Thảo luận Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam canh

  • Thread starter hoangty8x
  • Ngày gửi
Kỹ thuật trồng cam canh bằng việc áp dụng mô hình trồng trọt cải tiến kỹ thuật ươm trồng, chăm sóc, nhiều hộ đã gây dựng được những vườn cam canh trĩu quả trên cao
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam canh
Cam canh là loại cây ăn quả có khả năng sinh trưởng khoẻ, ít gai hoặc không có gai, cây phân cành mạnh, cành nhỏ, có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần như không có eo lá.

upload_1537000584_Ky-thuat-trong-cam-canh-phan-bon-huu-co.jpg
uả cam canh có hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu đỏ gấc; giống chín sớm có màu vàng đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng.
1. Kỹ thuật làm hố, đào đất
Đối với kỹ thuật trồng cam canh đất trồng cam canh phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn.
* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại và đào hố theo kích thước rộng 50- 60 cm, sâu 50- 60 cm.
* Bón lót: Bón các loại phân sau vào hố trồng
Phân hữu cơ vi sinh Năm Tốt I : 10-12 kg/hố
2. Thời vụ, mật độ, cách trồng
* Thời vụ:
– Vụ Xuân trồng vào tháng 2-4.
– Vụ Thu trồng vào tháng 8-10.
* Mật độ trồng cây
Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt mà bố trí mật độ trồng khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m) thì mật độ 320 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m) thì mật độ 800 – 1.000 cây/ha.
* Cách trồng
Hố thường phải đào trước khi trồng cây 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ để đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc bật rễ làm chết cây.
3. Chăm sóc sau khi trồng
* Tưới nước:
Sau khi trồng cây xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới nước cho phù hợp.
* Bón phân
Sau một tháng cây hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần.
Bón phân thời kỳ thiết kế cơ bản (sau trồng 1-3 năm). Lượng phân bón cho 1 cây: 10kg phân chuồng + 100g ure + 300g supelân + 100g kali
Bón phân thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi): với cây vào kinh doanh từ tháng 11 hạn chế tưới nước và dùng thuổng hay mai xẻ xung quanh gốc, cách gốc 25-30cm. Chặt đứt rễ xung quanh, phơi gốc 10-15 ngày cho cây cằn, lá vàng hơi héo sau đó bón cho 1 cây từ: 10-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5-1 kg supe lân, bón quanh tán lấp kín phân.
– Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.
Lượng bón:
– Phân hữu cơ vi sinh Năm Tốt I: 5-Toots7/ cây
– Đạm Urê: 0,1-0,15 kg/cây
– Super lân:0,2-0,3 kg/cây
– Kali:0,1-0,15 kg/cây
Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.
– Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:
+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ vi sinh Miền Trung
+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.
+ Bón thúc tăng trọng cho quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.
+ Bón thúc cành thu và tăng trọng cho quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.
Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
Phân hữu cơ vi sinh Năm Tốt : 7-10 kg/cây
– Đạm Urê:0,3-0,5 kg/cây
– Super lân: 0,5-0,7 kg/cây
– Kali:0,1-0,3 kg/cây
Các năm sau lượng phân hữu cơ tăng theo độ tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón cho cây.
Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.
* Bón tỉa cây
Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành chăm sóc thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả

Nguồn tin : Huucomientrung.com.vn
 


Mình cũng muốn trồng Cam canh lắm, nhưng Cây Cam canh này yêu Cầu nắm vững kỹ thuật tuỳ từng thời điểm, kinh nghiệm nhiều năm. Sai thời điểm, là quả khô không mọng nước thì chỉ có vặt. Lên không dám trồng.
 


Back
Top