Kỹ thuật trồng đu đủ - khả năng thu hồi vốn !

Tôi không biết bạn là ai,
Tôi không biết bạn ở đâu,
Tôi không biết bạn thế nào,
Nhưng tôi biết bạn đã vào topic này

Đang đọc những hàng chữ này.

Chào bạn !

Không một tay cờ bạc nào đem tiền đến sòng bạc với hy vọng khi ra về sẽ hòa vốn. Mọi người đem tiền đến xòng bạc đều hy vọng khi về sẽ có thêm nhiều tiền.

Nhưng nếu bạn làm nông như thế, thì bạn là 1 nhà đầu tư rất tồi !

Tôi không biết bắt đầu từ đâu để truyền đạt cho bạn hiểu hết những gì tôi muốn truyền đạt, có lẽ tôi nên bắt đầu với những định nghĩa hay là quan điểm của riênc tôi về 1 ngành của 1 nước nông nghiệp.

"Nông dân" là 1 người làm nông.
"Nhà đầu tư nông nghiệp" là 1 người vừa là nông dân và vừa đổ tiền vào ngành nông.
"Đất" là 1 công cụ khi được sử dụng, và nếu không được sử dụng thì đất là 1 tài sản.
"Vốn" là tiền sẽ hoặc đang hoặc đã bỏ ra.
Tiền lương của chủ vườn trong thời gian canh tác (nhiều người không tính lương của họ vào vốn, xem thời gian họ đã bỏ ra = 0).

Như vậy, về cơ bản thì bạn phải bỏ tiền ra mới tạo dựng được 1 vườn đu đủ và sau khi bạn thu hồi được hoàn toàn số tiền ấy thì bạn đã thu hồi vốn. Nhưng bạn nhớ tính tiền lương của chính bạn vào vốn luôn nhé, vì nếu không thì bạn đã tính xót rồi.

Trong nông nghiệp, nếu tinh ý thì bạn sẽ nhìn thấy đâu đấy những công thức, bạn càng nhìn thấy nhiều công thức thì cơ hội thắng của bạn càng nhiều. Và bạn đã bỏ tiền ra cho mảnh vườn của chính bạn nên bạn không phải là nông dân, mà bạn chính là 1 nhà đầu tư nông nghiệp.

1 nhà đầu tư thông thái luôn nhìn thấy được tương lai.

Giờ tôi có 1 công thức, nó như sau: "Khi cây đu đủ 8 tháng tuổi, tôi đánh vào cây 1 lượng phân bón thúc có giá 2.000 (đ/phân bón thúc/cây 8 tháng) thì tôi sẽ thu về bao nhiêu ?

Rất dễ để tính ra giá tiền cho 1 lần đánh phân 1 cây đu đủ, nhưng lại rất khó để có 1 kết quả cuối cùng đúng không bạn ?

Câu trả lời đó là: còn tùy !
Tùy lực cây
Tùy thời tiết
Tùy các mối nguy hại trong vườn lớn hay nhỏ, có kiểm soát được hay không ?
Tùy giá bán
Tùy thị trường tiêu thụ
Tùy tùm lum thứ tùy.

Nhưng nếu bạn muốn thu hồi được vốn thì bạn phải trả lời được câu hỏi tùm lum thứ tùy trên. Nếu bạn trả lời được, thì bạn kiểm soát được mọi thứ - còn nếu bạn không trả lời được, thì mọi thứ đang kiểm soát bạn.

Khi bạn đứng trước cây đu đủ, nếu bạn không thể kiểm soát mọi thứ, thì bạn sẽ gặp rắc rối to rồi đấy !

Tôi đã đi khá nhiều vườn đu đủ, nhưng chỉ duy nhất 1 vườn thu hồi được vốn và còn có lãi, đó là vườn tôi đăng avatar. Sự thật thì nó rất là khó. Riêng năm nay, tôi đã đi rất nhiều vườn nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa tìm ra vườn đu đủ nào có khả năng thu hồi vốn ngoại trừ vườn của chính tôi.

Xin nhắc lại: "khả năng" thu hồi vốn (chứ không phải đã thu hồi vốn).

Vườn đu đủ của tôi vừa mới làm sinh nhật tròn 8 tháng tuổi cách đây 5 ngày.
Giá bán thì cao nhất miền tây và xấp xỉ cao nhất miền đông ngay tại thời điểm này.
Còn năng suất thì cũng trung bình khá.

