Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
@ĐI: Bạn mình đi công tác nước ngoài hai tháng, bao giờ về mình sẽ nhờ lên đây phổ biến kinh nghiệm nuôi bằng phân cút.
@kutyhn: Anh chưa thử bằng phân gà.
Bữa giờ bận rộn đầu tư lắp đặt giàn kệ sắt để gia tăng sản lượng lên khoảng 25kg/ngày. Món này được dân chơi gà đá tiêu thụ rất mạnh. Sau Tết có thể phải nâng lên khoảng 50kg/ngày.
 
Mấy anh cho em hỏi chút
Bã đậu nành ( làm đậu hũ) có thể nuôi dòi được không vậy
Chúc mọi người năm mới mạnh khỏe phát tài
 
@jnbgyu Chào anh Phương, bữa 28 tết có ghé anh mua giống, tới nay đã mùng 9 rồi, ban đầu em cho ruồi ăn bã mì mà anh cho thêm, ngày 29 tết em còn ra chợ xin về một bao vỏ khóm thơm to đùng, ấu trùng ruồi lính đen em nhận thấy chúng rất ưa những thứ có mùi chua chua lên men, nhưng khi đem về quê thì em lại nuôi bằng cá chết, ở vùng kiên lương kiên giang thì cá rất nhiều, một ngày cất vó cũng gom đủ để nuôi số lượng nhỏ thôi, anh phương cho em hỏi là hiện tại em thấy ấu trùng lớn không nhanh cho lắm, tới giờ vẫn chưa thấy thành nhộng, có phải do cái thùng nhựa của em không vừa, phải đổi cái to hơn?
 
@minhthang450: Những con chuyển sang màu đen sớm nhất cũng mất khoảng 12-13 ngày kể từ khi trứng nở. Em cứ nuôi tiếp đi không sao cả. Em không mô tả kích thước ấu trùng nên anh không kết luận được. Bình thường thì giờ này tụi nó sẽ dài khoảng 2cm, bề ngang khoảng 5mm. Nuôi càng thưa thì tụi nó sẽ càng mập. Lý tưởng là ở mức mỗi cm vuông có 1-2 con thôi. Thường thì cái thùng nuôi 40x40cm của anh, anh bỏ vào đó 5 ổ trứng. Em nuôi bao nhiêu ổ trứng, trong cái thùng to cỡ nào?
 
sâu thì thua rồi em ơi, anh kô bít chăm nên sâu chết dần và kô đẻ. h anh đang bí lối cách làm lồng nuôi nhốt ruồi lính đen nè, tập tính của loài này khá lạ nên mình kô thể nuôi trong màn(mùn) như loài ruồi nhà thường được bởi vậy chưa thấy ai nuôi nhốt loài này cả toàn là thu từ ngoài thiên nhiên kô àh. anh kô liên hệ Ts Việt để hỏi vấn đề này được nên anh pải tự nghĩ ra cái lồng thích hợp cho loài này mà mình dễ thu được trứng của nó.

nếu như tập trung lại thì ruồi lính đen đẻ kô thua ruồi nhà nhé anh thấy chổ trứng của nó rồi (mà kô có máy chụp để chụp lại vì trứng nhỏ quá đt phóng to ảnh mờ qua) 1 con rlđ cái đẻ khoảng 100 trứng 1 lần đó em nhưng thua cái là tg của nó phát triển hơi dài so với ruồi thường thôi àh. anh đọc tài liệu của nước ngoài thấy từ trứng phải mất mấy ngày mới nở thành ấu trùng từ ấu trùng ăn lớn mất khoảng 7-10 ngày mới thành nhộng và từ nhộng mất khoảng 8-10 ngày nửa mới thành ruồi cuối cùng ruồi chỉ sống được 5 ngày để giao phối và đẻ rồi chết như vậy tg khá dài. anh đang băng khoăn kô bít nên nuôi rlđ hay nuôi ruồi thường nữa nè.
nuôi ruồi thường tốc độ cao hơn nhanh hơn rlđ va quan trọng hơn là kô pải nghĩ làm lồng nuôi ruồi bố mẹ giống như rlđ
@speestar nếu như bạn sợ gọi đt cho mình bạn cứ để sđt lại trên diễn dàn nhé mình gọi cho bạn nhé, kô thì cứ nt vào đt mình thì mình gọi cho bạn nhé. cứ hỏi hoangkhoi tối qua mình gọi cho em ấy nói chuyện gần cả h nhé hướng dẫn cụ thể nhé.
---------------

