Kỹ thuật trồng rau an toàn - Không dùng đất

  • Thread starter caremvn
  • Ngày gửi
C

caremvn

Guest
Đoạn video này mình thu được trên Tivi cũng khá lâu rồi, nay up lên cho mọi người cùng tham khảo mô hình trồng rau an toàn.

Nếu ai muốn tham quan mô hình này trực tiếp thì đến huyện Bến Cát, Bình Dương.

Phần 1:

[video=youtube;0xrIWmFlEYo]http://www.youtube.com/watch?v=0xrIWmFlEYo[/video]

Phần 2:

[video=youtube;bBwuHMF7VC0]http://www.youtube.com/watch?v=bBwuHMF7VC0[/video]


Phần 3: RAU AN TOÀN
[video=youtube;1GPGcgyNajc]http://www.youtube.com/watch?v=1GPGcgyNajc&feature=player_profilepage[/video]
 


cái này chỉ làm chơi vậy thôi , chứ chưa ap dụng đc đâu
Hồ sơ của bác ghi đến từ TP HCM mà thấy bác phát biểu hơi bị lạ. Ở TP HCM Khu Nông nghiệp Công nghệ cao được xây dựng tại Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi với quy mô ban đầu là 88,17 ha (Quyết định thành lập từ năm 2004) đã sản xuất ra sản phẩm mấy năm rồi, thấy đưa thông tin hoài trên chương trình truyền hình HTV. Khu này đang được mở rộng thêm nữa, ở đây có đưa thông tin mấy năm rồi:
http://agriviet.com/nd/2270-khu-nong-nghiep-cong-nghe-cao-o-tp-hcm:-can-duoc-mo-rong/
Bác xem trên diễn đàn rausach sẽ thấy các hộ gia đình cũng áp dụng đầy luôn.
 
cái này chỉ làm chơi vậy thôi , chứ chưa ap dụng đc đâu

Bác tới nhà em đi, em cho bác xem. Đây không còn gọi là mô hình nữa, mà nó đang được các nông dân đầu trần chân đất không biết tí gì và mù tịt về Inh-tẹt-nét hay Vi-tính làm rất nhiều.
 
theo tôi đây là một mô hình rất hay nhưng chỉ mang tính chất lý thuyết nhiều hơn thực tế bởi không đạt được hiểu quả kinh tế, không phù hợp trong điều kiện ở Việt Nam, do chi phí quá cao.
 
nếu tôi trồng để bán với diện tích 3-4 hecta thì kỹ thuật này làm nổi không ?
nếu làm nổi thì chi phí lên tới vài tỷ không ?
giá thành bán cao hơn có cạnh tranh với cách trồng rau truyền thống được không ?
liệu có lấy lại vốn được không ?
 

nếu tôi trồng để bán với diện tích 3-4 hecta thì kỹ thuật này làm nổi không ?
nếu làm nổi thì chi phí lên tới vài tỷ không ?
giá thành bán cao hơn có cạnh tranh với cách trồng rau truyền thống được không ?
liệu có lấy lại vốn được không ?

Đã nói là anh không tin thì đến Bình Dương mình dẫn đi cho mà xem ...
Ngồi 1 chỗ làm sao mà anh thấy dc ???????????????????????????

Còn việc lấy vốn àh ??? Có việc gì mà làm trong 1 hoặc 2 năm mà lấy lại vốn ???
Phải nói là làm ăn lâu dài mới dc chứ. Chỉ có vài tỷ thì ăn thua gì với những nguời nông dân có nhiều tiền. Mình thấy 10 tỷ đối với dân bây giờ cũng là chuyện nhỏ.
 
nếu tôi trồng để bán với diện tích 3-4 hecta thì kỹ thuật này làm nổi không ?
nếu làm nổi thì chi phí lên tới vài tỷ không ?
giá thành bán cao hơn có cạnh tranh với cách trồng rau truyền thống được không ?
liệu có lấy lại vốn được không ?
Thông qua những thông tin trên các diễn đàn có thể bác chưa nhìn thấy được hiệu quả thực tế mang lại. Bác nên liên hệ với các đơn vị như Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông quận huyện, Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ...địa phương để tìm hiểu và tham quan các mô hình đã và đang làm mới thấy rõ được. Tất nhiên vốn đầu tư ban đầu là cao, nhưng hiệu quả mang lại khả thi... người ta mới vô Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thuê đất mà làm chứ đâu phải mãi với... con trâu đi trước cái cày theo sau... suốt được.
 