Để tôi nói cho bạn nghe, với giá như trên - tôi cần 70 tấn sản phẩm đu đủ chín cây loại 1 là lấy được 100% vốn.
Nhưng sản lượng thực tế trong vườn ở mức 140 tấn (chưa thu hoạch - còn nằm ở trên cây).
Nếu tính nôm na thì tôi có mức lợi nhuận 200% trên vốn.

Nếu bạn tính như vậy thì bạn đang đếm cua trong lỗ đấy !
Thật thế đấy.

Thật ra, mấy ngày hôm nay tôi luôn tính toán khả năng thu hồi vốn đã đầu tư vào vườn đu đủ của tôi. Tôi đã hỏi lái buôn 2 lần: "Liệu tôi có thu hồi được vốn không ?"

Câu trả lời tôi nhận được là: "Thừa sức !"

Vâng, đấy là 1 đánh giá của lái buôn, có thể đúng và cũng có thể sai. Điều này không quan trọng, quan trọng là: làm sao để tôi thu hồi 100% vốn.

Nó sẽ có những công thức, những con số khô cằn chứ không phải những cái nhìn khách quan của những con người khách quan (không riêng 1 mình anh lái).

Anh lái của tôi hay hỏi tôi rằng: "Tôi trồng 800 cây tôi lỗ 100 triệu, anh tin không ?"

Anh ta hay hỏi tôi câu ấy, ít nhất 3 lần.
Tôi tin anh ta, bởi vì:
1. Mức đầu tư cho 1 cây đu đủ ấy nhỉnh hơn tôi chỉ 1 xíu.
2. Xét về động cơ, thì chỉ là 8 cho vui. Mà 8 cho vui thì thường nói thật.

Tôi chưa từng thấy ai làm giàu từ việc đầu tư trồng đu đủ, tôi thấy nhiều người mất rất nhiều tiền sau khi đầu tư trồng đu đủ. Nếu không tin, bạn có thể đi tìm 10 người đã từng trồng đu đủ và hỏi cả 10: "Ngày xưa bác trồng đu đủ có lấy vốn được không ?"

Nếu bạn tính tiền lương của chủ vườn vào vốn, thì chỉ có 10% số vườn đu đủ thu hồi được vốn.
Đây là 1 con số khiêm tốn, tôi tin con số này và tôi cũng tin: những người đã thu hồi được vốn thường thì luôn đi kèm với 1 lợi nhuận nào đó cũng tương đối hấp dẫn.

Với cây đu đủ: hoặc là bạn có tất cả - hoặc là mất tất cả, thế thôi !

Hãy nhớ: đu đủ là 1 cây siêu lợi nhuận nhưng đa số không thể thu hồi vốn !

Hãy chơi cho an toàn thì tốt hơn nếu bạn là 1 tay nghiệp dư.

Tôi tặng bạn 1 công thức này nhé:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Mà doanh thu = khối lượng sản phẩm × giá thành
Mà khối lượng = năng suất - hao hụt
Mà giá thành được quyết định bởi: độ ngọt, màu sắc bên trong, màu sắc bên ngoài, hình dáng, độ cứng, trọng lượng trái trung bình, độ sạch bệnh của trái khi thu hoạch, ...

Nên, Lợi nhuận = (năng suất - hao hụt) × giá thành - chi phí.

Kết luận: để có 1 lợi nhuận tốt, thì khi trồng đu đủ cần:
1. Năng suất càng cao càng tốt.
2. Hao hụt càng ít càng tốt.
3. Càng ngọt càng tốt.
4. Màu sắc bên trong càng vàng cam càng tốt.
5. Màu sắc bên ngoài càng xanh đậm càng tốt.
6. Hình dáng càng thon tròn càng tốt.
7. Trọng lượng trái 1.7kg càng tốt.
8. Vườn càng ít bệnh càng tốt.
9. Chi phí càng thấp càng tốt.

Nếu có thắc mắc gì, bạn cứ gửi email về địa chỉ suongsamvadudu@gmail.com

1 thực tế đáng buồn là nguyên cả ngành nông nghiệp rất khó thu hồi vốn chứ không chỉ có trồng và không riêng đu đủ.
1 hộ chăn nuôi gà nếu tính chi phí làm chuồn, làm trại và tiền lương của cô chủ gà vào vốn thì với sự manh mún - không biết bao giờ mới thu hồi được vốn. Heo cũng thế và bò cũng thế: 1 người chăn 5 nái bò 1 năm thì chỉ riêng tiền lương thôi đã nữa trăm triệu rồi, liệu 1 con nái bò trong đàn bò 5 nái ấy có đem về cho gã chăn bò 10 triệu đồng mỗi năm tiền lương không bạn ?