sđt của ông ý tự nhiên mất liên lạc kô bít ông ý có đi công tác nước ngoài kô nữa.
còn muốn nuôi nhìu như ông ý thì quan trọng nhất là bạn pải tìm hiểu kỹ giống ruồi nhé. và nuôi nhốt ruồi bố mẹ trong màn(mùn) là tập trung sl ruồi bố mẹ nhìu đẻ thật nhìu thì đảm bảo sl dòi bạn thu được nhìu bạn sẽ làm được như vậy. có khi còn hơn thế nữa kô chừng. nếu bạn cần biết cách nuôi thì cứ nt qua đt mình nhé kô thì hẹn bữa nào lên chat yahoo nhé nick chat của mình là k_m_nhi@yahoo.com dừng gởi mail vì mình ít đọc mail lắm chỉ lên yahoo chat là thường.
0966.259.101 anh có thể giúp em được không ?
ruồi nhà có tốn kém gì đâu em. như anh đã nói với em chỉ cần phân mà thôi và kô dùng thêm đầu cá hay phế phẩm động vật gì hết thì đâu tốn
quan trọng là em có nuôi tập trung được nhìu ruồi bố mẹ kô mà thôi
---------------

uhm cái này đúng nuôi gì h cũng có giống cả nhưng nuôi dòi là tự làm giống mà nuôi mà khổ nhất là tìm giống ruồi lính đen chứ mấy giống ruồi nhà, ruồi xanh(nhặng) hay ruồi trâu có đầy lại dễ làm nữa. nhưng kô hiệu quả bằng đám ruồi phân gà nhé đám này đẻ say do ăn phân gà vịt heo nên mau lớn nhé thời gian trưởng thành ngắn và thời gian sống của ruồi mẹ thì dài nên phát triển hướng này là nhanh nhất.
---------------


-bạn nói sai rồi ruồi phân là loại ruồi đẻ trên phân nó chuyên ăn phân nhưng nếu bạn bỏ đói nó (tức là kô bỏ phân vào) thì đừng nói xác động vật mà xác của những con dòi chết vì đói và cả rau quả vỏ quả bỏ vô nó cũng ăn nữa.
-nuôi hôi tanh là bạn nuôi ruồi nhặng bạn nhử nó đẻ bằng thịt cá thì pải chịu thôi
-nhặng hay gì đi nữa sử dụng phế phẩm là thịt cá mà nuôi thì tỉ lệ chuyển đổi cao nhất chỉ có 45% àh mà bỏ phân gà vịt heo vào dòi nhặng lại kô ăn, dòi ăn hết thịt cá rồi bò ra mới ghê chứ. phân còn lại mấy bạn thấy giảm thể tích đi cứ tưởng nó ăn hết chứ thực chất là đám dòi ruồi phân ăn.
SDT của em là 0966.259.101 anh có thể giúp em được không , em thấy cái này hay quá
 
Anh Phương ơi,anh co bit hay có thê giới thiệu ai chỉ giúp e làm cách nào sử lý mùi hôi cua phân gà ko,vi phân gà tươi phải mua nhieu một lúc để cho RLD an từ từ mà. Phân gà tươi mùi rất thối mua về ma không sử lý được thì bà con hàng xóm kêu la ngay Anh à,Cảm ơn anh trước nha.em ở HP.
 
@cao tuan: Nếu ở sát khu dân cư thì không nên xài phân gà, kiếm nguồn thức ăn khác đi. Có thể là bã đậu nành, thức ăn thừa ở các quán ăn... Về xử lý mùi hôi phân gà thì thử liên hệ anh AQ101, ảnh chuyên xài chế phẩm EM đó.
 