@ CTCG :

Mình lấy điển hình là 1 ví dụ làm kinh tế khác nhé :
- Nơi mình ở, 1 hecta đất nông nghiệp trắng chưa trồng gì hết giá là 1,3 tỷ.

Vậy nếu mình trồng cao su ( là cây mà hiện nay có kinh tế ổn định, lâu dài và cao nhất) thì sau 6 năm mới thu hoạch.
- Mỗi hecta cao su thu hoạch 1 năm có thể đạt 150 tr/ha/năm ( Giá cả tùy vào thời điểm và tùy giống cây)
- Vậy sau 10 năm mới lấy lại vốn + 6 năm trồng mới = 16 năm ! ( Chỉ là dự tính )

*****
Còn nếu bạn bỏ ra 1 tỷ để trồng rau theo công nghệ mới. 1 tỷ có thể làm được 3000m2. Thì mình dám chắc với bạn, sau 5 năm bạn sẽ lấy lại - Nếu tính cụ thể hơn, được mùa, được giá thì chỉ cần 2 năm ...

*****

Cây cà chua trồng theo kiểu trên, 1 ha có thể thu hoạch 1000 tấn/ vụ.
Giá thời điểm này, 1 kg cà chua là 15k/kg.
(Thông tin này mình cập nhật tại nhà vườn cà chua thực tế và trên Tivi )
 
ai cũng vậy thôi
ai cũng muốn vốn đầu tư ít mà lời thì nhiều.
tôi công nhận cách trồng rau này hay, tiết kiệm đất , rau rất sạch.
nhưng nhìn với phương diện trồng kinh doanh bán số lượng lớn thì quả thật không ổn.
mà công chắm sóc chưa chắc đã nhẹ nhàng hơn.

nếu nói cách này dùng để trồng những loài cây ,loài hoa trong những vùng có khí hậu đặc biệt thì tui ok
tại vì ở đây có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp bất chấp nhiệt độ bên ngoài
nên ở châu phi người ta có thể mua vé vào cổng "Thực vật nhà vòm" để ngắm những bông hoa Tulip , hay những loài hương thảo vốn chỉ có ở sứ lạnh.

nói vậy không phải muối tranh đua thiệc hơn với TrầnVi nhưng quả thật nó không thể áp dụng vào thời điệm bây giờ.
uhm bac tranvi có thể cho biết số dien thoai đc ko , tôi muốn nhờ bác tư vấn 1 loài cây
 
Last edited by a moderator:
[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Cà chua sạch... automatic


[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]Hai nông dân Nguyễn Văn Đẹp và Đào Thanh Cương (ấp Bến Liễu, xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương) đã làm nên một cuộc “cách mạng” trong mô hình trồng cà chua sạch không cần đất…[/FONT]​
Bỏ kinh doanh để... đi trồng cà
depcuong1.jpg


Ông Nguyễn Văn Đẹp ( bên phải )

