Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đồng tiền bằng phân bón cá

  • Thread starter phân con cá
  • Ngày gửi
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA ĐỒNG TIỀN

Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi. Ở Việt Nam giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng từ những năm 1940.

Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh trưởng khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nhưng nhược điểm là hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu, vì vậy hiện nay người ta ít trồng.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi. Ở Việt Nam giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng từ những năm 1940. Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh trưởng khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nhưng nhược điểm là hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu, vì vậy hiện nay người ta ít trồng .

Từ những năm 1990, một vài Công ty và những nhà trồng hoa của Việt Nam bắt đầu nhập các giống Đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc về trồng, các giống này tỏ ra có nhiều ưu điểm: hoa to, cánh dầy, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, đẹp, cho năng suất cao vì vậy những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ, ở khắp mọi vùng, mọi tỉnh thành trên cả nước.

II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

1. Thân, lá: Thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh. Lá và hoa phát triển từ thân, hình dáng lá thay đổi theo giống và sự sinh trưởng của cây.

2. Rễ:Thuộc dạng rễ chùm, phát triển khoẻ, rễ hình ống, ăn ngang và rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá toả ra.

3. Hoa: Hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự đơn hình đầu. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở sau, hoa nở theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.

4. Quả: Thuộc dạng quả bế, không có nội nhũ, hạt nhỏ, 1gam hạt có khoảng 280- 300 hạt .

III. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

1. Ánh sáng

Cây hoa đồng tiền không ưa cường độ ánh sáng cao, do đó khi trồng vào mùa nắng nóng cần dùng lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng.

2. Nhiệt độ

Đa số các giống hiện nay ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 15-25oC, một số giống chịu được nhiệt độ cao hơn (30-34oC), nhiệt độ 35oC đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, màu sắc hoa nhạt, chất lượng hoa kém.

3. Độ ẩm

Đồng tiền không chịu được úng nhưng cũng kém chịu hạn, độ ẩm đất 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thích hợp cho cây đồng tiền.

4. Đất

Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, pH từ 6-6,5. Đất trồng hoa đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định, tránh nơi đất trũng.

IV. CÁC GIỐNG TRỒNG HIỆN NAY

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 30 giống hoa đồng tiền khác nhau đang được trồng ngoài sản xuất. Các giống này có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc, màu sắc phong phú, đa dạng, được thị trường chấp nhận. Ví dụ: F123 (màu cánh sen nhị xanh); F125 (đỏ nhị đen); F142 (Vàng viền đỏ nhị đen); F160 (đỏ nhung nhị đen), F199 (vàng nhị nâu)…..





V. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

1. Thời vụ trồng

Cây hoa đồng tiền có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vụ thu đông (trồng tháng 8-9) và vụ xuân (trồng tháng 3-4).

2. Chuẩn bị nhà che

Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao do vậy trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ, có nhiều loại mẫu nhà che với chi phí từ 30.000đ - 150.000đ/m2, tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng nơi và từng chủ hộ mà áp dụng cho phù hợp.

3. Kỹ thuật làm đất

Đất làm kỹ, sạch cỏ, nếu đất chặt bí cần phải bón thêm mùn rơm hoặc trấu hun. Sau khi làm đất xong tiến hành lên luống. Có 2 kích thước luống, KT1: luống rộng 1,5-1,6m, cao 30-35cm, mặt luống rộng 85-90cm, rãnh luống rộng 30-40cm; KT2: luống rộng 0,9-1,2m, cao 30-35cm, mặt luống rộng 70cm, rãnh luống rộng 30-40cm

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

4.1. Chọn cây giống

Hiện nay, các giống đồng tiền kép nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan đều được ưa chuộng và phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam. Nên trồng nhiều chủng màu trong 1 vườn để dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Đồng tiền có thể trồng từ cây nuôi cấy mô và cây tách thân. Cây nuôi cấy mô có ưu điểm: cây khoẻ, sạch bệnh, lâu bị thoái hoá, hoa to đẹp nhưng giá thành cao. Cây tách thân có ưu điểm giá thành thấp nhưng nhanh thoái hoá, chất lượng hoa kém.

4.2. Mật độ và khoảng cách trồng

Với kích thước 1 thì trồng 3 hàng/luống, kích thước 2 trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng 30-35 x 35 cm, tương ứng mật độ là 50.000–60.000 cây/ha (tức 1.800 – 2.200 cây/1sào Bắc bộ).


4.3. Kỹ thuật trồng

- Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân. Trồng theo kiểu nanh sấu.

- Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây đồng tiền bị đổ, nghiêng thì dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây.

