Kỹ thuật trồng sầu riêng

Kỹ thuật trồng sầu riêng được Thế Giới Cây Giống tổng hợp qua kinh nghiệm thực tế
Là cây thích hợp khi hậu thuộc vùng nhiệt đới, được xem là đỏng đảnh hơn các loại cây ăn quả khác nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển tốt dao động từ 23 đến 33 độ C.
1604821799122.png


Kỹ thuật trồng sầu riêng và cách chăm sóc​

1.Nhân giống cây sầu riêng

Có nhiều cách để nhân giống cây sầu riêng, việc tự nhân giống sầu riêng sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, chất lượng giống tốt hơn.

1.1 Nhân giống bằng phương pháp hữu tính

Phương pháp này bà con sử dụng hạt sầu riêng để nhân giống bằn cách ươm hạt. Bà con chọn những hạt từ những quả cơm vàng, không sâu bệnh, hạt bụ bẫm, rồi ươm vào bầu hặc gieo trực tiếp xuống hố trồng.

Mỗi hố như vậy bà con gieo từ 2 - 3 hạt, khi cây phát triển bà con chọn cây phát triển khỏe, mạnh nhất, loại bỏ các cây kém phát triển, chỉ để lại 1 cây/hố trồng.

Phương pháp nhân giống này ít được bà con nhà nông sử dụng bởi cây sầu riêng nhân giống bằng phương pháp hữu tính cho thu hoạch muộn, phải từ 8 - 9 năm cây mới bắt đầu cho thu hoạch.

1.2 Nhân giống bằng phương pháp vô tính : ghép cành chữ U, T

Về ghép cành chữ U: Ở trên gốc ghép, bà con dùng dao sắc nhọn tạo hình chữ U, bà con cẩn thận khi tạo hình không được chạm vào phần gỗ lõi bên trong. Sau đó tách ở trên cây mẹ một mắt ghép sao bằng với vết cắt ở trên gốc ghép. Sau đó đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi lấy dây nilon quấn chặt mắt ghép lại.

Với cách ghép chữ T, hay tam giác đều làm tương tự cách làm với mắt ghép chữ U.

1.3 Nhân giống bằng tháp cành: có 2 phương pháp tháp cành chính: tháp nêm ( ghép nêm) và tháp ngọn ( ghép ngọn)

Đối với phương pháp ghép nêm bà con nên sử dụng gốc tháp khoảng 3 - 5 tháng tuổi, phần thân thật có đường kính khoảng 4 - 5cm. Cành ghép chọn cành còn non, màu xanh nhạt đường kính 4 - 5mm, dài khoảng 30cm, chon cành mọc từ các cành chính hay từ thân chính.

Đối với tháp ngọn: bà con sử dụng tháp từ 2 - 4 tháng tuổi, trước ngày ghép bà con chuẩn bị tháp ghép trước 10 - 20 ngày.
CÁC GIỐNG PHỔ BIẾN

- Giống trồng phổ biến hiện nay
: Ri 6, Monthong, Musangking. Đặc điểm tiêu biểu của một số giống phổ biến hiện nay:

1. Giống Ri 6: Có nguồn gốc từ Mianma, khá dễ trồng, cây sinh trưởng mạnh, phân cành ngang đẹp, tán hình tháp, năng suất khá cao và ổn định, phù hợp để trồng diện tích lớn, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vào khoảng 100 – 105 ngày.

Đặc điểm quả: Hình bầu dục, to, tròn, cân đối, trọng lượng trung bình vào khoảng 2,5 – 3 kg/trái, có từ 4 – 5 khía múi/trái, có thể để chín tự nhiên. Khi chín, vỏ trái có màu xanh, cơm dày và có vàng đậm bắt mắt, dẻo, vị ngọt, không xơ, mùi thơm nồng, hạt lép.

2. Giống Monthong: Có nguồn gốc từ Thái Lan, dễ trồng, tán hình tháp, cần chú ý xử lý sâu bệnh kịp thời, bón phân cân đối để cây bảo đảm năng suất ổn định. Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vào khoảng 115 – 120 ngày.