Không ai có thể ngờ, anh nông dân chân chất có cái tên rất hoa mỹ Nguyễn Văn Đẹp đã từng kinh qua nghề “gõ đầu trẻ”, sau đó chuyên kinh doanh phụ tùng xe gắn máy. Anh chỉ mới "biến thành" nông dân hơn… 2 năm nay nhưng những “bô lão” nông dân hàng đầu tại vùng đất này cũng phải thán phục kỹ thuật trồng cà chua trong nhà lưới kỹ thuật cao của anh. Nhiều người nói, Đẹp mới vào nghề nông mà chẳng hiểu sao lại rất am hiểu về đất, độ ẩm, nhiệt độ, giống má…, cứ y như là nhà khoa học vậy!
Đến khi tiếp chuyện chúng tôi mới biết, Đẹp từng học ngành nông nghiệp của Trường Nông lâm súc Bình Dương trước 1975. Sau giải phóng, anh được đào tạo một khóa cấp tốc và trở thành giáo viên cấp 1, rồi chuyển sang nghề kinh doanh. Và cứ thế, bằng nông nghiệp anh từng say mê thời trai trẻ đành “bỏ xó”, chưa có dịp phát huy.
Nhưng rồi cái máu nông nghiệp trong người Đẹp đã trỗi dậy khi một ngày nọ, có người bà con (Việt kiều) bên Úc về nước chơi bỗng tưng tửng khích Đẹp: “Bỏ kinh doanh, trồng cà chua đi, tôi sẽ hướng dẫn. Đảm bảo giàu nhanh…!”. Hóa ra người này chuyên buôn bán vật tư nông nghiệp và thực hiện hướng dẫn canh tác nông nghiệp kỹ thuật cao cho nông dân bên Úc.
Bức xúc trước cách làm nông nghiệp theo kiểu “con trâu đi trước cái cày theo sau” của nhiều bà con nông dân trong nước, vất vả mà hiệu quả không cao, đồng thời chưa đảm bảo VSATTP nên anh ta đã “nổi máu”, đòi hướng dẫn bằng được cho người họ hàng Nguyễn Văn Đẹp.
Niềm ấp ủ nay có dịp khơi dậy, Đẹp đã rủ thêm người bạn Đào Thanh Cương học cùng trường Nông lâm súc Bình Dương lao vào “sân chơi” nông nghiệp từng làm “xiêu lòng” hai anh thời trai trẻ.
[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]Nông nghiệp... automatic
[/FONT][FONT=Arial, Verdana, sans-serif]Phải đầu tư tới 400 triệu đồng cho 2.000m2 quả là số tiền lớn, ít có nông dân nào dám mạo hiểm. Tuy nhiên, với Đẹp và Cương thì họ lại nghĩ khác: “Số tiền lớn nhưng học được mô hình làm ăn mới rất hiệu quả và đã được chứng minh cụ thể tại nhiều nước tiên tiến. Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy thị trường Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn về sản phẩm sạch, an toàn. Vậy tại sao lại sợ khi đi vào lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao chứ?”.[/FONT][FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Dốc túi, dốc sức, dốc tâm cho dự án lớn này, Đẹp và Cương đã nhanh chóng học được kỹ thuật trồng rau, củ, quả kỹ thuật cao của những nông dân tiên tiến bên Úc. Kỹ thuật này gồm hai phần chính: thủy canh và nhà lưới. Thủy canh là phương pháp canh tác không cần đất, kết hợp với nhà lưới có chức năng điều chỉnh được nhiệt độ bên trong cho cây trồng (bằng hệ thống phun sương, mái che tự động, quạt gió trao đổi khí…).
Để cụ thể, hai người quyết định chọn cây cà chua làm bước khởi đầu biến lý thuyết thành…sản phẩm. Và khi thực hiện ngay vụ đầu tiên, Đẹp và Cương đã “ngơ ngẩn” người vì nhiều khi cứ phải “chơi” dài do tất cả đã được tự động hóa: Nếu nhiệt độ trong nhà lưới cao, máy lập tức cho phun sương làm dịu; nếu lượng phân bón quá biên độ cho phép sẽ được máy dẫn thêm nước điều hòa và dẫn vào từng bịch nilon có xơ dừa ủ gốc.
Cũng không có chuyện hai anh phải còng lưng tốn công, tốn sức cho việc bón phân, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu vì trong nhà lưới gần như tuyệt đối “miễn dịch” với côn trùng gây hại. Anh Đẹp cho biết: “Chỉ thực sự vất vả lúc đầu tư thiết kế nhà lưới, còn khi đã gieo trồng, chúng tôi chỉ làm mỗi việc theo dõi sự phát triển của cây và…đẩy xe thu hoạch, đem bán!”.