Hôm nay moi vao dien dan nghe ma cung hay that do.cam on tat ca moi nguoi .0967064586 hay cho e kinh nghiem dc k cac bac.e xin thanks va hau ta nha
 
Phải đọc đến 2 lần topic 54 trang này mới hiểu tương đối, để cho các bạn khác tiện theo dõi, mình xin phép tóm tắt quy trình, nếu có gì sai , các bác chỉ thêm để chỉnh lại cho đúng.

Ruồi Lính Đen


Tuy xếp vào loại ruồi, nhưng được khoa học đánh giá là không mang mầm bệnh, là loài côn trùng có ích chỉ sau con ong, được nhà nước khuyến khích nuôi.


C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.jpg



- Vòng đời khoảng 50-60 ngày: Con RLĐ đẻ trứng ra, sau từ 2-4 ngày sẽ nở thành ấu trùng non. Nó ăn liên tục trong 10-20 ngày thì lớn hết cỡ và ngưng ăn, chuyển màu đen và bò đi kiếm chỗ khô ráo, yên tĩnh để nằm yên rồi hóa nhộng. Khoảng 10-15 ngày sau thì nó nở ra thành con RLĐ. RLĐ chỉ sống 5-8 ngày, trong thời gian đó nó chỉ uống nước, giao phối, kiếm bãi rác để đẻ và sau đó thì chết. khi ở giai đoạn ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm thô 20%, béo 11%, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao).


- Ấu trùng RLĐ rất phàm ăn. Mỗi ngày, mỗi con ăn một lượng thức ăn có trọng lượng bằng bản thân nó. Phân được xử lý sẽ hết mùi hôi rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi m vuông chuồng nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày.


- Phân gia súc gia cầm thường có chứa vi khuẩn, nhưng sau khi được ấu trùng RLĐ xử lý bằng cách ăn, phần còn lại hầu như không còn vi khuẩn, trở thành loại phân bón hữu cơ sạch.
- Số liệu nuôi hiện tại: 4kg hèm + 4kg xác mì +1kg nước+ khoảng 3000 con giống, sau 14 ngày cho ra 500-650g ấu trùng tươi sống.


- Tốc độ nhân đàn: Cứ hai tháng tăng 8-10 lần.
Theo các tài liệu nước ngoài, cứ 10kg phân heo sẽ cho ra 1kg ấu trùng.

Nuôi trùn quế bằng phân bò, mỗi mét vuông thu được khoảng 3kg trùn sau 45 ngày. Hiện nay mình nuôi ấu trùng RLĐ bằng hèm và xác mì, mỗi mét vuông thu được khoảng 2kg mỗi ngày, theo kiểu nuôi nhiều tầng. Uớc tính là dùng phân heo thì năng suất cũng không thua kém bao nhiêu. Nếu nuôi dạng bể (1 tầng) giống nuôi trùn, ước tính mỗi mét vuông thu được 500-1000g ấu trùng mỗi ngày. Năng suất cao gấp từ 7 đến 30 lần.


- Mỗi ngày cứ mỗi mét vuông, trùn ăn hết 1kg phân bò. Ấu trùng RLĐ ăn hết 10-20kg phân heo. Tốc độ xử lý phân cao gấp từ 10-20 lần.


- Phân heo và phân gà khó dùng để nuôi trùn quế. Họ thường dùng phân bò. Ấu trùng RLĐ thì không hợp với phân bò lắm, vì phân bò còn ít dinh dưỡng hơn phân heo hoặc gà. Do đó mình mới đề nghị hợp tác với trại heo hoặc gà.


Hiện nay trại heo thường bán phân với giá 10.000đ mỗi bao nặng từ 15-18kg. Nếu họ dùng số phân đó để nuôi ấu trùng RLĐ, họ sẽ có được tối thiểu 1kg ấu trùng cộng thêm khoảng 7-9kg dư chất. Loại dư chất này có thể tiếp tục dùng để nuôi trùn quế hoặc bón cho cây ăn trái, cây công nghiệp... Mình coi như bán rẻ thì 1kg ấu trùng có giá 20.000đ, số dư chất có giá 2000đ. Bạn nuôi gà chắc cũng biết nếu có ai bán ấu trùng RLĐ với giá đó thì các trại nuôi gà sẽ không bỏ qua, vì hiện nay trùn quế cũng có giá từ 30-40.000đ/kg rồi