Đặc điểm quả: Hình trứng, cân đối, đỉnh trái nhọn, trọng lượng trung bình từ 2,5 – 4,5kg/trái, có từ 5 – 6 khía múi/trái, khe múi đồng đều. Khi chín vỏ có màu xanh nhạt, mỏng, hơi bóng, khe múi lộ rõ; cơm dày, mịn có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, không xơ, vị ngọt thanh, béo vừa phải; hạt lép.

3. Giống Musang King: Có nguồn gốc từ Malaysia, cây sinh trưởng rất khỏe mạnh, chưa thấy dấu hiệu không phù hợp khi được trồng tại Việt Nam. Cây phát triển tốt ở những nơi có khí hậu nóng, có nhiệt độ trung bình 30 – 35oC, cần ánh sáng cao và cho trái khi trồng được từ 3 – 5 năm, chiều cao cây tối đa là 5m. Khác với những giống cây sầu riêng khác phải cắt thẳng trái từ cây khi chín thì sầu riêng Musang King sẽ tự rụng xuống.

Đặc điểm quả: Hình dạng quả thay đổi từ hình oval đến hình elip, nhận dạng giống rõ nhất ở đặc điểm đặc điểm hình ngôi sao do các khe giữa các múi tạo thành ở phía cuối quả; cân đối, trọng lượng trung bình từ 1,8 – 2,5kg/trái. Khi chín, vỏ có màu xanh nhạt hoặc vàng nâu, cơm có màu vàng đậm và ráo, hạt lép hoàn toàn, có vị béo như bơ, ngọt thanh, để lâu hơi đắng; thịt quả rất mịn, không xơ.

Khoảng cách trồng:
Tốt nhất nên trồng thưa để vườn thông thoáng, cây khoẻ mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tuỳ theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
+ Nếu trồng thuần: 125 cây – 156 cây/ha ( 8m x 8 –10m/cây)
+ Nếu trồng xen: 70 cây – 100 cây/ha (10m x 12m/cây)
Chuẩn bị hố trồng:
+
Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x 60cm; Đất xấu thì 70 x 70 x 70cm.
+ Bón lót: 15 – 20kg hữu cơ + 0,5kg super Lân + 200g NPK 16-16-8/hố,
10-20g Diazinon (Basudin 10G), Carbofuran (furadan 3G),… để trừ mối, dế, kiến và sâu đất.
Cách trồng:
+ Đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
+ Moi giữa hố 1 lỗ vừa bịch cây con.
+ Xé bỏ bầu sao cho không bị vỡ bầu.
+ Đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu cây con.
+ Những nơi đất cao, sườn dốc, nên trồng âm sâu hơn mặt đất.
+ Lấp kín mặt bầu, dậm chặt.
+ Cắm cọc và buộc giữ cây con khỏi đổ ngã.
+ Vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước.
+ Sau đó phủ kín cỏ rác để giữ ẩm cho cây.
Trong những tuần lễ đầu mới trồng, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Đến mùa khô hạn, phải thường xuyên tưới nữa giữ ẩm cho cây sầu riêng. Tới mùa mưa, chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng.

Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi.

Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3 - 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40 - 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3… dày đặc, phải tỉa bỏ bớt.

Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:

Hàng năm bón cho mỗi cây từ 10 - 20kg phân hữu cơ.

Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây như sau: 200 - 400g urê + 800 - 1000g supelân + 100g KCl hoặc K2SO4 tuỳ thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Số phân trên đây được chia thành 4 - 5 lần để bón.

Có thể dùng phân NPK (15:15:15) để bón với lượng 300 - 500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm.

Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK( 9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.

Khi cây ra qủa cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK (14:14:24). Bón cho mỗi cây 4 - 6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.
Mua cây giống ở đâu?
Thế Giới Cây Giống cung cấp giống sầu riêng ghép từ nhiềù năm qua, có cả cây ghép trên gốc 1 năm và 2 năm . Phân phối tại 15 cửa hàng trực thuộc tại các tỉnh Tiêng Giang, Bình Dương, Dak Nong, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ
Các bạn cần mua cây sầu riêng liên hệ 0988.86.86.20

Giống là một yếu tố quan trọng, kỹ thuật trồng sầu riêng thực tế trên vườn sẽ mang yếu tố quyết định

kỹ thuật trồng sầu riêng
Chọn đúng giống là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuât trồng sầu riêng


Kỹ thuật trồng sầu riêng


ĐT: 0988868620
Xem tiếp trên web

 


Last edited:


Back
Top