[/FONT][FONT=Arial, Verdana, sans-serif][FONT=Arial, Verdana, sans-serif]Lời 1 tỷ đồng/ha/năm[/FONT][/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]Để thực hiện ước mơ cùng nhiều nông dân SX và làm giàu, Đẹp và Cương đang trong quá trình hoàn thiện quy trình kỹ thuật và khả năng tới năm 2009 sẽ chuyển giao cho bà con nông dân có nhu cầu. Dự định tiếp theo của hai “kiện tướng” nông dân này là xây dựng một kênh phân phối riêng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, “tấn công” vào các siêu thị lớn ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và xây dựng trang web mang tên “cà chua sạch” cho riêng mình![/FONT][FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Đó là khẳng định của hai “kiện tướng” nông dân Đẹp và Cương khi vụ trồng cà chua thứ 3 theo phương pháp kỹ thuật cao đang “hái” ra tiền cho họ. Ưu điểm có lợi nhất cho nông dân khi áp dụng kỹ thuật này là có thể thu hoạch sản phẩm trong suốt…6 tháng trời! Sau 3 tháng theo dõi cây sinh trưởng (kể từ lúc gieo trồng), 6 tháng tiếp theo, ngày nào Đẹp và Cương cũng hái được 200 kg cà chua trên mảnh đất 2.000 m2 của mình và tiêu thụ sạch bách trong ngày. Tổng cộng 6 tháng hai anh thu được khoảng 36 tấn với giá bán trung bình 8.000đ/kg (cao gấp đôi giá cà chua bình thường), số tiền thu về đạt gần 300 triệu. Nếu trồng 1 ha, số tiền sẽ đạt khoảng 1,3 – 1,4 tỉ đồng, trừ chi phí sẽ lời ít nhất 1 tỉ đồng.
Thực ra, lợi nhuận qua thực tế sản xuất của Đẹp và Cương vẫn còn thua xa những nước tiên tiến. Tại Úc, cũng chỉ với 2.000 m2 trồng cà chua, nông dân nơi đây có thể thu hoạch tới 60 tấn (cao gần gấp 2 lần của Đẹp và Cương). “Vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm để nâng năng suất lên cao nữa! Và khi đó, chỉ cần 1 năm thu hoạch tốt, người nông dân có thể thu lại vốn đầu tư” – anh Cương nói.
NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG

Theo BAONONGNGHIEPVN



<TABLE style="BORDER-BOTTOM: rgb(223,223,223) 1px dashed; TEXT-ALIGN: left; MARGIN: 0px; BORDER-TOP: rgb(223,223,223) 1px solid" id=table1 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%"><TBODY><TR><TD style="TEXT-ALIGN: left; VERTICAL-ALIGN: top" vAlign=top>Cà chua thủy canh
( nguồn Người Lao Động, ngày 22-6-2008 )
Ngày cập nhật: 25/06/2008 15:54​

Dep.jpg

Ông Đẹp bên vườn cà chua của mình

</TD></TR><TR><TD style="VERTICAL-ALIGN: top" vAlign=top><TABLE style="MARGIN: 0px" id=table2 border=0 cellSpacing=0 cellPadding=2><TBODY><TR><TD style="VERTICAL-ALIGN: top" vAlign=top>Đó là loại cà chua cực đẹp của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi, ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2 theo phương pháp thủy canh.