4.4. Kỹ thuật tưới nước

Đối với đồng tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt luống sẽ làm đất và vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên nắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, nếu không có điều kiện trên thì tưới nhẹ vào giữa 2 hàng cây tránh làm đất bắn lên lá và dội nước và nõn cây. Đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2 – 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết.


Rapid-hydro-hoa-dong-tien.jpg


4.5. Kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào Bắc Bộ:

- Trước khi trồng bón lót 2-3 tấn phân chuồng hoại mục và 10 lít phân bón hữu cơ sinh học Rapid Hydro.

- Sau khi trồng 10 ngày bón bổ sung phân bón Rapid Hydro bằng cách Pha loãng 0,5 lít phân bón Rapid Hydro với 30 lít nước phun đều lên cây hoa để hoa đồng tiền có thể hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất thông qua cả lá và rễ

- Khi cây chuẩn bị ra nụ hoa, đây là thời kỳ quan trọng cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây để cây ra nhiều hoa và nuôi hoa khỏe mạnh

- Thời kỳ cây nuôi hoa: pha 0,5 lít phân bón với 40 lít nước phun đều lên cây vào sáng sớm hoặc chiều mát.

VI. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1. Sâu hại

1.1. Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu xám):

- Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa.

- Phòng trừ: Sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít.

1.2. Nhện (nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhện khác).

- Triệu chứng: Nhện châm vào lá, cánh hoa, chỗ bị hại tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng lá loang nổ màu vàng, nâu, biến dạng cong queo, cánh hoa màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối.

- Phòng trừ: Sử dụng Pegesus 500 EC liều lượng 8 –10 ml/ bình 8 lít, Mitac 20 ND liều lượng 30 – 40 ml/bình 8 lít, Ortus 5 SC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Vimite 10 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít...

1.3. Rệp nhảy

- Triệu chứng: Rệp nhảy gây hại rất nghiêm trọng cho đồng tiền. Rệp nhảy có miệng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị rệp hại sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính, màu nâu đen, ảnh hưởng đến quang hợp, bị nặng, lá sẽ bị chết khô.

- Phòng trừ: Sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 - 15ml / bình 8 lít; Polytrin P- 440 EC liều lượng 15- 20 ml/ bình 8 lít; Ofatox 440 EC liều lượng 8- 10 ml / bình 8 lít …

1.4. Bọ trĩ

- Triệu chứng: Sâu non và trưởng thành chích hút dịch hoa, hoa bị hại trên cánh hoa có chấm trắng, cong lại.

- Phòng trừ: Trước khi trồng dùng thuốc xử lý đất như: Sumiciclin 1kg/sào để diệt trừ tàn dư trong đất. Khi phát hiện thấy triệu chứng có thể dùng một trong các loại thuốc hoá học sau: Bassa 50 EC liều lượng 15 -20ml/ bình 8 lít, Match50 ND liều lượng 10ml/ bình 8 lít, Suprathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 8 lít ….

1.5. Sâu vẽ bùa

- Triệu chứng: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục.

- Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 8 lít.

2. Bệnh hại

2.1. Bệnh thối gốc

- Triệu chứng: Thời kỳ đầu lá cong cuộn lại, héo và vàng sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra.

- Phòng trừ: Tiêu độc đất trước khi trồng, trong quá trình sinh trưởng của cây định kỳ rắc bột lưu huỳnh vào đất, sử dụng một số loại thuốc hoá học: Benlate C liều lượng 15- 20g/bình 8lít, Rhidomil MZ 72WP liều lượng 20 -25 g/ bình 8 lít, Validamycin 50 SC liều lượng 10 - 20ml/ bình…

2.2. Bệnh đốm lá

- Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên, hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gẫy gục dẫn đến héo.

- Phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC liều lượng 10 –15 ml/bình 8 lít; Tospin M 70 NP liều lượng 8 –10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN liều lượng 25 –30 g/bình 8 lít.

2.3. Bệnh phấn trắng

- Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, mặt dưới lá mô bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa làm lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu.

- Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc sau: Ridomil 500 SC liều lượng 5 – 8ml/bình 8 lít, Score 250 ND liều lượng 10 15 ml/bình 8 lít, New Kausan 16,6 BTN liều lượng 10 -15 g/bình 8 lít nước....

2.4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

- Triệu chứng: Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bí mạch thâm đen.

- Phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: VibenC 50 BTN liều lượng 20 – 25 g/ bình 8 lít, New Kasusan 16,6 BTN liều lượng 10 – 15 g/ bình 8 lít, Streptomicin 100 -150 ppm.
 


WOW bài viết của anh hay quá,
Bên mình có trồng đồng tiền không anh, em muốn mua một ít làm cây đầu dòng
 


Back
Top