1.Tìm Giống Ruồi Lính Đen:


- Mua khoảng 100 ổ trứng (tốn 100.000đ, nở ra khoảng 30.000 con ấu trùng)
- Tự tìm giống từ thiên nhiên: Kiếm vỏ quả thơm(dứa, khóm) và vỏ quả mít bỏ vào thùng, trên mặt đống vỏ quả đó để 1cái rổ nhỏ ( hoặc che nắp đậy thùng có khe hở, bên trong gắn các ổ thu trứng bằng giấy cac tông) rồi để dưới tán cây trong vườn nhà ,chờ khoảng 10 ngày lật coi có dòi BSF ở đâu cũng có BSF chứ kô riêng chổ.
-Nếu kô có nữa thì có thể vô bãi rác của chợ mà tìm chổ nào có rau cải dạt hư với vỏ quả thơm, vỏ qua mít hư nhìu là chổ đó có dòi BSF
- Nhà nào có nuôi gà, vịt, heo, mà thức ăn rơi vào phân gà, vịt, heo... thì gom lại thành đống để dưới tán cây thì có đủ loại ruồi tới trong đó có BSF nữa. nếu muốn thu trứng thì canh BSF lại đẻ, tìm cách bắt lấy vì loài này dễ bắt lắm và mình chắc chắn đó là BSF cái đang tìm chỗ đẻ.

Nếu bạn bắt đầu gây giống từ thiên nhiên, thì nên đặt nhiều xô rác ở càng nhiều nơi càng tốt, nhưng phải ở trong bóng râm, được che mưa che nắng. Nên đậy xô gần kín, chỉ có một khe hở khoảng 2-3cm, để thoát bớt hơi ẩm và mùi tỏa ra thu hút ruồi. nên người ta hay kẹp vài mảnh bìa cactong có dợn sóng (lấy từ thùng mì tôm chẳng hạn) vào mặt dưới nắp đậy thùng nuôi để ruồi đẻ vào.


2. Lồng Ruồi Bố Mẹ và thu trứng




Chuồng lưới rộng khoảng 2x2x8m ở ngoài trời hoặc che nắng một phần, trồng một ít cây xanh nhỏ bên trong, có gắn phun sương tạo ẩm và đặt vài cái xô rác có gắn bìa các tông dưới nắp để thu trứng. Quan trọng là tạo mùi hấp dẫn RLĐ. Tốt nhất là có một ổ ấu trùng RLĐ lớn nhỏ lủ khủ bên trong xô, còn không thì phải tạo mùi chua, kiểu như ngũ cốc lên men, trái cây hư dập bỏ trong xô đậy gần kín khoảng 1 tuần...


a.Xô thu trứng: Chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.




b. Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen để hóa thành Ruồi bố mẹ




Với ruồi bố mẹ cho ăn với : 1 đĩa đựng nước đường tán và 1 đĩa đựng máu động vật trộn với cám gạo ( đĩa này sẽ thu trứng ruồi )


3. Ấp Trứng


- Giai đoạn 1 : Sau khi thu trứng ruồi cho vào 1 cái khay đựng cám gạo , trộn đều lên rồi cho hổn hợp vào những thùng cacton có lớp túi nilon ( giống túi đựng rác ) bên trong sau đó giử chế độ ấm bằng bóng đèn tròn, sau 2-4 ngày trứng nở ra giòi con .


4. Nuôi và Thu Hoạch:

C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image010.jpg


Pipe: Ống thu nhộng (đường kính 15cm trở lên)
Ramp: Mặt phẳng dốc lên (35-45độ)
Disposal Area: Khoảng chứa dòi và rác
Residue Evacuation: Xả chất thải (dùng làm phân hữu cơ)
Conveyor: Máng xả.