Còn các loại con khác cũng thế và các loại cây khác cũng thế, hãy nhìn kỹ lại đi và bạn sẽ thấy 1 bức tranh của 1 ngành nông nghiệp - ngành chủ đạo của 1 nước nông nghiệp.

Nếu lấy công làm lời thì có lời, mà lại không có dư, quanh đi quảnh lại đến tết cũng lại như tết năm trước, không phát triển được gì !

Haclong !
 


Last edited:
Thật sự đứng trên góc độ tài chính thì bài viết này rất vớ vẩn.
Đầu tư vào nông nghiệp là bỏ một số vốn ( bằng tiền hay hiện vật) để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp nhằm thu lại lợi nhuận.
cái bài toán mà bạn đưa ra cho mọi người bỏ thêm mỗi gốc 2.000 phân bón... quá tào lao. làm nông nghiệp, định ngày mai thu hoạch qua đêm có thể mất trắng như thường.
Bạn cũng nên học lại các khái niệm doanh thu, doanh thu thuần, sản lượng, giá bán, giá thành, chi phí rồi hãy dùng:
doanh thu= lượng sản phẩm bán ra x giá bán
chi phí = sản lượng x giá thành nhé
Với cả, đọc cả bài của bạn chả thấy có tí kiến thức nào về trồng đu đủ cả.
Bình tĩnh đi em. Hãy theo dõi một thời gian nữa rồi hẵng có nhận xét cũng chưa muộn. Biết đâu đây có thể là một người mà em có thể học được nhiều điều đấy.
 


em ko nói về kinh nghiệm trồng cây, em chỉ góp ý về mặt tài chính thôi mà.
E cũng thấy nhiều người nói là cây đu đủ khó trồng, nấm bệnh, ko trồng liên tiếp nhiều năm đc. Nhưng đọc cả bài chả thấy tí kiến thức nào về trồng đu đủ cả, như kiểu lạc đề.
Hay bạn Hắc Long này chưa viết hết bài phân tích của bạn ấy?
 
Theo mình nhận xét thì haclong giỏi thực sự về nông nghiệp, văn phong viết tốt nhưng toàn bài chả có chút giá trị về nông nghiệp cũng như các bài toán về kinh tế sai kiến thức cơ bản. Nếu viết đúng tầm về hiểu biết của bản thân thì tôi vẫn công nhận bạn này cá tính và giỏi. Hơi tíê

Xin bác chỉ giáo cho một chút là bác haclong giỏi về công việc, lĩnh vực cụ thể nào trong lĩnh vực nông nghiệp? Có thể bác ấy đi, đọc nhiều hơn bác. Bác ấy đề cập đến nhiều vấn đề mới lạ hơn bác. Nhưng nếu nói bác ý giỏi làm nông nghiệp hơn bác thì chưa chắc.

Quả thật khi đọc bài của bác haclong em thây vốn hiểu biết của bác ấy rất rộng nhưng lại không sâu và không có hệ thống. Chủ yếu qua internet và sách báo thì phải? Nên nó chỉ thích hợp với những người chưa biết thôi còn nếu gặp những người đã biết và hiểu sâu về vấn đề đó thì tắt điện! Vì có những thứ nó chỉ như bài học vỡ lòng thôi nhưng cách bác ý diễn đạt cứ như là phát kiến lớn của thế kỷ! Có lúc lại lẫn lộn ngớ ngẩn nữa
 
Xin bác chỉ giáo cho một chút là bác haclong giỏi về công việc, lĩnh vực cụ thể nào trong lĩnh vực nông nghiệp? Có thể bác ấy đi, đọc nhiều hơn bác. Bác ấy đề cập đến nhiều vấn đề mới lạ hơn bác. Nhưng nếu nói bác ý giỏi làm nông nghiệp hơn bác thì chưa chắc.

Quả thật khi đọc bài của bác haclong em thây vốn hiểu biết của bác ấy rất rộng nhưng lại không sâu và không có hệ thống. Chủ yếu qua internet và sách báo thì phải? Nên nó chỉ thích hợp với những người chưa biết thôi còn nếu gặp những người đã biết và hiểu sâu về vấn đề đó thì tắt điện! Vì có những thứ nó chỉ như bài học vỡ lòng thôi nhưng cách bác ý diễn đạt cứ như là phát kiến lớn của thế kỷ! Có lúc lại lẫn lộn ngớ ngẩn nữa
Mình tham khảo faceboook và thấy bạn ấy giỏi thật sự khi đầu tư vườn đu đủ và dám đưa hàng ra miền bắc. Theo mình 98% là bạn ấy thất bại hoặc chẳng lãi mấy vì cái cây thế mạnh của bạn ấy chẳng có chút sức hút nào với thị trường và vùng miền nào cũng đầy rẫy đu đủ. Nhưng theo mình là giỏi, bạn ấy còn trẻ, thất bại chẳng sao nhưng dù gì cũng hàng dám nghĩ dám làm. Nếu không thích đao to búa lớn và thích chứng tỏ thì bạn ấy quá tuyệt.
 