Đặt chân vào vườn cà chua rộng 2.000 m2 của ông Nguyễn Văn Đẹp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì vườn cà chua quá lạ mắt! Những thân cây cà chua thẳng, ít cành ngang, được định hướng chạy xiên nghiêng một góc khoảng 40 độ so với mặt đất. Khác hẳn cà chua thông thường, những chùm cà trồng theo phương pháp thủy canh ấy có độ bóng sáng và tùy theo mỗi giống cà chua khác nhau mà trái cà chua có những kích cỡ lớn nhỏ, hình dáng tròn dẹp hoặc phân khía thành các múi khác nhau... Trong đó, kích cỡ lớn nhất là trái cà chua có nguồn gốc của Nhật, Israel, nhỏ nhất nhưng lại dính chùm đẹp mắt là cà chua giống của VN.
[/FONT]Sạch tuyệt đối
[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]- Yếu tố quyết định sự thành bại của phương pháp trồng cà chua mới này chính là sự cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài. Vật dụng cách ly phía trên mái là tấm bạt nhựa màu trong suốt, hoàn toàn kín. Bốn bên được vây quanh bởi lớp lưới dày, bảo đảm không một loại côn trùng nào có thể lọt vào... “Tạo môi trường trồng rau sạch ở mức tuyệt đối này chính là nguyên tắc hoàn toàn khác biệt để cho ra đời sản phẩm cà chua sạch và an toàn tuyệt đối” – ông Đẹp cho biết. Một điều đặc biệt nữa là ngay tại cửa ra vào vườn cũng được thiết kế có một phòng trống hình chữ nhật có diện tích hẹp, để lỡ khi có côn trùng theo người lọt vào thì vẫn chưa “lạc” thẳng vào vườn rau gây hại mà sẽ dừng lại để bị “xử lý” ngay tại phòng này.[/FONT][FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Ngoài ra, hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống dẫn “tiêm” trực tiếp xuống gốc cây. Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là lượng phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp. Đây là phương pháp giúp vườn rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi thơm dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh mởn... Ông Đẹp cho biết thêm hiện vườn cà chua của ông đang cho thu hoạch mỗi ngày hơn 200 kg. Giá bán tại chợ khoảng 8.000 đồng/kg, cao gấp đôi cà chua Đà Lạt nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng chọn mua vì sự nổi trội về hình thức và chất lượng.
[/FONT]Hành trình của ông Đẹp
[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]- Đang làm nghề sửa chữa điện xe gắn máy tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương nhưng chỉ một lần nghe lời rủ rê của người em trai bên Úc, ông đã trở thành một nông dân thực thụ khi quyết tâm bỏ công bỏ của ra làm thí nghiệm mô hình sản xuất cà chua theo công nghệ Úc (phương pháp thủy canh). “Lúc đó tôi nghĩ mình cần là người tiên phong. Nếu thành công thì mình sẽ là người phổ cập thứ công nghệ trồng cà chua này cho bà con nông dân”- ông Đẹp cho biết.
Quá trình thí nghiệm của ông với cây cà chua không thể kể hết những gian nan! Những sai sót nhỏ nhặt nhất, như lần ông sơ ý để một con bướm bay vào vườn đã gây hậu quả là phải phá bỏ toàn bộ vườn cà chua đang cho thu hoạch. Bởi trong môi trường cách ly, những con sâu được sản sinh từ con bướm này phát tán nhanh đến độ chỉ sau một - hai ngày, lượng sâu đã đan kín mặt đất... khiến ông buộc phải cho tiêu hủy toàn bộ khu vườn. Sau sự cố đó, vườn ông Đẹp còn thêm hai lần nữa phải tiêu hủy hoàn toàn do sự phát sinh bệnh nấm và đốm lá... nguyên nhân là do mấy cơn bão lốc đã hất tung mái che làm mưa gió đổ xuống khu vườn.
Tính đến thời điểm này, việc bán trái cà chua của ông vẫn chỉ mang tính chất chào hàng và thăm dò thị trường chứ không nhằm mục đích thu hồi vốn. Bởi lẽ, so với số vốn bỏ ra hơn 500 triệu đồng ban đầu, cộng số vốn phát sinh do bị hư hại liên miên... thì việc mỗi ngày bán ra vài trăm ký cà chua là không thấm vào đâu. Và “so với mục tiêu phấn đấu đạt năng suất chuẩn của vườn hơn 400 tấn/ha, thì với mức thu 200 kg mỗi ngày trên diện tích 2.000 m2 hiện tại mới chỉ là “bước khởi đầu”, cần có thêm thời gian để tôi tiếp tục thử nghiệm, tiếp tục nghiên cứu... chưa tính đến chuyện lỗ lãi ở đây!” – ông Đẹp cho biết.
Nông dân cũng cần năng động
- Bản tánh hiền hòa, bỗ bã khi nói cười, chân thành trong câu chuyện... nhưng cũng chính ông lại rất rành rọt về các ứng dụng của khoa học công nghệ thông tin vào việc trồng cà chua và “độc chiêu” là ông cũng rành rẽ cả việc thông thương mua bán, trao đổi thông tin về giống qua mạng Internet. Hai ngày một lần, ông chụp hình cây cà chua gửi qua Úc, nhìn những hình ảnh của ông những người làm kỹ thuật ở Úc sẽ hiểu là cây đang cần chất gì, bao nhiêu phần trăm... để có những điều chỉnh giúp ông tìm ra công thức chăm bón hiệu quả nhất.
“Mình không thể rập khuôn mô hình bên Úc được. Mà tôi cũng sợ nhất là sự áp dụng rập khuôn vì như thế sẽ làm triệt tiêu sự sáng tạo của bản thân mình. Nông dân cũng cần năng động và sáng tạo chứ!” – ông chân tình. Những sáng tạo của ông là việc thử nghiệm với nhiều loại giá thể như mùn cưa, tro trấu, xơ dừa... và những thử nghiệm này cũng đã cho ông được những đúc kết có giá trị. Về giống cà chua, ông cũng đang trong quá trình thử nghiệm với hơn 20 loại giống của 20 quốc gia trên thế giới đã được ông mua thông qua Internet... và đương nhiên mỗi loại giống cũng đã cho ông có được những kết luận cho riêng mình...
Đặc biệt, trong quá trình thí nghiệm hiện tại ông vẫn quan tâm đến việc “sáng chế” những công cụ vật dụng có thể thay thế việc nhập thiết bị nhằm giảm thiểu những chi phí đầu tư ban đầu. Chẳng hạn, ông đã chế tác thành công những bình tưới nước nhỏ giọt thay cho hệ thống ống dẫn nước tiêm xuống gốc cà chua vốn là một yếu tố đầu vào chiếm nhiều vốn nhất. Rồi ông cũng khuyến khích việc sử dụng hệ thống khung vườn bằng cây tre, gỗ... thay vì khung sắt...
Được biết, sắp tới đây Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Dương kết hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Bến Cát sẽ chọn vườn cà chua của ông để thực hiện đề án trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Dương.