C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image011.jpg


kiểu Bug Barrack

C:\DOCUME~1\ANHNHA~1.PHA\LOCALS~1\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image012.jpg



- Giai đoạn 2 : Sau khi giòi đã phát triển đều hết , đem hổn hợp rải lên hố nuôi có chứa sẳn phân chuồng ( phân chuồng khi đưa vào hố có tưới dung dịch EM pha loãng để hạn chế mùi hôi ) .
- Giai đoạn 3 : Sau khi giòi mập tròn, làm bẩy thu hoạch giòi bằng một cái sô nhựa có chứa một ít dung dịch nước đường tán, giòi sẽ theo mùi mà tự chui vào thùng sau đó họ rải sơ một ít cám gạo cho ráo đáy thùng ( giòi không bị chết ngộp ) và sẳn có thức ăn nó sẽ không lên thành thùng để thoát ra .

Ban đầu mình cấp vào thùng 5kg ấu trùng 7 ngày tuổi, mỗi con to cỡ hạt nếp, rồi cho 10kg rác vào. Vài ngày sau, ấu trùng lớn dần, sức ăn tăng lên nên lượng rác cho vào tăng dần...15...20kg. Mức 20kg cứ duy trì mãi như vậy, nếu cứ khoảng 10-15 ngày mình cấp thêm vào 1-2kg ấu trùng non để bù cho những con trưởng thành không ăn nữa và bò ra ngoài.

Cứ đều đặn cho phân gà, lục bình băm nhỏ, ấu trùng vào. Khi lớp dư chất dày lên thì mở cửa xả cào dư chất ra đem đi nuôi trùn. Ấu trùng chỉ hoạt động ở lớp 20cm trên cùng nên việc xả dư chất không ảnh hưởng gì.
Ấu trùng được nhân giống riêng, ấp nở cho đến khi lớn cỡ hạt gạo thì mới trút vào bể xử lý phân. Thường thì trong bể xử lý sẽ có một lớp ấu trùng dày 5-10cm đủ kích thước lúc nhúc.

Bác tóm lược rất chi tiết. Chỉ tiếc là hình ảnh dẫn chứng không thấy lên. :(
 
Click chuột vào hình sẽ có (một số bị mất), nếu cần bạn để lại email, mình gửi file words.
Tốt quá ! Bác gửi cho em vào hòm thư hoanghatuyen@gmail.com.
Cảm ơn bác nhiều nha !
Đọc tài liệu và cũng thấy các bác chia sẻ là giòi sau khi thu hoạch cần đưuọc rửa qua thuốc tím để khử trùng tránh bệnh truyền nhiễm. Nhưng xem mấy clip cũng được chia sẻ trên này thì người ta lấy giòi ra cho gà ăn trực tiếp, kể cả gà con.
Vậy việc rửa giòi khử trùng có thật sự cần thiết không các bác ?
 
Click chuột vào hình sẽ có (một số bị mất), nếu cần bạn để lại email, mình gửi file words.
Click chuột vào hình sẽ có (một số bị mất), nếu cần bạn để lại email, mình gửi file words.[/QUOTE]
Gửi dùm hình nhé.
Mình có trại chăn nuôi ở Hốc Môn cần giao lưu và học hỏi.

Chung:0903867786
Click chuột vào hình sẽ có (một số bị mất), nếu cần bạn để lại email, mình gửi file words.
Gửi dùm hình nhé.
Mình có trại chăn nuôi ở Hốc Môn cần giao lưu và học hỏi.

Chung:0903867786[/QUOTE]
mail: ungngocchung@gmail.com
@ĐI: Có thể em nuôi ở mật độ thấp, thừa thức ăn, nó ăn không hết nên ruồi nhà mới vào đẻ được. Đồng thời làm cho dư chất cũng ở dạng sệt. Thử nuôi dày hơn xem sao.
Bạn anh nuôi bằng phân cút, trái cây, thức ăn thừa, thùng nuôi đóng bằng ván xi măng, vậy mà đến lúc thu hoạch thì đủ khô để dùng rổ sàng ra dễ dàng.
Bạn cho sdt ll nhé.
SDT tôi : Chung: 0903867786
 
Mấy bác cho e hỏi chút.e cũng đã đọc một số thông tin về nuôi dòi và có một số thắc mắc mong các bác chỉ bảo. 1 là gia cầm và một số thủy cầm có thể sử dụng một mình dòi mà không cần các thực phẩm khác được không,2 là các bác có biết địa chỉ nào nuôi dòi với quy mô lớn, chỉ e với.
Cám ơn
 
Back
Top