Mình tham khảo faceboook và thấy bạn ấy giỏi thật sự khi đầu tư vườn đu đủ và dám đưa hàng ra miền bắc. Theo mình 98% là bạn ấy thất bại hoặc chẳng lãi mấy vì cái cây thế mạnh của bạn ấy chẳng có chút sức hút nào với thị trường và vùng miền nào cũng đầy rẫy đu đủ. Nhưng theo mình là giỏi, bạn ấy còn trẻ, thất bại chẳng sao nhưng dù gì cũng hàng dám nghĩ dám làm. Nếu không thích đao to búa lớn và thích chứng tỏ thì bạn ấy quá tuyệt.

Anh ta thích đao to búa lớn, có lẽ do chưa gặp nhiều trở ngại. Cái thế mạnh của hắn là "làm hết mình", lăn xả, tất cả vì công việc. Với cái thế mạnh này thì làm việc gì cũng được. Nhưng nếu không biết tự chế bớt thì họa sẽ đến, không chóng thì chày. Nhẹ nhất là chuyện vừa qua, mà không biết hắn có nghiệm được hay không, đó là hắn thất bại hoàn toàn trong việc kêu gọi hợp tác từ người khác. Mấy bài viết kêu gọi hợp tác thì có thấy ai hưởng ứng đâu ?

Khiêm tốn là tốt hơn cả.

Nổ thành tích, huênh hoang kinh nghiệm, làm vườn bạc tỉ ... sẽ làm người khác lóa mắt, chứ không nể phục khi mọi việc vỡ lỡ (câu này nói chung chung, không đề câp đến riêng Haclong).

Làm thật, việc thật. Thành công thật. Rồi muốn huênh hoang thế nào cũng được !
 
Tôi thấy bạn Haclong là người giỏi đấy, chỉ cần nhìn vườn đu đủ rộng cả hecta của bạn đó không bị bệnh và và sai quả là biết trình như thế nào rồi. Tuy nhiên, bạn ấy hơi cá tính và giấu nghề nên khó được lòng nhiều người. Dù sao cũng chúc bạn ấy thành công hơn là phê phán bạn ấy.
Tôi khẳng định rằng trồng đu đủ không phải ngon ăn. Tháng vừa rồi tôi đi vài nơi ở Văn Giang Hưng Yên thấy vườn nào cũng bị bệnh vàng lá và đốm vòng, quả thì ít và nhìn rất tang thương. Ngày hôm nay tôi gặp một kĩ sư nông nghiệp trồng cây, trong đó có trồng đu đủ nhưng quả rất ít và bệnh khá nhiều. Mặc dù đu đủ năm nay được giá nhưng chắc cũng không thu được nhiều. Sắp tới trời miền bắc rét nhiều và có sương muối thì vườn đu đủ sẽ còn tang thương và thất thu nữa.
 
Last edited by a moderator:
Anh ta thích đao to búa lớn, có lẽ do chưa gặp nhiều trở ngại. Cái thế mạnh của hắn là "làm hết mình", lăn xả, tất cả vì công việc. Với cái thế mạnh này thì làm việc gì cũng được. Nhưng nếu không biết tự chế bớt thì họa sẽ đến, không chóng thì chày. Nhẹ nhất là chuyện vừa qua, mà không biết hắn có nghiệm được hay không, đó là hắn thất bại hoàn toàn trong việc kêu gọi hợp tác từ người khác. Mấy bài viết kêu gọi hợp tác thì có thấy ai hưởng ứng đâu ?

Khiêm tốn là tốt hơn cả.

Nổ thành tích, huênh hoang kinh nghiệm, làm vườn bạc tỉ ... sẽ làm người khác lóa mắt, chứ không nể phục khi mọi việc vỡ lỡ (câu này nói chung chung, không đề câp đến riêng Haclong).

Làm thật, việc thật. Thành công thật. Rồi muốn huênh hoang thế nào cũng được !
Trồng đu đủ kiểu nông dân quả ok. Nhưng kỳ vọng quá mức và muốn nâng tầm thì quá khó. Nhưng dám làm là giỏi...
 



Back
Top