[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Cachua1.JPG
[/FONT]


[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Cachua2.JPG
[/FONT]





[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Cachua3.JPG
[/FONT]






[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Cachua4.JPG
[/FONT]




[FONT=Arial, Verdana, sans-serif]
Cachua5.JPG
[/FONT]



[/FONT]

</TD></TR></TBODY></TABLE>

</TD></TR></TBODY></TABLE></SPAN></SPAN>Nguồn : http://nlsbd.web.officelive.com/Documents/CaChua.htm
 
trước tết giá cà chua 8000 vnd tại vườn , bán ra là 14.000 vnd
sau tết :
hiện nay giá cà chua ngon giảm chỉ còn 7.00đ(bảy trăm đồng) - 1.000 vnd(một nghìn đồng) / 1 kg
http://vn.news.yahoo.com/yn/20110302/tbs-nhng-mt-h-ng-kh-ng-tng-gi-6d0f5c9.html
nhưng người mua thì phải trả giá cao , còn người trồng thì đang lỗ sặc máu

nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốn kém như thế thì trong gian đoạn rau giảm giá như hiện nay có lẽ phải ngưng sản xuất.đồng nghĩa với việc :
+ mất mối tiêu thụ
+ mất 1 khoảng thu
+ nếu không thì phải chịu giảm giá ví dụ như ca chua còn 700d/1kg==>tiền đâu trả lương , còn tiền điện , nước , phân bón v..v

tôi đã nói cách trồng này là rất tuyệt vời nhưng chưa thể áp dụng rộng rãi , chứ tôi không nói là không thể áp dụng.
trong khi muốn có rau củ sạch còn có nhiều cách khác để làm mà.
 
Last edited by a moderator:
Giá cà chua hiện tại là 15k/kg. Nếu trồng ngoài đất như truyền thống, giá là 7000/kg. Mặc dù giá bỏ sỉ là 15k/kg, người dân ở đây vẫn mua về ăn, không đủ để bán mặc dù 1 ngày thu hoạch từ 200 - 240kg/ngày ...

Bác Nguyễn Văn Đẹp không hề bán cho một siêu thị nào cả. Dân còn không đủ để bán.

Với diện tích 5000met vuông. Thì chỉ cần 1 nguời chăm sóc và thu hoạch. Tất cả các khâu còn lại như : Tưới, bón phân đều Automatic .... Tự động hoàn toàn 100%.

Với tiền điện và nước thì ... chỉ cần 5KW điện 1 ngày là dư xăng. 5KW x 1950 < 10.000 nghìn đồng/ngày.
 
Last edited by a moderator:
Hiện tại, thức ăn của chúng ta có quá nhiều thứ bị nhiểm độc và đây là những mô hình rất hữu ích. Thái tin, trong tương lai nó sẽ phát triển rất mạnh, chẳng những cho rau mà sẽ cho các loại thực phẩm khác, như lúa, ngô, . . .
 
Nếu trồng trên diện tích nhỏ nhưng năng suất cao, đặt biệt là sạch. Cho dù giá cao chút nhưng vẫn được người dùng ưa chuộng. Ví dụ như rau quả, thời buổi bây giờ Thái thấy Bà Con đã dần e ngại với các loại rau ngoài chợ, toàn là vô siêu thị mua rau sạch không ah.
 
Thật tuyệt vời..Đúng là kỷ thuật tiên tiến, nhìn thấy cách trồng theo phưong pháp thuycanh thật nhàn và hiệu quả hơn rất nhiều . chỉ có cái khó bước đầu tiên phải bỏ vốn đầu tư khá cao
 


Back
Top