với khách hàng ở xa thì bán giống kiểu này là tiện nhất.
Hiện nay mình đang bán ấu trùng RLĐ với tên thương mại là sâu can xi.
 
Trời lạnh nuôi giai đoạn đầu ấu trùng còn non thì rất chậm. Đến khi bằng đầu tăm trở đi thì lại ổn do ăn nhiều và thức ăn tỏa nhiệt.
Lại có hứng thú để nhân giống. Đã phát hiện ra nguyên nhân tại sao ấu trùng không nở thành ruồi/ Hôm nay về sửa
 
Back
Top